Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn lịch sử phát triển các quy định về hình phạt tù có thời hạn trong pháp ...

Tài liệu Luận văn lịch sử phát triển các quy định về hình phạt tù có thời hạn trong pháp luật hình sự việt nam từ năm 1945 đến nay

.PDF
95
161
147

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------- NGUYỄN VĂN DOÃN LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------- NGUYỄN VĂN DOÃN LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY Ngành:Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8380104 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM VĂN BEO HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những tài liệu tham khảo và trích dẫn đảm bảo tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn vừa mang tính kế thừa các công trình khoa học trước đây nhưng chưa từng được công bố trong các công trình khoa học khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn Doãn MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ............................................................................8 1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích của hình phạt trong pháp luật hình sự .........8 1.2. Lý luận chung về hình phạt tù có thời hạn ...................................................13 1.3. Vai trò của hình phạt tù có thời hạn trong pháp luật hình sự ........................20 Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY ..............................................23 2.1. Quy định về hình phạt tù có thời hạn trong trong pháp luật hình sự giai đoạn từ năm 1945 đến 1955 .........................................................................................23 2.2. Quy định về hình phạt tù có thời hạn trong trong pháp luật hình sự giai đoạn từ năm 1955 – 1985 ............................................................................................. 31 2.3. Quy định về hình phạt tù có thời hạn trong trong pháp luật hình sự giai đoạn từ năm 1985 đến 1999 .........................................................................................37 2.4. Quy định về hình phạt tù có thời hạn trong trong pháp luật hình sự giai đoạn từ năm 1999 đến 2015 .........................................................................................42 2.5. Quy định về hình phạt tù có thời hạn trong trong pháp luật hình sự giai đoạn từ năm 2015 đến nay ........................................................................................... 47 Chương 3: MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................................................55 3.1. Những yêu cầu và định hướng cải thiện quy định hình phạt tù có thời hạn .55 3.2. Hạn chế từ các quy định về hình phạt tù có thời hạn trong pháp luật hình sự hiện hành..............................................................................................................56 3.3. Các giải pháp định hướng hoàn thiện và đề xuất các quy định về hình phạt tù có thời hạn .......................................................................................................59 KẾT LUẬN ..............................................................................................................73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT: BLHS : Bộ luật Hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng Hình sự CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐNPL : Định nghĩa pháp lý HTHP : Hệ thống hình phạt SĐBS : Sửa đổi bổ sung TCTH : Tù có thời hạn PLHS : Pháp luật hình sự DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số liệu thống kê tội danh có chứa chế tài với các loại hình phạt chính trong các BLHS 1985, BLHS 1999, BLHS 2015. Bảng 2.2. Tỷ lệ các loại hình phạt chính trên số tội danh trong các BLHS 1985, BLHS 1999, BLHS 2015. Bảng 2.3. Tỷ lệ các loại hình phạt chính so với nhau trong các BLHS 1985, BLHS 1999, BLHS 2015. Bảng 2.4. Số liệu thống kê 10 khung hình phạt tù có chứa mức thời gian tối thiểu thấp nhất theo BLHS 1985. Bảng 2.5. Số liệu thống kê 10 khung hình phạt tù có chứa mức thời gian tối đa cao nhất theo BLHS 1985. Bảng 2.6. Số liệu thống kê 10 khung hình phạt tù có chứa mức thời gian tối thiểu thấp nhất theo BLHS 2009. Bảng 2.7. Số liệu thống kê 10 khung hình phạt tù có chứa mức thời gian tối đa cao nhất theo BLHS 2009. Bảng 2.8. Số liệu thống kê 10 khung hình phạt tù có chứa các mức thời gian tối đa cao nhất theo BLHS 2015. Bảng 2.9. Số liệu thống kê 10 khung hình phạt tù có chứa mức thời gian tối thiểu thấp nhất theo BLHS 2015. Bảng 3.1. Số liệu thống kê các khung hình phạt có cải tạo không giam giữ BLHS 2015. Bảng 3.2. Số liệu thống kê BLHS 2015 các khung quy định hình phạt có cải tạo không giam giữ được phép lựa chọn thay thế với hình phạt tù có thời hạn. Bảng 3.3. Số liệu thống kê quy định mức thấp nhất và cao nhất của hình phạt TCHT trong BLHS một số nước và Việt Nam hiện nay. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phan Chu Trinh, một chí sĩ yêu nước đấu tranh trong thời kỳ Thực dân Pháp đô hộ từng bị tù đày một thời gian dài có những trải nhiệm thực rất gian lao và với khí chất bất khuất của mình có những câu thơ bất hủ về cảnh phải chịu tù: “Dầu ai tại ngoại đù thiên thu So lại không qua nhất nhật tù” [27] Hay như tục ngữ dân gian ta có câu: “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” nghĩa là một ngày phải chịu tù đày như dài bằng cả nghìn năm ở ngoài, ý chỉ rằng sự khó khăn và khổ sở khi phải chịu đựng cảnh tù giam chỉ một thời gian ngắn cũng thật sự khủng khiếp. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đấu tranh dành độc lập từng bị giam cầm tại Hồng Kông viết tập trong Nhật ký trong tù rất nhiều bài thơ nói lên nỗi gian khổ cùng cực, nếu cần biết về sự gian khó trong giam cầm, ta chỉ cần đọc hết tập thơ ấy là cũng có thể hình dung. Qua dẫn chứng với những con người bất khuất trong hoàn cảnh lao tù để thấy rằng hình phạt tù là một điều lớn phải chịu đựng gian khó ở mức cực độ cao cho người bình thường phải thi hành. Sự phản ánh thực tế bằng lịch sử và văn học nước nhà như trên thể hiện sự chịu đựng cảnh tù lao xưa nay đã là một sự thử thách rất khó khăn gian khổ để vượt qua. Vậy ta cũng nên tìm hiểu xem hình phạt tù có lịch sử thế nào, hình thành và phát triển ra sao trong lịch sử nhân loại. Dưới phương diện Luật học, ta cần tiếp cận ở góc độ rằng bị giam giữ là một hình phạt mà pháp luật quy định cho một tội phạm cụ thể nào đó nếu người đó phạm phải. Hình phạt nói chung là một trong những chế định quan trọng của Pháp luật hình sự (PLHS), qua nghiên cứu lịch sử có thể thấy hình phạt có từ trước khi nhà nước và pháp luật được hình thành nhưng tồn tại như một hành vi phản ứng tự phát của xã hội đại diện kẻ có sức mạnh quyền lực ban hành, thời kỳ nguyên thủy khi con người còn sống theo bộ lạc với những tục lệ riêng của từng khu vực, nó biểu hiện trong thời chiếm hữu nô lệ bắt đầu rõ nét hơn khi xuất hiện nhà nước sơ 1 khai, xa xưa nhất được biết đến là thời Tây Chu bên Trung Quốc đã có hệ thống hình phạt (HTHP) trong luật định và được đánh giá tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên khi nhà nước Phong kiến bắt đầu hình thành, nó trở thành công cụ một điều chỉnh và quản lý trật tự xã hội một cách hợp thức hóa và chấp nhận rộng rãi hơn trong các quy định của nhà cầm quyền gọi là pháp luật của chủ nghĩa pháp gia. Tại vùng Trung Đông, một cổ luật nổi tiếng ngày nay được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu trong nhiều chương trình luật học đó là Bộ Luật Hammurabi hay tương tự có Bộ Luật La Mã mà ta thường gọi là Luật 12 bảng. Trải qua các thời kỳ thuộc các nền văn minh của các quốc gia và thể chế chính trị tuy có sự khác nhau nhưng tựu chung ngày nay HTHP phân hoá rõ ràng, xắp xếp mang tính logic và khoa học hơn. Ngày nay các hệ thống PLHS tại các quốc gia đặt loại hình phạt tù có thời hạn (TCTH) là trọng tâm và tìm cách tùy biến nó bằng các điều kiện và hình thức khác đi kèm để có thể gia giảm tính chất cũng như mức độ nặng nhẹ của nó để đảm bảo mục đích của hình phạt. Tuy có thể có những hình thái thể hiện khác nhau nhưng đặc tính của hình phạt TCTH vẫn hiện hữu thường xuyên trong các HTHP. Về thực chất hình phạt TCTH là một hình phạt tước đi sự tự do của một người bằng cách thức tách một đối tượng phạm tội ra khỏi đời sống xã hội và cộng đồng cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Tại Việt Nam, HTHP trong thời kỳ ban đầu của các triều đại Phong kiến cũng rất đa đạng và khắc nghiệt, qua đối chiếu có thể thấy rằng HTHP ở nước ta thời kỳ Phong kiến ảnh hưởng nặng nề từ Phong kiến Trung Quốc. Trong đó hình phạt TCTH được biểu thị bằng nhiều hình thức, là một hình phạt điển hình nổi bật với các hình phạt khác trong một hệ thống gọi là “Ngũ hình: Xuy hình (đánh roi); Trượng hình (đánh trượng); Đồ hình, có ba bậc; Lưu hình, có ba bậc; Tử hình, có ba bậc” [65, tr.19] và chế định hình phạt TCTH với nhiều đặc tính biến thể thay đổi qua các thời kỳ cần được nghiên cứu kỹ hơn. Đất nước Việt Nam đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, một ngàn năm bắc thuộc, trăm năm bị thực dân xâm chiếm và nội chiến đặc biệt là 2 giai đoạn cận đại khi chyển giao giữa các ý thức hệ Phong kiến, Tư bản và Xã hội chủ nghĩa. Nhà nước và Pháp luật cũng dần hình thành, biến đổi và có những sự vận động hoàn thiện nhất định cho đến ngày nay. Ngày 2/9/1945 là ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ rũ bỏ chế độ Phong kiến và xây dựng một đất nước với tư duy mới và nền tảng là các giá trị chung của nhân loại và phù hợp với tình hình đất nước từng thời kỳ. Quy định hình phạt TCTH thay đổi diễn ra mạnh mẽ và tạo ra sự khác biệt lớn giữa hai thời kỳ trước và sau khi pháp điển hóa lần thứ nhất năm 1985 cả về quan điểm lập pháp, về hình thức cũng như nội dung. Thời gian gần đây trong các Bộ luật hình sự (BLHS) thì hình phạt TCTH gần như có mặt 100% trong các điều quy định về hình phạt cho tội phạm, điều đó chứng tỏ tầm quan trọng và mức ảnh hưởng của nó đến tổng thể hình phạt và PLHS. Theo tinh thần Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/05/2005, Nghị quyết 49NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về việc cải cách tư pháp và hệ thống pháp luật. Liên quan đến tính kế thừa với quan điểm: “Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”[14, Mục I.2.4]. Trong đó có những vấn đề liên quan đến Hình phạt đặc biệt là Hình phạt TCTH như chủ trương: “Hoàn thiện chính sách hình sự, bảo đảm yêu cầu đề cao hiệu quả phòng ngừa; hạn chế hình phạt tử hình, giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền; cải tạo không giam giữ đối với các loại tội ít nghiêm trọng” [13, Mục II.5]. Hoặc mục tiêu định hướng chung“Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm” đồng thời còn nêu vấn đề “Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm” [14, Mục II.2]. Cùng với sự thay đổi của xã hội, của tư duy nhà làm luật và các xu hướng mới trong vấn đề bảo vệ quyền con người, hình phạt nói chung có phần bớt phần hà khắc hơn, giảm dần tính trừng trị trong hình phạt và chuyển hướng mạnh về mục đích giáo dục và cải tạo người phạm tội. 3 Quá trình thay đổi để phù hợp với sự chuyển biến của xã hội, ít nhiều cũng gặp những vấn đề khó khăn. Đồng thời những lần thay đổi đó có những yếu tố mang tích tích cực, có những yếu tố còn hạn chế dẫn đến chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Ngay cả các quy định về hình phạt TCTH hiện nay còn nhiều mặt hạn chế và cũng sẽ có sự thay đổi cùng với xã hội trong tương lai, và các nhà làm luật cũng cần có một công cụ hệ thống hóa các thay đổi xuyên suốt để có thể có cái nhìn tổng quan và sự nhìn nhận xác thực hơn vào quy luật vận động trong hoàn cảnh thực tế của đất nước. Với vai trò rất quan trọng của hình phạt TCTH trong quy định của PLHS nước ta, cùng các điều kiện thay đổi của xã hội, xu hướng chung của nhân loại cùng chính sách chủ trương của Đảng và nhà nước, vấn đề này là một điều đáng được quan tâm nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng PLHS đặc biệt là vấn đề hình phạt và tội phạm. Đây cũng là lý do tác giả đã chọn đề tài "Lịch sử phát triển các quy định về hình phạt tù có thời hạn trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay" để làm đề tài luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Về nghiên cứu vấn đề HTHP và hình phạt TCTH trong nước theo trình tự thời gian cũng chỉ dừng lại ở mức độ sơ khởi và liệt kê so sánh, cũng có những nghiên cứu riêng lẻ về các hình phạt khác. Lấy một số dẫn chứng các đề tài và các công trình nghiên cứu có liên quan một phần như: Sách chuyên khảo của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp “Hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam”, xuất bản 1995. Sách chuyên Khảo “Pháp luật hình sự Việt Nam từ thế kỷ X đến nay- lịch sử và thực tại”, do tác giả TSKH.GS. Lê Cảm (chủ biên) phát hành năm 2018, tác phẩm này thật sự là một công trình nghiên cứu công phu toàn diện về PLHS, các định chế pháp luật, các triều đại nhà nước khác nhau qua các giai đoạn lịch sử đất nước tự chủ từ thế kỷ thứ X đến nay với sự phân đoạn nghiên cứu theo từng thời kỳ lịch sử và các lần pháp điển hóa hình sự rất chi tiết; Một số nhóm khác trong các nghiên cứu của các luận văn thạc sĩ viết về các đề tài liên quan đến hình phạt và hình phạt TCTH như “Hình phạt tù và thi hành 4 hình phạt tù - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Trần Thị Thu Hằng năm 2011, nghiên cứu về hình phạt tù và sự tương quan với thi hành hình phạt tù từ lý luận và thực tiễn áp dụng trong những năm 2004-2008, và có một số kiến nghị giải pháp trong việc thi hành hình phạt tù có thời hạn. Đề tài luận văn thạc sĩ luật học “Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Hồng Nam năm 2014; Đề tài đã nghiên cứu về lý luận hình phạt tù có thời hạn và liên hệ thực tiễn xét xử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhằn tìm ra những giải pháp hiệu quả hơn trong việc áp dụng hình phạt TCTH tại TP.HCM; Đề tài“Áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” năm 2018 của tác giả Nguyễn Thành Chung; Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hình phạt TCTH và việc áp dụng thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Ngoài các đề tài trên, trong một số tạp chí luật học chuyên ngành còn các các bài nghiên cứu một số vấn đề chung về hình phạt trong đó có hình phạt TCTH so sánh giữa BLHS nước ta với các nước: Bài nghiên cứu “Hệ thống hình phạt theo pháp luật hình sự của một số nước ở Châu Á, Châu Âu và Hoa Kỳ” của tác giả Trương Quang Vinh đăng trên Tạp chí luật học; Bài nghiên cứu của TS. Dương Tuyết Miên “So sánh chế định hình phạt một số nước Asean và Việt Nam” đăng trên Tạp chí luật học số 12/2009; Hoặc bài nghiên cứu “Hình phạt trong luật hình sự Anh trong sự so sánh với Luật hình sự Việt Nam” đăng trên Tạp chí luật học số 8/2014 của TS. Đào Lệ Thu; Các bài nghiên cứu nêu trên đa phần so sánh HTHP của Luật Hình sự Việt Nam với các nước tiêu biểu trong đó có đề cập một số vấn đề tổng quan của hình phạt TCTH, nhắc đến như một phần cấu thành chứ chưa hẳn phân tích dưới góc độ riêng biệt về hình phạt TCTH. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể và toàn diện và chuyên sâu về sự biến đổi quy định hình phạt TCTH từ năm 1945 đến nay dựa theo tiến trình lịch sử của Nhà nước và lập pháp thông qua các tài liệu quy định về hình phạt để tìm ra nguồn gốc, trình tự, nguyên nhân hình thành các quy định, các mối liên hệ và xu 5 hướng biến đổi giữa các quy định về hình phạt khác nhau trong những thời kỳ khác nhau. Một số đã nghiên cứu về tổng thể hơn trong vấn đề lịch sử pháp luật hoặc lịch sử luật hình sự mà chưa đi vào cụ thể quá trình thay đổi của hình phạt TCTH và các chế định có liên quan. Vì thế thật sự hữu ích nếu có một sự nghiên cứu nghiêm túc các quy định trong hình phạt TCTH qua từng thời kỳ lịch sử lập pháp của nhà nước và pháp luật thời kỳ cận đại từ khi nước ta dành được độc lập năm 1945 đến nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung cũng như những quy định cụ thể về hình phạt TCTH dưới khía cạnh lập pháp hình sự nhằm tìm ra những mặt tích cực và hạn chế trong quy định hình phạt tù mỗi thời kỳ. Từ đó kiến nghị hoàn thiện và dự báo xu thế sự biến đổi của hình phạt TCTH trong PLHS. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu như trên, đề tài có những nhiệm vụ chủ yếu sau: Trình bày những vấn đề lý luận chung về hình phạt TCTH. Trình bày phân tích so sánh đối chiếu thêm những quy định về hình phạt TCTH của một số nước trên thế giới với quy định tại Việt Nam. Trình bày so sánh và đánh giá quy định về hình phạt TCTH trong luật hình sự từ năm 1945 đến nay theo từng giai đoạn cụ thể của lịch sử. Đề xuất các giải pháp khắc phục các mặt hạn chế của quy định về hình phạt tù hiện này từ nghiên cứu lịch sử, thực tại và xu hướng của thế giới 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quy định về hình phạt TCTHtrong pháp luật hình sự Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu:Luận văn nghiên cứu hình phạt TCTH dưới góc độ lập pháp tập trung trong giai đoạn từ 1945 đến hiện nay với nhiều phân đoạn từ sơ khai đến các lần pháp điển hoá PLHS nước ta. 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp sau: + Phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; + Phương pháp sử học; + Phương pháp nghiên cứu hệ thống; + Phương pháp phân tích, so sánh; + Phương pháp thống kê, tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Lý luận về hình phạt TCTH dưới góc độ lịch sử một cách tổng quan. Hệ thống hóa sự thay đổi của các quy định về hình phạt TCTH trong các văn bản về Hình sự trước khi pháp điển hóa và các BLHS ban hành từng thời kỳ đến nay. Tìm ra nguyên nhân, lý giải quá trình hình thành và biến đổi hình phạt TCTH trong HTHP của PLHS Việt Nam từ thời kỳ bắt đầu độc lập từ năm 1945 đến nay. Đánh giá sự tác động của lịch sử và bối cảnh xã hội đất nước lên các quy định về hình phạt đặc biệt là hình phạt TCTH. Từ những lần thay đổi trong các quy định có thể tìm ra quy luật, xu hướng của sự thay đổi, hạn chế của quy định hiện tại và bài học của lịch sử để lại qua đó có thể dự báo đóng góp những ý kiến mang tính khoa học trong việc hoàn thiện HTHP cụ thể là hình phạt TCTH trong PLHS hiện nay. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về hình phạt tù có thời hạn trong Pháp luật hình sự. Chương 2: Quy định về hình phạt tù có thời hạn trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Chương 3: Một số hạn chế và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc quy định về hình phạt tù có thời hạn trong Pháp luật hình sự Việt Nam. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích của hình phạt trong pháp luật hình sự 1.1.1. Khái niệm về hình phạt Hình phạt đã gắn liền với sự hình thành Nhà nước và Pháp luật từ thời cổ đại, cho đến ngày nay hình phạt được xem như là một trong những biện pháp quản lý xã hội bằng pháp luật rất hữu hiệu. Hình phạt thường được áp dụng cho những người phạm tội bị cấm mà theo theo khoa học hình sự hiện đại là gắn liền với tội phạm nhất định Theo Tự điển giải thích thuật ngữ luật học, Nhà xuất bản Công an nhân dân thì giải thích rằng: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước được Luật hình sự quy định và do toà án áp dụng có nội dung tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội nhằm trừng trị giáo dục họ cũng như nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm”. [20, tr.64] Trên phương diện lịch sử PLHS của nước ta, khái niệm về hình phạt chỉ được chính thức quy định lần đầu tiên tại BLHS 1999. Trước đó hầu hết các hình phạt cụ thể được phân bổ trong các quy định về tội phạm tại các văn bản riêng lẻ, các nhà lập pháp chưa có quy chuẩn hệ thống hình phạt mang tính khái quát khoa học. Ngay cả BLHS 1985 là BLHS đầu tiên cũng không nêu khái niệm hình phạt trong phần chung của BLHS. Theo Điều 26 BLHS 1999 quy định rằng: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định”. Trải qua nhiều lần thay đổi bổ sung và thay thế, đến hiện nay khái niệm hình phạt trong BLHS 2015 xét về nội dung vẫn giữ lại các nội dung trước đó nhưng có bổ sung mở rộng thêm đối tượng áp dụng hình phạt đó là pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 30 BLHS 2015). Một cách biểu thị khái quát, đầy đủ và cân bằng hơn sẽ là quan điểm của Giáo sư Võ Khánh Vinh trong tác phẩm Luật hình sự của mình có nêu “Hình phạt 8 là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được Bộ luật hình sự quy định do Tòa án nhân dân nhân danh Nhà nước áp dụng đối với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm và thể hiện ở việc tước đoạt hoặc hạn chế các quyền và lợi ích hợp pháp do luật quy định đối với người bị kế án” [66, tr.347], đây có thể được xem là khái niệm chứa đầy đủ nội hàm của của hình phạt nhất. Như vậy tác giả có thể khái quát một cách tổng quan để dễ nhận diện hơn, có thể đưa ra khái niệm hình phạt như sau: Hình phạt là một trong những công cụ bảo đảm và thể hiện các mức độ thi hành việc phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội phạm đã thực hiện (ở cả cá nhân và pháp nhân thương mại), nó hướng chính đến việc trực tiếp giáo dục cải tạo đối tượng phải chịu và gián tiếp phòng ngừa tội phạm để tái lập cân bằng trật tự xã hội khi xảy ra xáo trộn bởi hành vi phạm tội gây nên, thông qua việc Toà án áp dụng các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhằm vào lợi ích, sự tự do và cả sự sống bằng các mức độ khác nhau. 1.1.2. Đặc điểm của hình phạt Hình phạt trong PLHS có các đặc điểm chính sau: (1) Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước so với các biện pháp cưỡng chế khác như về hành chính hoặc kỷ luật. (2) Hình phạt được quy định trong BLHS hay mang tính chất pháp định, tránh được sự suy đoán tùy tiện hoặc lạm dụng của Tòa án. (3) Hình phạt phải chỉ được áp dụng bởi Toà án nhân danh Nhà nước áp dụng. (4) Đối tượng chịu hình phạt là phải là đối tượng phạm tội, mang tính chất cá thể hóa trách nhiệm hình sự, không có sự thay thế khi áp dụng hình phạt. Với ý đó C.Mác viết rằng: “Dưới con mắt của kẻ phạm tội, sự trừng phạt phải là kết quả tất yếu của hành vi của chính người đó, do đó phải là hành vi của chính người đó” [7, tr.181]. (6) Hình phạt phải đồng nhau nghĩa là sự công bằng giữa các đối tượng phạm tội, không phân biệt đối tượng, tuy nhiên đây chỉ là đặc tính tương đối, với một số đối tượng có những điều kiện nhất định thì hình phạt sẽ có tính chất tăng 9 nặng hoặc giảm nhẹ, nhưng sự gia giảm này cũng phải có quy định rõ ràng và điều kiện hết sức nghiêm ngặt. (7) Hình phạt tạo nên án tích cho người chịu hình phạt, án tích này chỉ được xóa đi khi đảm bảo được một số điều kiện về thời gian và hành vi sau khi thụ lý hình phạt. 1.1.3. Mục đích của hình phạt Mục đích của hình phạt có nhiều quan điểm, trước đây, các Nhà nước Phong kiến thực dân luôn xem mục đích hình phạt là sự trừng phạt đối tượng phạm tội, nó được xem là cái giá phải trả theo nguyên tắc cổ xưa là luật về sự trả thù ngang bằng (theo nguyên tắc lex talionis) thể hiện trong bộ luật cổ Hamurabi tại Babylon cổ đại, hay trong Kinh thánh Do Thái cũng có nhắc đến nguyên tắc “mắt đền mắt, răng đền răng” như câu ngạn ngữ nổi tiếng “an eye for an eye and a tooth for a tooth”, những nguyên tắc trả thù ngang bằng đã rất phổ biến thời cổ đại ăn sâu vào tiềm thức của các tầng lớp thống trị cũng như toàn xã hội thời đó. Tuy nhiên phong trào bảo vệ quyền con người cũng như các ngành khoa học xã hội đã phát triển, xã hội không còn quan niệm hình phạt có mục đích trừng phạt ngang hàng hoặc trừng phạt là yếu tố chính của hình phạt nữa, mà nó kèm theo rất nhiều mục đích nhân văn khác mang tính chất cải tạo người phạm tội và ngăn ngừa khả năng tội phạm diễn ra, nghĩa là quan điểm về việc phòng ngừa tội phạm được đề cao đó cũng được xem là nhiệm vụ của nhà nước và pháp luật đề ra vậy. Tuy còn nhiều tranh cãi giữa các quan điểm nhưng quan điểm được chấp nhận rộng rãi nhất là mục đích của hình phạt có 3 mục đích chính: “Một là giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; Hai là ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới (phòng ngừa riêng); Ba là phòng ngừa người khác phạm tội (Phòng ngừa chung)”. [66, tr.348] Quan điểm này được các làm luật Việt Nam thể hiện rõ trong quá trình xây dựng và quy định BLHS bắt đầu từ BLHS 1985 về nội dung mục đích hình phạt không có gì thay đổi. 10 Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng nên loại trừ từ ngữ “không chỉ nhằm để trừng trị” trong điều luật đã quy định trong mục đích hình phạt nhằm tránh gây sự hiểu lầm về mục đích của hình phạt, vì rõ ràng xét theo ngôn từ nó thể hiện tính chất “trừng trị” vào mục đích đầu tiên, và nên xem mục đích của hình phạt thêm một sự trọng yếu nữa là “góp phần phục hồi lại công lý…”[8, tr.462], tuy nhiên qua các lần sửa đổi bổ sung BLHS và ban hành BLHS mới, các nhà làm luật vẫn giữ nguyên cấu trúc này cho đến ngày nay. Tuy thống nhất rằng Hình phạt không mang mục đích trừng trị nhưng không thể loại trừ được nó khỏi hình phạt, và các nhà lý luận cũng đáng cố gắng biện giải bằng cách này hay cách khác. Một số khác giải thích rằng vì chỉ nên coi “trừng trị” là thuộc tính vốn có trong bản chất của hình phạt chứ không nên xếp vào là mục đích của nó hướng đến. Cho đến lần sửa đổi cuối cùng là BLHS 2015 thì các nhà làm luật vẫn giữ nguyên quy định trong Điều 31 mục đích hình phạt là “hình phạt không chỉ nhằm trừng trị…”. Tuy nhiên một cách tổng quan cũng cần phải xem xét toàn bộ lại lịch sử và văn hóa nước ta nói riêng và cả khu vực nói chung, đều ảnh hưởng rất lớn và lâu đời từ hai học thuyết lớn lớn về Nhân trị với đại diện là Khổng giáo của Khổng Tử và Pháp trị với đại diện là Quản Tử hay Thương Ưởng đề xuất từ thời Tần Hiếu Công sau này được phát triển bởi Hàn Phi Tử. Các triều đại lớn bên Trung Quốc thời Phong kiến cũng ảnh hưởng hai tư tưởng này rất nhiều. Chính hai quan điểm này đan xen và cùng nảy nở trong lòng xã hội, dẫn đến hình thành các quan điểm trái ngược cùng tồn tại hai mặt trong qua các thời kỳ trong xã hội ta, ngay cả trong cổ luật nước ta như các Bộ luật Hồng Đức thời nhà Lê và Hoàng Việt Luật Lệ thời nhà Nguyễn cũng có những điểm thể hiện sự trái ngược này. Vì thế cũng có thể giải thích phần nào do việc kế thừa truyền thống nên dẫn đến các nhà làm luật vẫn duy trì một cách thể hiện như điều luật trên đã nêu. 1.1.4. Phân chia hình phạt trong hệ thống hình phạt Để dễ dàng xắp xếp, phân loại cho các hoạt động nghiên cứu và đặc biệt cho việc soạn thảo cũng như áp dụng hình phạt trong BLHS, hình phạt ngày nay được chia ra thành một hệ thống chặt chẽ, có thứ tự theo sự nghiêm khắc từ thấp đến cao, 11 theo đó hệ thống cơ bản nhất ngày này đa số các nước áp dụng đó là: (1) Hình phạt không giam giữ: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, phạt tiền, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, trục xuất; (2) Hình phạt giam giữ: TCTH và tù không thời hạn còn gọi là tù chung thân; (3) Hình phạt tử hình. Với cách phân loại khác mà các nhà nghiên cứu luật học trong giai đoạn 1963-1975 tại Sài Gòn Miền nam Việt Nam có nêu lên là có ba loại hình phạt chính gọi là chính hình: Một là Thể hình: Hình phạt duy nhất là hình phạt tử hình, đây là hình phạt duy nhất không thể sửa cũng không thể phân chia; Hai là Hình phạt bác đoạt tự do hay hạn chế tự do: Là hình phạt TCTH hoặc chung thân, khổ sai hữu hạn, cấm cố, cấm lưu trú, phạt giam…; Ba là Ngân hình (hình phạt vào tài sản): Phạt tiền hoặc tịch thu tài sản. Một cách thức phân loại khác để áp dụng thực tế thuận tiện hơn thì có thể chia ra làm hình phạt chính và hình phạt bổ sung, theo đó thì hình phạt chính là hình phạt được áp dụng độc lập với hình phạt khác và chỉ duy nhất hình phạt chính áp dụng. Hình phạt bổ sung là hình phạt có thể được tuyên án kèm theo khi có hình phạt chính. Với cách phân loại này sẽ dẫn đến một hình phạt tùy lúc lại là hình phạt chính, có lúc lại là hình phạt bổ sung điển hình như phạt tiền. Cách phân loại này phù hợp với thực tiễn áp dụng hơn nên phần lớn các nước sử dụng cách phân loại này và Việt Nam trong BLHS cho đến nay cũng phân chia theo cách này. PLHS Việt Nam tập hợp các hình phạt sau quy định vào hình phạt chính: Cảnh cáo; Phạt Tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; TCTH; Tù chung thân; Tử hình. Bên cạnh đó còn có các hình phạt bổ sung như: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính. Những hình phạt này quy định trong BLHS 1999 và BLHS 2015 là giống nhau, ở BLHS 1985 cũng cấu trúc tương tự tuy nhiên chưa quy định hình phạt trục xuất ở cả hình phạt chính lẫn hình phạt bổ sung. Ngoài ra một cách phân chia tổng quát hơn của Luật Hình sự Pháp đó là căn cứ theo tính chất sự nặng nhẹ của hình phạt mà chia ra: “Hình phạt đại hình, hình 12 phạt tiểu hình, hình phạt vi cảnh” [26, tr.813]. Đây cũng là những cách thức hữu ích cần được tham khảo áp dụng khi có các cách tiếp cận bằng các góc độ khác nhau để nghiên cứu về hình phạt. 1.2. Lý luận chung về hình phạt tù có thời hạn 1.2.1. Khái niệm hình phạt tù có thời hạn Theo tự điển Hán Việt chữ “tù” gốc chữ Hán nghĩa động từ là bắt người nào đó phạm tội giam lại, danh từ là giam hãm, trói buộc lại một chỗ. Tiếp cận dưới góc độ chiết tự chữ Hán, kết cấu chữ “Tù” là “囚” được kết hợp bởi bộ Nhân (人- nghĩa là con người) ghép nằm trong với bộ “Vi” (囗- nghĩa là vây, bao quanh). Sự kết hợp là chữ tượng hình diễn tả sự việc người bị đóng lại trong một ô giới hạn bao quanh. Vậy theo chiết tự về mặt nguồn gốc ngôn ngữ nói lên được rằng “tù” là một sự giới hạn không gian hoạt động nhất định của con người. Đặc tính “có thời hạn” nghĩa là một việc được diễn ra theo thời gian và giới hạn tại một mức nào đó bằng cách cách xác định điểm mốc không vượt qua theo một quy ước hoặc được quy định cụ thể. Vậy hình phạt TCTH theo nghĩa chung cơ bản để nhận diện là một hình phạt bằng việc giam giữ một người trong một thời hạn nhất định với các chế độ cách ly người đó đến mức tối đa đối với các quyền tự do và quan hệ xã hội bình thường. Tuy nhiên với khoa học pháp lý, khái niệm trên là chưa đầy đủ để nói lên được tính pháp lý nội hàm của nó, vì đây chỉ là khái lược bản chất nội tại của hình phạt TCTH, vì thế cần phải xem xét sâu xa hơn về các đặc điểm và các điều kiện pháp lý khác để có được khái niệm mang tính khoa học pháp lý cao hơn. Chính vì thế các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm có kèm theo các khía cạnh khác của hình phạt này để cố gắng có được cái nhìn toàn diện hơn với hình phạt TCTH. Một sự giải thích nổi bật được đặc tính đặc trưng hình phạt tù của Từ điển luật học, Viện khoa học pháp lý- Bộ tư pháp (Nhà xuất bản Tư pháp) giải thích như sau: “Hình phạt tù là hình phạt tước quyền tự do của con người, buộc người bị kết án phải cách ly khỏi cuộc sống bình thường của xã hội, sống trong mội trường 13 riêng biệt, có sự kiểm soát chặt chẽ (trại giam)”[64, tr.361], và còn cho rằng đây là hình phạt magn tính truyền thống trong luật hình sự các nước nói chung và cũng là loại hình phạt được áp dụng phổ biến nhất trong thực tế của chúng ta hiện nay. Một quan điểm về hình phạt TCTH ngắn gọn nhưng đầy đủ và xúc tích làm nổi bật khía cạnh giáo dục người phạm tội hơn trong phần khái niệm là “Tù có thời hạn về thực chất là giam người bị kết án ở các trại giam, tức là cách ly người đó ra khỏi môi trường xã hội bình thường trong một thời gian nhất định để giáo dục và cải tạo họ”.[66, tr.359] Lịch sử phát triển PLHS của Việt Nam cho thấy hình phạt TCTH là một hình phạt có truyền thống rất lâu đời từ thời Phong kiến đến nay. Chỉ đến khi pháp điển hoá về PLHS lần thứ nhất với BLHS 1985 mới được quy định rõ ràng trong phần chung của BLHS, về sau qua nhiều lần sửa đổi và ban hành các BLHS khác thay thế, chế định chỉ xuất hiện cụ thể trong các quy định hình phạt dành cho các tội phạm, sau này đều được quy định rõ ràng bằng một điều trong phần chung của bộ luật. BLHS 1985 là bộ luật đầu tiên quy định hình phạt tù dưới hình thức như là định nghĩa pháp lý (ĐNPL), quy định tại điều 25; BLHS năm 1999 quy định tại Điều 33; và mới nhất là BLHS năm 2015 quy định tại Điều 38. Nội dung quy định có sự thay đổi không nhiều qua các thời kỳ, nếu như ở lần pháp điển hoá lần thứ nhất khá đơn giản và tổng quát, thì đến hiện nay đã rất chi tiết và hoàn thiện hơn. Vậy có thể khái niệm hình phạt TCTH như sau: Hình phạt TCTH một trong những hình phạt chính trong hệ thống hình phạt của luật hình sự, hình phạt này về nội dung buộc người bị kết án với một thời hạn nhất định phải bị giam giữ tại một địa điểm riêng biệt trong tình trạng cách ly nghiêm ngặt khỏi đời sống xã hội, đồng thời hạn chế tối đa các quyền tự do cũng như các mối quan hệ xã hội với mục đích là giáo dục cải tạo họ trở nên một công dân phù hợp với xã hội. 1.2.2. Đặc điểm của hình phạt tù có thời hạn Hình phạt TCTH là một trong những hình phạt trong hệ thống hình phạt của PLHS vì thế mang đầy đủ đặc điểm đặc trưng cơ bản của hình phạt như đã phân tích ở trên. Ngoài ra hình phạt tù còn có những đặc điểm mang tính chất riêng đặc thù so 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan