Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn đánh giá trữ lượng và hoạt tính sinh học của cây xạ đen (ehretia asperu...

Tài liệu Luận văn đánh giá trữ lượng và hoạt tính sinh học của cây xạ đen (ehretia asperula zoll. & moritzi) tại tỉnh hòa bình​

.PDF
82
119
61

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ----------------------------- NGUYỄN THỊ HẰNG ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY XẠ ĐEN (Ehretia asperula Zoll. & Moritzi) TẠI TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC Hà Nội, 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ----------------------------- NGUYỄN THỊ HẰNG ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY XẠ ĐEN (Ehretia asperula Zoll. & Moritzi) TẠI TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành: SINH HỌC THỰC NGHIỆM Mã số: 8 42 01 14 LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ HỒNG HÀ Hà Nội, 2018 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Hồng Hà, phòng Sinh học thực nghiệm – Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên,Viện Hàn lâm Khoa Học và Công nghệ Việt Nam luôn tận tình chỉ bảo, thúc giục và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Viện Di truyền Nông Nghiệp – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nấm và các bạn đồng nghiệp, phòng Chọn tạo giống và Công nghệ sản xuất Nấm đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện, bảo vệ luận văn. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp Bộ môn Vi Sinh vật – Viện Nông Hóa Thổ Nhưỡng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, thầy cô giáo Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, các cán bộ nghiên cứu của phòng Hoạt tính Sinh học - Viện Hóa sinh biển, phòng Sinh học thực nghiệm – Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin cảm ơn chị Vũ Thị Nguyệt – Phòng Thủy sinh học môi trường, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm luận văn này. Luận văn được tiến hành dưới sự hỗ trợ của đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học, đánh giá hoạt tính sinh học của một số hợp chất phân lập được từ cây xạ đen tại tỉnh Hoà Bình. Thử nghiệm tạo chế phẩm làm thực phẩm chức năng từ các cao chiết tiềm năng”, do GS. TS. Đặng Đình Kim, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm chủ nhiệm. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình thân yêu, bạn bè – những người đã luôn ở bên tôi, luôn động viên, khích lệ và là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2018 Học viên Nguyễn Thị Hằng i MỤC LỤC Lời cảm ơn .......................................................................................................... I Ký hiệu viết tắt ................................................................................................ VI Mở đầu ................................................................................................................ 1 I.TỔNG QUAN .................................................................................................. 3 1.1.Đặc điểm phân loại ........................................................................................ 3 1.1.1.Chi Cườm rụng (Ehretia P. Browne) ........................................................ 3 1.1.2.Cây xạ đen Ehretia asperula Zoll. & Moritzi ............................................ 5 1.2.Tình hình nghiên cứu cây xạ đen ở Việt Nam và trên thế giới ................... 13 1.2.1.Tình hình nghiên cứu cây xạ đen ở Việt Nam.......................................... 13 1.2.2.Tình hình nghiên cứu cây xạ đen trên thế giới ......................................... 17 II.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 21 2.1.Vật liệu nghiên cứu...................................................................................... 21 2.2.Thiết bị máy móc ......................................................................................... 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 23 2.3.1. Phương pháp điều tra ............................................................................... 23 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật ........................................................... 23 2.3.3. Phương pháp xử lý mẫu.......................................................................... 24 2.3.4. Phương pháp thử nghiệm hoạt tính sinh học .......................................... 26 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 32 3.1. Giám định loài của cây xạ đen tại Hòa Bình .............................................. 32 3.2. Đánh giá phân bố và trữ lượng loài của cây xạ đen tại Hòa Bình ......... 34 3.2.1. Đặc điểm phân bố địa lý .......................................................................... 34 3.2.2. Trữ lượng cây xạ đen tại Hòa Bình ......................................................... 35 3.3. Kết quả quá trình chiết tách .................................................................... 39 3.3.1. Điều chế các loại cao ............................................................................... 39 3.3.2. Phân lập chất sạch từ cặn etyl axetat của bộ phận thân cây xạ đen ........ 39 3.4. Hoạt tính sinh học của cây xạ đen .......................................................... 43 3.4.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định ................................................... 43 3.4.2. Hoạt tính chống oxy hóa ........................................................................ 46 ii 3.4.3. Hoạt tính gây độc trên các dòng tế bào ung thư. ..................................... 49 IV. KẾT LUẬN ................................................................................................. 58 V. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 60 PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 68 KHÓA PHÂN LOẠI TỚI LOÀI ....................................................................... 70 PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG CÂY XẠ ĐEN TẠI TỈNH HÒA BÌNH 72 iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Kết quả phân bố cây xạ đen tại khu vực điều tra ............................... 9 Bảng 1.2. Hoạt tính sinh học của các cao chiết xạ đen trên vi khuẩn ............... 16 Bảng 3.1. Trữ lượng cây xạ đen tai tỉnh Hòa Bình năm 2016 .......................... 35 Bảng 3.2. Khối lượng cao chiết tổng, cao chiết phân đoạn của các bộ phận cây xạ đen Hòa Bình ................................................................................................ 39 bảng 3.3. Cấu trúc hóa học của các hợp ET1-ET6 ............................................ 42 bảng 3.4. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các cặn chiết tổng chiết tách từ 3 bộ phận của cây xạ đen ................................................................................ 44 Bảng 3.5. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các cao chiết phân đoạn chiết tách từ 3 bộ phận của cây xạ đen………………………………………..45 bảng 3.6. Hoạt tính chống ôxy hoá của các cao chiết tổng của cây xạ đen ...... 47 bảng 3.8. Hoạt tính gây độc tế bào của các cao chiết tổng cây xạ đen ............... 50 bảng 3.9. Kết quả xác định giá trị ic50 của cao chiết tổng của cây xạ đen ........ 50 bảng 3. 10. Hoạt tính gây độc tế bào của các cao chiết phân đoạn xạ đen ......... 52 bảng 3. 11. Kết quả xác định giá trị ic50 của cao chiết phân đoạn xạ đen ......... 53 bảng 3.12. Hoạt tính gây độc tế bào của các chất tinh khiết đã phân lập......... 55 bảng 3.13. Hoạt tính gây độc tế bào của các chất tinh khiết ............................. 55 iv DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc của một số hợp chất ............................................................ 17 Hình 1.2. Cấu trúc 2D của acid rosmarinic ...................................................... 19 Hình 1.3. Cấu trúc 3D của acid rosmarinic ...................................................... 19 Hình 1.4 cấu trúc 2D của phân tử amyrin ......................................................... 20 Hình 2.4: Sơ đồ tạo cao chiết tổng quát ............................................................ 25 Hình 2.5: Sơ đồ phân lập chất sạch từ cao etoac của thân cây xạ đen .............. 26 Hình 3.1. Tiêu bản khô của lá, cành cây xạ đen ................................................ 34 Hình 3.2. Tiêu bản khô của hoa cây xạ đen....................................................... 34 Hình 3.3. Hoa cây xạ đen .................................................................................. 34 Hình 3.4. Quả cây xạ đen .................................................................................. 34 Hình 3.5. Bản đồ cây xạ đen nuôi trồng tại tỉnh Hòa Bình…………………38 v KÝ HIỆU VIẾT TẮT ký hiệu 13 C-NMR Tiếng Anh Tiếng Việt Carbon (13) Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Resonance carbon (13) Hydro (1) Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Resonance proton (1) ppm Part per million Một phần triệu DMEM Dulbecco’s Medium MEME Minimum Essential Medium with Eagle’s salt PSF Penicillin- Streptomycin sulfate – Fungizone NAA Non-Essential Amino Acids BCS Bovine Calf Serum DMSO Dimethyl Sulfoside TCA Trichloro Acetic acid PBS Phosphate Buffered Saline SRB Sulfo Rhodamine B Hep-G2 Human hepatocellular carcinoma Ung thư gan LU-1 Human lung adenocarcinoma Ung thư phổi MCF-7 Human breast adenocarcinoma Ung thư vú HeLa HeLa cervical cancer cells Tế bào ung thư cổ tử cung HeLa 1 H-NMR Vero Modified Eagle Tế bào thận khỉ vi D Dichloromethane H n-Hexane M Methanol EtOAc Ethyl acetate A Acetone W Water Nước XĐ Xạ đen VSVKĐ Vi sinh vật kiểm định VQG Vườn quốc gia viii MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới, có nhiều điều kiện thuận lợi cho các sinh vật phát triển. Theo thống kê "Tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ lợi ích" (của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới - IUCN), thì tại Việt Nam hiện có gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế giới). Trong số đó, nguồn tài nguyên cây có tiềm năng được sử dụng trong y học chiếm khoảng 30%. Theo Danh lục Cây thuốc Việt Nam của Viện Dược liệu (2016) về điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc cho thấy ở Việt Nam có tổng số 5.117 loài và dưới loài, thuộc 1.823 chi, 360 họ của 8 ngành thực vật bậc cao có mạch, cùng với một số taxon thuộc nhóm rêu, tảo và nấm lớn, trong đó thuộc nhóm thực vật bậc cao có mạch có tới hơn 5.000 loài. Theo thông tư số 40/2013/TT-BYT của Bộ Y tế có 334 loài thuộc danh mục thuốc thiết yếu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Như vậy, việc sử dụng các dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng được quan tâm. Chi Ehretia P. Br. (họ Vòi voi, Boraginaceae) là một chi thực vật bao gồm có 7 loài, trong đó, có 2 loài được người dân dùng làm thuốc là E. acuminata R. Br. (cườm rụng nhọn) và E. asperula (dót, xạ đen) để giải độc mát gan, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da; điều trị u bướu, mụn nhọt, ung thũng; hoặc làm thuốc chống viêm kháng khuẩn cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm nhiễm. Cây xạ đen E. asperula là cây thuốc thuộc nhóm thanh nhiệt giải độc có tên khoa học vị thuốc là Herba Ehretiae asperulae (thông tư số 40/2013/TT-BYT của Bộ Y tế). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại những nghiên cứu sâu về chi Ehretia hay cây xạ đen E. asperula ở tỉnh Hòa Bình nói riêng vẫn ở mức rất hạn chế. Các công trình nghiên cứu này thường vẫn đang ở giai đoạn xác định tên loài, cũng như bước đầu xác định được một số hợp chất hóa học thứ cấp cơ bản. Những nghiên cứu khác như đánh giá hiện trạng phân bố cũng như trữ lượng, đặc tính sinh học và ứng dụng trong nghiên cứu chữa bệnh vẫn còn rất ít không 1 chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Do vậy, chúng tôi chọn cây xạ đen E. asperula ở tỉnh Hòa Bình để làm đối tượng nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn: ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY XẠ ĐEN (Ehretia asperula Zoll. & Moritzi) TẠI TỈNH HÒA BÌNH Mục tiêu của luận văn là giám định lại tên loài của cây xạ đen đồng thời đánh giá tình hình thực trạng cây xạ đen ở tỉnh Hòa Bình. Sau đó, tiến hành nghiên cứu tạo cao chiết và đánh giá hoạt tính sinh học của loài xạ đen. Để đạt được mục tiêu trên chúng tôi thực hiện các nội dung sau: - Thu hái và giám định tên khoa học của cây xạ đen - Đánh giá hiện trạng cây xạ đen tại tỉnh Hòa Bình - Chiết tách các phân đoạn và một số hợp chất từ cây xạ đen - Thử hoạt tính sinh học của các cao chiết và hợp chất tinh khiết. 2 I.TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm phân loại 1.1.1.Chi Cườm rụng (Ehretia P. Browne) 1.1.1.1. Đặc điểm phân loại Chi Ehretia được P. Browne mô tả lần đầu tiên vào năm 1756 và đặt theo tên của nhà thực vật học Georg Dionysius Ehret (17̣08-1770). Công trình nghiên cứu của Miller J.S (1989) được xem là một trong những công trình nghiên cứu thống nhất về mặt phân loại, không chỉ phân loại đúng danh pháp cũng như tên loài của Ehretia tinifolia L., Miller còn có công trình về chi Cườm rụng ở Madagasca. Trong 7 loài ông mô tả có tới 5 loài là loài mới cho khoa học [44]. Ở Trung Quốc, trong khi Lian và Liu nghiên cứu khá kỹ họ Boraginaceae và cũng công bố nhiều tài liệu liên quan tới họ thưc vật này ở phần lục địa thì Hsiao và môt số tác giả khác lại tập trung nghiên cứu họ này ở Đài Loan và cũng công bố môt số công trình liên quan tới chi Ehretia [62]. Chi Cườm rụng (Ehretia P. Browne) thuộc họ Vòi voi (Boraginaceae), bộ Hoa lốc (Polemoniales), lớp Hai lá mầm (Dycotyledones) [3],[6], [9], [10], [15],[ 62]. Chi Cườm rụng bao gồm các cây gỗ hay cây bụi, thường xanh, kích thước trung bình tới các cây gỗ cao tới 30 m, thân thẳng và đường kính tới 65 cm, có rãnh ở gốc, vỏ màu nâu hoặc xám, có nhiều vết nứt nhỏ, vỏ trong thì xốp và có sợi, màu vàng nhạt. Lá đơn, mọc cách, có cuống, mép lá nguyên hay khía răng cưa, đôi khi lượn sóng, có gân hình mang, không có lá kèm. Cụm hoa ở đầu cành hay nách lá, phân nhánh hoặc không, đôi khi sắp xếp thành dạng ngù hoăc xim cuộn một ngả (xim bọ cạp). Hoa lưỡng tính, mẫu 5, đài rời, xếp lớp, có 5 thùy; tràng màu trắng hay vàng, hình ống hoặc hình chuông, ít khi hình phễu, trên có 5 thùy, các thùy mở rộng hoặc uốn cong gập lại. Nhị 5, chỉ nhi đ̣ ính trên ống tràng, vượt ra khỏi tràng, bao phấn hình thuôn tới hình bầu dục thuôn. Bầu thường hình trứng, 2 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Vòi nhuy ̣ở đỉnh bầu, chia 2 nhánh hoặc xẻ sâu tới giữa vòi nhụy, ̣ núm nhụy 2, hình đầu hoặc 3 thon dài. Quả hạch, màu vàng, cam hoăc đỏ nhạt, gần hình cầu, nhẵn, vỏ quả trong khi chín chia 2 ô, mỗi ô 2 hạt họăc 4 ô, mỗi ô 1 hạt [3], [6], [9], [15]. Về mặt hệ thống học, đôi khi chi Cườm rụng lại được tách thành một họ riêng biệt họ Cườm rụng (Ehretiaceae). Trên thế giới, chi này bao gồm khoảng 50 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á, châu Âu, châu Phi [44], [46], [62]. Các loài khác nhau của chi Ehretia được nghiên cứu và tách các hợp chất alkaloid, axit phenolic, flavonoid, benzoquinon, glycosides cyanogenetic và axit béo [8, 40] có hoạt tính sinh học tốt như kháng viêm, chống ung nhọt [24]. Rễ, vỏ cây, lá, quả, gỗ của cây thuộc chi Ehretiaare được sử dụng làm thuốc chống viêm, ho, ngứa, sưng tấy, tiêu chảy, kiết lỵ, sốt, suy nhược và giang mai [37, 62]. Ở Zimbabwe, các phần khác nhau của Ehretia obtusifoliaare được sử dụng để điều trị đau họng, đau răng ở trẻ sơ sinh, đau bụng, đau bụng kinh, vô sinh ở phụ nữ [42]. Ở Trung Quốc, loài Ehretia thyrsiflora đã được sử dụng để làm trà đắng [44]. Ở Ấn Độ, Ehretia laevis được sử dụng để điều trị đau đầu và loét, nó cũng có các đặc tính kháng sán lá, lợi tiểu, tiêu đờm [50]. Vỏ bên trong của E. laevis được sử dụng làm thực phẩm [60]. Ehretia serrata, một loài thực vật có nguồn gốc từ Pakistan được biết đến là Puna [45]. Gỗ của chi này được sử dụng cho mục đích làm nhiên liệu và lá sử dụng làm cho gia súc. Các tài liệu nghiên cứu đối với cây Xa ̣đen (E. asperula) trên thế giới rất ít, có thể do cây này chỉ phân bố ở Viêt Nam, Trung Quốc và Malaysia. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về chi Cườm rụng tại Việt Nam Gagnepain và Courcher là những tác giả có nghiên cứu về họ Boraginaceae ở Việt Nam. Trong cuốn Thực vật chí đại cương Đông Dương các tác giả đã mô tả 8 loài thuộc chi Cườm rụng [62]. Khi viết về chi Cườm rung ở Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ đã thống kê và mô tả 3 loài. Theo phân loại của Phạm Hoàng Hộ chi Cườm rụng ở Việt Nam có 7 loài [8]. Theo Võ Văn Chi trong cuốn “Từ điển cây thuốc” ông lại cho là chi Ehretia chỉ có 5 loài do 4 loài E. dentate Courch. đươc chuyển sang chi Carmona và E. thyrsiflora Nakai trở thành tên đồng nghĩa của loài E. acuminate R. Br [18]. Theo Bùi Hồng Quang (2007) chi Cườm rụng ở Việt Nam có 6 loài [14]. Ngoài các tài liệu chuyên khảo kể trên trong danh mục của các Vườn Quốc gia như Cúc Phương hay Pù Mát, các loài của chi Cườm rụng cũng được thống kê. Trong danh mục các loài thực vật phân bố tại VQG Pù Mát Nghệ An, Nguyễn Nghĩa Thìn cho rằng loài E. tsangii Johnst. có phân bố tại đây, như vậy có 7 loài thực vật thuộc chi Cườm rụng tại Việt Nam [16]. Ở Việt Nam chi Ehretia có 7 loài, trong đó 2 loài được người dân dùng làm thuốc là E. acuminata R. Br. (Cườm rụng nhọn) và E. asperula (Dót, xạ đen) [6]. Hoàng Quỳnh Hoa (2010) đã phân loại, mô tả đầy đủ đặc điểm hình thái, lập khóa phân loại lưỡng phân và bảng khóa mở cũng như đặc điểm vi phẫu cành và lá của 7 loài thuộc chi Ehretia P. Br. ở miền Bắc Việt Nam [6]… và lần đầu tiên công bố và xác định tên khoa học của các loài trong chi Ehretia P. Br. ở miền Bắc Việt Nam, bao gồm: E. acuminata R. Br.; E. asperula Zoll. et Mor.; E. dichotoma Blume; E. dicksonii Hance.; E. laevis Roxb.; E. longiflora Champ. ex Benth. và E. tsangii Johnst [6]. 1.1.2.Cây xạ đen Ehretia asperula Zoll. & Moritzi 1.1.1.3. Đặc điểm sinh học Cây xạ đen Ehretia asperula Zoll.et Mor lần đầu tiên được định danh vào năm 1864 bởi ZoZoll. & Moritzi [27], [46], [62]. Cây xạ đen là một trong những cây thuốc nam nổi tiếng với nhiều công dụng chữa bệnh. Đây là loài cây mọc tự nhiên trong các khu rừng của nước ta như Hòa Bình, Tuyên Quang, Ninh Bình, Quảng Bình…[4], [11]. Xạ đen cũng bắt nguồn từ dân tộc Mường, khi mà người Mường còn chưa biết bệnh ung thư là gì thì mỗi lúc thấy ốm yếu, mệt mỏi, vàng da thì họ đều hái loài cây này về làm thuốc. Theo tiếng Mường thì gan nghĩa là “xạ”, loài cây này khi cắt sẽ chảy ra một lớp nhựa đen, vì thế cái tên “xạ đen” ra đời. Ngoài ra, cây xạ đen 5 còn được gọi là cây “Duồng khụ” - ý nói đây là một cây thuốc rất tốt của người Mường. Trước đây, mế Hậu (cụ Bùi Thị Bẻn, dân tộc Mường, ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình, là mẹ của Lương y Đinh Thị Phiển đã dùng cây xạ đen, còn gọi là xạ đen cuống để chữa bệnh vô sinh. Nay bà Phiển là người thừa kế bài thuốc xạ đen của mế Hậu để chữa bệnh ung thư. Do đó mà cây này còn có tên là cây ung thư [8]. Đến giữa những năm 80 của thế kỷ trước, giáo sư Lê Thế Trung (Viện Quân y 103) đã chỉ đạo điều tra 14 cây thuốc nam mà dân gian cho là có tác dụng trị bệnh ung thư. Trong đó, có cây xạ đen với ký hiệu K10. Theo các sách phân loại thực vật trước đây, loài cây này có tên Việt Nam là “Dây gối Ấn Độ” hoặc “Dây gối bắc”, tên khoa học của cây này là Celastrus hindssi Benth., thuộc họ Dây gối (Celastraceae) [19]. Tuy nhiên, đến năm 2006 một số nghiên cứu của Đại học Dược Hà Nội kết hợp với các nhà sinh thái học của Viện Sinh thái và Tài Nguyên sinh vật đã khẳng định lại rằng cây xạ đen Hòa Bình có tên khoa học là Ehretia L., thuộc chi Ehretia, họ Vòi voi (Boraginaceae) [20]. Năm 2007, Nguyễn Thị Vân Khanh và cộng sự đã đính chính lại tên khoa học cho cây này là Ehretia asperula Zoll. & Moritzi [13] và theo Hoàng Quỳnh Hoa (2010) đã khẳng định tên khoa học cây xạ đen là Ehretia asperula Zoll. & Moritzi, thuộc họ Vòi voi (Boraginaceae) [6]. Theo danh lục các loài thực vật ở Việt Nam (2005) gọi là cây Dót [65], ở Trung Quốc gọi cây xạ đen là Su bao hou ke shugia [62], [65]. Năm 2017, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Hệ gen đã xác đinh trình tự DNA của cây xạ đen thu hái tại các vùng khác nhau của tỉnh Hòa Bình [55]. Đặc điểm phân loại khoa học của Cây xạ đen Ehretia asperula Zoll. et Mor. [64] Cây xạ đen 6 Phân loại khoa học Giới (regnum) Thực vật Ngành Magnoliophyta Lớp Magnoliopsida Bộ (ordo) Solanales Họ (familia) Boraginaceae Chi (genus) Ehretia Loài (species) E. asperula Danh pháp hai phần Ehretia asperula ZOLL. & MORITZI, 1846 1.1.1.4. Đặc điểm hình thái của cây xạ đen Xạ đen Ehretia asperula Zoll. & Moritzi thuộc Họ Vòi voi (Borraginaceae), là cây dây leo thân gỗ mọc thành bụi, dài trung bình 3-5 m. Cành cây tròn, lúc non có màu xám nhạt, không có lông, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh. Cuống lá 0,6-1,5 cm, có nốt sần, phiến lá có hình elip hoặc gần giống như elip, kích thước phiến lá 3-12 × 2-6 cm, dai, không có lông hoặc chỉ có một lớp lông tơ mỏng trong các nách gân lá, rìa lá không có phiến răng cưa khi trưởng thành. Lá mọc đơn cách [6], [11], [20], [62], [64]. Cụm hoa có màu nâu nhạt, nằm trên ngọn hay nách lá, các cụm hoa nằm ngang nhau và có chiều rộng khoảng 4-6 cm, có lông tơ. Hoa mẫu 5, tràng hoa màu trắng, có hình dạng như chiếc phễu 3,5-4 mm. Thùy hoa có hình tam giác 2-2.5 mm, thường mảnh, dài hơn ống tràng hoa. Chỉ nhị 3,5-4 mm, chèn vào 7 phần trên của đế, bao phấn 1 mm. Quả hạch có màu đỏ hoặc màu vàng cam, có đường kính 3-4 mm. Mỗi quả có 4 hạch, mỗi hạch chứa một hạt. Vỏ quả trong được phân chia khi trưởng thành thành các hạt cứng của quả. Ra hoa tháng 3 5; ra quả tháng 8 – 12 [11], [20], [62], [64]. 1.1.1.5. Đặc điểm phân bố địa lý Xạ đen là loài cây thích hợp khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. xạ đen thích hợp với những vùng có nhiệt độ bình quân trong năm khoảng 22- 23oC. Nhiêt độ bình quân các tháng thấp nhất trong năm từ 12 - 15oC, xạ đen vẫn có thể chịu được điều kiện nhiệt độ thấp dưới 5oC hoặc nhiệt độ cao tối đa tới 37 - 38oC. xạ đen sinh trưởng phát triển tốt ở những khu vực có độ ẩm không khí dao động trong khoảng từ 75% đến 85%. Những nơi lượng mưa bình quân từ 2.000- 3.000 mm/năm thích hợp cho cho cây xạ đen phát triển [4], [12]. Xạ đen có thể sống được trong môi trường chịu bóng, nó có thể mọc tự nhiên dưới tán rừng tự nhiên, hoặc được gây trồng dưới tán rừng trồng, dưới tán cây ăn quả. Ngoài ra, nó cũng có thể sinh trưởng phát triển bình thường trong điều kiện chiếu sáng hoàn toàn [4]. Xạ đen có thể mọc được trên nhiều loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau (sa thạch, phiến thạch, trầm tích, mắc ma …).: đất dốc tụ, đất feralit, đất đen, đất bạc màu.... trên núi đá và đồi đất, thường mọc ở thung lung núi, các khe dưới chân núi đá nơi đất ẩm, xốp, thành phần cơ giới thịt trung bình, đất hơi chua đến trung tính nhưng yêu cầu phải thoát nước tốt [4], [12]. 1.1.1.6. Thực trạng cây xạ đen ở Việt Nam và trên thế giới Cây xạ đen Ehretia asperula Zoll. & Moritzi., được tìm thấy không chỉ ở các nước nhiệt đới, mà còn tại các nước thuộc vùng ôn đới. Trên thế giới, cây xạ đen phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Indonesia v.v., thường gặp trong rừng ở độ cao từ 1.000 đến 1.500 m [4]. Tại nước ta, cây mọc ở rừng từ Quảng Ninh, Hà Nội, Hòa Bình, Yên Bái, 8 Lạng Sơn, Hà Nam, Ninh Bình qua Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế tới Gia Lai. Chúng cũng có thể mọc tự nhiên trong rừng hoặc được trồng tại các vườn hộ, trang trại hoặc trồng rải rác [2], [4], [11]. Theo kết quả điều tra khảo sát của Đỗ Thanh Hải, cây xạ đen tại tỉnh Hòa Bình còn mọc tại các huyện: Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc, Tân Lạc. Tuy nhiên ngoài tự nhiên số lượng còn rất ít, phân bố nơi vùng sâu vùng xa [3]. Bảng 1.1: Kết quả phân bố cây xạ đen tại khu vực điều tra [2] Tên xã Số Số điểm điểm điều gặp tra Xạ đen Số cá % Độ Loài cây khu vực gặp xạ % thể số cao đen gặp bắt cá (m) gặp thể 5 26,3 Tỷ lệ Xạ đen Tự Do – 3 3 23,1 Lạc Sơn 700 Nghiến , Trai, Táu, Ô rô, Nhãn rừng, Kim giao Ngọc Sơn – 2 2 15,4 4 21,1 Lạc Sơn 600 Nghiến , Trai, Táu, Ô rô, Nhãn rừng, Kim giao. Thung Nai – 2 1 7,7 2 10,5 Cao Phong Bình Thanh - rô, Bông bét 1 1 7,7 1 5,3 Cao Phong Tú Sơn – Kim Tân Lạc 250 Nghiến , Trai, Táu, Ô rô, Bông bét 1 1 7,7 1 5,3 Bôi Nam Sơn – 300 Nghiến , Trai, Táu, Ô 300 Nghiến , Trai, Táu, Ô rô, Nhãn 3 2 15,4 3 15,8 700 Nghiến , Trai, Táu, Ô rô, Kim giao 9 Quyết Chiến – 1 1 7,7 2 10,5 Tân Lạc Hiến lương – Ô rô, Kim giao 1 1 7,7 1 5,3 Đà Bắc Tổng 600 Nghiến , Trai, Táu, 400 Nghiến , Trai, Táu, Ô rô, Chò chỉ 13 12 92,3 19 100 Hiện nay, ở nhiều nơi, cây xạ đen trong tự nhiên bị chặt phá, khai thác rất bừa bãi bởi người dân tại các địa phương. Hầu hết xạ đen hiện nay vẫn trồng rất manh mún, nhỏ lẻ mà chưa có một sự quy hoạch rõ ràng. Nhiều người trồng xạ đen dưới dạng tận dụng đất đai như trồng ở bờ ao, bờ rào, bờ kênh, bên đường đi [3], [4]. Một số địa phương của tỉnh Hòa Bình đang phát triển mở rộng diện tích vườn, trang trại trồng cây xạ đen.Việc mở rộng và phát triển diện tích này không những đáp ứng nhu cầu của thị trường, cung cấp dược liệu quý mà còn giảm gánh nặng khai thác, chặt phá bừa bãi cây xạ đen trong tự nhiên, bảo tồn cây thuốc nam quý. Một số vùng như Lạc Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhân giống và quy hoạch vùng trồng cây. Nhiều trang trại chuyên trồng xạ đen nhằm phục vụ nguyên liệu cho y học đã hình thành với quy mô vừa và nhỏ. Như vậy, vấn đề trồng và quy hoạch vùng trồng cây xạ đen với mục đích kinh doanh đã bắt đầu được thực hiện. Song vẫn còn nhiều diện tích mà chúng ta có thể trồng xạ đen cần được quy hoạch để đem lại hiệu quả kinh tế, đem lại thu nhập. Xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân các địa phương trên [4]. Theo kết quả khảo sát ở một số vùng, vườn của tỉnh Hòa Bình đã trồng xen lẫn các loại cây bản địa với xạ đen như: cây trầm Aquilaria, cây sấu, cây trám trắng... [3],[ 4]. Xạ đen không đòi hỏi tốn công sức chăm bón, không yêu cầu kỹ thuật cao và nhiều diện tích đất. Việc trồng xen dưới tán cây rừng và cây ăn quả sẽ làm tăng thêm giá trị thu trên một đơn vị diện tích đất [4]. 10 Hiện nay, ở một số địa phương của tỉnh Hòa Bình đang mở rộng phát triển diện tích vườn trang trại trồng cây xạ đen. Phát triển mở rộng diện tích trồng xạ đen không những nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường cung cấp dược liệu quý mà còn giảm bớt nạn khai thác, chặt phá bừa bãi cây xạ đen trong nhân dân các địa phương, bảo tồn phát huy được nguồn gen cây thuốc nam quý [4]. Một số vùng như: Lạc Sơn, Lương Sơn đã triển khai nhân giống và quy hoạch vùng trồng cây. Nhiều trang trại chuyên trồng xạ đen phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho y học đã hình thành ở quy mô vừa và nhỏ như: trang trại của lương y Đinh Thị Phiển ở Lương Sơn với diện tích khoảng 5 ha, trang trại của GS.TS Lê Thế Trung ở bãi Đá Chông, ông Đinh Văn Thảo trồng dưới tán rừng, vườn lược liệu Thắng Tuấn ... [4], [12]. 1.1.1.7. Giá trị dược học của cây xạ đen Việt Nam là một trong những nước nhiệt đới gió mùa phù hợp với sự phát triển của nhiều cây cỏ, thảo dược. Đặc biệt, là các loại thảo dược có khả năng ngăn ngừa hoặc hạn chế các bệnh ung thư: giảo cổ lam (Gynostemma Pentaphyllum), sâm ngọc linh (Panax vietnamensis), xạ đen và nhiều loài thảo dược khác [18], [24], [57]. Trong số đó, xạ đen (Ehretia asperula Zoll. et Moritzi.) được sử dụng như là dược liệu truyền thống để phòng ngừa và điều trị viêm dạ dày, mụn nhọt, chống uể oải, vàng da[15]. Cây xạ đen là một trong những cây thuốc nam nổi tiếng với nhiều công dụng chữa bệnh.Từ xa xưa người Mường đã đánh giá rất cao tác dụng của cây xạ đen, cây thuốc này được liệt kê là một cây thuốc tốt nhất trong các cây họ xạ, và thường được sử dụng để điều trị các bệnh sau [1], [11], [19].  Điều trị u bướu, mụn nhọt, ung thũng.  Giải độc mát gan, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da.  Dùng làm thuốc chống viêm kháng khuẩn cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm nhiễm.  Dùng để cầm máu vết thương (bị chảy máu chỉ cần nhai lá xạ đen đắp 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan