Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn kiểm toán chất thải và đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên...

Tài liệu Luận văn kiểm toán chất thải và đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại công ty tnhh hoya glass disk việt nam

.PDF
108
121
83

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI ------------------------------ LUẬN VĂN THẠC SỸ KIỂM TOÁN CHẤT THẢI VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI CÔNG TY TNHH HOYA GLASS DISK VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG ĐẶNG XUÂN HÒA HÀ NỘI - NĂM 2019 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI ------------------------------ LUẬN VĂN THẠC SỸ KIỂM TOÁN CHẤT THẢI VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI CÔNG TY TNHH HOYA GLASS DISK VIỆT NAM ĐẶNG XUÂN HÒA CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 8440301 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM THỊ MAI THẢO HÀ NỘI-NĂM 2019 i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Phạm Thị Mai Thảo Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Phạm Thị Việt Anh Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Thu Huyền Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 19 tháng 01 năm 2019 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ “Kiểm toán chất thải và đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam” là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Mai Thảo. Đây không phải là bản sao chép của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào. Các kết quả thực nghiệm, số liệu, nguồn thông tin trong luận văn là do tôi tiến hành, trích dẫn, tính toán và đánh giá. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày trong luận văn này. Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2019 Học Viên Đặng Xuân Hòa iii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Môi Trường, Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã luôn quan tâm và tận tình truyền những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường và đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đề tài này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Mai Thảo đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn, người luôn quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời tôi xin lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc, các anh/chị phòng Môi trường Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Trong thời gian nghiên cứu và làm luận văn, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện và giúp đỡ từ Phòng phân tích chất lượng môi trường của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ môi trường (CETRA), tôi xin trân trọng cảm ơn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân luôn quan tâm, động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2019 HỌC VIÊN Đặng Xuân Hòa iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN. ........................................................................................................ ii LỜI CẢM ƠN…… ...................................................................................................... iii MỤC LỤC……… .........................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................ix MỞ ĐẦU……….. ...........................................................................................................1 1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................1 2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................2 2.1. Kiểm toán chất thải trong quy trình sản xuất linh kiện nền thủy tinh cho đĩa từ để sản xuất ổ đĩa cứng máy tính tại công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam ................2 2.2. Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến BVMT tại công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam .................................................................................2 2.3. Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, sức khỏe, môi trường tại công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam ....................................................................2 2.4. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải hướng đến sản xuất sạch hơn và các biện pháp nâng cao hiệu quả việc tuân thủ thủ tục BVMT .............................................2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................3 1.1. Tổng quan về kiểm toán ...........................................................................................3 1.1.1. Kiểm toán môi trường............................................................................................3 1.1.2. Kiểm toán chất thải ...............................................................................................5 1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu ...................9 1.2.1. Kiểm toán chất thải trên thế giới ...........................................................................9 1.2.2. Kiểm toán chất thải tại Việt Nam ........................................................................12 1.3. Thuận lợi và khó khăn khi tiến hành kiểm toán chất thải ......................................14 1.3.1. Thuận lợi……. .....................................................................................................14 1.3.2. Khó khăn………. ..................................................................................................14 1.4. Lợi ích của doanh nghiệp khi tiến hành kiểm toán chất thải ..................................14 1.5. Tổng quan về văn bản pháp lý liên quan đến KTCT và các thủ tục BVMT trên thế giới và Việt Nam ...........................................................................................................15 v 1.5.1. Các tiêu chuẩn quốc tế về kiểm toán môi trường ................................................15 1.5.2. Tại Việt Nam ........................................................................................................16 1.6. Tổng quan các quy định của Nhà nước liên quan đến an toàn – sức khỏe – môi trường…………………………………………………………………………………17 1.6.1. Luật …………………………………………………………………………..……….17 1.6.2. Nghị định .............................................................................................................17 1.6.3. Thông tư …………………………………………………………………………..….18 1.6.4. Quyết định……… .................................................................................................19 1.6.5. Quy chuẩn, tiêu chuẩn .........................................................................................19 1.7. Tổng quan về đĩa từ và ngành công nghiệp sản xuất nền đĩa thủy tinh cho đĩa từ 20 1.7.1. Giới thiệu đĩa từ ..................................................................................................20 1.7.2.Tình hình sản xuất nền thủy tinh cho đĩa từ hiện nay ......................................... 22 1.8. Các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất nền thủy tinh cho đĩa từ………………………. ...............................................................................................23 1.9. Tổng quan nhà máy Hoya Glass Disk Việt Nam ...................................................25 1.9.1.Vị trí địa lý và lịch sử hình thành .........................................................................25 1.9.2. Công suất và sản phẩm Công ty ..........................................................................27 1.9.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty.....................................................................27 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...30 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................30 2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................30 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................30 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, điều tra thực địa .............................................30 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn......................................................................................31 2.3.3. Phương pháp tính toán lượng phát thải CO2eq ..................................................31 2.3.4. Phương pháp tính tải lượng ô nhiễm ...................................................................31 2.3.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích .....................................................................31 2.3.6. Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp .........................................................33 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................34 3.1. Mô tả quy trình công nghệ kèm dòng thải ..............................................................34 3.1.1. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào để sản xuất nền thủy tinh ...................36 vi 3.1.2. Kiểm toán chất thải phát sinh của nhà máy trong giai đoạn sản xuất ................40 3.1.3. Tổng kết quá trình kiểm toán ...............................................................................50 3.2. Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến BVMT.......................52 3.3. Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn- sức khỏe - môi trường tại nhà máy…………..........................................................................................................79 3.3.1. Đánh giá việc thực hiện các quy định liên quan đến an toàn, phòng cháy chữa cháy………………….. .....................................................................................................79 3.3.2. Đánh giá việc thực hiện các quy định liên quan đến đến sức khỏe – an toàn vệ sinh lao động tại nhà máy Hoya…………. ....................................................................85 3.3.3. Kết quả phỏng vấn CBCNV tại công ty Hoya liên quan đến an toàn- sức khỏemôi trường …………………………………………………………………………..……….89 3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tuân thủ các quy định pháp luật về BVMT .91 3.4.1. Đánh giá công tác quản lý BVMT của nhà máy Hoya Việt Nam ........................91 3.4.2. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả việc tuân thủ các quy định về BVMT ......92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................96 PHỤ LỤC vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................................................ 32 Bảng 2.2. Phương pháp đo tại hiện trường ........................................................................................ 32 Bảng 2.3. Phương pháp phân tích .......................................................................................................... 32 Bảng 3.1. Định mức nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nền thủy tinh .................................. 36 Bảng 3.2. Nhu cầu tiêu thụ nước và lượng phát thải trên đơn vị sản phẩm ........................ 37 Bảng 3.3. Hóa chất sử dụng và tải lượng phát thải trên đơn vị sản phẩm ........................... 37 Bảng 3.4. Nhu cầu sử dụng điện ............................................................................................................ 39 Bảng 3.5. Nhu cầu nhiên liệu đầu vào để sản xuất nền thủy tinh ............................................ 40 Bảng 3.6. Hệ số phát thải chất gây ô nhiễm môi trường không khí của các nhiên liệu được sử dụng ................................................................................................................................................... 40 Bảng 3.7. Tải lượng khí thải phát sinh từ việc sử dụng khí gas hóa lỏng ............................ 42 Bảng 3.8. Nồng độ ô nhiễm chất gây ô nhiễm trong nước thải [14] ...................................... 43 Bảng 3.9. Tải lượng các chất ô nhiễm gây ô nhiễm môi trường nước (VA); (VB) ......... 44 Bảng 3.10. Tải lượng chất ô nhiễm phát sinh do hoạt động sản xuất của hai nhà máy (VA+VB) .......................................................................................................................................................... 45 Bảng 3.11. Tải lượng chất ô nhiễm phát sinh do hoạt động sinh hoạt của nhà máy ....... 46 Bảng 3.12. Tổng tải lượng chất ô nhiễm do nước thải từ hoạt động sản xuất (VA+VB) và sinh hoạt (SH)........................................................................................................................................... 46 Bảng 3.13. Khối lượng chất thải sinh hoạt của nhà máy ............................................................. 47 Bảng 3.14. Khối lượng chất thải rắn thông thường ....................................................................... 48 Bảng 3.15. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh ..................................................................... 49 Bảng 3.16. Lượng chất thải phát sinh của nhà máy tính trên 1 đơn vị sản phẩm............ 51 Bảng 3.17. Đánh giá hiện trạng tuân thủ thủ tục lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ của công ty................................................................................................................................................. 54 Bảng 3.18. Danh sách CTNH đã đăng ký thường xuyên phát sinh [15] .............................. 55 Bảng 3.19. Danh sách chất thải thông thường đã đăng ký [15] ................................................ 56 Bảng 3.20. Đánh giá việc tuân thủ thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH [15] ....... 57 Bảng 3.21. Hiện trạng các bể tự hoại hiện có của công ty [10] ................................................ 64 Bảng 3.22. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy [16] .................................. 75 Bảng 3.23. Phiếu kết quả thực nghiệm ................................................................................................ 78 Bảng 3.24. Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy tại công ty .................................................... 80 Bảng 3.25. Phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động ..................................................... 86 viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ phân loại kiểm toán môi trường [3] ......................................................4 Hình 1.2. Quy trình kiểm toán chất thải [1] ....................................................................6 Hình 1.3. Cấu tạo ổ cứng ..............................................................................................20 Hình 1.4. Cấu tạo đĩa từ .................................................................................................21 Hình 1.5. Nhà máy Hoya ...............................................................................................25 Hình 1.6. Sơ đồ vị trí công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam nằm trong KCN Thăng Long....................................................................................................................26 Hình 1.7. Nền thủy tinh để sản xuất ổ đĩa cứng ............................................................27 Hình 1.8. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty [10] .........................................................27 Hình 1.9. Sơ đồ tổ chức vận hành công trình bảo vệ môi trường [10] ..........................28 Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất nền thủy tinh [10] ................................................35 Hình 3.2. Hệ thống xử lý khí thải của nhà máy.............................................................61 Hình 3.3. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của công ty ...........................................63 Hình 3.4. Hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt của công ty .............................63 Hình 3.5. Cấu tạo bể tự hoại [10] ..................................................................................64 Hình 3.6. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt [10]............................................65 Hình 3.7. Hệ thống thu gom, thoát nước thải sản xuất của công ty [10].......................67 Hình 3.8. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải nhà máy 1 (VA) [10] .................68 Hình 3.9. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải nhà máy 2 (VB) [10] .................70 Hình 3.10. Hồ điều hòa của nhà máy ............................................................................73 Hình 3.11. Khảo sát công tác an toàn, PCCC tại nhà máy ............................................84 Hình 3.12. Thể hiện số lượng công nhân lao động sử dụng BHLĐ tại nhà máy khi làm việc.................................................................................................................................87 ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động AIT Viện Công nghệ Châu Á BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường BOD Nhu cầu oxi sinh học COD Nhu cầu oxi hóa học CBCNV Cán bộ công nhân viên CTR Chất thải rắn CTRNH Chất thải rắn nguy hại NTSH Nước thải sinh hoạt NTSX Nước thải sản xuất PCCC Phòng cháy chữa cháy ISO Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế KCN Khu Công Nghiệp KTMT Kiểm toán môi trường KTCT Kiểm toán chất thải TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QLMT Quản lý môi trường QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia TLIP Nước sách Thành Phố Hà Nội_CPP1 SP Đơn vị sản phẩm HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật ICC Viện thương mại Quốc tế 1 MỞ ĐẦU Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ điện tử nói chung và sản xuất linh kiện nền thủy tinh cho đĩa từ để sản xuất ổ đĩa cứng máy tính tại công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư thuộc Tập Đoàn Hoya Nhật Bản nói riêng trong những năm gần đây đã đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử trong nước, cũng như tạo điều kiện để thu hút các doanh nghiệp ngoại quốc đổ vốn đầu tư vào đây. Tuy nhiên, song song với việc đó thì ở khía cạnh môi trường doanh nghiệp cũng đứng trước những khó khăn, thách thức nhất định trong việc kiểm soát, xử lý kịp thời lượng chất thải phát sinh: nước thải, rác thải, khí thải, dung môi, bụi từ quá trình sản xuất tại cơ sở sao cho hiệu quả nhất. Những năm gần đây rác thải điện tử đã, đang là một vấn đề nóng trên thế giới do đó việc kiểm soát, đánh giá và xử lý lượng rác thải này là một vấn đề lớn cần sự quan tâm và vào cuộc của các cá nhân, tổ chức, ban ngành liên quan với mục đích hạn chế tới mức thấp nhất lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, người dân xung quanh và ô nhiễm môi trường tại khu vực KCN Thăng Long cũng như trên địa bàn Thành Phố Hà Nội. Kiểm toán chất thải (KTCT) là công cụ quản lý môi trường nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm ngay từ quá trình sản xuất tại cơ sở công nghiệp. KTCT bao gồm việc rà soát, kiểm tra các quá trình sản xuất, xác định nguồn thải và khối lượng chất thải, tính toán cân bằng vật chất, xác định các vấn đề trong vận hành sản xuất, từ đó đề ra các giải pháp nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải ra môi trường Xuất phát từ những lợi ích và hiệu quả của kiểm toán chất thải mang lại đối với các doanh nghiệp như giảm thiểu chất thải tại nhà máy nhằm xác định những nguyên nhân gây tổn thất nguyên, nhiên liệu từ đó đưa ra những phương án chống thất thoát, giảm thiểu chất thải, tăng hiệu quả của quá trình sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Đây cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài “Kiểm toán chất thải và đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam”. 1. Mục tiêu nghiên cứu - Kiểm toán chất thải trong quy trình sản xuất linh kiện nền thủy tinh cho đĩa từ để sản xuất ổ đĩa cứng máy tính tại nhà máy Hoya. 2 - Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến BVMT tại nhà máy. - Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, sức khỏe, môi trường - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải trong hoạt động sản xuất hướng tới sản xuất sạch hơn và các biện pháp nâng cao hiệu quả việc tuân thủ thủ tục BVMT. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Kiểm toán chất thải trong quy trình sản xuất linh kiện nền thủy tinh cho đĩa từ để sản xuất ổ đĩa cứng máy tính tại công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam + Xác định quy trình sản xuất kèm dòng thải. + Xác định nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất sử dụng đầu vào. + Xác định lượng nước thải, khí thải, CTR phát sinh trên một đơn vị sản phẩm. + Xác định hệ số phát sinh chất thải trên đơn vị sản phẩm. 2.2. Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến BVMT tại công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam + Báo cáo đánh giá tác động môi trường. + Sổ chủ nguồn thải CTNH. + Báo cáo giám sát môi trường định kỳ. + Kê khai kinh phí bảo vệ môi trường. 2.3. Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, sức khỏe, môi trƣờng tại công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam + Đánh giá công tác an toàn lao động, PCCC. + Đánh giá công tác sức khỏe – ATVSLĐ. + Đánh giá công tác tập huấn, chấp hành quy định pháp luật về an toàn - sức khỏe. 2.4. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải hƣớng đến sản xuất sạch hơn và các biện pháp nâng cao hiệu quả việc tuân thủ thủ tục BVMT + Đánh giá công tác quản lý BVMT tại công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam + Đề xuất cơ hội sản xuất sạch hơn. + Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tuân thủ các quy định pháp luật về BVMT. + Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về kiểm toán 1.1.1. Kiểm toán môi trƣờng a. Khái niệm Kiểm toán môi trường là một khái niệm mới ở nước ta, song thực chất nội dung của nó đã và đang được thực hiện ở các cơ sở công nghiệp và các công ty dưới nhiều tên gọi khác nhau như: rà soát môi trường, tổng quan môi trường, kiểm soát môi trường hay đánh giá tác động môi trường [1]. Hiên nay, trên thế giới có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về KTMT. Năm 1998, Viện thương mại Quốc tế ICC đã đưa ra khái niệm ban đầu về KTMT như sau: “Kiểm toán môi trường là một công cụ quản lý bao gồm sự ghi chép một cách khách quan, công khai các tổ chức môi trường, sự vận hành các thiết bị, cơ sở vật chất với mục đích quản lý môi trường bằng cách trợ giúp quản lý, kiểm toán các hoạt động và đánh giá sự tuân thủ các chính sách của công ty bao gồm sự tuân thủ theo tiêu chuẩn môi trường”. Theo tiêu chuẩn ISO 14010 (1996) thì KTMT được định nghĩa như sau: Kiểm toán môi trường là một quá trình thẩm tra có hệ thống và được ghi thành văn bản, bao gồm việc thu thập và đánh giá một cách khách quan các bằng chứng nhằm xác định những hoạt động, sự kiện, hệ thống quản lý liên quan đến môi trường hay các thông tin về những kết quả của quá trình này cho khách hàng. Ở nước ta mặc dù khái niệm kiểm toán môi trường còn khá mới mẻ song nhiều tác giả cũng đã đưa ra những khái niệm về thuật ngữ kiểm toán môi trường. Theo Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Thị Vân Hà (2003) thì KTMT được hiểu một cách khách quan là “Tổng hợp các hoạt động điều tra, theo dõi có hệ thống theo chu kỳ và đánh giá một cách khách quan đối với công tác tổ chức quản lý môi trường, quá trình vận hành công nghệ sản xuất, hiện trạng vận hành của trang thiết bị với mục đích kiểm soát các hoạt động và đánh giá sự tuân thủ của các đơn vị, các nguồn tạo ra chất thải đối với những chính sách của nhà nước về môi trường” [2]. b. Các dạng kiểm toán Kiểm toán môi trường đang ngày càng phát triển và bao trùm nhiều lĩnh vực, khía cạnh môi trường khác nhau dẫn tới có nhiều loại, nhiều dạng kiểm toán môi trường. 4 PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG Phân loại theo chủ thế Phân loại theo đối tượng Phân loại theo mục đích - Kiểm toán nội bộ - Kiểm toán hệ thống - Kiểm toán pháp lý - Kiểm toán độc lập quản lý môi trường - Kiểm toán tổ chức - Kiểm toán nhà nước - Kiểm toán chất thải - Kiểm toán kỹ thuật - Kiểm toán năng lượng của nhà máy. - Kiểm toán bất động sản Hình 1.1. -Sơ đồ phân loạiđộng kiểmsản toán môi trƣờng [3] Kiểm toán bất c. Đối tượng và mục tiêu KTMT - Đối tượng Đối tượng chính và thường gặp ở KTMT + Cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc các công ty vừa sản xuất, vừa kinh doanh. + Bệnh viện, trường học, năng lượng, các loại tài nguyên thiên nhiên. + Quá trình kiểm toán có thể được thực hiện đối với toàn bộ quy trình hoạt động hoặc đối với một giai đoạn nào đó của quy trình sản xuất, do đó đối tượng của KTMT trong mỗi trường hợp cũng sẽ khác nhau. - Mục tiêu Các mục tiêu chính mà một cuộc KTMT hướng tới. + Đánh giá được sự tuân thủ, chấp hành của nhà máy, công ty đối với chính sách, pháp luật của nhà nước, các nguyên tắc, thủ tục Quốc tế về BVMT. + Đánh giá mức độ phù hợp, sự hiệu quả của các chính sách QLMT nội bộ của nhà máy. + Thúc đẩy việc QLMT của các nhà máy diễn ra tốt hơn. + Duy trì niềm tin của người dân đối với chính sách môi trường của nhà nước. + Nâng cao nhận thức của CBCNV trong các nhà máy về việc thi hành các chính sách môi trường. 5 + Tìm kiếm các cơ hội cải tiến để sản xuất và BVMT tốt hơn. + Thiết lập và thi hành được một hệ thống QLMT hữu hiệu, phù hợp. Tùy theo tính chất và điều kiện cũng như đòi hỏi của cuộc kiểm toán mà đưa ra mục tiêu phù hợp. 1.1.2. Kiểm toán chất thải a. Khái niệm “Kiểm toán chất thải được hiểu là quá trình kiểm tra sự tạo ra chất thải nhằm giảm nguồn, lượng chất thải phát sinh. KTCT là một công cụ quản lý quan trọng có hiệu quả kinh tế đối với nhiều cơ sở sản xuất” [1]. KTCT là việc quan sát, đo đạc, ghi chép các số liệu, thu thập và phân tích các mẫu chất thải, nhằm ngăn ngừa việc phát sinh ra chất thải, giảm thiểu và quay vòng chất thải. Kiểm toán chất thải là bước đầu tiên trong quá trình nhằm tối ưu hóa việc tận dụng triệt để tài nguyên và nâng cao hiệu quả sản xuất [3]. Kiểm toán chất thải (KTCT) là công cụ quản lý môi trường nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm ngay từ quá trình sản xuất tại cơ sở công nghiệp. KTCT bao gồm việc rà soát, kiểm tra các quá trình sản xuất, xác định nguồn thải và khối lượng chất thải, tính toán cân bằng vật chất, xác định các vấn đề trong vận hành sản xuất, từ đó đề ra các giải pháp nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải ra môi trường [4]. b. Vai trò của kiểm toán chất thải - Cung cấp các thông tin về công nghệ sản xuất, các nguyên vật liệu sử dụng, các sản phẩm và các dạng chất thải. - Xác định các nguồn thải và các loại chất thải phát sinh. KTCT còn tìm ra chính xác khâu sản xuất gây lãng phí nguyên nhiên liệu nhất, khâu tạo ra nhiều chất thải nhất. - Xác định các bộ phận kém hiệu quả trong dây chuyền sản xuất như: quản lý kém, hiệu suất sử dụng nguyên liệu, năng lượng thấp, thải nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường thông qua các tính toán cân bằng vật chất. - Giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp giảm lượng thải hoặc tái sinh, tái chế, tái sử dụng chất thải nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện, nâng cao hiệu quả sản xuất, ngăn ngừa, giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường. - KTCT giúp giảm kinh phí đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, từ đó tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. 6 - KTCT góp phần đảm bảo việc tuân thủ chi phí, lợi ích không chỉ đối với luật pháp mà còn đối với các tiêu chuẩn về quản lý môi trường theo yêu cầu của các thị trường tiêu thụ. - Đề ra các chiến lược quản lý và giải pháp giảm thiểu chất thải. c. Phạm vi của kiểm toán chất thải - KTCT chủ yếu được áp dụng đối với các cơ sở kinh tế đặc biệt, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có các yếu tố nguyên liệu đầu vào cùng các sản phẩm đầu ra có tiềm năng ảnh hưởng đến môi trường. - Một cơ sở sản xuất, không phải nhất thiết phải tiến hành kiểm toán ở tất cả công đoạn, tùy theo mục đích cấp thiết và yêu cầu quản lý mà chỉ một giai đoạn hay một phần của quá trình sản xuất được kiểm toán. d. Quy trình kiểm toán chất thải Quy trình kiểm toán chất thải được thực hiện qua các bước sau. Hình 1.2. Quy trình kiểm toán chất thải [1]  Thuyết minh quy trình Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền đánh giá Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện ban đầu cho kiểm toán chất thải: - Sự đồng ý của ban lãnh đạo cơ sở. KTCT chưa có tính bắt buộc mà mang tính chất tự nguyện các các cơ sở sản xuất đứng ra tự tổ chức nên việc KTCT chỉ được tiến hành khi có sự cho phép, đồng ý của ban lãnh đạo cơ sở sản xuất. Sau khi xem xét và nhận thức được lợi ích, vai trò quan trọng của việc KTCT mang lại đổi với đơn vị của họ thì các cơ sở sẽ tự nguyện thực hiện. - Xác định mục tiêu cụ thể cho KTCT. 7 - KTCT có nhiều mục đích: Tiết kiệm nguyên liệu, nhiên vật liệu đầu vào, giảm chi phí xử lý môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Tóm lại vấn đề mấu chốt của cuộc KTCT phụ thuộc hoàn toàn vào mục tiêu, mục đích mà cơ sở hướng đến. - Thành lập nhóm kiểm toán Để tiến hành công việc KTCT thì cần thành lập nhóm kiểm toán, quy mô thành phần nhóm kiểm toán tùy thuộc vào cơ sở sản xuất, mục tiêu hướng đến. Tuy nhiên tối thiểu nhóm kiểm toán bao gồm: Cán bộ phụ trách môi trường, nhân viên sản xuất, một chuyên gia về môi trường. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục tiêu cuộc KTCT hướng đến cũng như thực tế tại hiện trường mà nhóm KTCT có thể đề xuất ban lãnh đạo bổ sung thêm nhân lực, nguồn lực từ bên ngoài (vấn đề này cần có sự chuẩn bị trước để chủ động cho công việc KTCT được thực hiện một cách hiệu quả nhất). - Chuẩn bị tất cả các tài liệu liên quan. + Bản đánh giá tác động môi trường (ĐTM). + Giấy phép đăng ký sổ chủ nguồn thải. + Layour nhà máy, sơ đồ công nghệ sản xuất. + Nhật ký ghi chép của nhân viên về khối lượng và loại nguyên liệu sản xuất. + Khối lượng các loại sản phẩm chính và sản phẩm phụ sinh ra từ quá trình sản xuất. + Thiết bị máy móc sử dụng phục vụ quá trình sản xuất. + Kết quả quan trắc môi trường định kỳ. + Phương án hoặc các pháp lý liên quan đến vận chuyển, xử lý chất thải của công ty. Bước 2: Xem xét quy trình và đặc điểm công nghệ sản xuất - Thiết lập được bộ quy trình cần bằng vật chất, xác định các loại chất thải tạo ra từ quá trình sản xuất có liên quan tới vật liệu đầu vào đầu ra. Vì vậy chúng ta cần làm rõ được các yêu cầu sau. + Xác định được nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào (các nguyên liệu thô, hóa chất, nước, nhiên liệu). + Nắm rõ sơ đồ công nghệ từng công đoạn sản xuất, tại các công đoạn cần biết được chúng phát sinh ra những chất thải gì, khối lượng bao nhiêu, thu gom, vận chuyển đi đâu. 8 Bước 3: Xác định nguyên liệu, nhiên liệu và các hóa chất sử dụng. - Xác định rõ nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào tùy thuộc vào loại hình sản xuất. Để tiến hành nhanh công việc này nhóm kiểm toán có thể kiểm tra chứng từ hóa đơn mua nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào của công ty. - Hóa chất sử dụng trong quy trình sản xuất sẽ quyết định tích chất của chất thải đầu ra do vậy việc kiểm tra các loại hóa chất sử dụng trong sản xuất là rất cần thiết. Giai đoạn 2: Xác định, đánh giá các nguồn thải Bước 4: Xác định nguồn thải - Đây chính là bước xác định tất cả các chất thải phát sinh ra môi trường (khí thải, nước thải, chất thải rắn). Đầu ra của nguồn thải bao gồm các sản phẩm lỗi, nước thải, khí thải, chất thải nguy hại và một số chất thải khác. Bước 5: Đánh giá nguồn thải - Việc đánh giá nguồn thải thực chất là quá trình thiết lập cân bằng vật chất cho toàn bộ quy trình sản xuất của nhà máy. - Để tính toán được cân bằng vật chất của quá trình sản xuất thì đầu ra của tất cả các đơn vị và các quy trình sản xuất phải được định lượng hóa, theo các định luật bảo toàn thì tổng khối lượng của các yếu tố đầu vào phải bằng tổng khối lượng các chất đầu ra. Đây chính là cơ chế thiết lập cân bằng vật chất cho một quy trình sản xuất hoặc có thể đánh giá nguồn thải thông qua các phương pháp tính toán phát thải dựa vào hệ số phát thải. Giai đoạn 3: Xây dựng và đánh giá các phương án giảm thiểu chất thải Bước 6: Xây dựng nội dung các phương pháp giảm thiểu - Lựa chọn các phương pháp thích hợp cho từng loại chất thải, tăng khả năng tái sử dụng chất thải. - Thay đổi quy trình công nghệ hoặc từng bộ phận của công nghệ nếu cần. - Đổi mới các trang thiết bị có hiệu suất sử dụng cao về năng lượng và nguyên liệu. - Thay đổi kiểm soát bằng quá trình tự động hóa. - Thay đổi điều kiện kỹ thuật. - Xử lý chất thải bằng các biện pháp hữu hiệu nhất. Bước 7: Đánh giá các phương án giảm thiểu 9 - Đánh giá về môi trường như: Khả năng gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới các nguồn nguyên liệu không tái tạo, ảnh hưởng tới năng lượng tiêu thụ. - Đánh giá về kinh tế: Để đánh giá về mặt kinh tế cần phải tính toán chi phí lợi ích, các tính toán này được so sánh giữa chi phí hiện tại và chi phí theo phương án. Khi tính toán tới chi phí lợi ích giảm thiểu chất thải, xác định lợi ích kinh tế có thể thu được từ các quá trình giảm thiều và xử lý chất thải đóng một vai trò quan trọng và quyết định tới việc lựa chọn phương án giảm thiểu khả thi, hiệu quả nhất. Bước 8: Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm thiểu chất thải Để thiết lập kế hoạch giảm thiểu chất thải cho một cơ sở sản xuất trước hết nhóm KTCT cần tổng hợp và xem xét nguyên nhân phát sinh chất thải. Bao gồm các sai sót trong quá trình vận hành, điều hành sản xuất từ đó thiết lập các biện pháp và khắc phục các hạn chế đó. Cụ thể các công việc cần thiết phải làm như sau. - Thay đổi hoặc cải tiến quy trình công nghệ sản xuất hoặc từng bộ phận của công nghệ nếu thấy cần thiết, phù hợp. - Thay đổi, điều chỉnh nguyên liệu đầu vào nếu thấy cần thiết. - Lên danh sách tất cả các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải. - Xây dựng kế hoạch hành động khả thi. - Sắp xếp các thứ tự ưu tiên thực hiện về thời gian. - Thực hiện các phương án biện pháp ưu tiên. - Lập chương trình giám sát hiệu quả của các phương án giảm thiểu chất thải. - Bổ sung sửa đổi quy trình khi cần thiết. 1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Kiểm toán chất thải trên thế giới Từ năm 1980, trên thế giới đã có nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng về KTCT. Một số nghiên cứu cụ thể có liên quan đến KTCT: Ở Australia, KTCT trong các ngành công nghiệp đã được giới thiệu như là một công cụ hỗ trợ cho việc quản lý chất thải, bên cạnh các công cụ khác như sản xuất sạch hơn và đánh giá vòng đời sản phẩm. Các ngành công nghiệp cơ bản, công viên, nước và môi trường của bang Tasmania, Australia khuyến cáo các doanh nghiệp nên sử dụng kiểm toán chất thải, với các nội dung như: xác định các nguồn thải, số lượng và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan