Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn giải pháp phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong thực hiệ...

Tài liệu Luận văn giải pháp phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong thực hiện quy chế dân chủ huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh

.PDF
158
710
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- HÀ THU HUYỀN GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- HÀ THU HUYỀN GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng Mã ngành: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Khánh Linh HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành được luận văn và toàn bộ chương trình đào tạo Thạc sĩ Khoa học giáo dục, chuyên ngành Giáo dục và phát triển cộng đồng, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Tâm lí - Giáo dục học, phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành khóa học của mình. Với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Khánh Linh, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, cùng gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và động viên để em có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong thầy cô chỉ dẫn, các anh, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả Hà Thu Huyền DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CQ : Chính quyền DC : Dân chủ MTTQ : Mặt trận tổ quốc NXB : Nhà xuất bản QC : Quy chế QCDC : Quy chế dân chủ TW : Trung ương UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận tổ quốc MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn ............................................................... 6 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu của luận văn ......................................... 6 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 7 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7 8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 8 Chƣơng 1: LÍ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ .......................................................................................................... 9 1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................... 9 1.2. Dân chủ và Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở .................................. 11 1.2.1. Khái niệm về dân chủ và dân chủ ở cơ sở ............................................ 11 1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ................ 16 1.2.3. Nội dung của Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở ở (xã) ......................... 21 1.2.4. Vai trò của Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở ở xã ............................... 27 ... 35 1.4. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ............................................................................. 43 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả thực hiện vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ................. 51 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 52 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH ................................................. 54 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ................................................................. 54 2.1.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng ........................................... 54 2.1.2. Khái quát về huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .................................... 55 2.2. Thực trạng nhận thức về Quy chế dân chủ và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................... 69 2.2.1. Nhận thức về Quy chế dân chủ ở cơ sở ................................................ 69 2.2.2. Nhận thức về vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ......................................................................................... 72 2.3. Thực trạng thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh............................................... 73 2.3.1. Đánh giá về đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................................... 73 2.3.2. Thực trạng hoạt động tuyên truyền, phổ biến Quy chế dân chủ ở cơ sở của Mặt trận tổ quốc huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ................................. 74 2.3.3. Thực trạng hoạt động phối hợp của Mặt trận tổ quốc huyện Đầm Hà với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân................... 75 2.3.4. Thực trạng hoạt động giám sát và vận động nhân dân giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Đầm Hà ................................................ 76 2.3.5. Hiệu quả thực hiện vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Đầm Hà ................................................. 77 2.3.6. Những khó khăn trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Mặt trận tổ quốc Việt Nam.............................................................................. 78 2.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của Mặt trận tổ quốc Việt Nam ....................................................................... 79 2.4. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................... 81 2.4.1. Ưu điểm ................................................................................................. 81 2.4.2. Hạn chế .................................................................................................. 82 2.4.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 82 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 84 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH ........................................... 85 3.1. Những quan điểm chỉ đạo nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ......................... 85 3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................ 86 3.2.1. Đảm bảo tuân theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ............ 86 3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn .......................................................................... 86 3.2.3. Đảm bảo tính khả thi ............................................................................. 87 3.2.4. Đảm bảo tính hiệu quả .......................................................................... 88 3.2.5. Đảm bảo tính khoa học ......................................................................... 88 3.2.6. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ....................................................... 89 3.2.7. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống. ....................................... 89 3.3. Biện pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ................ 89 3.3.1. Tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cho cán bộ Mặt trận, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, Ban, Ngành, Đoàn thể và nhân dân ........... 89 3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách và pháp luật nhằm quy định rõ ràng, đầy đủ hơn nữa về chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ........................................................ 91 3.3.3. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói chung và trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ................................................................................................................ 93 3.3.4. Đổi mới một cách sâu sắc, toàn diện về tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong đó có thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ............................................................................................................. 94 3.3.5. Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong mối quan hệ phối hợp hoạt động với bộ máy chính quyền các cấp .................................................... 96 3.3.6. Đẩy mạnh hoạt động giám sát và phản biện xã hội .............................. 97 3.3.7. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới.. 103 3.3.8. Thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở một cách thường xuyên .. 105 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................... 106 3.5. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .......................................... 108 3.5.1. Khái quát chung về quá trình khảo nghiệm ........................................ 105 3.5.2. Kết quả khảo nghiệm .......................................................................... 110 Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 118 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 121 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Nhận thức về Quy chế dân chủ ở cơ sở........................................... 69 Bảng 2.2. Nhận thức về sự cần thiết của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. 70 Bảng 2.3. Nhận thức về mục tiêu thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở .................. 71 Bảng 24.. Đánh giá về hiệu quả thực hiện vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Đầm Hà .......... 72 Bảng 2.5. Đánh giá về đội ngũ cán bộ MTTQ huyện Đầm Hà ....................... 73 Bảng 2.6. Đánh giá về thực trạng hoạt động tuyên truyền, phổ biến QCDC ở cơ sở của Mặt trận tổ quốc huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ........... 74 Bảng 2.7. Đánh giá về thực trạng hoạt động phối hợp của MTTQ huyện Đầm Hà với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân ............ 75 Bảng 2.8. Đánh giá về thực trạng hoạt động giám sát và vận động nhân dân giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Đầm Hà ..... 76 Bảng 2.9. Đánh giá về hiệu quả thực hiện vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Đầm Hà .......... 77 Bảng 2.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của Mặt trận tổ quốc Việt Nam ................................................. 79 Bảng 3.1. Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ..................................................... 110 Bảng 3.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong thực hiện QCDC ở cơ sở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................... 114 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong thực hiện QCDC ở cơ sở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .......... 107 Biểu đồ 3.1. Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong thực hiện QCDC ở cơ sở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ...................................................................................... 113 Biểu đồ 3.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong thực hiện QCDC ở cơ sở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ...................................................................................... 117 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân chủ, theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nghĩa là dân làm chủ, dân là chủ. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhưng đó là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân chính là cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Một trong những điểm cơ bản để xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là phải không ngừng xây dựng và thể chế hóa mục tiêu, phương châm, những nguyên tắc vận hành của nền dân chủ XHCN ở nước ta. Với ý nghĩa đó, ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ta đã ban hành Chỉ thị số 30/CT - TW về thực hiện QCDC ở cơ sở [19]. Bản Chỉ thị đã quy định cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ của MTTQ cùng các tổ chức chính trị - xã hội trong việc xây dựng và thực hiện quy chế này ở xã. Quy chế dân chủ ở cơ sở góp phần quan trọng củng cố quyền làm chủ của nhân dân, nhằm phát huy sức sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, tăng cường đoàn kết toàn dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là thành viên trong hệ thống chính trị, có vai trò quan trọng tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, vận động, giáo dục quần chúng và thu hút các lực lượng xã hội vào các phong trào cách mạng thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò chi phối, tác động rất lớn đến quá trình thực hiện quyền lực nhà nước, thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, công chức nhà nước; tham gia vào việc xây dựng và củng cố chính quyền, tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đảng... 1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; bảo đảm cho sự nghiệp đổi mới đất nước thành công. Qua quá trình triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn huyện Đầm Hà đã được quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt kết quả tích cực. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp được thường xuyên. Ban chỉ đạo QCDC từ huyện tới cơ sở được củng cố, kiện toàn, tăng cường công tác tự kiểm tra ở cơ sở. Việc thực hiện các quy chế, quy định, hương ước, quy ước ở nhiều cơ sở trở thành nền nếp. Bên cạnh đó, vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, yếu kém như: quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực. Tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch, mệnh lệnh, tham nhũng, gây phiền hà cho dân vẫn còn phổ biến và nghiêm trọng mà chưa đẩy lùi được, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chậm đi vào cuộc sống. Việc thực hiện QCDC ở xã, thị trấn, là đơn vị hành chính cơ sở trực tiếp nhất, gần dân nhất trong hệ thống chính trị. Là nơi người dân thực hiện quyền dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc trong cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; là nơi dân sản xuất, kinh doanh, lao động, và học tập. Xã, thị trấn cũng là nơi nảy sinh và giải quyết những công việc hàng ngày trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội; cũng là nơi hiện thực hóa mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định: Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Dân chủ ở xã, thị trấn là thực hiện những nội dung dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi, đến với từng người dân nhằm phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, trật tự công cộng [19]. 2 Hiện nay, việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn huyện còn gặp những khó khăn, cản trở thậm chí là rào cản, như quy định về nội dung, hình thức, phương pháp để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước nằm rải rác ở nhiều văn bản của Đảng, của Nhà nước; quy định về trách nhiệm các cấp ủy đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong tiếp nhận và giải trình việc tiếp nhận ý kiến đóng góp, tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp còn thiếu và chưa cụ thể. Đội ngũ cán bộ của Mặt trận còn nhiều hạn chế về trình độ và năng lực công tác. Nguồn kinh phí được cấp còn eo hẹp, do đó hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở nhiều nơi còn khó khăn, lúng túng, bị động... Bên cạnh đó, một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan nhà nước các cấp chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, trách nhiệm tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Những cản trở, khó khăn kể trên đã làm giảm sút chất lượng, hiệu quả tham gia xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện QCDC đã quy định trách nhiệm của UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm 3 việc: Phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong hội viên, đoàn viên và nhân dân chỉ thị này và các QCDC ở cơ sở; Làm cho mọi người hiểu và sử dụng đúng quyền và nghĩa vụ công dân, quyền của các tổ chức chính trị - xã hội đã được quy định trong QCDC; Phối hợp với CQ trong việc thực hiện QCDC và giám sát thực hiện các QCDC ở cơ sở [19]. Trong thời gian qua, việc thực hiện các công tác nêu trên, nhìn về cơ sở thì công tác mặt trận tham gia thực hiện 5 khâu trong QCDC có nhiều khởi sắc. Trong 5 khâu: Những việc cần thông báo để nhân dân biết; Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp; Những việc nhân dân bàn, tham gia ý 3 kiến, cơ quan quyết định; Những việc nhân dân giám sát và xây dựng cộng đồng dân cư ở thôn, làng, ấp bản, thì ở khâu thứ 2 và thứ 5, hoạt động của UBMTTQ là rõ nét và đạt khá nhiều kết quả. Để tham gia thực hiện tốt cả 5 khâu trong QCDC, trong những năm qua UBMTTQ các cấp đã tập trung chỉ đạo việc kiện toàn củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban công tác mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân UBMTTQ cấp xã. Tuy nhiên, công tác chỉ đạo của mặt trận các cấp là chưa đều, nhất là ở địa phương, cơ sở. Năm 1998, công tác chỉ đạo triển khai rất rầm rộ. CQ, MTTQ tập trung làm điểm ở xã, phường. Năm 1999, UBMTTQ tập trung làm công tác bầu cử đại biểu HĐND nên buông lơi, từ năm 2000 trở lại đây mới lại được tiếp tục tăng cường hơn. Nhiều nơi, Ban Thường trực UBMTTQ bị động, lúng túng trong việc đề ra biện pháp chỉ đạo cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương mình. Kể từ khi được Chính phủ ban hành ngày 11-5-1998 đến nay QCDC đã thực hiện được hơn 18 năm. Tuy nhiên, theo Ban chỉ đạo thực hiện QCDC TW, 100% xã, phường đã triển khai, nhưng chỉ có 38% làm tốt; 97% cơ quan hành chính NN đã thực hiện, nhưng chỉ có 29% làm tốt; 88% doanh nghiệp NN đã triển khai, song cũng chỉ có 32% làm tốt; tính hình thức còn khá phổ biến trong nhiệm vụ triển khai QCDC của cấp ủy đảng, CQ, MTTQ (công tác mặt trận tham gia thực hiện QCDC được thực hiện chủ yếu ở xã, phường) cơ sở. Việc kiện toàn củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban công tác mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân, UBMT làm còn chậm: một số cán bộ xã, phường chưa nắm được QCDC và công tác mặt trận tham gia thực hiện QCDC; hoạt động giám sát của mặt trận và đoàn thể chính trị - xã hội ở xã còn rất yếu; công tác tuyên truyền vận động nhân dân học tập nắm vững các quan điểm của Bộ Chính trị, nội dung quyền làm chủ trực tiếp trong quy chế còn làm lướt, hình thức; việc lồng ghép nội dung công tác mặt trận tham gia 4 thực hiện QCDC với ba nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" chưa chặt chẽ. UBMTTQ các cấp đã phối hợp với cơ quan cùng cấp tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, qua đó cũng cho thấy việc tiếp tục nghiên cứu mang tính tổng kết thực tiễn và chỉ ra khuynh hướng phát triển, các giải pháp trong thời gian tới để mặt trận phát huy tốt hơn vai trò của mình trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở là việc làm mang tính cấp bách cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, Đại hội XII đã tiếp tục khẳng định và phát triển những chủ trương và quan điểm lớn về đại đoàn kết dân tộc, phát huy dân chủ trong thời kỳ đổi mới đã được đề ra tại các Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI của Đảng để thực hiện mạnh mẽ hơn nữa sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân và phát huy dân chủ - hai mệnh đề then chốt trong đường lối chiến lược của Đảng ta để đưa đất nước đi lên. Có thể nói, cả hiện tại và trong thời gian tới, nhu cầu và điều kiện khoa học cũng như thực tiễn về hoàn thiện hơn nữa pháp luật về MTTQ trong thực hiện quy chế dân chủ trong tình hình mới ngày càng chín muồi. Cho đến bây giờ vẫn chưa có một công trình khoa học pháp lý nào khảo cứu một cách toàn diện về mặt lý luận và thực tiễn vấn đề phát huy vai trò của MTTQVN trong thực hiện QCDC ở cơ sở và về những bảo đảm pháp lý cho hoạt động của MTTQ để tham gia thực hiện tốt hơn nữa quy chế. Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp lý về MTTQ trong thực hiện QCDC là vấn đề bức xúc và cần thiết. Với tất cả các ý nghĩa đó, tôi đã chọn đề tài: "Giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh" làm luận văn Thạc sĩ. 5 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của Mặt trận tổ quốc trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực của Ủy ban MTTQ các cấp, nhất là cấp cơ sở trong việc thực hiện QCDC ở xã, thị trấn tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu của luận văn 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay Mặt trận tổ quốc tham gia vào việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn huyện Đầm Hà là rất tích cực, luôn thực hiện tốt chức năng giám sát, phối hợp đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành của huyện tiến hành thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan đơn vị, nhất là các xã, thị trấn. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn, một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan đơn vị chưa quan tâm đến một số nội dung về QCDC ở cơ sở, việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện QCDC chưa thường xuyên. Vì vậy, nếu phát huy được hết vai trò của Mặt trận tổ quốc trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở một cách thường xuyên; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; việc xây dựng quy ước, hương ước ở thôn, bản, khu phố ở một số nơi sát thực với thực tế địa phương; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt và kịp thời thông tin tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên mọi lĩnh vực thì sẽ nâng cao chất lượng trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện. 6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nghiên cứu về vị trí, vai trò, chức năng của mặt trận với vấn đề dân chủ, đoàn kết trong thời kỳ mới; trong việc tham gia thực hiện QCDC ở xã. 2. Nghiên cứu thực trạng vai trò của UBMTTQ trong việc thực hiện QCDC ở xã, thị trấn - thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm thực tiễn. 3. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong thời gian tới. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (xã) huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Khách thể khảo sát bao gồm: 30 cán bộ MTTQ; 50 lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và 200 người dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp này được sử dụng trên cơ sở nghiên cứu, khai thác tài liệu lý luận, các văn bản, thông tư, chỉ thị, nghị định của Trung ương có liên quan đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã, phường, thị trấn, từ đó rút ra kết luận khái quát làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn nhằm tìm hiểu việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở một cách kịp thời hơn để thu thập các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. - Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. 7 - Phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động của quá trình triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng các công thức toán học để xử lý thông tin thu được về định lượng và định tính. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện qua 3 chương: Chương 1. Lí luận về giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Chương 2. Thực trạng vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh Chương 3. Giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh 8 Chƣơng 1 LÍ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề dân chủ, dân chủ ở cơ sở và phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là một vấn đề đã được rất hiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều công trình có giá trị và ý nghĩa đã được công bố như: Một số đề tài nghiên cứu, sách xuất bản Năm 2000, tác giả Dương Xuân Ngọc xuất bản cuốn sách “Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" [38]. Trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã làm sáng rõ bản chất của vấn đề dân chủ, vai trò của việc mở rộng quyền làm chủ của nhân dân; đặc điểm của Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở... Năm 2001, Bộ Nội vụ xuất bản tài liệu “Hướng dẫn triển khai Quy chế dân chủ cơ sỏ” [8]. Đây là bộ tài liệu rất có giá trị cho các địa phương trong quá trình triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở theo tinh thần của Chỉ thị 30/CT - TW về thực hiện QCDC ở cơ sở của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ta đã ban hành ngày 18 tháng 2 năm 1998. Năm 2001, trong cuốn sách của mình “Dân chủ và tập trung dân chủ - lí luận và thực tiễn” [42], tác giả Nguyễn Tiến Phồn đã nêu rõ những thành tựu và hạn chế trong nhận thức và cả những khuyết tật trong xây dựng và thực hiện nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thực tiễn. Năm 2002, trong cuốn sách “Dân chủ và việc thực hiện QCDC ở cơ sở” [1], tác giả Lương Gia Ban và các cộng sự đã tập trung làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn, cùng với thực trạng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay của nước ta. 9 Năm 2005, trong công trình nghiên cứu của mình “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trậnt tổ quốc ở xã” [50], tác giả Đỗ Duy Thường trên cơ sở phân tích lí luận và thực thực của vấn đề nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận tổ quốc ở xã hiện nay. Các biện pháp được tác giả đề xuất một cách cụ thể, rõ ràng. Đây được coi là nguồn thông tin,tư liệu hết sức có ý nghĩa để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu cả về lí luận, thực trạng và giải pháp thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Năm 2007, trong cuốn sách “Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn trong tiến trình đổi mới” [7], tác giả Hoàng Chí Bảo đã nghiên cứu, luận giải sâu sắc về lí luận và thực tiễn một số vấn đề xã hội phức tạp hiện nay là tâm lí làng xã, ảnh hưởng và tác động của nó đối với việc thực hiện và phát huy dân chủ hiện nay. Năm 2009, trong luận văn thạc sĩ của mình “Vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân” [27], tác giả Phạm Thu Hương đã hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về vai trò của MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; nghiên cứu, đánh giá thực trạng về vai trò của MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, trên cơ sở đó, tác giả đề ra những phương hướng, giải pháp phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân ở nước ta hiện nay. Đề tài khoa học cấp bộ "Phát huy vai trò của MTTQ trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở" của MTTQ [32] đã được triển khai dưới dạng đề án để đáp ứng nhu cầu chỉ đạo thực tiễn của MTTQTW và hướng dẫn công tác hàng ngày của MTTQ cơ sở trong việc tham gia thực hiện quy chế trên cơ sở kết quả tổng kết 15 năm việc thực hiện QCDC. Đề tài này đã bước đầu giải quyết những vấn đề sau: quan điểm của Đảng ta đối với việc MTTQ tham gia thực hiện QCDC, thực trạng 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan