Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh ngân hàng thương m...

Tài liệu Luận văn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư

.PDF
134
64
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------- NGUYỄN TIẾN THÀNH GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------- NGUYỄN TIẾN THÀNH GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS. TS NGUYỄN ĐÌNH LUẬN TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS NGUYỄN ĐÌNH LUẬN (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) PGS.TS Nguyễn Đình Luận Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 23 tháng 9 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) STT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 TS. Trương Quang Dũng 2 TS. Hoàng Trung Kiên Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Hải Quang Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Quyết Thắng 5 TS. Lê Tấn Phước Chủ tịch Ủy viên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn TS. Trương Quang Dũng TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 25 tháng 8 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Tiến Thành Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 07/11/1986 Nơi sinh: Hà Tĩnh Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh MSHV: 1541820115 I- Tên đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Đồng Nai. II- Nhiệm vụ và nội dung: Với kỳ vọng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai ngày càng hiệu quả hơn, góp phần vào sự tăng trưởng ổn định, bền vững và lâu dài, nên tác giả chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai” để đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp nghiên cứu tại bàn gồm: thu thập thông tin, số liệu, nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân tích, các bài tham luận trên báo chí, Internet để nghiên cứu cơ sở lý luận, những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia của ngân hàng cũng như các chuyên gia trong ngành. Số liệu thứ cấp được thu thập từ Ngân hàng nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai và các NHTM trên địa bàn, thông tin từ cơ quan thống kê, tạp chí… và được xử lý trên máy tính. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai, từ đó rút ra được điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi và thách thức, cũng như vị thế của chi nhánh. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM. III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 24/9/2016. IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/8/2017. V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đình Luận CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ( Họ tên và chữ ký ) PGS. TS Nguyễn Đình Luận KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH ( Họ tên và chữ ký ) PGS. TS Nguyễn Phú Tụ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Đồng Nai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy PGS.TS Nguyễn Đình Luận. Tôi xin cam đoan các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, nội dung luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. TP.HCM, ngày 25 tháng 8 năm 2017 Tác giả thực hiện Luận văn Nguyễn Tiến Thành ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô, Giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và hứớng dẫn cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian theo học tại lớp cao học Quản Trị Kinh Doanh. Xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS Nguyễn Đình Luận đã tận tình hứớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã đóng góp ý kiến thiết thực cho luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Đồng Nai đã hỗ trợ tài liệu và thông tin cho tôi hoàn thành luận văn này. iii TÓM TẮT Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn, thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống NH trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế, hệ thống chính sách, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới triệt để, … sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn yếu Với kỳ vọng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai ngày càng hiệu quả hơn, góp phần vào sự tăng trưởng ổn định, bền vững và lâu dài, nên tác giả chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai” để đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Đề tài được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM nhằm hệ thống hóa lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM. Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai nhằm phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai, từ đó rút ra được điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi và thách thức. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai nhằm giúp Ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, góp phần vào sự tăng trưởng ổn định, bền vững và lâu dài. iv ABSTRACT Along with the development of the national economy, the banking system of Vietnam has made remarkable progress toward creating an open and competitive market, promoting the banking service sector. Growth in both size and type of activity. However, the operation of the banking system in the past few years still has some limitations, the system of policies, legislation on monetary and banking activities has not met the requirements of radical innovation, competitiveness ... And the business performance of the banking system in Vietnam is weak Chapter 1: The rationale for competition and competitiveness of commercial banks in order to systematize the theory of competition and competitiveness of commercial banks. Chapter 2: Analysis of Competitiveness of Dong Nai Investment and Development Commercial Joint Stock Bank for the purpose of analyzing and assessing the competitiveness of the branch of Investment and Commercial Joint Stock Bank Developing Dong Nai, from which to draw strengths, weaknesses, advantages and challenges. Chapter 3: Some solutions to improve competitiveness at the branch of Dong Nai Investment and Development Bank until 2020 to help the Bank improve its competitiveness and operation more and more effectively. , Contributing to stable, sustainable and long-term growth. The theme is structured into 3 chapters: With the expectation of operation of Dong Nai Branch of Investment and Development Commercial Joint Stock Bank more and more effective, contributing to stable, sustainable and long-term growth, the author chose the topic: Solutions to improve competitiveness in the branch of Dong Nai Investment and Development Joint Stock Bank "to provide some solutions to improve the competitiveness of the v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT ...............................................................................................................iv MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................ix DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ........................................................................................xi MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài:.................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .......................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................ 2 5. Kết cấu luận văn: .................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: ............................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................. 4 1.1.Khái niệm về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh: ................. 4 1.1.1.Cạnh tranh: ..................................................................................................... 4 1.1.2.Lợi thế cạnh tranh: ......................................................................................... 5 1.1.3.Năng lực cạnh tranh: ...................................................................................... 7 1.1.4.Năng lực cốt lõi:............................................................................................. 8 1.1.5.Năng lực động: ............................................................................................... 9 1.1.6.Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: ............. 10 1.2.Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại (NHTM): ............................... 12 1.2.1.Khái niệm: .................................................................................................... 12 1.2.2.Đặc điểm hoạt động và cạnh tranh của NHTM: .......................................... 12 1.2.2.1.Đặc điểm hoạt động của NHTM: ......................................................... 12 1.2.2.2.Đặc điểm cạnh tranh trong Ngân hàng: ................................................ 13 vi 1.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM: ....................... 14 1.2.3.1.Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM: ................................................................................................................................... 15 1.2.3.2.Các chỉ tiêu nội bộ đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM: ............ 18 1.3.Các công cụ chủ yếu để nghiên cứu năng lực cạnh tranh và lựa chọn giải pháp:. .......................................................................................................................... 25 1.3.1.Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE): ........................................... 25 1.3.2.Ma trận hình ảnh cạnh tranh: ....................................................................... 26 1.3.3.Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE): .............................................. 26 1.3.4.Ma trận SWOT: ........................................................................................... 27 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 29 CHƯƠNG 2: .............................................................................................................. 30 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH............................................................. 30 TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN .............................. 30 ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG NAI ................................................................ 30 2.1.Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai (BIDV Đồng Nai) ..................................................................................... 30 2.1.1.Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai: .......................................................................................................... 30 2.1.2.Cơ cấu tổ chức: ............................................................................................ 32 2.1.2.1.Sơ đồ tổ chức của BIDV Đồng Nai: ..................................................... 32 2.1.2.2.Chức năng của các phòng ban: ............................................................. 32 2.1.3.Kết quả hoạt động của BIDV Đồng Nai thời gian qua: ............................... 37 2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai trong thời gian qua:................ 38 2.2.1.Phân tích các yếu tố nội bộ của BIDV Đồng Nai:........................................ 38 2.2.1.1.Thực trạng về năng lực tài chính: ......................................................... 38 2.2.1.2.Nguồn nhân lực và năng lực quản trị điều hành: ................................. 44 2.2.1.3.Trình độ công nghệ: .............................................................................. 48 2.2.1.4.Hoạt động marketing: ............................................................................. 49 vii 2.2.2.Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE):............................................... 62 2.2.3.Định vị năng lực lõi, năng lực động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Nai: ................................................ 63 2.2.4.Đánh giá tác động của các yếu tố môi trường: .............................................. 63 2.2.4.1.Tác động của các yếu tố vĩ mô: ............................................................ 63 2.2.4.2.Tác động của các yếu tố vi mô: ............................................................ 69 2.2.5.Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE): ............................................. 76 2.3.Đánh giá về mục tiêu chất lượng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Đồng Nai. .................................................................................................. 76 2.3.1.Điểm mạnh:.................................................................................................. 76 2.3.2. Điểm yếu: .................................................................................................... 76 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 78 CHƯƠNG 3................................................................................................................. 79 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI ........................ 79 3.1.Định hướng và mục tiêu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Nai: ........................................................................ 79 3.2.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại BIDV Đồng Nai .......................... 80 3.2.1.Hình thành giải pháp qua phân tích SWOT: ................................................ 80 3.2.2.Lựa chọn các giải pháp: ............................................................................... 82 3.2.2.1.Giải pháp giữ vững và phát triển thị trường: ......................................... 83 3.2.2.2.Giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại: .......... 85 3.2.2.3.Giải pháp nâng cao năng lực tài chính và chất lượng tài sản: ............... 85 3.2.2.4.Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: ................................... 88 3.2.2.5.Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân ................................................................................................................................... 90 3.2.2.6.Giải pháp về hoạt động marketing: ....................................................... 93 3.2.2.7.Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu văn hoá BIDV: .............. 97 3.3.Kiến nghị với NHNN, Chính phủ và Hội sở chính: .......................................... 98 3.3.1.Đối với NHNN và Chính phủ: ..................................................................... 98 viii 3.3.2.Đối với Hội sở chính: ................................................................................... 99 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................100 KẾT LUẬN .............................................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................102 WEBSITE THAM KHẢO ......................................................................................103 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ATM Máy rút tiền tự động BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CAR Hệ số an toàn vốn CNTT Công nghệ thông tin CSTT Chính sách tiền tệ CSTK Chính sách tài khóa IFRS Chuẩn mực kiểm toán quốc tế GDP Tổng thu nhập quốc dân NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCPQD Ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh PGD Phòng giao dịch ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu SCB Ngân hàng Sacombank SIBS Hệ thống tích hợp dữ liệu của BIDV TCTD Tổ chức tín dụng TTQT Thanh toán quốc tế TMCP Thương mại cổ phần VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới XNK Xuất nhập khẩu x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các lợi thế cạnh tranh của Michael Porter ................................................. 5 Bảng 1.2: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài .................................. 26 Bảng 1.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ..................................................................... 26 Bảng 1.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ..................................................... 27 Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của BIDV Đồng Nai từ 2014 - 2016 ........................ 37 Bảng 2.2 : Vốn và hệ số CAR của BIDV Đồng Nai từ năm 2014 đến 2016 ........... 40 Bảng 2.3: Phân loại nợ của BIDV Đồng Nai từ 2014 đến 2016 ............................... 41 Bảng 2.4: Khả năng thu hồi nợ và trích dự phòng rủi ro của BIDV Đồng Nai ........ 42 Bảng 2.5: Hiệu quả kinh doanh của BIDV Đồng Nai từ 2014 đến 2016.................. 43 Bảng 2.6: Cơ cấu thu nhập của BIDV Đồng Nai từ 2014 - 2016 ............................. 44 Bảng 2.7: Bảng cơ cấu và trình độ nhân sự của BIDV Đồng Nai từ 2014 đến 2016 ................................................................................................................................... 45 Bảng 2.8: Năng suất lao động tại BIDV Đồng Nai từ năm 2014 đến 2016.............. 46 Bảng 2.9: Số lượng ATM, POS của BIDV Đồng Nai từ 2014 - 2016...................... 49 Bảng 2.10: Kết quả huy động vốn của BIDV từ 2014 - 2016................................... 51 Bảng 2.11: Kết quả tín dụng – bảo lãnh của BIDV Đồng Nai từ 2014 -2016 .......... 52 Bảng 2.12: Hoạt động thanh toán thương mại của BIDV Đồng Nai từ 2014 - 201653 Bảng 2.13: Hoạt động kinh doanh SP thẻ của BIDV Đồng Nai từ 2014-2016 ........ 55 Bảng 2.14: Mức lãi suất huy động của một số NHTM trên địa bàn ......................... 58 Bảng 2.15: Mạng lưới hoạt động của BIDV Đồng Nai ............................................ 59 Bảng 2.16: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ................................................... 62 Bảng 2.17: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đồng Nai từ 2011 đến 2016 ................. 64 Bảng 2.18: So sánh thị phần huy động vốn và tín dụng của BIDV Đồng Nai với các đối thủ cạnh tranh ...................................................................................................... 71 Bảng 2.19: So sánh huy động vốn và dư nợ tín dụng của BIDV Đồng Nai ............. 71 Bảng 2.20: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của BIDV Đồng Nai với các đối thủ ........ 72 Bảng 3.1: Các nhân tố hình thành ma trân SWOT.................................................... 81 xi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của BIDV Đồng Nai ....................................................... 32 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao, quá trình đổi mới ngày càng toàn diện hơn, rõ nét hơn. Đồng thời đã mở ra khá nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ và cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó vấn đề cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt và phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải có những chính sách phù hợp để tồn tại và phát triển bền vững. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn, thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động, thích ứng nhanh hơn với những tác động từ bên ngoài, từ đó có khả năng đóng góp nhiều hơn và chủ động hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế, góp phần vào việc đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống NH trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế, hệ thống chính sách, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới triệt để, … sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn yếu. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khi sự mở cửa hệ thống ngân hàng với những quy định nới lỏng và một lộ trình giảm dần sự bảo hộ của Chính phủ đang và sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài tham gia, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Các Ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với những đối thủ mạnh (về thương hiệu, vốn, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm, sản phẩm…). Làm sao để có thể cạnh tranh và phát triển trước các đối thủ này là vấn đề các ngân hàng Việt Nam cần quan tâm hàng đầu. Với kỳ vọng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai ngày càng hiệu quả hơn, góp phần vào sự tăng trưởng ổn định, bền vững và lâu dài, nên tác giả chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển 2 Đồng Nai” để đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai, từ đó rút ra được điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi và thách thức, cũng như vị thế của chi nhánh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ Phần Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi thời gian: đề tài giới hạn thời gian nghiên cứu thực trạng từ năm 2014 đến hết năm 2016. + Phạm vi không gian: Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn gồm: thu thập thông tin, số liệu, nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân tích, các bài tham luận trên báo chí, Internet để nghiên cứu cơ sở lý luận, những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia của ngân hàng cũng như các chuyên gia trong ngành. Số liệu thứ cấp được thu thập từ Ngân hàng nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai và các NHTM trên địa bàn, thông tin từ cơ quan thống kê, tạp chí… và được xử lý trên máy tính. 5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, đề tài được kết cấu gồm 3 chương: 3 Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM. Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh: 1.1.1 .Cạnh tranh: Cạnh tranh là một thuật ngữ phổ biến trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hoá, thể thao…Hiểu theo một cách đơn giản thì cạnh tranh là hành động thể hiện sự ganh đua, tranh chấp và đấu tranh giữa các cá nhân, tổ chức với nhau nhằm đạt mục đích giành được lợi thế, lợi nhuận, địa vị, phần thưởng. Trong Thế kỷ XX, nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời như lý thuyết của Micheal Porter, J.B.Barney, P.Krugman, …v.v.. Trong Kinh tế học - xuất bản lần 12, tác giả P.Samuelson và W.D Nordhuas cho rằng : “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”. Theo Từ điển bách khoa VN (tập I) định nghĩa : “Cạnh tranh trong kinh doanh là một hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”. Trong cuốn sách “Thị trường, chiến lược , cơ cấu” NXB TP Hồ chí Minh năm 2003, Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm cho rằng: “Cạnh tranh trên thương trường phải là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không phải để diệt trừ đối thủ của mình mà là để đem lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc/và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ của mình”. Theo Michael Porter: “Cạnh tranh là việc giành lấy thị phần. Bản chất của việc cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận và khoản lợi nhuận phải cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có.” Nếu hiểu theo cấp độ kinh doanh thì cạnh tranh là việc các doanh nghiệp đấu tranh với các đối thủ của mình để nhằm mục đích chiếm được nhiều thị phần, khách hàng, lợi nhuận kinh doanh hoặc các vấn đề về nguồn lực của doanh nghiệp như
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan