Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn lượng giá một số giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệ...

Tài liệu Luận văn lượng giá một số giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước tiền hải, huyện tiền hải, tỉnh thái bình

.PDF
107
195
95

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LƢỢNG GIÁ MỘT SỐ GIÁ TRỊ KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƢỚC TIỀN HẢI, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG VŨ TRỌNG NHÂN HÀ NỘI, NĂM 2019 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LƢỢNG GIÁ MỘT SỐ GIÁ TRỊ KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƢỚC TIỀN HẢI, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH VŨ TRỌNG NHÂN CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ : 8440301 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG ANH HUY HÀ NỘI, NĂM 2019 i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS. Hoàng Anh Huy Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Vũ Thanh Ca Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn An Thịnh Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 19 tháng 01 năm 2019 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Hoàng Anh Huy. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc và có danh mục tổng hợp các tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2019 Học viên thực hiện Vũ Trọng Nhân iii LỜI CẢM ƠN Sau quá trình thực địa tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, để hoàn thành bản báo cáo luận văn này, ngoài nỗ lực của bản thân không ngừng vươn lên học hỏi, tôi may mắn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ và hướng dẫn của các thầy cô từ Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội và các cán bộ đang công tác tại Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS.Hoàng Anh Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội và các cán bộ nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, là những người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. PGS.TS.Hoàng Anh Huy đã luôn hỗ trợ, hướng dẫn và theo dõi sát sao từng bước trong quá trình nghiên cứu, thực tập để ngày hôm nay tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn các cá nhân, tổ chức tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; UBND xã Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thịnh, các tổ chức Chính trị X ã hội địa phương và đặc biệt xin gửi lời cảm ơn tới các hộ dân nuôi trồng, khai thác thủy hải sản tại các xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh đó tôi cũng xin cảm ơn các bạn trong nhóm nghiên cứu bao gồm 2 bạn Nguyễn Hà My và bạn Nguyễn Hoàng Tùng là những người cùng tôi tham gia điều tra thực tế và thảo luận, trao đổi để cùng hoàn thiện kết quả luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ở bên cạnh, động viên, giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2019 Học viên thực hiện Vũ Trọng Nhân iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. ............................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............... 4 1.1. Tổng quan về đất ngập nước và hệ sinh thái rừng ngập mặn .................... 4 1.1.1. Đất ngập nước ......................................................................................... 4 1.1.2. Hệ sinh thái rừng ngập mặn .................................................................... 5 1.2. Mối quan hệ của hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ thống kinh tế. ........... 7 1.2.1. Ý nghĩa mối quan hệ của hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ thống kinh tế ........................................................................................................................ 7 1.2.2. Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn ............................ 11 1.3. Cơ sở lý luận khoa học các phương pháp lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn. ................................................................................................ 13 1.3.1. Các cách tiếp cận lượng giá hệ sinh thái rừng ngập mặn ..................... 13 1.3.2. Các phương pháp lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn ......... 14 1.3.3. Lựa chọn các phương pháp để đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn .................................................................................................................. 20 1.3.4. Quy trình lượng giá hệ sinh thái rừng ngập mặn .................................. 23 1.4. Tổng quan nghiên cứu về lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới và Việt Nam ........................................................................ 25 v 1.4.1. Các nghiên cứu về lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới. .................................................................................................... 25 1.4.2. Các nghiên cứu về lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Việt Nam. ................................................................................................... 28 1.5. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ....................... 31 1.5.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 31 1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 35 CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 42 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 42 2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 42 2.2.1.Về mặt không gian ................................................................................. 42 2.2.2.Về mặt thời gian: .................................................................................... 42 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 42 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 42 2.3.2. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 43 2.3.3. Phương pháp điều tra xã hội học........................................................... 43 2.3.4. Phương pháp giá thị trường dùng để xác định giá trị thủy sản, giá trị lâm sản ngoài gỗ ( mật ong). ........................................................................... 43 2.3.5. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên dùng để xác định giá trị bảo tồn đa dạng sinh học................................................................................................... 46 2.3.6. Phương pháp chi phí thay thế dùng để xác định giá trị phòng hộ của rừng. ................................................................................................................ 47 2.3.7. Phương pháp xử lý thống kê. ................................................................ 48 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 49 3.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng và công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải .............. 49 vi 3.1.1. Hiện trạng khai thác và sử dựng hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải .................................... 49 3.1.2. Hiện trạng công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải ........................................... 57 3.2. Phân tích các giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 62 3.3. Lượng giá một số giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.........63 3.3.1. Giá trị thủy sản (TS) .............................................................................. 63 3.3.2. Giá trị lâm sản ngoài gỗ ( Mật ong) ...................................................... 74 3.3.3. Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải ........................... 75 3.3.5. Tổng hợp các giá trị kinh tế đã tính toán .............................................. 84 3.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình .......................................................................................... 85 3.4.1. Áp dụng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo tồn rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu ................................................................................. 85 3.4.2. Lồng ghép thông tin về giá trị kinh tế của rừng ngập mặn trong các chương trình giáo dục truyền thông. ............................................................... 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94 PHỤ LỤC vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng anh FAO Food and Agriculture Organization IUCN The world conservation union Tố chức bảo tồn thiên nhiên thế giới NGOs Non-go verment Organizations Tổ chức phi chính phủ VNĐ Nghĩa tiếng việt Tố chức Nông nghiệp và Luơng thực của Liên hợp quốc Việt Nam Đồng Ủy ban Nhân dân UBND Hệ sinh thái HST ACTMANG Action for mangrove reforestation KBTTN Tổ chức Hành động và phục hồi rừng ngập mặn Nhật Bản Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước ĐNN MP Market Price Phương pháp giá thị trường RC Replacement Cost Phương pháp chi phí thay thế AC Avoided Cost Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được TCM Travel Cost Method Phương pháp chi phí du lịch HPM Hedonic Pricing Method Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ CVM Contingent Valuation Method Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên RNM Rừng ngập mặn viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 : Các chức năng của RNM và các hàng hóa, dịch vụ sinh thái ....... 10 Bảng 1.2: Tổng giá trị kinh tế của RNM......................................................... 13 Bảng 1.3: Lựa chọn phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ....................................................................................................... 20 Bảng 1.4: Các giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn và phương pháp đánh giá tương ứng .................................................................................................. 22 Bảng 1.5. Chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Tiền Hải giai đoạn 20102017 ...................................................................................................... 36 Bảng 1.6. Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính .............................. 37 Bảng 1.7. Số lượng gia súc, gia cầm giai đoạn 2010 - 2017 .......................... 38 Bảng 1.8. Lao động, việc làm huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ...................... 40 Bảng 3.1. Diễn biến diện tích rừng ngập mặn tại xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình .................................................. 51 Bảng 3.2: Các giá trị kinh tế quan trọng của rừng ngập mặn xã Nam Hưng, xã Nam Phú và Nam Thịnh.................................................................................. 63 Bảng 3.3: Sản lượng khai thác hải sản (kg/ngày) ........................................... 64 Bảng 3.4: Sản lượng khai thác thủy sản trung bình (kg/năm) ........................ 66 Bảng 3.5: Doanh thu hải sản trung bình trong 1 năm của người dân đi khai thác ............................................................................................... 67 Bảng 3.6: Lợi nhuận nuôi tôm tại xã các Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh .................................................................................................... 71 Bảng 3.7: Lợi nhuận từ hoạt động nuôi ngao tại các xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh .................................................................................................. 73 Bảng 3.8: Các mức chi trả và tần suất xuất hiện trong cuộc điều tra thử ....... 76 Bảng 3.9: Mức sẵn lòng chi trả của người dân cho quỹ bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu .................................................... 78 Bảng 3.10: Các giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu ....................................................................................................... 85 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mối liên hệ giữa hệ sinh thái RNM và hệ thống kinh tế................... 9 Hình 1.2: Tổng giá trị kinh tế của HST RNM ................................................ 11 Hình 1.3: Phân loại các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của RNM ....... 15 Hình 1.4: Quy trình đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn .................... 23 Hình 1.5: Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu ..................................................... 31 Hình 3.1. Biểu đồ diễn biến rừng ngập mặn tại ba xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh từ năm 2008 – 2017 ..................................................................... 52 Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy quản lý rừng ngập mặn tại Huyện Tiền Hải ........... 58 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái giàu tính đa dạng sinh học cả về thực vật, động vật và vi sinh vật. Hệ sinh thái rừng ngập mặn không chỉ cung cấp nguồn lợi tài nguyên có giá trị như gỗ, củi, thủy hải sản… mà nó còn có ý nghĩa to lớn đối với môi trường sống và cuộc sống của người dân ven biển. Tầm quan trọng của những khu rừng ngập mặn ven biển đối với một quốc gia nằm sát đại dương như Việt Nam đã được chứng minh qua thời gian. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển giúp chống xâm thực bởi sóng, gió. Ngoài ra những khu rừng này còn là lá chắn rất tốt trong những lúc bão lớn, sóng dữ; thậm chí hiện nay người ta còn cho rằng mỗi khi có sóng thần thì những nơi có rừng ngập mặn sự thiệt hại cũng được giảm bớt. Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km tính trên phần lãnh thổ đất liền và có diện tích rừng ngập mặn lớn thứ 2 thế giới (sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazon - Nam Mỹ). Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang là thách thức chung của loài người thì hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò vô cùng quan trọng. Rừng ngập mặn mang lại các giá trị và dịch vụ to lớn cho đời sống, là vườn ươm phát triển của thủy hải sản, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất, … Ngoài những giá trị về kinh tế và đa dạng sinh học thì rừng ngập mặn còn giữ vai trò đặc biệt trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, dưới sức ép của việc phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa như vũ bão thì hơn 50% diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam mất đi vì con người gây ra. Rừng ngập mặn đã bị khai thác quá mức hoặc chuyển sang nhiều dạng sử dụng đất khác nhau, trong đó có công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng trên cạn. Rừng ngập mặn ở Việt Nam nói chung và rừng ngập mặn thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình nói riêng hiện đang đứng trước nguy cơ bị khai thác và sử dụng không hợp lý, để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội dẫn tới bị suy thoái nặng nề. 2 Trong bối cảnh có xu hướng rõ rệt về biến đổi khí hậu, dẫn đến sự gia tăng bão lũ, thiên tai,… thì việc bảo vệ, quản lý tốt rừng ngập mặn ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết. Bên cạnh đó bài toán mâu thuẫn giữa lợi ích của việc bảo tồn và phát triển kinh tế, sinh kế cho cộng đồng dân cư ven biển vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, còn gặp nhiều khó khăn. Để có thể bảo vệ rừng ngập mặn một cách bền vững thì những giải pháp đưa ra phải xuất phát từ thực tế địa phương, điều kiện sống của người dân cũng như vai trò của những bên liên quan đến rừng ngập mặn. Là học viên môi trường, tôi càng ý thức hơn được tầm quan trọng của môi trường sinh thái nói chung và rừng ngập mặn nói riêng. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Lượng giá một số giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình”. Trong nghiên cứu này, vai trò và giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng như hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn ở 3 xã Nam Hưng, Nam Thịnh, Nam Phú thuộc vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình sẽ được phân tích, lượng giá nhằm cung cấp thông tin cho việc xây dựng khuyến nghị cho các hoạt động phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và thúc đẩy quản lý tài nguyên thiên nhiên trong khu vực rừng ngập mặn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Lượng giá một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong điều kiện có thể. - Đề xuất một số giải pháp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 3 3. Nội dung nghiên cứu − Phân tích hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. − Phân tích tổng các giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. − Lượng giá một số giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. − Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 4 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về đất ngập nƣớc và hệ sinh thái rừng ngập mặn 1.1.1. Đất ngập nước Trên thế giới có khá nhiều định nghĩa khác nhau về đất ngập nước. Tuy nhiên, hầu hết các định nghĩa đều đề cập đến các yếu tố địa mạo, thủy văn, đất, thực vật và coi đất ngập nước là hệ sinh thái, trong đó các yếu tố này có mối quan hệ tác động lẫn nhau, tạo ra các đặc trưng riêng biệt của mỗi vùng. Đất ngập nước là một vùng đất bị bão hòa, có độ ẩm theo mùa hoặc vĩnh viễn. Đất ngập nước được bao phủ bằng một lớp nước tương đối nông. Đầm lầy nước ngọt và nước mặn là những ví dụ của các vùng đất ngập nước. Theo Công ước Ramsar (1971), đất ngập nước được định nghĩa là: “Các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả các vùng biển với độ sâu không quá 6 mét khi triều thấp”. Đất ngập nước được chia thành các hệ chính bao gồm: biển, cửa sông, ven hồ, đầm lầy. Ngoài ra còn có các vùng đất ngập nước nhân tạo như các ao nuôi tôm cá, đất trồng nông nghiệp được tưới, các ô ruộng muối, các hồ chứa, kênh nước thải. Năm 1994, theo phụ lục 2B của Công ước Ramsar, đất ngập nước được phân chia làm ba loại. Loại 1 (biển/ven bờ) có 11 kiểu, loại 2 (các thủy vực nội địa) gồm 20 kiểu, loại 3 (các vùng đất ngập nước nhân tạo) bao gồm 10 kiểu. Tuy nhiên, các tác giả và các quốc gia sử dụng các cách phân loại khác nhau phù hợp với thực tế địa phương từng nơi. Ví dụ, hệ thống đất ngập nước ở Australia chia thành ba vùng địa lý: đất ngập nước ven biển với 5 kiểu, đất ngập nước vùng bình nguyên với 2 kiểu và đất ngập nước nội địa với 7 kiểu (Hoàng Văn Thắng, 2006). Trong khi ở Canada, đất ngập nước lại được chia theo 2 tiêu chí rộng là đất ngập nước trên đất hữu cơ và đất ngập nước trên nền đất vô cơ với các thứ bậc gồm Lớp, Dạng và Kiểu (Hoàng Văn Thắng, 2006). Còn Hoa Kì lại tiến hành phân chia theo hệ thống thứ bậc giống nhau về mặt phân loại học sử dụng để nhận dạng các loại động vật, thực vật (Hoàng Văn Thắng, 2006). Ủy ban sông Mê Kông (MRC) phân loại hệ thống đất ngập nước dựa vào hệ thống do Dugan xây dựng năm 1990. Đặc điểm của hệ thống này là phân 5 biệt các loại hình đất ngập nước ngọt thuộc đồng bằng ngập lũ (floodplain) và đất ngập nước thuộc đầm (palustrine) dựa vào việc phân biệt thảm thực vật (các quần xã thực vật) hoặc việc sử dụng đất khác nhau (Hoàng Văn Thắng và cộng sự, 2006). Hệ thống đất ngập nước có thể được xem là có độ đa dạng sinh học cao nhất trong tất cả các hệ sinh thái (Washington, 2001). Đất ngập nước không chỉ hỗ trợ sự sống hiệu quả, tạo độ đa dạng sinh học mà còn mang đến những giá trị kinh tế - xã hội rất lớn cho con người. Chúng giúp làm giàu cho các vùng ven biển, mang lại những giá trị thương mại về sản phẩm rừng, bảo vệ đường bờ biến và tạo điều kiện thuận lợi cho thủy hải sản phát triển ven bờ (Washington, 2001). Bên cạnh các thành phần thủy sinh, đất ngập nước còn hỗ trợ sự sinh sống của nhiều quần thể như chim nước, động vật có vú, bò sát,... Tuy nhiên, ngày nay, diện tích đất ngập nước đang ngày càng bị suy giảm do biến đổi khí hậu và hoạt động của con người. Việc mất đất ngập nước đã khiến một số loài động vật, thực vật đi đến bờ vực của sự tuyệt chủng. Và việc không hiểu biết đầy đủ về vai trò và lợi ích của đất ngập nước là vấn đề đáng lo ngại (Ramsar, 2013). 1.1.2. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Hệ sinh thái rừng ngập mặn bao gồm tất cả các thành phần hữu sinh (cây ngập mặn, nấm, tảo, vi sinh vật trên cây, dưới nước, trong đất rừng ngập mặn và kể cả trong không khí) và các thành phần vô sinh (không khí, đất và nước). Hai thành phần này luôn tác động qua lại lẫn nhau, vận động trong không gian và thời gian. Trong đó: - Thành phần vô sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ngoài ánh sáng mặt trời còn bao gồm không khí mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển, đất phù sa, bãi bồi ngập theo nước triều lên xuống trong ngày (nhật triều hoặc bán nhật triều), nước mặn từ biển vào, nước ngọt từ trong sông ra và nước lợ (hòa lẫn giữa nước ngọt và nước mặn). Các yếu tố về độ mặn, pH và các thành phần lý hóa của nước luôn thay đổi theo không gian và thời gian. - Thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là các sinh vật biển, sinh vật nội địa và sinh vật đặc trưng trong vùng rừng ngập mặn, đặc biệt là các sinh 6 vật di cư (chim di cư, rùa biển, bò biển…). Ngoài ra còn có các vi sinh vật, nấm, phù du thực vật… Hệ sinh thái rừng ngập mặn được đánh giá là một trong các hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái. Các lá cây ngập mặn rụng xuống chiếm 50% - 70% năng suất sơ cấp dòng chảy. Đây là nguồn chất hữu cơ phân hủy và hòa tan trong chuỗi, lưới thức ăn và xuất khẩu theo dòng nước tạo nguồn dinh dưỡng cho các loài động vật, thủy, hải sản của cả một vùng ven biển rộng lớn. Hệ thống rễ cây ngập mặn có khả năng lọc và hấp thụ một số chất ô nhiễm độc hại trong đất và nước. Bùn trầm tích rừng ngập mặn là nơi tích tụ các chất hữu cơ phân hủy tạo điều kiện cho các loài sinh vật hoạt động với năng suất 0,2 – 10g C/m3/ngày. Rừng ngập mặn là nơi che chở nuôi dưỡng con non các loài thủy, hải sản là vườn ươm cho sự sống của biển [8]. 1.1.2.2. Chức năng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò và chức năng vô cùng to lớn không chỉ riêng với con người mà đối với toàn bộ các loài sinh vật. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu chúng tôi nhận thấy không chỉ ở hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Nam Hưng nói riêng mà toàn bộ hệ sinh thái rừng ngập mặn nói chung đều có những chức năng cơ bản như sau: - Nơi ở có giá trị cho các chu kỳ của các loài cây và động vật quan trọng (các loài địa phương hoặc các loài khác trong thời gian ngắn); - Nguồn sản phẩm tự nhiên trong vùng (một phần của tổng sản phẩm được trích ra như các loại nguyên liệu tươi hoặc thức ăn); - Quá trình tái sinh chất dinh dưỡng (tích trữ, tái sinh nội hệ, chế biến); - Điều hoà khí hậu bằng các yếu tố sinh học ở mức địa phương và toàn cầu; - Khả năng chứa, giảm thiểu và đảm bảo tính toàn vẹn trong sự đối phó của hệ sinh thái đối với những thấy đổi bất thường của môi trường (ngăn chặn gió, bão,..). Rừng ngập mặn chính là dải đê thiên nhiên, ngăn chặn và bảo vệ rất hiệu quả miền duyên hải trước sự dâng cao của nước biển; - Bảo vệ bờ biển và kiểm soát xói lở; 7 - Lưu giữ phù sa (quá trình hình thành đất); - Xử lý chất thải, lưu giữ chất dinh dưỡng, chất độc hại (sự phục hồi của các chất dinh dưỡng dễ biến đổi và sự dời chuyển, phá vỡ các chất dư thừa và các hợp chất của nó); - Giao thông thuỷ (hạn chế việc nâng cao đáy sông); - Kiểm soát lũ lụt và dòng chảy (điều hoà dòng thuỷ văn); - Góp phần duy trì quá trình hiện tại hoặc hệ thống tự nhiên; - Đại diện cho kiểu rừng ngập mặn (sự hiện diện của các quần thể, hệ sinh thái, cảnh quan, các quá trình xảy ra trong đó); - Đa dạng sinh học, nguồn của các sản phẩm sinh học; - Ngân hàng gen (nguồn của các vật chất sinh học); - Ý nghĩa văn hoá (đa dạng văn hoá, cơ sở cho việc sử dụng không thương mại hoá); - Nơi nghiên cứu và giáo dục (địa điểm để các nhà khoa học, sinh viên, học sinh tham quan, nghiên cứu); - Du lịch (cung cấp cơ hội cho các hoạt động giải trí) [6] [7]. 1.2. Mối quan hệ của hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ thống kinh tế 1.2.1. Ý nghĩa mối quan hệ của hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ thống kinh tế Xem xét mối quan hệ hữu cơ giữa hệ sinh thái RNM và hệ thống kinh tế là xuất phát điểm của việc tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của RNM. Về cơ bản, do các hoạt động kinh tế của con người phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái nên khi đánh giá giá trị kinh tế của RNM phải xem xét kỹ mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế của con người và hệ thống sinh thái RNM. Trước hết, trong HST RNM, tại mọi thời điểm luôn có sự tác động qua lại giữa cấu trúc, quy trình và chức năng của hệ thống. Cấu trúc của hệ sinh thái bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ. Các quá trình bao gồm sự chuyển hóa vật chất và năng lượng. Tác động qua lại giữa cấu trúc và các quá trình hình thành nên chức năng sinh thái của RNM. Đến lượt mình, các chức năng này lại cung cấp các hàng hóa, dịch vụ môi trường và mang lại lợi ích cho con người. 8 Nếu con người có sự ưa thích đối với các lợi ích nói trên và sẵn lòng chi trả để nhận thêm một lượng lợi ích nhất định từ hệ sinh thái RNM thì các lợi ích này sẽ có giá trị kinh tế. Theo Bateman và Willis (1999), giá trị kinh tế là một khái niệm mang tính cụ thể và không phải là bản chất của bất cứ thứ gì. Giá trị kinh tế chỉ xuất hiện khi có sự tương tác giữa các chủ thể và khách thể kinh tế. Cụ thể hơn, các thuộc tính môi trường của RNM chỉ có giá trị kinh tế khi nó xuất hiện trong hàm lợi ích của một cá nhân hoặc hàm chi phí của một doanh nghiệp. Như vậy, các chức năng của hệ sinh thái tự nó không mang lại giá trị kinh tế; thay vì đó, các chức năng cung cấp các hàng hóa và dịch vụ và việc sử dụng các hàng hóa và dịch vụ đó mới mang lại các giá trị kinh tế cho con người [21]. 9 Hình 1.1: Mối liên hệ giữa hệ sinh thái RNM và hệ thống kinh tế Nguồn: [23] Như trong hình 1.1 các chức năng sinh thái RNM cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho hệ thống kinh tế. Về cơ bản, chức năng sinh thái của hệ sinh thái RNM là kết quả của sự tương tác liên tục giữa các cấu trúc và quá trình sinh thái. Barbier (1994) đưa ra hệ thống phân loại các chức năng của RNM gồm 4 nhóm chính là chức năng điều tiết, chức năng cư trú, chức năng sản xuất và chức năng thông tin [19].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan