Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua k...

Tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tây ninh​

.PDF
136
135
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ------------------------------ NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành : 60340301 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ------------------------------ NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành: 60340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHAN MỸ HẠNH TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Ninh” là công trình của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân.Những kết quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Các số liệu trong luận văn nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. Tp. HCM, tháng 03 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Đào ii LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập khoá học cao học tại trường Đại học công nghệ Tp. HCM đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng; phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau đại học – Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM; tất cả quý Thầy Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi chân thành cảm ơn TS Phan Mỹ Hạnh đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn.Nếu không có những lời hướng dẫn tận tình của giáo viên thì tôi rất khó hoàn thiện được luận văn này. Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Tp. HCM, tháng 03 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Đào iii TÓM TẮT Trong xu thế hội nhập hiện nay, đòi hỏi nền tài chính của mỗi quốc gia phát triển phù hợp và ngang tầm với các nước trên thế giới và trong khu vực. Vì vậy công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhằm đảm bảo cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng – anh ninh, … Kiểm soát chi ngân sách nhà nước là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước căn cứ vào chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định dựa trên những cơ sở nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia; đồng thời cũng góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác điều hành và quản lý ngân sách nhà nước. Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu hình thành nên thang đo công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Ninh; trong đó 05 nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Ninh gồm: (1) Ứng dụng công nghệ thông tin, (2) Trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi, (3) Hệ thống luật pháp về chi thường xuyên ngân sách nhà nước, (4) Năng lực kiểm soát, điều hành các cấp chính quyền, (5) Quy trình nghiệp vụ là những nhân tố tác động tỷ lệ thuận công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Ninh. Ta thấy, ở phương trình hồi quy, trong 5 nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Ninh thì nhân tố Trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi ảnh hưởng mạnh nhất với Beta = 0,461; nhân tố Hệ thống luật pháp về chi thường xuyên ngân sách nhà nước ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0.420; nhân tố quy trình nghiệp vụ ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số Beta = 0.408; nhân tố iv tiếp theo Năng lực kiểm soát, điều hành các cấp chính quyền ảnh hưởng thứ tư với hệ số Beta = 0.390; nhân tố ứng dụng công nghệ thông tin ảnh hưởng thấp nhất với hệ số Beta = 0.386. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị có tác động trực tiếp đến các nhân tố nhằm nâng cao công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Ninh. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ thực hiện ở một nhóm mẫu nhỏ, chưa đại diện hết cho tất cả các cán bộ làm việc tại Kho bạc Nhà nước Tây Ninh từ đó ảnh hưởng tính tổng quát của đề tài. v ABSTRACT In the current integration trend, it is required that each country's finance develops appropriately and on a par with countries in the world and in the region. Thus, state budget expenditure control plays an important role in improving the efficiency of management and use of state budget funds to ensure socio-economic development, political stability, Keeping the defense - security, ... State budget expenditure control means the process by competent state agencies to evaluate, inspect and control state budget expenditures based on policies, regimes, criteria and spending norms. The State budget shall be based on the principles, form and method of financial management in each period. Performing this task is of great importance in practicing thrift and combating waste in order to concentrate all financial resources for socio-economic development of the province, thus contributing to restraining inflation and stabilizing the economy. Macroeconomics, Monetary and Healthier National Finance; At the same time, it also contributes to raising the responsibility and promoting the role of branches, levels, agencies and units involved in the management and management of the state budget. Synthesizing the theories, inheriting the results from the previous research directly and indirectly related to the topic, the author initially formed the scale of control expenditure of the state budget through the warehouse Silver State of Tay Ninh; Of these, 05 factors affecting the control of state budget expenditures through the Tay Ninh State Treasury include: information technology application, legal system for regular state budget expenditures, capacity for controlling and administering levels of government, To approve the control of state budget expenditures through the State Treasury of Tay Ninh. As shown in the regression equation, the five factors affecting the control of state budget expenditures through the Tay Ninh State Treasury are as follows: Factors of the contingent of officials performing expenditure control tasks The strongest influence with Beta = 0.461; The second most frequent factor in the state budget's legal system is Beta = 0.420; the third most powerful business process factor with the Beta = 0.408; the next factor The ability to control, administer the fourth level of government has a Beta of 0.390; Factor of applying information technology is lowest with Beta = 0.386. Based on vi the results of the study, the author has proposed a number of recommendations that directly affect the factors to improve the control of state budget expenditures through the State Treasury of Tay Ninh. However, this study was conducted only in a small sample group and was not representative for all staff working at the Tay Ninh State Treasury, which affected the generality of the project. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................... iii ABSTRACT .............................................................................................................. v MỤC LỤC.............................................................................................................. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. xii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... xiii DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... xv PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:................................................................................. 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................ 3 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 3 1.5 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ............................................................................... 4 1. 6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................................... 6 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài.............................................................................. 6 1.2 Các nghiên cứu trong nước .............................................................................. 7 1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu .................................................................. 10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC .................................. 13 2.1. Ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách nhà nước .............................. 13 2.1.1. Ngân sách nhà nước ............................................................................... 13 2.1.1.1. Khái niệm ........................................................................................ 13 2.1.1.2. Vai trò của Ngân sách nhà nước ...................................................... 13 2.1.1.3. Phân loại chi ngân sách nhà nước .................................................... 14 2.1.1.4. Chu trình quản lý ngân sách nhà nước ............................................. 15 viii 2.1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước ............................................................. 17 2.2. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước..... 17 2.2.1. Khái niệm và vai trò kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho Bạc Nhà Nước ......................................................................................................... 17 2.2.1.1 Khái niệm ......................................................................................... 17 2.2.1.2 Vai trò ............................................................................................... 18 2.2.1.3. Phân loại kiểm soát chi thường xuyên NSNN ................................. 19 2.2.1.4. Đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên NSNN ................................. 20 2.2.2. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua KBNN 23 2.2.3. Điều kiện chi ngân sách nhà nước .......................................................... 24 2.2.4.Kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà Nước ............................. 25 2.2.5. Nội dungkiểm soát chi thường xuyên NSNN ......................................... 29 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước ............................................................................................... 34 2.3.1 Ứng dụng công nghệ thông tin ................................................................ 34 2.3.2 Trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi ..................... 36 2.3.3 Hệ thống luật pháp về chi thường xuyên NSNN ..................................... 36 2.3.4 Năng lực kiểm soát, điều hành các cấp.................................................... 37 2.3.5 Quy trình nghiệp vụ ................................................................................ 37 2.4 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 38 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 39 CHUƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 40 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu ..................................................................... 40 3.2 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 41 3.3 Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 42 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 42 3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu ................................. 42 3.3.3 Mẫu khảo sát dùng trong nghiên cứu ...................................................... 43 3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 43 3.4.1 Công cụ thu thập dữ liệu ......................................................................... 43 3.4.2 Phân tích và xử lý dữ liệu ........................................................................ 43 ix 3.5 Xây dựng thang đo ......................................................................................... 43 3.6 Các giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định ...................................................... 47 3.7 Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Ninh. ............................. 47 3.8 Kết quả thống kê mẫu khảo sát ...................................................................... 48 Bảng 3.2 Kết quả thống kê mẫu khảo sát ................................................................ 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 49 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 50 4.1Tổng quan về Kho bạc Nhà nước Tây Ninh.................................................... 50 4.1.1. Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Tây Ninh ................................................................................................................. 50 4.1.2. Cơ cấu tổ chức........................................................................................ 51 4.1.3 Đội ngũ cán bộ trực tiếp kiểm soát chi .................................................... 52 4.2.Công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Ninh ..................................................................................................... 52 4.2.1 Tình hình chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Ninh .......................................................................................................... 52 4.2.2 Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Ninh ........................................................................... 55 4.2.2.1 Kiểm soát hồ sơ, chứng từ các khoản chi NSNN .............................. 55 Tài liệu làm căn cứ kiểm soát ....................................................................... 55 4.2.2.2 Kiểm soát điều kiện có trong dự toán được giao............................... 58 4.2.2.3 Kiểm soát tạm ứng kinh phí thường xuyên của NSNN ..................... 60 4.2.2.4 Kiểm soát thanh toán chi thường xuyên của NSNN ......................... 61 4.2.3 Một số đánh giá liên quan đến thực trạng công tác công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Ninh .............. 66 4.2.3.1 Những kết quả đạt được .................................................................... 66 4.2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ........................................................ 67 4.3. Phân tích và đánh giá độ tin cậy của thang đo: ............................................. 69 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's alpha: ................ 69 x 4.3.1.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Ứng dụng công nghệ thông tin”............................................................................ 70 4.3.1.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi” .................................. 71 4.3.1.3. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Hệ thống luật pháp về chi thường xuyên NSNN” .............................................. 71 4.3.1.4. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Năng lực kiểm soát, điều hành các cấp chính quyền” ............................................ 72 4.3.1.5. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Quy trình nghiệp vụ” ............................................................................................ 73 4.3.1.6. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Ninh” ..................................................................................................... 74 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................ 75 4.3.2.1. Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập ...................................... 75 4.3.2.2. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “Công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Ninh”... 78 4.4.Phân tích hồi quy ........................................................................................... 80 4.4.1.Phương trình hồi quy tuyến tính .............................................................. 80 4.4.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ................................................ 81 4.5.Kiểm định các giả thiết cần thiết trong mô hình phân tích hồi quy ................ 83 4.5.1. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy. ......................... 83 4.5.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................... 84 4.5.3 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư ............................................ 84 4.6. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ................................................... 84 4.6.1.Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi .............. 85 4.6.2. Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn ............................. 85 4.7. Bàn luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 87 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 89 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 90 5.1 Kết luận ......................................................................................................... 90 xi 5.2 Quan điểm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tây Ninh đến năm 2020 .......................................................................... 91 5.2.1 Quan điểm công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN ........................ 91 5.2.2 Định hướng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tây Ninh . 92 5.3 Kiến nghị ....................................................................................................... 93 5.3.1 Ứng dụng công nghệ thông tin ................................................................ 93 5.3.2 Trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi ..................... 94 5.3.3 Hệ thống luật pháp về chi thường xuyên NSNN ..................................... 96 5.3.4 Năng lực kiểm soát, điều hành các cấp chính quyền ............................... 97 5.3.5 Quy trình nghiệp vụ ................................................................................ 97 5.4 Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................. 98 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 101 xii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân. CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa. CMND : Chứng minh nhân dân. ĐVSDNS : Đơn vị sử dụng ngân sách ĐVSNCL : Đơn vị sự nghiệp công lập HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc Nhà Nước. KT-XH : Kinh tế - Xã hội. KSC : Kiểm soát chi. NSNN : Ngân sách Nhà Nước. QLNN : Quản lý Nhà Nước UBND : Ủy ban nhân dân SNCL : Sự nghiệp công lập xiii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Thang đo chính thức của nghiên cứu........................................................ 44 Bảng 3.2 Kết quả thống kê mẫu khảo sát ................................................................ 48 Bảng 3.1. Trình độ cán bộ trực tiếp kiểm soát chi tại KBNN Tây Ninh .................. 52 Bảng 4.1: Số đơn vị giao dịch và số tài khoản mở tại KBNN Tây Ninh ................. 53 Bảng 4.2: Tổng hợp tình hình chi NSNN giai đoạn 2015 - 2017 qua KBNN Tây Ninh......................................................................................................................... 53 Bảng 4.3: Tổng hợp chi thường xuyên theo nhóm chi qua KBNN Tây Ninh giai đoạn 2015 - 2017 ..................................................................................................... 54 Bảng 4.4: Kết quả khảo sát về thực trạng kiểm soát hồ sơ, chứng từ các khoản chi NSNN ...................................................................................................................... 57 Bảng 4.5: Bảng Số liệu từ chối thanh toán các khoản chi sai liên quan đến ............ 58 dự toán..................................................................................................................... 58 Bảng 4.6: Kết quả khảo sát về điều kiện có trong dự toán được giao ...................... 59 Bảng 4.7: Tổng hợp các nhóm mục chi theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ ............. 61 Bảng 4.8: Tình hình chi thanh toán cá nhân giai đoạn 2015 - 2017 ......................... 62 Bảng 4.9: Tình hình chi thanh toán nghiệp vụ giai đoạn 2015 - 2017 ..................... 63 Bảng 4.10: Tình hình mua sắm, sửa chữa TSCĐ chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2015 – 2017 tại KBNN Tây Ninh ............................................................................ 64 Bảng 4.11: Kết quả khảo sát yêu cầu dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao ................................................................................................................................ 65 Bảng 4.14. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Ứng dụng công nghệ thông tin” ...... 70 Bảng 4.15 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi” .......................................................................................... 71 Bảng 4.16 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Hệ thống luật pháp về chi thường xuyên NSNN” ......................................................................................................... 72 Bảng 4.17 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Năng lực kiểm soát, điều hành các cấp chính quyền” ........................................................................................................... 73 Bảng 4.17 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Quy trình nghiệp vụ” ........................ 73 Bảng 4.18 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Ninh” .......................................... 74 xiv Bảng 4.19 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần ................................ 76 Bảng 4.20 Bảng phương sai trích ............................................................................ 76 Bảng 4.21 Ma trận xoay .......................................................................................... 77 Bảng 4.22 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần ................................. 79 Bảng 4.23: Phương sai trích .................................................................................... 79 Bảng 4.24 Ma trận nhân tố biến phụ thuộc .............................................................. 79 Bảng 4.25 Kiểm tra độ phù hợp của mô hình .......................................................... 81 Bảng 4.26 Bảng tóm tắt mô hình hồi quy ................................................................ 81 Bảng 4.27 Bảng phân tích ANOVA ........................................................................ 82 Bảng 4.28 Bảng kết quả hồi quy.............................................................................. 82 Bảng 5.1: Tổng hợp mức độ tác động của các nhân tố ............................................ 91 xv DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN ................................... 26 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 38 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 41 Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ..................... 85 Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa ............................................ 86 Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ........................................ 86 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, khi nguồn thu ngân sách còn hạn chế thì việc kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm và có hiệu quả các khoản chi ngân sách nhà nước đặc biệt quan trọng. Thực hiện tốt kiểm soát chi ngân sách nhà nước có ý nghĩa rất lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nước; tạo điều kiện giải quyết mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng; tăng cường kỷ luật tài chính; nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước. Đồng thời, Nhà nước sử dụng chi ngân sách nhà nước như là một công cụ để thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế, điều tiết định hướng phát triển thông qua việc xác định cơ cấu chi cho từng mục đích quan trọng những giai đoạn nhất định và thực hiện các mục tiêu công bằng xã hội khác. Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều biện pháp tích cực, hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chi NSNN nói chung và trong lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc nói riêng. KBNN phải thực sự trở thành một trong những công cụ quan trọng của Chính phủ trong việc thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhà nước và đặc biệt là cải cách hành chính công theo hướng công khai, minh bạch, từng bước phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế góp phần thực hành tiết kiệm, tổ chức chống tham nhũng, lãng phí nhằm nâng cao hiệu quản quản lý, sử dụng nguồn lực của Chính phủ, chất lượng hoạt động quản lý tài chính vĩ mô, giữ vững ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý NSNN nói riêng, đòi hỏi mọi khoản chi của NSNN phải đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả. Bởi lẽ, chúng ta đều biết, nguồn lực của NSNN là có hạn, nó đều là tiền của và công sức lao động do nhân dân đóng góp, nên không thể bị chi tiêu một cách lãng phí. Do vậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN thực sự đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế-xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia; đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát 2 huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng NSNN. Theo quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ, “KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước”. Ngoài những vấn đề thực hiện nhiệm vụ chung của toàn hệ thống KBNN, việc quản lý và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh vẫn tồn tại những vấn đề chưa phù hợp với tình hình thực tế. Quy trình thực hiện công tác kiểm soát chi ngân sách qua KBNN Tây Ninh vẫn còn những hạn chế, bất cập như: công tác kiểm soát chi ngân sách qua KBNN chưa hiệu quả, vẫn còn tình trạng tham nhũng, lãng phí NSNN; ý thức chấp hành chế độ, chính sách của các đơn vị sử dụng ngân sách còn hạn chế; việc phân công nhiệm vụ kiểm soát chi trong hệ thống KBNN còn bất cập. Bên cạnh đó công tác điều hành của các cấp chính quyền với các đơn vị sử dụng ngân sách chưa được quan tâm coi trọng dẫn đến việc sử dụng ngân sách sai mục đích, quy định, chế độ, định mức nhà nước đã quy định, chi đầu tư xây dựng còn dàn trải, thiếu tập trung đồng bộ gây lãng phí rất lớn cho NSNN. Đồng thời, công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và cải cách tài chính công trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Ninh” với mong muốn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao quản lý chi, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. 1.2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu chung Nghiên cứu nhằm mục tiêu chung là hoàn thiện công tác Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Tây Ninh. Để thực hiện điều này, trước hết luận văn tiến hành đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tây Ninh, xác định các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tây Ninh, từ đó có biện pháp, kiến nghị cụ thể 3 đến từng nhân tố để nhằm hoàn thiện công tác chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh này. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN; - Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tây Ninh, những kết quả đạt được và những mặt hạn chế còn tồn tại; - Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến công tác kiểm soát chi thường xuyên nsnn qua KBNN Tây Ninh; - Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua KBNN Tây Ninh 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Một là, các nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN? - Hai là, thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tây Ninh trong giai đoạn 2015-2017 như thế nào? - Ba là, mức độ tác động của các nhân tố đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tây Ninh như thế nào? - Bốn là, có thể đề xuất các kiến nghị nào nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua KBNN Tây Ninh? 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu là công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tây Ninh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại KBNN tỉnh Tây Ninh + Về thời gian nghiên cứu: Số liệu từ năm 2015 – 2017. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp hỗn hợp, bao gồm phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu được thực hiện theo hai bước chính:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan