Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn hệ thống biểu tượng trong then tày...

Tài liệu Luận văn hệ thống biểu tượng trong then tày

.PDF
114
89
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THU TRANG HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG TRONG THEN TÀY LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THU TRANG HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG TRONG THEN TÀY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Ngôn Thái Nguyên - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: Hệ thống biểu tượng trong Then Tày là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả luận văn Hoàng Thu Trang i LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Đức Ngôn, người thầy đã hướng dẫn tận tình, chu đáo, đầy tinh thần trách nhiệm trong quá trình em thực hiện luận văn. Em xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn và các thầy, cô giáo Khoa Ngữ văn, phòng Sau đại học - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ trong thời gian em học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã đọc và chỉ ra sai sót giúp em hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, thực hiện luận văn. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Thu Trang ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..............................................................................................................i Lời cảm ơn.................................................................................................................ii Mục lục.....................................................................................................................iii MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................ 1 3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 5 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 6 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 7 7. Những đóng góp của luận văn ................................................................................ 7 8. Bố cục của luận văn ............................................................................................... 8 NỘI DUNG............................................................................................................... 9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ THEN TÀY .............................................................................................................. 9 1.1. Cơ sở lý luận về biểu tượng................................................................................. 9 1.1.1. Khái niệm biểu tượng ....................................................................................... 9 1.1.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của biểu tượng ..................................................................11 1.1.3. Phân loại biểu tượng........................................................................................15 1.1.4. Vai trò, vị trí của biểu tượng trong thơ ca ........................................................16 1.2. Khái quát về Then Tày .......................................................................................18 1.2.1. Khái niệm Then...............................................................................................18 1.2.2. Nguồn gốc và phân loại Then Tày ...................................................................20 1.2.3. Những nội dung cơ bản của Then Tày .............................................................24 1.2.4. Phân loại các biểu tượng trong Then Tày.........................................................27 Tiểu kết.....................................................................................................................28 Chương 2: CỘI NGUỒN VÀ Ý NGHĨA TRỰC TIẾP CỦA CÁC NHÓM BIỂU TƯỢNG TRONG THEN TÀY NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CÁI BIỂU HIỆN...............30 2.1. Cội nguồn và ý nghĩa trực tiếp của các nhóm biểu tượng có nguồn gốc tự nhiên trong môi trường sinh thái Tày ........................................................................30 2.1.1. Biểu tượng cây ................................................................................................32 2.1.2. Biểu tượng chim..............................................................................................35 iii 2.1.3. Biểu tượng hoa ................................................................................................37 2.2. Cội nguồn và ý nghĩa trực tiếp của các nhóm biểu tượng có nguồn gốc nhân tạo trong môi trường văn hóa Tày .............................................................................40 2.2.1. Nhóm biểu tượng Đàn Tính và Nhạc Xóc........................................................41 2.2.2. Biểu tượng cầu ................................................................................................44 2.2.3. Nhóm biểu tượng mụ Dả Dỉn và lão Pú Cấy....................................................45 Tiểu kết.....................................................................................................................49 Chương 3: Ý NGHĨA GIÁN TIẾP CỦA CÁC NHÓM BIỂU TƯỢNG TRONG THEN TÀY NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CÁI ĐƯỢC BIỂU HIỆN .............51 3.1. Ý nghĩa gián tiếp của các nhóm biểu tượng có nguồn gốc tự nhiên trong môi trường sinh thái Tày ..................................................................................................51 3.1.1. Ý nghĩa gián tiếp hay ký hiệu mật ngôn của biểu tượng cây ............................51 3.1.2. Ý nghĩa gián tiếp hay ký hiệu mật ngôn của biểu tượng chim..........................55 3.1.3. Ý nghĩa gián tiếp hay ký hiệu mật ngôn của biểu tượng hoa ............................60 3.2. Ý nghĩa gián tiếp của nhóm biểu tượng có nguồn gốc nhân tạo trong môi trường văn hóa Tày ...................................................................................................65 3.2.1. Ý nghĩa gián tiếp hay ký hiệu mật ngôn của biểu tượng Đàn Tính và Nhạc Xóc ....65 3.2.2. Ý nghĩa gián tiếp hay ký hiệu mật ngôn của biểu tượng cầu ............................68 3.2.3. Ý nghĩa gián tiếp hay ký hiệu mật ngôn của biểu tượng mụ Dả Dỉn và lão Pú Cấy ......................................................................................................................71 Tiểu kết.....................................................................................................................75 Chương 4: GIÁ TRỊ CỦA BIỂU TƯỢNG TRONG THEN TÀY ........................76 4.1. Giá trị của biểu tượng trong Then Tày với tư cách một phương thức nghệ thuật .......76 4.1.1. Là cách diễn đạt hình ảnh, là hư cấu nghệ thuật độc đáo..................................76 4.1.2. Là nội dung và mục đích biểu trưng mang tư duy mẫn cảm tộc người .............81 4.2. Giá trị của biểu tượng với tư cách một thực thể văn hóa Tày ..............................83 4.2.1. Biểu tượng trong Then là ký hiệu văn hóa, văn học truyền thống của người Tày....83 4.2.2. Biểu tượng trong Then mang bản sắc văn hóa tộc người Tày...........................88 Tiểu kết.....................................................................................................................91 KẾT LUẬN .............................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................97 PHỤ LỤC iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia giàu bản sắc văn hóa với 54 dân tộc anh em chung sống. Mỗi dân tộc ở một vùng miền lại mang trong mình một bản sắc văn hóa độc đáo riêng. Chính sự đa dạng về văn hóa này đã tạo nên sự phong phú về bản sắc dân tộc, một bức tranh muôn màu trong nền văn hóa Việt. Trong sắc mầu văn hóa đó, Then nổi lên là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của người Tày. Then là một loại hình văn hóa tín ngưỡng có truyền thống lâu đời, trong đó lời Then là một trong những phần tinh túy, giàu giá trị, đậm chất nguyên hợp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu về Then và cũng có những kiến giải sâu sắc về nhiều phương diện. Tuy nhiên, Then có giá trị nhiều mặt, đặc biệt vừa có giá trị văn học vừa có ý nghĩa văn hóa. Tìm hiểu sâu về biểu tượng - một trong những phương diện nằm trong thế giới nghệ thuật Then để nhận diện, lý giải về giá trị của loại hình nghệ thuật độc đáo này vẫn đem lại cho ta những tri thức mới. Tuy nhiên, biểu tượng trong Then chưa được chú ý nghiên cứu một cách hệ thống. Với những lý do trên, chúng tôi chọn Hệ thống biểu tượng trong Then Tày làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. Hy vọng hướng tiếp cận này đem lại những nhận thức sâu hơn, mới hơn về Then Tày. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những nghiên cứu chung về Then Tày Văn học dân gian trước kia được sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng miệng. Trước năm 1945, do hoàn cảnh lịch sử, đất nước ta phải dồn sức cho chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc giành lại độc lập cho dân tộc nên chưa có một công trình nghiên cứu trực tiếp về Then. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, đặc biệt là từ Hội nghị bàn về công tác sưu tầm văn hóa dân gian ở miền Bắc (2/1964), văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số miền Bắc nói chung và ở vùng Việt Bắc nói riêng được các nhà sưu tầm, nghiên cứu đã đi điền dã, điều tra ở khu vực Việt Bắc và kết quả đã thu được là những cuốn sách Then viết bằng chữ Nôm, Tày, Nùng lưu truyền ở một số địa phương. Sang những năm 1970 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu Then thực sự được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, nhất là cho việc sưu tầm nghiên cứu và xuất bản sách. 1 Cuốn đầu tiên phải kể đến đó là cuốn Lời hát Thencủa Dương Kim Bội do sở Văn hóa thông tin Việt Bắc xuất bản 1975. Cuốn sách đã giới thiệu nguồn gốc hát Then, mối quan hệ giữa Then, Mo, Tàovà tập hợp một số lời Then ở vùng Việt Bắc. Song vì mục đích chính là sưu tầm nên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về lời của Then, chưa đi sâu vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật của Then Tày. Mấy vấn đề về Then Việt Bắcdo nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành năm 1978 là cuốn sách có nhiều tín hiệu mới. Cuốn sách tập hợp những bản báo cáo, tham luận của một số nhà nghiên cứu trong Viện văn học và ở Việt Bắc sau Hội nghị Sơ kết công tác sưu tầm nghiên cứu Then Việt Bắc năm 1975. Đây là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về các mặt của Then như nguồn gốc loại hình, nghệ thuật diễn xướng, thế giới nghệ thuật, yếu tố tâm linh trong Then. Do mục đích khái quát của công trình, các tác giả chưa đi sâu tìm hiểu về biểu tượng trong Then Tày. Sli, lượn, dân ca trữ tình Tày Nùng xuất bản năm 1979 của tác giả Vi Hồng là công trình nghiên cứu đáng chú ý về dân ca. Trong công trình này, tác giả đã so sánh Then với các hình thức tín ngưỡng dân gian khác và xem xét mối quan hệ giữa Then với Sli, Lượn, từ đó gián tiếp giới thiệu về Then. Tuy chủ yếu nghiên cứu về hình thức dân ca trữ tình song tác phẩm cũng có nhiều đóng góp cho công trình nghiên cứu về Then, trong đó có nghệ thuật. Bộ Then Tứ Báchcủa Lục Văn Pảo năm 1996 là cuốn sách thuần túy sưu tầm nhưng cũng giới thiệu sơ qua về Then, trong đó có quan niệm của người Tày về các loài thú, các loài chim, ngũ cốc và hoa. Công trình Tìm hiểu yếu tố tín ngưỡng trong lễ hội của người Tày Nùng (1998) của Nguyễn Thị Yên đã bước đầu tìm hiểu Then dưới góc nhìn văn hóa tâm linh. Đoàn Thị Tuyến với khóa luận tốt nghiệp Đạo Then trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng Lạng Sơn (1999) quan niệm Then là một thứ đạo và nhấn mạnh vai trò của Then trong đời sống tinh thần của người Tày ở Lạng Sơn. Tuy nhiên, tác giả mới chủ yếu nghiên cứu Then dưới góc độ xã hội học, phạm vi nghiên cứu còn nhỏ lẻ. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Huệ (Đại học quốc gia Hà Nội) nghiên cứu Then Tày ở Văn Quan – Lạng Sơn (qua trường hợp bà Then Hoàng Thị Bình), luận bàn về những yêu cầu cơ bản của một người làm nghề Then. 2 Công trình Then cấp sắc của người Tày (qua khảo sát ở huyện Quảng Hòa – Cao Bằng) xuất bản năm 2000 của tác giả Nguyễn Thị Yên đã đề cập đến vấn đề tâm linh, tín ngưỡng trong Then qua khảo sát thực tế. Song, cuốn sách này mới chỉ về khảo sát lễ cấp sắc ở một địa phương thuộc tỉnh Cao Bằng. Cuốn Then Tày của tác giả Nguyễn Thị Yên, nhà xuất bản văn hóa thông tin ấn hành năm 2003 là công trình xem xét khá toàn diện về Then Tày như: tổng quan về Then, các vấn đề nội dung, nghệ thuật Then…Nhưng trong công trình này, tác giả tìm hiểu chuyên sâu về Then cấp sắc. Cuốn Nét chung và nét riêng của âm nhạc trong diễn xướng Then Tày Nùng của tác giả Nông Thị Nhình xuất bản năm 2004 là một công trình khảo cứu công phu về âm nhạc Then, tuy nhiên tác giả chủ yếu quan tâm đến giai điệu Then, không chú tâm tìm hiểu về nghệ thuật lời hát Then. Luận văn thạc sĩ Văn hóa tâm linh của người Tày qua lời hát Then của Hà Anh Tuấn (bảo vệ năm 2008 tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên) đã đề cập đến đời sống tâm linh của người Tày, xác định tầm quan trọng của Then trong đời sống văn hóa của người Tày. Một loạt các sách sưu tầm, nghiên cứu về Then Tày những năm gần đây cho thấy sức hấp dẫn của Then và sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về loại hình văn hóa tín ngưỡng này. Có thể kể ra nhiều công trình nghiên cứu, hoặc vừa sưu tầm tập hợp vừa nghiên cứu theo dòng thời gian như: “Then - một hình thái Shaman của dân tộc Tày ở Việt Nam” của tác giả Ngô Đức Thịnh, đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian năm 2002; Ba cuốn sách dày dặn của Triều Ân: Lễ hội Dàng Then, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2011;Then Tày giải hạn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2013; Then Tày lễ Kỳ yên, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2016 là sự ghi nhận cho những nỗ lực sưu tầm nghiên cứu Then của ông; Hát Then lên chợ mường trời (Khắp Then pay ỉn dương cươi)của Dương Thị Đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2014; Lẩu Then cấp sắc hành nghề của người Tày ở xã Tân Lập, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn của Trần Văn Ái, Dương Thị Lâm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015; Giá trị những bài Then cổ hay nhất của Nguyễn Thiên Tứ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015; Lễ 3 cưới của người Sán Chỉ, Then Hỉn én, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2013;Một số lễ giải hạn của người Tày, Nùng ở Cao Bằng, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. (2016) của cùng một tác giả Triệu Thị Mai. Đáng chú ý là tác giả Ma Văn Vịnh trong năm 2016 xuất bản 4 cuốn sách tìm hiểu, dịch, chú thích về Then của người Tày ở Bắc Kạn:Các bài hát Then nghi lễ cúng chữa bệnh “Cứu dân độ thế” của người Tày Bắc Kạn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, (quyển 1); Các bài hát Then nghi lễ cúng chữa bệnh “Cứu dân độ thế” của người Tày Bắc Kạn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, (quyển 2);Các bài hát Then nghi lễ cấp sắc, tăng sắc của người Tày Bắc Kạn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, (quyển 1); Các bài hát Then nghi lễ cấp sắc, tăng sắc của người Tày Bắc Kạn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, (quyển 2)… Những công trình sưu tầm, nghiên cứu trên cung cấp cho chúng ta diện mạo Then Tày nói chung, nét riêng của Then Tày ở một số địa phương nói riêng. Tuy nhiên, chưa có cuốn nào tìm hiểu về biểu tượng, phương thức nghệ thuật độc đáo trong Then Tày. 2.2. Những nghiên cứu về biểu tượng trong Then Tày Luận văn Thạc sĩ của Nông Thị Ngọc thực hiện tại trường Đại học sư phạm Thái Nguyên với đề tài Then Kỳ Yên của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang – Tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (bảo vệ năm 2012) đã giới thiệu về một vùng Then tiêu biểu ở Hà Giang. Trong luận văn này, tác giả chủ yếu đề cập đến nội dung, nghệ thuật Then, trong đó tìm hiểu các biện pháp tu từ - những yếu tố nghệ thuật gần gũi với biểu tượng. Luận văn tốt nghiệp đại học năm 2016 Biểu tượng trong dân ca Tày của tác giả Vũ Thị Thoa (Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên) cũng bước đầu nghiên cứu các biểu tượng thường gặp trong các loại dân ca Tày nói chung, trong đó đề cập đến một số lời Then đã được sưu tầm, xuất bản. Luận văn cũng đã thống kê một số biểu tượng và phân tích giá trị biểu đạt của chúng. Tuy nhiên, tác giả luận văn mới chủ yếu miêu tả các biểu tượng mà chưa lý giải chúng trên cơ sở những tiêu chí khoa học, cũng như chưa tiếp cận dưới góc độ khoa học liên ngành. 4 Cũng trong năm 2016, công trình nghiên cứu về Then thuộc xã Lam Vĩ, Định Hóa, Thái Nguyên của tác giả Nguyễn Thùy Linh( Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên) đã khảo cứu về các dạng thức, nội dung, nghệ thuật Then Tày ở một địa phương cụ thể. Trong phần tìm hiểu về nghệ thuật, tác giả đã khảo sát các biện pháp tu từ, những phương thức nghệ thuật có mối liên hệ gần gũi với biểu tượng. Năm 2017, công trình Then Tày ở Võ Nhai, Thái Nguyên của tác giả Nguyễn Thị Hà (Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Sư phạm Thái Nguyên) cũng tìm hiểu Then Tày ở một vùng văn hóa cụ thể. Tác giả đã sưu tầm được một số lượng đáng kể và khảo sát nội dung, nghệ thuật của Then Tày nơi đây. Trong luận văn, các yếu tố nghệ thuật Then Tày được đưa ra khảo sát khác phong phú thể thơ, các biện pháp tu từ, thời gian, không gian nghệ thuật… Các biện pháp liệt kê, so sánh, điệp… cũng có mối liên hệ gián tiếp với biểu tượng, một phương thức nghệ thuật độc đáo trong Then Tày. Như vậy, ở từng thời điểm khác nhau, từng giai đoạn khác nhau đã có những công trình nghiên cứu về Then khá công phu và khoa học. Cũng đã có những công trình tìm hiểu về biểu tượng và biểu tượng trong Then Then Tày. Tuy nhiên, nghiên cứu về một phương diện nghệ thuật – biểu tượng trong Then dưới góc độ tiếp cận liên ngành thì từ trước đến nay chưa có công trình nào chuyên sâu. Nhưng những công trình đi trước có ý nghĩa là tiền đề giúp chúng tôi thực hiện luận văn này. 3. Mục đích nghiên cứu - Mục đích bao trùm luận văn là tìm hiểu biểu tượng với tư cách vừa là phương thức nghệ thuật, vừa là tín hiệu văn hóa trong Then Tày. - Qua đó luận văn phân tích, lý giải, nhận diện những giá trị nhiều mặt độc đáo, đậm bản sắc văn hóa Tày của một tín hiệu nghệ thuật mang dấu ấn đậm nét của tộc người Tày. - Trong chừng mực nhất định, gợi ra hướng bảo tồn, phát huy những nét đẹp vốn có của Then Tày nói chung, biểu tượng trong Then Tày nói riêng trong di sản văn hóa Tày, trong đời sống cộng đồng Tày. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề lý luận về biểu tượng và khái quát về Then Tày. - Khảo sát, thống kê, phân tích giá trị của biểu tượng trên cơ sở nhận diện các tầng ý nghĩa biểu hiện từ các phương diện cấu trúc của biểu tượng trong Then Tày. 5 - Bước đầu nêu một số suy nghĩ về bảo tồn, phát huy những giá trị văn học, văn hóa của Then Tày nói chung, biểu tượng nói riêng trong đời sống đương đại trước sự vận động của thời gian lịch sử, đặc điểm văn hóa, xã hội. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính là những biểu tượng đang tồn tại trong văn bản Then Tày. - Phạm vi tư liệu nghiên cứu: + Nghiên cứu các văn bản Then Tày trong các cuốn sách đã xuất bản sau đây: 1. Triều Ân (2011), Lễ hội Dàng Then, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 2. Triều Ân (2013), Then Tày giải hạn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 3. Triều Ân (2016), Then Tày lễ Kỳ yên, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 4. Dương Kim Bội (1975), Lời hát Then, Sở Văn hóa thông tin Việt Bắc, Bắc Thái. 5. . Hoàng Luận, Hoàng Tuấn Cư (2016), Then giải hạn của người Tày huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 6. Triệu Thị Mai, Ma Văn Hàn (2011), Những khúc ca cầu trường thọ của Bụt Ngạn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 7. Triệu Thị Mai (2013), Lễ cưới của người Sán Chỉ, Then Hỉn én, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 8. Ma Văn Vịnh (2016), Các bài hát Then nghi lễ cấp sắc, tăng sắc của người Tày Bắc Kạn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, (quyển 2) 9. Một số cuốn sách nghiên cứu, sưu tầm Then của các tác giả khác để so sánh, đối chiếu khi cần thiết. + Ngoài ra, chúng tôi tham khảo thêm một số văn bản Then mới được sưu tầm, chưa xuất bản của các tác giả trong các cuốn Luận văn Th.S: Then Tày ở Lam Vĩ, Định Hóa, Thái Nguyên và Then Tày ở Võ Nhai, Thái Nguyên… (đã dẫn trong Tài liệu Tham khảo). - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Hệ thống biểu tượng trong Then Tày phong phú và phức tạp, trong giới hạn một luận văn Thạc sĩ, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu các biểu 6 tượng tiêu biểu trên cơ sở được nhận diện bằng tiêu chí khoa học chuyên ngành. Đó là các biểu tượng: cây, chim, hoa, Đàn Tính, Nhạc Xóc, cầu, Dả Dỉn, Pú Cấy. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp điền dã: Chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã để gặp gỡ các nghệ nhân và những người yêu quý Then Tày, tìm hiểu thêm về văn hóa Tày từ truyền thống đến hiện đại. 6.2. Phương pháp thống kê: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê để xử lý những tư liệu liên quan đến đề tài; định lượng tần xuất xuất hiện của yếu tố nghệ thuật và những yếu tố khác, làm cơ sở cho các nhận định nghiên cứu. 6.3. Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở tư liệu đã tập hợp thống kê, luận văn phân tích, tổng hợp vấn đề, rút ra những đánh giá, nhận xét về ý nghĩa và giá trị khái quát của hệ thống biểu tượng trong Then Tày. 6.4. Phương pháp so sánh: Để có cái nhìn khách quan, chân thực về đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đối sánh một số vấn đề về Then của người Tày với Then được dân tộc khác sử dụng để tìm ra nét tương đồng và dị biệt nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá có cơ sở. Phương pháp so sánh cũng được dùng trong những trường hợp cụ thể hơn, chẳng hạn: so sánh tỉ lệ xuất hiện của các biểu tượng trong Then Tày… 6.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Then Tày là loại hình văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống trong mối quan hệ nguyên hợp. Tìm hiểu Then Tày nói chung, biểu tượng trong Then Tày nói riêng, chúng tôi sử dụng thêm phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học có liên quan như văn hóa học, xã hội học, dân tộc học… để khảo sát nghiên cứu. 7. Những đóng góp của luận văn - Là công trình nghiên cứu có hệ thống về biểu tượng trong Then Tày trên cơ sở lý luận khoa học chuyên ngành, liên ngành. - Gợi ra hướng triển khai mới, có cơ sở và mang tính liên ngành - nghiên cứu dựa vào cấu trúc ngữ nghĩa của biểu tượng để giải mã biểu tượng nói chung, biểu tượng trong Then Tày nói riêng. 7 - Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã tập hợp khá đầy đủ các công trình sưu tầm và nghiên cứu về Then Tày, làm cơ sở cho việc khảo cứu biểu tượng. Tư liệu đã tập hợp gồm cả những công trình đã in ấn xuất bản và những tác phẩm, thông tin văn hóa Tày còn lưu truyền trong đời sống dân gian. - Góp phần bảo lưu, gìn giữ, phát huy giá trị Then Tày nói chung, biểu tượng trong Then Tày nói riêng trong dòng chảy văn hóa dân tộc. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung chính của luận văn được triển khai trong 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về biểu tượng và khái quát về Then Tày Chương 2: Cội nguồn và ý nghĩa trực tiếp của các nhóm biểu tượng trong Then Tày nhìn từ bình diện cái biểu hiện Chương 3: Ý nghĩa gián tiếp của các nhóm biểu tượng trong Then Tày nhìn từ bình diện cái được biểu hiện Chương 4: Giá trị của biểu tượng trong Then Tày 8 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ THEN TÀY Tìm hiểu biểu tượng trong Then Tày là nghiên cứu một phương thức nghệ thuật độc đáo từng được sử dụng nhiều trong các ngành khoa học xã hội. Vậy biểu tượng là gì, cấu trúc ngữ nghĩa, cách thức phân loại, vai trò của nó trong thơ ca… là những vấn đề cần quan tâm tìm hiểu. Then được xác định là một hình thức văn hóa tín ngưỡng của người Tày. Nhưng Then là gì, cách thức phân loại, tiêu chí nhận diện và nội dung cơ bản của Then… vẫn còn những điều hiện nay chưa thống nhất. Nghiên cứu những vấn đề về biểu tượng và Then Tày ở trên là cơ sở để luận văn tìm hiểu hệ thống biểu tượng trong Then, di sản văn hóa tinh thần độc đáo của người Tày, một tộc người bản địa có quá trình lịch sử văn hóa lâu dài, nhiều thành tựu ở Việt Nam. 1.1. Cơ sở lý luận về biểu tượng 1.1.1. Khái niệm biểu tượng Tìm hiểu văn học nghệ thuật nói riêng, các khoa học liên ngành khác như văn hóa, triết học, tâm lý học… nói chung đang có xu hướng chú trọng đến một loại phương tiện truyền đạt thông tin đặc biệt, đó là biểu tượng. Vậy biểu tượng (symbol) là gì? “Thuật ngữ symbol bắt nguồn từ Hy Lạp. Symbolon có nghĩa là ký hiệu (Sign), dấu hiệu, lời nói, tín hiệu, triệu chứng, hợp đồng v.v... Cũng có thuyết cho rằng chữ symbol bắt nguồn từ động từ Hy Lạp "Symballo" có nghĩa là "ném vào một vị trí", "liên kết", "suy nghĩ về", "thoả thuận", "ước hẹn" v.v... Biểu tượng trong tiếng Hán: Biểu có nghĩa là: "bày ra", "trình bày", "dấu hiệu", để người ta dễ nhận biết một điều gì đó. Tượng có nghĩa là "hình tượng". Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng trưng, nhằm để diễn đạt về một ý nghĩa mang tính trừu tượng. (…) Bản chất khó xác định và sống động của biểu tượng chính là sự chia ra và kết lại với nhau, nó hàm chứa hai ý tưởng phân ly và tái hợp. Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ, ý nghĩa của biểu tượng luôn biến ảo, nó bộc lộ ra trong cái vừa gãy vỡ vừa là nối kết, 9 vừa xuất hiện lại vừa mất đi, khiến cho tư duy luôn phải truy tìm, liên tưởng và muốn nắm bắt lấy vô vàn những ý nghĩa đang còn tiềm ẩn ngay trong lòng của nó”[91]. Bàn về biểu tượng còn có rất nhiều ý kiến. Mỗi nhà nghiên cứu có cách hiểu và diễn đạt khác nhau về biểu tượng, chẳng hạn: Georges Gurvitch trong Từ điển biểu tưọng văn hoá thế giới đã phát biểu một cách ngắn gọn: "Các biểu tượng tiết lộ mà che giấu và che giấu mà tiết lộ" [Dẫn theo 91]. Cũng theo cách ngắn gọn, Chu Hy, nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng đời Tống (1131 - 1200) trong "Dịch thuyết cương lĩnh" khi bàn về biểu tượng đã viết: "Tượng là lấy hình này để tỏ nghĩa kia".[Dẫn theo 91]. Hay, nhấn mạnh vào cách thức diễn đạt và mối quan hệ giữa nội dung và ý nghĩa tiềm ẩn của biểu tượng, Freud cho rằng: "Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, mọi lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng"[Dẫn theo 91]. Nhà phân tâm học C. G. Jung trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới lại chú ý đến các phương tiện hình thành biểu tượng và những “ý nghĩa khác, ý nghĩa bổ sung” và định nghĩa về biểu tượng như sau: "Cái mà chúng ta gọi là biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh, ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn chứa đựng những ý nghĩa khác, bổ sung vào cái ý nghĩa ước định hiển nhiên và trực tiếp của nó"[Dẫn theo 91]. Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đưa ra một định nghĩa về biểu tượng như sau: “Hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt”[61, tr. 67]. Như vậy, có thể thấy, xác định bản chất, đặc biệt là giải mã biểu tượng để tìm ra ý nghĩa, giá trị của tín hiệu nghệ thuật này là hết sức phức tạp. Một biểu tượng thường có nhiều nghĩa và ngược lại một ý nghĩa lại có thể có nhiều biểu tượng cùng biểu thị. 10 Vậy, có thể định nghĩa “biểu tượng là những hình ảnh tượng trưng được phô bày khiến người ta có thể cảm nhận một giá trị trừu xuất nào đó đang tiềm ẩn trong lòng của nó”[91]. Để có thể tiếp cận biểu tượng, cần một số phẩm chất và năng lực tư duy như: sự nhạy cảm đối với văn chương và ngôn ngữ; tri thức văn hóa, lịch sử về vùng miền ở thời điểm biểu tượng ra đời và tồn tại; năng lực tư duy hình tượng và loogic… Cấu trúc ngữ nghĩa của biểu tượng là điều cần xem xét tiếp theo khi muốn áp dụng lý thuyết về biểu tượng vào nghiên cứu Then Tày. 1.1.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của biểu tượng Như đã tìm hiểu ở trên, biểu tượng là những hình ảnh tượng trưng được phô bày khiến người ta có thể cảm nhận một giá trị trừu xuất nào đó đang tiềm ẩn trong lòng của nó. Vậy nên, biểu tượng có mối quan hệ gần gũi với ký hiệu học. Nói giản dị: biểu tượng gồm có phần ký hiệu và phần ý nghĩa trong ký hiệu đó. “Ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa vật làm biểu tượng với thế giới ý nghĩa làm nên giá trị của biểu tượng cũng như đời sống của các ký hiệu trong lòng sinh hoạt xã hội, được F.De Saussure gọi là ký hiệu học (semeiology). Tiếp cận ký hiệu học nghiên cứu biểu tượng cũng chính là muốn tìm thấy được bản chất của hệ thống ngôn ngữ ký hiệu đặc thù này. Trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành về ký hiệu học có nhiều quan niệm và các khuynh hướng khác nhau. Song, chỉ có một số tên tuổi được nhắc đến như: F.De Saussure, Charles Sanders Peirce, William Morris, G.Mounin v.v.. và nổi trội hơn hết làR.Barthes và Louis Trolle Hjelmslev, trong lĩnh vực nghiên cứu hệ thống ký hiệu học hàm nghĩa - biểu tượng. Theo L.Hjelmslev mỗi ký hiệu là hiện tượng được nẩy sinh bằng mối quan hệ giữa sự biểu đạt (Signifiant) còn gọi là cái biểu đạt (CBĐ): như các sự kiện, hiện tượng, cái dùng để biểu thị (một đồ vật, một hình ảnh v.v..) và nội dung được biểu đạt (Signifié) còn gọi là cái được biểu đạt (CĐBĐ). Đó là những giá trị, quan niệm, ý nghĩa, ý tưởng v.v.. Vậy ký hiệu là nội hàm của mối quan hệ CBĐ/CĐBĐ. Nói cách khác mỗi ký hiệu là bộ ba: 11 Sơ đồ ký hiệu học biểu thị của L.Hjelmslev Điều đóng góp quan trọng nhất của L.Hjelmslev là có sự phân biệt giữa “ký hiệu học biểu thị” với “ký hiệu học hàm nghĩa”. Ngôn ngữ thông thường là hệ thống ký hiệu biểu thị. Một ngôn ngữ hàm nghĩa là một ngôn ngữ mà bình diện biểu đạt (hình thức) của nó cũng là một hệ thống ngôn ngữ thông thường (ký hiệu biểu thị) và cả hai hệ thống đã lồng vào nhau tạo thành một hệ thống kép - hệ thống siêu ký hiệu. R.Barthes đã tiếp thu khái niệm ký hiệu học biểu thị và ký hiệu học hàm nghĩa của Hjelmslev vào sơ đồ cú pháp ký hiệu học hàm nghĩa của mình. Có thể tóm tắt hệ thống "siêu ký hiệu" của R.Barthes như sau: Một là hệ thống ký hiệu học biểu thị (A) còn gọi là ngôn ngữ thông thường. Hai là hệ thống ký hiệu học hàm nghĩa (B) còn gọi là "siêu ngôn ngữ" (Metalanguage) - ngôn ngữ biểu tượng. Hai hệ thống ký hiệu này lồng trong nhau, biểu hiện thành sơ đồ sau: 12 Sơ đồ cú pháp ký hiệu học hàm nghĩa của R.Barthes Sơ đồ này có nghĩa là ở siêu ngôn ngữ (B) ở bình diện biểu đạt (hình thức) lại là một ký hiệu biểu thị - ngôn ngữ thông thường. Để hiểu được hệ thống ký hiệu học hàm nghĩa của R.Barthes trong quá trình tiếp cận ký hiệu học nghiên cứu biểu tượng ta có thể chuyển đổi sơ đồ mẫu trên đây thành sơ đồ giải thích như sau: Vận dụng mô hình siêu ký hiệu của R.Barthes "giải mã" hệ thống ngôn ngữ biểu tượng (Symbol) 13 ” [91] Nhìn vào các sơ đồ trên, chúng ta thấy rõ hơn sự phức tạp của biểu tượng (symbol). Đó là sự lồng ghép 2 hệ thống ký hiệu (ký hiệu học biểu thị (ngôn ngữ thông thường) và ký hiệu học hàm nghĩa (ngôn ngữ biểu tượng). Tuy nhiên, về bản chất, đó là sự có mặt của hai bình diện: cái biểu đạt (CBĐ) và cái được biểu đạt (CĐBĐ) trong cấu trúc của biểu tượng, gồm các tầng nghĩa trực tiếp và gián tiếp trong mối quan hệ qua lại biện chứng giữa chúng tạo nên siêu ký hiệu – biểu tượng (symbol). Và nội dung trong “cái được biểu đạt” còn được gọi là “ký hiệu mật ngôn” Về cơ bản, chúng tôi thống nhất với cách lý giải bằng sơ đồ của các nhà nghiên cứu ở trên. Tuy nhiên, mỗi cách triển khai phân tích sẽ có những nét riêng, phù hợp với đặc điểm đối tượng, mục đích nghiên cứu và văn hóa tộc người. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan