Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn định tội danh tội đánh bạc theo luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyệ...

Tài liệu Luận văn định tội danh tội đánh bạc theo luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện dầu tiếng, tỉnh bình dương

.PDF
74
151
89

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC HÀ ĐỊNH TỘI DANH TỘI ĐÁNH BẠC THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC HÀ ĐỊNH TỘI DANH TỘI ĐÁNH BẠC THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG Ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH VĂN EM HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học và Luận văn Thạc sỹ của mình, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, các Khoa, Phòng, thầy cô giáo của Học viện Khoa học Xã hội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sỹ. Em xin trân trọng cảm ơn TS. Huỳnh Văn Em – Người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện Luận văn này. HỌC VIÊN NGUYỄN NGỌC HÀ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Huỳnh Văn Em. Các số liệu, ví dụ trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Các thông tin và tài liệu trích dẫn trong Luận văn được ghi rõ nguồn gốc. NGƯỜI CAM ĐOAN NGUYỄN NGỌC HÀ MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH TỘI ĐÁNH BẠC ...................................................................................................... 5 1.1.Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 ................................. 1.2. Khái niệm đặc điểm, ý nghĩa và điều kiện của hoạt động định tội danh đối với tội đánh bạc ..................................................................................... 15 1.3. Cơ sở của việc định tội danh đối với tội đánh bạc ................................ 21 Chương 2: THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH TỘI ĐÁNH BẠC TẠI HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG ........................................... 24 2.1.Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về định tội danh tội đánh bạc trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương .......... 24 Chương 3:YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ĐỊNH TỘI DANH ĐÚNG TỘI ĐÁNH BẠC ............................................................................. 46 3.1. Yêu cầu định tội danh đúng đối với tội đánh bạc ................................ 46 3.2. Một số giải pháp đảm bảo định tội danh đúng đối với tội đánh bạc .. 55 KẾT LUẬN .................................................................................................... 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CTTP : Cấu thành tội phạm ĐTD : Định tội danh PLHS : Pháp luật hình sự UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng số vụ, số bị cáo đã xét xử về tội đánh bạc trên tổng số vụ án, số bị cáo đưa ra xét xử trên địa bàn huyện Dầu Tiếng trong thời gian từ năm 2014 đến 2018 ................................................................................................. 25 Bảng 2.2. Phân tích hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo bị Tòa án xét xử về tội danh đánh bạc từ thời gian 2014 đến 2018 ...................................... 26 Bảng 2.3. Phân tích đặc điểm nhân thân các bị cáo bị xét xử về tội đánh bạc27 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta, đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên cả ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội cùng với đó là đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển thì cũng đồng thời phát triển nhanh những tệ nạn xã hội khác nhau, đó là nguyên nhân chính dẫn đến tình hình tội phạm gia tăng, một trong số đó có tệ nạn cờ bạc. Một trong những hiện tượng gây bức xúc trong xã hội hiện nay là các tội phạm về cờ bạc nói chung và tội đánh bạc. Mặc dù trong những năm gần đây công tác phòng chống tội đánh bạc đã nhận được sự chú trọng hơn, nhưng thực tế diễn biến tội đánh bạc ngày càng tinh vi, phức tạp và xuất hiện những hình thức mới.... Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách cho toàn hệ thống chính trị của nước ta là phải tăng cường công tác đấu tranh phòng chống, tiến tới đẩy lùi tội phạm đánh bạc ra khỏi đời sống xã hội. Thực tiễn hoạt động đấu tranh phòng ngừa tội đánh bạc trong giai đoạn hiện nay luôn là mối quan tâm hàng đầu của các địa phương trên cả nước. Do đó vấn đề ĐTD đối với loại tội phạm này, đánh giá đúng thực tiễn xét xử loại tội phạm này tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương trong thời gian qua (2014– 2018), trên cơ sở đó chỉ ra những điểm còn tồn tại, hạn chế trong thực tiễn, lý luận và các nguyên nhân cơ bản, tìm giải pháp hoàn thiện trên phương diện lập pháp hình sự và giải pháp về mặt thực tiễn để góp phần phòng, chống tội phạm đánh bạc, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội có ý nghĩa chính trị - pháp lý và lý luận - thực tiễn quan trọng. Đây còn là lý do để học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương” làm luận văn thạc sĩ luật học. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội đánh bạc trong thời gian qua, được đề cập trong các giáo trình, bài viết công trình khoa học, sách tham khảo, bình luận trên các phương tiện thông tin. Điển hình như các công trình sau: "Giáo trình luật hình sự Việt Nam" (Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003, "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự", PGS.TS Trần Minh Hưởng chủ biên, Nxb Lao động, Hà Nội, 2009; đề tài cấp Bộ của Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật năm 2000 với nội dung "Những luận cứ khoa học cho các giải pháp phòng chống các tệ nạn xã hội ở nước ta"; "Những bất cập và một vài kiến nghị hoàn thiện đối với hướng dẫn áp dụng tội đánh bạc" của tác giả Thạc sĩ Thái Chí Bình, Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang (http://toaan.gov.vn); v.v... Các công trình nêu trên trong góc độ nào đó đã đề cập đến các dấu hiệu của tội đánh bạc, tình hình đấu tranh, phòng chống trách nhiệm hình sự đối với loại tội này… tuy nhiên chưa có công trình nào độc lập, có hệ thống ở cấp độ luận văn thạc sĩ dưới góc độ pháp lý hình sự và thực tiễn xét xử về tội đánh bạc trên một địa bàn cụ thể là địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. 3. Mục đích, và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là dựa trên cơ sở lý luận và qua thực tiễn đấu tranh phòng chống tội đánh bạc, nhằm đưa ra những giải pháp mang tính hệ thống làm cơ sở cho hoạt động ĐTD đối với loại tội phạm này, góp phần nâng cao hiệu quả trong phòng, chống tội phạm đánh bạc. Dựa cơ sở đó, luận văn chỉ ra trong công tác định tội danh còn tồn tại những vướng mắc, qua đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) Việt 2 Nam hiện hành về tội đánh bạc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó "Định tội danh tội đối với tội đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương". 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận pháp lý hình sự và thực tiễn xét xử tội đánh bạc trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, trong thời gian 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN; những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết trên các tạp chí trong nước, những thành tựu của các khoa học: triết học, tội phạm học, luật hình sự, tâm lý học, xã hội học,. 5.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về tội đánh bạc, các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân (TAND) huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương về tội đánh bạc. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được xây dựng trên cơ sở lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp. Tác giả luận văn đã sử 3 dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp các số liệu từ thực tiễn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương; phương pháp quy nạp; phương pháp diễn dịch; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp thông kê, để tổng hợp các luận chứng các vấn đề tương ứng và tri thức khoa học được nghiên cứu tổng hợp trong luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Từ việc nội dung nghiên cứu và các biện pháp được đề xuất, có ý nghĩa quan trọng về cả lý luận và thực tiễn khi áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành từ thực tiễn xét xử tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung. Các cơ quan có thẩm quyền có thể nghiên cứu, xem xét áp dụng những giải pháp đề cập trong đề tài luận để áp dụng trong thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm đánh bạc. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu trí cho cơ quan tiến hành tố tụng – nơi thực hiện áp dụng quy định về địa vị pháp lý của Thư ký tòa án theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các học viên, người nghiên cứu khác quan tâm đến đề tài. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về định tội danh đối với tội đánh bạc. Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc và thực tiễn áp dụng tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự Việt Nam. 4 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI ĐÁNH BẠC 1.1. Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 1.1.1. Những dấu hiệu pháp lý Tội đánh bạc được quy định tại điều 321 BLHS năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định: "1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng." Từ các quy định trên, tội đánh bạc được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đã nới rộng hơn mức khởi điểm để truy cứu trách nhiệm hình sự so với quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999. 5 * Khách thể của tội phạm: “Là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị các hành vi phạm tội xâm hại đến, do đó khách thể của tội phạm chính là đối tượng bảo vệ của luật hình sự”. Hành vi phạm tội thể hiện ở hành vi đánh bạc, tức là hành vi sát phạt về kinh tế lẫn nhau (với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật) của nhiều người (từ hai người trở lên) dưới bất kỳ hình thức nào (như chơi lô đề, cá cược, xóc đĩa, đỏ đen, tá lả...). Hành vi của tội phạm tác động tiêu cực đến nếp sống văn minh, hủy hoại nhân cách của người phạm tội, gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho nhiều gia đình, cá nhân từ đó kéo theo sự phát sinh của nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác. Mặt khách quan của tội phạm: “Là mặt bên ngoài của tội phạm, xâm phạm đến khách thể được pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ, , có các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, thời gian, địa điểm, phương pháp, công cụ phạm tội”. Hành vi khách quan của tội đánh bạc được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bài tây, xóc đĩa, chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa,... Hành vi tham gia trò chơi trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật là dấu hiệu pháp lý đầu tiên, quan trọng nhất của mặt khách quan. Hành vi đánh bạc đã và đang được mở rộng hình thức, quy mô và phạm vi hơn rất nhiều so với trước đây, đồng thời thủ đoạn phạm tội cũng rất tinh vi, phạm vi không chỉ gói gọn trong một địa phương mà thậm chí là kết nối nhiều tỉnh thành với nhau hoặc ra ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Điều này cho thấy, việc các chủ thể tham gia vào các hoạt động trò chơi trái pháp luật thắng thua bằng các tài sản đặt cược là bản chất của hành vi phạm tội. Các dạng biểu hiện của hành vi đánh bạc rất đa đạng, không chỉ giới 6 hạn trong các hình thức như đánh bài, xóc đĩa...mà còn các hình thức như đá gà, cá độ bóng đá... Nhìn chung, người đánh bạc có thể lựa chọn bất cứ hoạt động nào và có ý chí chủ quan biến nó thành trò chơi có dùng tài sản làm phương tiện thanh toán cho việc thắng thua, trừ hành vi của đua xe trái phép đồng thời tham gia cá cược được quy định tại Điều 266 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Kết quả của trò chơi phụ thuộc vào hoạt động của chủ thể như đánh xóc đĩa, cũng có thể phụ thuộc vào những đối tượng được lựa chọn như đá gà, đua chó. Nhưng có thể xác định, điểm chung là việc thắng thua là có tính khách quan. Trường hợp trò chơi mà các cá nhân, tổ chức thực hiện có thể điều chỉnh được kết quả theo ý muốn thì hành vi này về bản chất không còn là một dạng trò chơi may rủi nữa mà là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên hành vi của các chủ thể không có sự gian dối hoặc không biết có sự gian dối về kết quả vẫn được xác định là hành vi đánh bạc. Theo quy định tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì phương tiện thanh toán cho việc thắng thua phải là tiền hoặc hiện vật. Khi xác định giá trị tài sản dùng để đánh bạc cần lưu ý: a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định giá trị tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với từng người đánh bạc là tổng số tài sản mà những người tham gia đánh bạc dùng để đánh bạc (được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ – HĐTP). b) Trường hợp một người đánh bạc với nhiều người (như trường hợp chơi số đề) thì người đánh bạc với nhiều người phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số tài sản mà họ và nhừng người đánh bạc khác dùng để đánh bạc; từng người tham gia đánh bạc với người này thì phải chịu trách nhiệm hình sự 7 về số tài sản mà bản thân họ dùng để đánh bạc. Hậu quả của hành vi đánh bạc không phải là dấu hiệu bắt buộc và cũng không phải là yếu tố định khung hình phạt mà người phạm tội chỉ cần có hành vi đánh bạc trái phép là đã bị coi là vi phạm Trên thực tế, hậu quả của hành vi đánh bạc có thể nghiêm trọng như: vì thua đánh bạc, túng quẫn mà có hành vi phạm tội khác như trộm, cướp, cướp giật, cố ý gây thương tích, lừa đảo... Trong trường hợp trên, người phạm tội đánh bạc nếu thực hiện các hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành các tội như cố ý gây thương tích, giết người,… thì không chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội đánh bạcmà còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm khác. * Mặt chủ quan của tội phạm: “Là trạng thái tâm lý của chủ thể tội phạm thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đã thực hiện”. Chủ thể của tội đánh bạc luôn chủ động lựa chọn việc đánh bạc, việc tham gia vào trò chơi trái phạm luật gây thiệt hại cho xã hội dù có đủ khả năng nhận thức và có sự lựa chọn để không thực hiện hành vi đó. Tuy nhiên, dấu hiệu bắt buộc được mô tả trong cấu thành tội phạm, không phải là các dấu hiệu động cơ, mục đích phạm tội của tội đánh bạc. * Chủ thể của tội phạm: “Là người thực hiện hành vi được quy định tại Điều 321 BLHS có năng lực TNHS, đạt độ tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật hình sự”. Chủ thể của tội đánh bạc được xác định có năng lực trách nhiệm hình sự ngay tại thời điểm người đó thực hiện hành vi phạm tội, ngay vào thời điểm đó, họ phải nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của họ gây ra, đồng thời có khả năng điều chỉnh hành vi theo đúng quy định với pháp luật nhưng họ đã không lựa chọn. Phải thõa mãn cả hai điều kiện trên thì mới có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. 8 Người đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. 1.1.2. So sánh tội đánh bạc với một số tội khác So sánh tội đánh bạc với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại điều 322 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 như sau: “1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên; c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc; d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm. 9 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” “Tội gá bạc được hiểu là việc người phạm tội tạo điều kiện về địa điểm cho việc đánh bạc được diễn ra để thu tiền (tiền hồ)”. Tội đánh bạc cũng như tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, là tội phạm được quy định từ rất sớm, đều gọi chung là tội “cờ bạc’, sau này được tách ra các hành vi khác nhau. Tội đánh bạc tại Điều 321 và tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại Điều 322 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015. Tuy nhiên, hành vi tổ chức đánh bạc và hành vi gá bạc vẫn quy định trong cùng một điều luật. Vì vậy, khi định tội danh phải tùy trường hợp mà định tội cho đúng. Về mặt khách thể: Đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc đều là tệ nạn xã hội. Cả hai tội, tội phạm đều xâm hại trật tự, nếp sống văn minh của xã hội. Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi nhận thức được hành vi của mình, cố ý thực hiện. Nhưng riêng ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thường tội phạm thực hiện hành vi với mục đích vụ lợi. Cả hai tội, tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Về mặt khách quan: + Hành vi khách quan của tội tổ chức đánh bạc: Người tổ chức đánh bạc cũng có thể đồng thời là người đánh bạc. Thể hiện qua các hành vi tụ tập, rủ rê, lôi kéo,… giữa những người đánh bạc với nhau. + Hành vi khách quan của tội gá bạc: Người gá bạc cũng có thể là người tổ chức đánh bạc, người đánh bạc. Khi đó, người phạm tội bị truy cứu về ba tội. Hành vi dùng nhà ở hay thuê chổ để những người đánh bạc cùng đánh với nhau là hành vi khách quan của tội gá bạc. + Hành vi khách quan của tội đánh bạc: Thể hiện qua việc đánh bạc trái 10 phép với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật dưới nhiều hình thức khác nhau. Về mặt chủ thể: Cũng tương tự như tội đánh bạc, chủ thể của tội phạm này là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Chủ thể từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội này. Khung hình phạt: Cũng như tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hình phạt được chia làm hai khung và có thêm hình phạt bổ sung. + Khung một: Ở tội đánh bạc, mức phạt là “cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, mức phạt là “phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng” hoặc “phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. + Khung hai: Ở tội đánh bạc, mức phạt là phạt tù từ “03 năm đến 07 năm”. Ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, mức phạt là phạt tù từ “05 năm đến 10 năm”. + Hình phạt bổ sung: Ở tội đánh bạc, có thể bị “phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”. Ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, có thể bị “phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng” hoặc “tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”. So sánh tội đánh bạc với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (bị xác định là tội phạm) là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối để người khác tin tưởng, giao tài sản cho người phạm tội. Như vậy, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có điểm đặc trưng của là hành vi chiếm đoạt tài sản "bằng thủ đoạn gian dối". Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau: 11 “1- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. 2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. 12 3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” Về mặt chủ thể: Cả hai tội phạm đều do các chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, đạt độ tuổi theo luật định. Về mặt khách thể: Đối với tội đánh bạc, khách thể là xâm phạm trật tự an toàn công cộng. Còn đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khách thể là xâm phạm quyển sở hữu đối với tài sản. Về mặt chủ quan: cả hai tội phạm đều thực hiện với lỗi cố ý. Nhưng đối với tội đánh bạc được thực hiện nhằm mục đích thu lợi bất chính, còn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi có ý nhằm mục đích vụ lợi. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan