Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn kiểm toán chất thải và đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên...

Tài liệu Luận văn kiểm toán chất thải và đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường của công ty cổ phần xi măng cẩm phả

.PDF
105
122
51

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI ===*****=== LUẬN VĂN THẠC SĨ KIỂM TOÁN CHẤT THẢI VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẨM PHẢ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG LÃ THANH BÌNH HÀ NỘI, NĂM 2018 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI ===*****=== LUẬN VĂN THẠC SĨ KIỂM TOÁN CHẤT THẢI VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẨM PHẢ CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ : 8440301 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ MAI THẢO HÀ NỘI, NĂM 2018 i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân em, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tế và dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS Phạm Thị Mai Thảo – giảng viên khoa Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội. Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, do Công ty Cổ phần xi măng Cẩm Phả cung cấp trong quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày …tháng…năm 20.. Học viên thực hiện Lã Thanh Bình ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo đang công tác và giảng dạy trong trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội nói chung cũng nhƣ trong khoa Môi trƣờng nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo TS. Phạm Thị Mai Thảo đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc với cô, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập đƣợc tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả. Đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này. Đồng thời em xin cảm ơn Ban giám đốc Công ty Cổ phần xi măng Cẩm Phả đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn, giúp em có thể hoàn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp này. Sau cùng, con xin cảm ơn gia đình và những ngƣời bạn đã luôn theo sát đóng góp ý kiến và ủng hộ, động viên con trong quá trình làm luận văn. Do kiến thức thực tế chƣa nhiều, còn ít kinh nghiệm nghiên cứu về loại hình sản xuất xi măng nên không thể tránh khỏi bỡ ngỡ và thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự cảm thông và ý kiến nhận xét của quý thầy cô để luận văn cũng nhƣ kiến thức của bản thân em hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe để tiếp tục sứ mệnh cao cả truyền đạt kiến thức của mình cho thế hệ mai sau. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn. Trân trọng! Hà Nội, ngày …tháng…năm 20.. Học viên thực hiện Lã Thanh Bình iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................................... 3 1.1. Tổng quan về kiểm toán chất thải ........................................................................ 3 1.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về kiểm toán chất thải ................................ 6 1.3 Lợi ích của doanh nghiệp khi kiểm toán chất thải và tuân thủ các thủ tục liên quan đến BVMT và HSE .......................................................................................... 10 1.4 Các vấn đề môi trƣờng phát sinh trong ngành sản xuất Xi măng ....................... 12 1.5. Giới thiệu về Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả .............................................. 15 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 20 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 20 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 20 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................. 20 2.2.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa .......................................................... 22 2.2.3. Phƣơng pháp đánh giá nhanh .......................................................................... 25 2.2.4 Phƣơng pháp tính lƣợng thải Cacbon............................................................... 25 2.2.5. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích mẫu ......................................................... 25 2.2.6. Phƣơng pháp tổng hợp, viết báo cáo ............................................................... 26 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 28 3.1. Kiểm toán chất thải cho nhà máy xi măng Cẩm Phả ......................................... 28 3.2. Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trƣờng tại nhà máy xi măng Cẩm Phả................................................................................... 44 3.3 Đánh giá công tác tuân thủ các quy định liên quan đến HSE ............................. 60 iv 3.4 Đề xuất các giải pháp phù hợp để Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả hoàn thiện các thủ tục về môi trƣờng trong thời gian tới ............................................................ 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 71 1. Kết luận ................................................................................................................. 71 2. Kiến nghị............................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 73 v DANH MỤC VIẾT TẮT ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động BVMT : Bảo vệ môi trƣờng BHLĐ : Bảo hộ lao động BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn ĐVSP : Đơn vị sản phẩm DTM : Đánh giá tác động môi trƣờng HTXLNT : Hệ thống xử lý nƣớc thải HSE : Sức khỏe – An toàn – Môi trƣờng KTCT : Kiểm toán chất thải LCA : Đánh giá vòng đời NCKH : Nghiên cứu khoa học ÔNMT : Ô nhiễm môi trƣờng QCVN : Quy chuẩn Việt Nam WHO : Tổ chức Y tế thế giới vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tiêu chuẩn phát thải đối với ngành công nghiệp xi măng [10] ................. 13 Bảng 2.1. Bảng lấy phiếu thu thập ............................................................................ 23 Bảng 2.2. Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ...................................... 26 Bảng 3.1 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu của nhà máy ............................................... 30 Bảng 3.2 Nhu cầu sử dụng điện của nhà máy ........................................................... 31 Bảng 3.3 Nhu cầu sử dụng dầu của nhà máy ............................................................ 31 Bảng 3.4 Nhu cầu sử dụng than của nhà máy ........................................................... 31 Bảng 3.5 Tổng nhu cầu sử dụng nƣớc của nhà máy ................................................. 32 Bảng 3.6: Tải lƣợng bụi từ các công đoạn sản xuất chính ........................................ 34 Bảng 3.7: Tải lƣợng các khí ô nhiễm chính trong khí thải lò nung clinker .............. 35 Bảng 3.8 Hệ số phát thải chất gây ô nhiễm khi tiêu thụ điện ................................... 37 Bảng 3.9 Thải lƣợng khí thải từ máy móc sử dụng nhiên liệu than đá ..................... 37 Bảng 3.10 Thải lƣợng khí thải từ động cơ sử dụng nhiên liệu DO ........................... 38 Bảng 3.11 Tải lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt của nhà máy ....... 39 Bảng 3.12 Khối lƣợng chất thải rắn sản xuất phát sinh ............................................ 41 Bảng 3.13 Thông số 1 bóng đèn huỳnh quang tại khu vực văn phòng của nhà máy 42 Bảng 3.14 Khối lƣợng CTNH phát sinh ................................................................... 43 Bảng 3.15 Lƣợng chất thải phát sinh của nhà máy tính trên 1 ĐVSP ...................... 43 Bảng 3.16: Đánh giá hiện trạng thực hiện các biện pháp giảm thiểu ÔNMT của nhà máy ............................................................................................................................ 45 Bảng 3.17: Đánh giá hiện trạng tuân thủ thủ tục xin Giấy phép xả thải vào nguồn tiếp nhận .................................................................................................................... 52 Bảng 3.18 : Danh sách CTNH đã đăng ký thƣờng xuyên phát sinh[18] .................. 54 Bảng 3.19: Đánh giá việc tuân thủ thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH ......... 55 Bảng 3.20: Đánh giá hiện trạng tuân thủ thủ tục lập Báo cáo giám sát môi trƣờng định kỳ ....................................................................................................................... 57 Bảng 3.21: Kết quả phân tích mẫu ............................................................................ 59 Bảng 3.22. Danh mục phƣơng tiện bảo vệ cá nhân của ngƣời lao động................... 61 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ kiểm toán chất thải [2] ...................................................................... 5 Hình 1.2: Vị trí địa lý của nhà máy xi măng Cẩm Phả ............................................. 16 Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty ............................................................ 17 Hình 1.4: Quy trình công nghệ và dòng thải ............................................................. 18 Hình 3.1: Quy trình sản xuất Xi măng Cẩm Phả [14] ............................................... 28 Hình 3.2: Sơ đồ xử lý nƣớc thải từ nhà bếp .............................................................. 38 Hình 3.3. Công nhân sử dụng mặt nạ phòng bụi....................................................... 61 Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện số lƣợng công nhân lao động tại nhà máy sử dụng trang phục BHLĐ cá nhân .................................................................................................. 62 Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện loại sức khỏe của ngƣời lao động tại Nhà máy.............. 64 Hình 3.6. Hội nghị phổ biến, tuyên truyền pháp luật về BVMT tổ chức tại Công ty CP Xi măng Cẩm Phả ............................................................................................... 66 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thành phố Cẩm Phả là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam. Cẩm Phả là thành phố lớn thứ hai (xét về dân số) của tỉnh Quảng Ninh. Phía đông của thành phố giáp với huyện Vân Đồn, phía tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, phía nam giáp thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn, và phía bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên. Thành phố Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 486,45 km², địa hình chủ yếu là đồi núi. Cẩm Phả có vị trí chiến lƣợc về địa chính trị, địa kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc gia. Đây là nơi có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế nhƣ thƣơng mại dịch vụ, công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu,... Công nghiệp xi măng là một trong những ngành công nghiệp đã có lâu đời tại Việt Nam. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam nói chung và thành phố Cẩm Phả nói riêng. Vai trò của xi măng là rất to lớn và cho đến ngày nay không có vật liệu xây dựng nào thay thế đƣợc. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất xi măng là công nghệ có nhiều phát thải chủ yếu là dạng rắn và khí ảnh hƣởng đến môi trƣờng, đặc biệt với các nhà máy công nghệ cũ với các đặc điểm tiêu thụ nhiều năng lƣợng, năng suất thấp, tải lƣợng ô nhiễm cao. Trong đó, tác động của sự ô nhiễm môi trƣờng không khí do nhà máy xi măng gây ra đến môi trƣờng xung quanh và sức khỏe con ngƣời là cực ký đáng lƣu tâm. Do đó vấn đề đánh giá và đƣa ra phƣơng án khả thi cho việc xử lý ô nhiễm là điều cần đƣợc quan tâm đúng mực. Để giải quyết vấn đề này thì việc tuân thủ các quy định của pháp luật, kiểm toán chất thải, giảm thiểu lƣợng chất thải phát sinh trong dây chuyền sản xuất xi măng đƣợc xem nhƣ là một trong những phƣơng án khả thi và có hiệu quả cao. Đây cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài :“Kiểm toán chất thải và đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trƣờng của công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả”. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Kiểm toán chất thải tại Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả. - Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về môi trƣờng, an toàn sức khỏe tại Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả. - Đề xuất giải pháp quản lý phù hợp. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1 Kiểm toán chất thải trong quy trình sản xuất xi măng tại Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả + Tìm hiểu chu trình sản xuất, vẽ đƣợc sơ đồ + Định lƣợng đƣợc nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào. + Lƣợng hóa lƣợng nƣớc thải, khí thải, CTR sinh ra trên một đơn vị sản phẩm. 3.2 Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trƣờng của công ty Dự kiến đánh giá các thủ tục : + Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng + Giấy phép xả thải + Sổ chủ nguồn thải CTNH. + Báo cáo giám sát môi trƣờng định kỳ 3.3 Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn sức khỏe của công ty + Đánh giá công tác an toàn lao động + Đánh giá công tác khám sức khỏe định kỳ cho công nhân. + Đánh giá công tác tập huấn về an toàn sức khỏe. + Đánh giá công tác chuẩn bị về y tế của nhà máy. 3.4 Đề xuất giải pháp quản lý môi trƣờng, an toàn sức khỏe phù hợp 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về kiểm toán chất thải a. Khái niệm Kiểm toán môi trƣờng là một khái niệm mới ở nƣớc ta, song thực chất nội dung của nó đã và đang đƣợc thực hiện ở các cơ sở công nghiệp và các công ty dƣới nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: rà soát môi trƣờng, tổng quan môi trƣờng, kiểm soát môi trƣờng hay đánh giá tác động môi trƣờng [1]. Kiểm toán chất thải (KTCT) là một loại hình kiểm toán kỹ thuật đang đƣợc sử dụng phổ biến và rộng rãi tại các cơ sở công nghiệp ở các nƣớc đang phát triển. Các cuộc KTCT là các cuộc kiểm toán nội bộ do các công ty tự tiến hành với mục tiêu tìm hiểu các nguồn gây thất thoát nguyên vật liệu, nguồn gây ô nhiễm thông qua việc xây dụng cân bằng vật chất. Dựa vào các kết quả kiểm toán, các biện pháp khắc phục đƣợc đƣa ra nhƣ thay thế nguyên vật liệu; cải tiến công nghệ trong quá trình sản xuất nhằm ngăn ngừa sự phát sinh chất thải tại nguồn. Nhờ đó, vừa nâng cao đƣợc hiệu quả sản xuất vừa cải thiện môi trƣờng hƣớng tới mục tiêu SXSH. Kiểm toán chất thải (KTCT) là công cụ quản lý môi trƣờng nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm ngay từ quá trình sản xuất tại cơ sở công nghiệp. Kiểm toán chất thải bao gồm việc rà soát, kiểm tra các quá trình sản xuất, xác định nguồn thải và khối lƣợng chất thải, tính toán cân bằng vật chất, xác định các vấn đề trong vận hành sản xuất, để từ đó đề ra các giải pháp để giảm thiểu phát sinh chất thải ra môi trƣờng. Có thể nói kiểm toán chất thải là một lĩnh vực chuyện sâu của KTMT đã đƣợc tiêu chuẩn hóa bằng ISO 14010 và ISO 14011:1996[2]. b. Vai trò của kiểm toán chất thải - Kiểm toán chất thải là công cụ hữu ích để xác định loại và khối lƣợng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Kiểm toán chất thải còn tìm ra chính xác khâu sản xuất gây lãng phí nguyên nhiên liệu nhât, khâu tạo ra nhiều chất thải nhất 4 - Giúp doanh nghiệp đƣa ra giải pháp giảm lƣợng thải hoặc tái sinh, tái chế, tái sử dụng chất thải nhằm tối ƣu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiên, nâng cao hiệu quả sản xuất, ngăn ngừa, giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trƣờng - Giúp giảm chi phí đầu tƣ vào hệ thống xử lý chất thải, giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, từ đó tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Kiểm toán chất thải góp phần đảm bảo việc tuân thủ chi phí lợi ích không chỉ đối với luật pháp mà còn đối với các tiêu chuẩn về quản lý môi trƣờng theo yêu cầu của thị trƣờng tiêu thụ. - Kiểm toán chất thải còn có vai trò trong việc giảm thiểu rủi ro, sự cố, đồng thời nâng cao uy tín cũng nhƣ vị thế của doanh nghiệp. Theo các chuyên gia tƣ vấn môi trƣờng, không chỉ có các doanh nghiệp quy mô lớn mới có điều kiện triển khai KTCT, mà cả các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa cũng có thể làm đƣợc vì chi phí đầu tƣ cho KTCT không nhiều so với lợi ích mà nó mang lại. Thông qua kiểm toán, doanh nghiệp sẽ biết có thể tiêt kiệm điện, nƣớc ở khâu nào, giảm thất thoát ở khâu nào từ đó đƣa ra những biện pháp hợp lý nhằm tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất[2]. c. Quy trình kiểm toán chất thải Kiểm toán chất thải gồm có 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền đánh giá (hay các hoạt động trƣớc kiểm toán) Giai đoạn 2: Xác định, đánh giá các nguồn thải Giai đoạn 3: Xây dựng và đánh giá các phƣơng án giảm thiểu chất thải 5 Bƣớc 1: Chuẩn bị các điều kiện ban đầu cho KTCT Bƣớc 2: Xem xét quy trình và đặc điểm công nghệ sản xuất GIAI ĐOẠN 1 Giai đoạn tiền đánh giá (thu thập các dữ liệu cơ bản để KTCT) Bƣớc 3: Xác định nguyên nhiên liệu và các loại hóa chất sử dụng Bƣớc 4: Xác định các nguồn thải Bƣớc 5: Đánh giá nguồn thải sản xuất GIAI ĐOẠN 2 Xác định, đánh giá các nguồn thải Bƣớc 6: Xây dựng nội dung các phƣơng án giảm thiểu Bƣớc 7: Đánh giá các phƣơng án giảm thiểu GIAI ĐOẠN 3 Xây dựng và đánh giá các phƣơng án giảm thiểu Bƣớc 8: Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm thiểu chất thải Hình 1.1: Sơ đồ kiểm toán chất thải [2] 6 d. Các dạng kiểm toán môi trường Kiểm toán môi trƣờng đang ngày càng phát triển và bao trùm nhiều lĩnh vực, khía cạnh môi trƣờng khác nhau dẫn tới có nhiều loại, nhiều dạng kiểm toán môi trƣờng. Kiểm toán môi trƣờng đƣợc phân loại ra theo 3 cách chính: - Theo chủ đề: Kiểm toán nội bộ, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nhà nƣớc - Theo đối tƣợng: Kiểm toán hệ thống quản lý môi trƣờng, Kiểm toán chất thải, Kiểm toán năng lƣợng - Theo mục đích: Kiểm toán pháp lý, Kiểm toán tổ chức, Kiểm toán kỹ thuật của nhà máy [3]. e. Thuận lợi và khó khăn khi tiến hành KTCT * Thuận lợi - Quy trình đơn giản, không tốn nhiều nhân lực phục vụ cho công tác kiểm toán. - Không tốn nhiều chi phí đầu tƣ cho một cuộc kiểm toán. * Khó khăn - Hiện nay, Việt Nam chƣa có văn bản nào bắt buộc, yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán chất thải. Do đó chƣa có nhiều doanh nghiệp, doanh nghiệp chấp nhận tiến hành kiểm toán chất thải tại doanh nghiệp, nhà máy mình. - Các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn về môi trƣờng trong hoạt động của doanh nghiệp còn thiếu và chƣa đồng bộ. - Chƣa có các đề xuất về chính sách khuyến khích áp dụng kiểm toán chất thải trong quản lí môi trƣờng. - Các phƣơng pháp tính toán xử lí số liệu không đƣợc quy định cụ thể gây khó khăn trong công tác tìm kiếm thông tin. - Công tác đào tạo chuyên gia hoặc kiểm toán viên có kiến thức về kiểm toán môi trƣờng và kiểm toán chất thải còn rất hạn chế. - Nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp, nhà máy về kiểm toán chất thải và lợi ích của nó mang lại vẫn còn hạn chế. 1.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về kiểm toán chất thải * Nghiên cứu về kiểm toán chất thải trên thế giới 7 Từ năm 1980, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng về KTCT. Quy trình KTCT đối với từng ngành đã đƣợc lập, nhiều tài liệu, sách về KTCT đã đƣợc xuất bản, ví dụ nhƣ: Từ năm 1980, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng về KTCT. Quy trình KTCT đối với từng ngành đã đƣợc lập, nhiều tài liệu, sách về KTCT đã đƣợc xuất bản, ví dụ nhƣ: Sourena Sattari và Akram Avami đã có một nghiên cứu nhằm xác định tình hình sử dụng năng lƣợng trong ngành xi măng ở Iran và tiềm năng tiết kiệm năng lƣợng và chi phí. Để đạt đƣợc mục đích này, sẽ có kiểm toán năng lƣợng tại chỗ trên hầu hết các nhà máy và quá trình sản xuất đƣợc phân tích bằng cách xem xét tiêu thụ năng lƣợng. Nghiên cứu này dựa trên việc thực hiện kiểm toán năng lƣợng tại chỗ của hơn 30 công ty xi măng ở Iran trong năm 2004 và 2005, nghiên cứu đã tìm ra mức tiêu thụ năng lƣợng trong ngành xi măng ở Iran thông qua kiểm toán và xác định thực sự cơ hội công nghệ để giảm tiêu thụ năng lƣợng của các nhà máy có liên quan, tăng năng suất, và cải thiện quá trình sản xuất, đồng thời đã phát hiện ra những tiềm năng tiết kiệm năng lƣợng sau đây: tiết kiệm điện là tƣơng đƣơng với 11,3 triệu đô la, tiết kiệm dầu nhiên liệu tƣơng đƣơng với 39,4 triệu đô [4]. Một nghiên cứu khác về phân tích năng lƣợng điện và nhiệt đã đƣợc thực hiện trong một nhà máy xi măng với công suất 1500 tấn mỗi ngày, đƣợc thực hiện bởi Anantharaman N. Nghiên cứu này tập trung vào chuyển đổi năng lƣợng và tối ƣu hóa các thông số hoạt động của ngành xi măng, liên quan đến các yếu tố nhƣ tăng cạnh tranh, chi phí, biên lợi nhuận giảm, tác động về môi trƣờng... Nghiên cứu năng lƣợng này chỉ ra cơ hội bảo tồn năng lƣợng lên tới mức tiết kiệm ròng 14kWh mỗi tấn clinker (11,6%) là xác định. Về việc thực hiện thành công các đề xuất rằng 9,5 kWh mỗi tấn clinker đƣợc thực hiện mà không cần đầu tƣ lớn và 4,6 kWh mỗi tấn clinker với khoản đầu tƣ với thời gian hoàn vốn dƣới 2 năm. Tiềm năng tiết kiệm nhiệt năng tới 1000 kJ mỗi kg clinker cũng đƣợc xác định trong nghiên cứu này. Nghiên cứu năng lƣợng đƣợc thực hiện trong ngành xi măng này đã dẫn đến kết luận sau đây: 8 - Động cơ quá khổ có thể đƣợc thay thế bằng động cơ tiết kiệm năng lƣợng mới. - Giảm nhu cầu năng lƣợng bằng cách kiểm soát không khí xâm nhập. - Sẽ có tiềm năng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lƣợng nhiệt gần 1000kJ / kg clinker. - Thực hiện kiểm toán năng lƣợng định kỳ trong các ngành nhƣ vậy sẽ giúp bảo tồn năng lƣợng tốt hơn và chứng minh cắt giảm chi phí [5]. Ngoài ra, M.Badiolaa cùng cộng sự cũng đã thực hiện một nghiên cứu để cải thiện đánh giá hiệu quả môi trƣờng của các hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn vào năm 2017. Trong Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS), nƣớc liên tục đƣợc xử lý và tuần hoàn trái ngƣợc với việc không đƣợc xử lý mà thải vào môi trƣờng nhƣ trong các hệ thống sản xuất cá khác; các thông số thiết kế và sản xuất sẽ quyết định mức tiêu thụ năng lƣợng tổng thể. Bản chất tốn nhiều năng lƣợng này cản trở tính bền vững và hiệu quả chi phí của chúng. Nghiên cứu này đề xuất kết hợp phƣơng pháp Đánh giá Vòng đời (LCA) với kiểm toán năng lƣợng để: cải thiện hiệu suất môi trƣờng của RAS, xác định mức tiêu thụ năng lƣợng và từ đó, xác định mức độ tác động đến môi trƣờng và chi phí của nó để tìm cách giảm chi phí. Phƣơng pháp đề xuất đã đƣợc chứng minh với một trƣờng hợp nghiên cứu tập trung vào một đơn vị RAS quy mô thí điểm đƣợc sử dụng trong sản xuất cá tuyết (Gadus morhua), nằm ở khu vực ven biển Basque (phía bắc Tây Ban Nha). Sản xuất / vận chuyển thức ăn, vận chuyển oxy và năng lƣợng tiêu thụ trong toàn bộ thí nghiệm đƣợc coi là đầu vào để đánh giá. Mức tiêu thụ năng lƣợng đƣợc đo liên tục bằng máy đo năng lƣợng đƣợc nhúng trong bộ RAS cũng nhƣ với máy phân tích năng lƣợng di động để đo độc lập từng thiết bị tiêu thụ năng lƣợng. Mặc dù hệ thống cần trung bình 29,40 kwh/kg cá để vận hành hệ thống thành công, mức tiêu thụ năng lƣợng thay đổi theo mùa thể hiện các khoảng thời gian tối đa và tối thiểu tƣơng ứng là 40,57 và 18,43 kwh/kg cá. Kết quả kiểm toán năng lƣợng cho thấy sự thành công trong việc xác định các thiết bị tiêu thụ lƣợng năng lƣợng nhiều nhất và dữ liệu 9 đƣợc ghi lại đƣợc cung cấp cho Kho lƣu trữ vòng đời để thực hiện LCA chính xác và đầy đủ hơn [6]. * Nghiên cứu về kiểm toán chất thải ở Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay, KTMT và KTCT đã đƣợc đƣa vào giảng dạy ở một số trƣờng đại học và cao đẳng trong cả nƣớc, song chƣa nhiều và mới chỉ dừng ở các vấn đề tổng quát mà chƣa đi sâu vào các lĩnh vực cụ thể. Lê Xuân Thái và Phạm Thùy Linh đã có một nghiên cứu về Kiểm toán chất thải trong quá trình sản xuất sữa ở Việt Nam. Kết quả tính toán cho thấy, mỗi ngày lƣợng nƣớc thải từ quá trình sản xuất sữa chiếm 98,51%, nƣớc thải từ sinh hoạt chiếm 1,49% tổng lƣợng nƣớc thải. Thông số các chất ô nhiễm nhƣ BOD5, COD, TSS, tổng nitơ, dầu mỡ trong nƣớc thải đều vƣợt quy chuẩn cho phép QCVN 40:2001/BTNMT nhiều lần. Nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình sản xuất của các nhà máy sữa có phát sinh lƣợng nƣớc thải tƣơng đối lớn. Ngoài nƣớc thải, lƣợng CTR cũng phát sinh do các hoạt động sinh hoạt của cán bộ, nhân viên trong nhà máy (lƣợng rác này có thể tái chế nhƣ: Vỏ lon, chai lọ nhựa, giấy, bìa các tông); CTR thu đƣợc tại song chắn rác của hệ thống xử lý nƣớc thải (cặn sữa, bao bì ni lông và cặn lắng ở các bể xử lý nƣớc thải); CTR nguy hại bao gồm bóng đèn huỳnh quang hỏng (đƣợc sử dụng thắp sáng ở nhiều khu vực nhƣ nhà ăn, hội trƣờng, nhà hành chính, nhà bảo vệ...), hộp mực in thải bỏ (có tính độc và gây ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời). Cùng với đó, lƣợng khí thải chủ yếu phát sinh do 2 nguồn là: phát thải (Ceq) do điện năng tiêu thụ của hệ thống đèn chiếu sáng và phát thải khí nhà kính do nhiên liệu dầu (DO) sử dụng cho hệ thống nhà máy. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu lƣợng chất thải phát sinh và đảm bảo an toàn lao động cho nhà máy [7]. Một nghiên cứu khác có quy mô nhỏ hơn, đó là Kiểm toán năng lƣợng cho khoa Công Nghệ - trƣờng Đại học Cần Thơ do Đinh Mạnh Tiến thực hiện. Bài nghiên cứu đã kiểm toán chi tiết hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều hòa không khí và các thiết bị điện văn phòng hiện có trong khoa Công Nghệ - trƣờng Đại học Cần Thơ, để nhận dạng những cơ hội tiết kiệm điện, sau đó đo đạc, tính toán các phƣơng 10 án tiết kiệm điện, rồi từ đó đề xuất những giải pháp tiết kiệm điện khi đầu tƣ mua mới, lắp đặt, vận hành các thiết bị trong hệ thống nói trên nhƣ sau: Điện năng tiết kiệm đƣợc là: 57,66 kWh/ngày, với đơn giá 1.200đồng/kWh, tiền điện tiết kiệm đƣợc là: 1.798.800VNĐ/tháng, vốn đầu tƣ cho 512 Ballast và 512 bóng đèn T8 là: 19.968.000VNĐ, thời gian hoàn vốn là: 11 tháng. Nghiên cứu còn thiết kế một thiết bị điều khiển đóng cắt hệ thống đèn trong phòng học nhằm tiết kiệm điện và nghiên cứu một khẩu hiệu tiết kiệm điện hợp lý gắn tại phòng học nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm điện của sinh viên [8]. Hiện Viện Chiến lƣợc, Chính sách Tài nguyên & Môi trƣờng đƣợc Nhà nƣớc giao thực hiện dự án Áp dụng thử nghiệm KTCT trong quản lý môi trƣờng ngành công nghiệp Việt Nam. Từ năm 2009 đến 2012, dự án đƣợc thực hiện tại 10 cơ sở đại diện cho 10 ngành công nghiệp (dệt may, giấy, thuộc da, xi măng, phân lân, ăcquy, thép, xi măng, chế biến thủy sản và cao su thƣơng phẩm) nhằm xây dựng quy trình KTCT để áp dụng trong quản lý môi trƣờng ngành công nghiệp nói chung và cho 10 ngành sản xuất công nghiệp này nói riêng. Nói chung, các nghiên cứu kiểm toán chât thải ở Việt Nam vẫn còn chƣa có sự quan tâm đúng mức do việc kiểm toán chất thải không phải là bắt buộc mà nó xuất phát từ nhận thức của cơ sở sản xuất mà đứng đầu là ban lãnh đạo về trách nhiệm và nghĩa vụ BVMT của bản thân cơ quan họ. Đó cũng là động lực để tôi thực hiện đề tài này với mong muốn đóng góp công sức cho các nghiên cứu tƣơng tự ở hiện tại và trong tƣơng lai, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, nhà máy ở Việt Nam qua việc kiểm toán chất thải. 1.3 Lợi ích của doanh nghiệp khi kiểm toán chất thải và tuân thủ các thủ tục liên quan đến BVMT và HSE 1.3.1 Lợi ích của doanh nghiệp khi tiến hành kiểm toán chất thải - KTCT giúp doanh nghiệp đƣa ra giải pháp giảm lƣợng thải phát sinh, tái chế, tái sử dụng chất thải nhằm tối ƣu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện, nâng cao hiệu quả sản xuất, ngăn ngừa, giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trƣờng. Có thể nói KTCT là một lĩnh vực chuyên sâu của kiểm toán môi trƣờng, đƣợc tiêu chuẩn hóa bằng ISO 14010 và ISO 14011:1996. 11 - KTCT giúp giảm chi phí đầu tƣ vào hệ thống xử lý chất thải, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, từ đó tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, thực hiện KTCT góp phần đảm bảo việc tuân thủ chi phí lợi ích không chỉ đối với pháp luật mà còn đối với các tiêu chuẩn về quản lý môi trƣờng theo yêu cầu của thị trƣờng tiêu thụ. - Ngoài ra, KTCT còn có các ý nghĩa giảm thiểu rủi ro, sự cố, đồng thời giúp nâng cao uy tín cũng nhƣ vị thế của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp liên quan đến xuất khẩu. Khi các đối tác nƣớc ngoài đến làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam, điểm quan tâm đầu tiên của họ là hoạt động bảo vệ môi trƣờng, điều đó giống nhƣ sự bảo lãnh để họ tiếp tục đàm phán và hợp tác. Không chỉ có các doanh nghiệp quy mô lớn mới có điều kiện triển khai KTCT, mà cả các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa cũng có thể làm đƣợc vì chi phí đầu tƣ cho KTCT không nhiều so với lợi ích nó mang lại. Thông qua kiểm toán, doanh nghiệp biết có thể tiết kiệm nƣớc, điện ở khâu nào, giảm thất thoát nguyên liệu ở khâu nào... 1.3.2 Lợi ích của việc tuân thủ các thủ tục liên quan đến BVMT - Việc tuân thủ các thủ tục về BVMT của Nhà nƣớc giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực cũng nhƣ các ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng xung quanh, giúp cho các nhà quản lý môi trƣờng có thể nắm bắt các hoạt động có tác động đến môi trƣờng của công ty. Từ đó, các cơ quan quản lý môi trƣờng có thể có các biện pháp giúp cho doanh nghiệp phát triển kinh tế mà không làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng. - Việc tuân thủ các thủ tục về BVMT của Nhà nƣớc giúp cho doanh nghiệp tránh đƣợc các xung đột với các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc sử dụng tài nguyên cũng nhƣ các vấn đề môi trƣờng khác. - Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy định về HSE còn giúp cho doanh nghiệp phòng ngừa sự cố hoặc tai nạn lao động và giảm thiểu những ảnh hƣởng bất lợi có thể xảy ra trong điều kiện hoạt động bình thƣờng cũng nhƣ loại trừ các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất và các yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp. 1.3.3 Lợi ích của việc tuân thủ các quy định về an toàn – sức khỏe – môi trường của Nhà nước
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan