Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn mạng di động ảo mvno và mô hình triển khai phù hợp tại việt nam...

Tài liệu Luận văn mạng di động ảo mvno và mô hình triển khai phù hợp tại việt nam

.PDF
50
138
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGUYỄN GIA BẮC MẠNG DI ĐỘNG ẢO MVNO VÀ MÔ HÌNH TRIỂN KHAI PHÙ HỢP TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGUYỄN GIA BẮC MẠNG DI ĐỘNG ẢO MVNO VÀ MÔ HÌNH TRIỂN KHAI PHÙ HỢP TẠI VIỆT NAM Ngành:Công Nghệ Điện Tử - Viễn Thông Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử Mã số: 60 52 02 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ ĐIỆN TƢ̉ - VIỄN THÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN QUỐC TUẤN Hà Nội - 2014 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Điện tử - Viễn thông, trƣờng Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Quốc Tuấn, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi tận tình trong thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Xin kính chúc các thầy cô giáo, các anh chị và các bạn mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công. Học viên Nguyễn Gia Bắc 1 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, thực tế dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Quốc Tuấn. Các số liệu, kết luận của luận án là trung thực, dựa trên sự nghiên cứu, thực trạng của Việt nam, kinh nghiệm trên thế giới và trải nghiệm của bản thân, chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất ký hình thức nào trƣớc khi trình, bảo vệ trƣớc “Hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ kỹ thuật”. Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. Hà Nội Ngày tháng Học viên Nguyễn Gia Bắc 2 năm 2014 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ Mục lục LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................0 LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................2 DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................5 MỞ ĐẦU .........................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài: ....................................................................................6 2. Mục đích nghiên cứu, đối tƣợng: .............................................................6 3. Kết cấu của luận văn ................................................................................7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MVNO ........................................................8 1.1. Khái niệm MVNO: ...............................................................................8 1.2. Phân loại MVNO: .................................................................................8 1.3. Phƣơng thức kết nối lƣu lƣợng MVNO ............................................. 12 1.4. MVNO và mối quan hệ với thị trƣờng viễn thông sẵn có ................. 15 1.4.1. Tác động của MVNO tới các MNO............................................ 15 1.4.2. Các yếu tố chính để thúc đẩy thị trƣờng MVNO........................ 15 1.4.3. Lợi ích của mô hình MVNO ....................................................... 16 CHƢƠNG 2.ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ MẠNG MVNO ...................................................................................... 17 2.1. Hệ thống điều hành mạng viễn thông ................................................ 17 2.2. Nền tảng điện toán đám mây cho viễn thông .................................... 20 CHƢƠNG 3. CÁC ĐIỂN HÌNH TRIỂN KHAI MVNO TIÊU BIỂU......... 24 3.1. Tình hình triển khai MVNO trên thế giới. ......................................... 24 3.2. Mô hình một số nhà khai thác MVNO tiêu biểu. .............................. 28 3.2.1. Ấn Độ: ......................................................................................... 28 3.2.2. Mỹ ............................................................................................... 31 3.3. Nhận xét ............................................................................................. 32 3 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ CHƢƠNG 4. HIỆN TRẠNG TRIỂN KHAI MVNO TẠI VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH MVNO PHÙ HỢP ..................................................................... 34 4.1. Hiện trạng thị trƣờng viễn thông tại Việt Nam. ................................. 34 4.2. Phân tích các điều kiện thuân lợi, khó khăn khi triển khai MVNO tại Việt Nam. ....................................................................................................... 37 4.3. Nghiên cứu mô hình MVNO phù hợp với Việt nam ......................... 38 4.3.1. Phân tích mô hình triển khai phù hợp ......................................... 38 4.3.2. Định hƣớng ứng dụng đám mây trong mạng viễn thông............ 40 4.4. Ảnh hƣởng của MVNO đối với quản lý thị trƣờng viễn thông Việt Nam ................................................................................................................ 45 KẾT LUẬN ................................................................................................... 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 48 4 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ DANH MỤC CÁC BẢNG Hình 1.1. Phân loại các mô hình MVNO.........................................................9 Hình 1.2. Mô hình nhà phân phối ....................................................................9 Hình 1.3. Mô hình nhà khai thác dịch vụ ..................................................... 10 Hình 1.4. Mô hình Full-MVNO .................................................................... 11 Hình 1.6. MVNO có kết nối tới mạng thuê bao bị gọi ................................. 12 Hình 1.7. MVNO không có kết nối tới mạng thuê bao bị gọi ...................... 13 Hình 1.9. MVNO có kết nối tới mạng thuê bao chủ gọi. ............................. 13 Hình 1.10. MVNO không có kết nối tới mạng thuê bao chủ gọi. ................ 14 Hình 1.11. Cuộc gọi nội mạng MVNO......................................................... 14 Hình 1.12. Hệ thống điều hành viễn thông ................................................... 17 Hình 1.13.Quy trình hệ thống hỗ trợ kinh doanh MVNO ............................ 18 Hình 1.15. Mô hình điện toán đám mây ....................................................... 21 Hình 2.1. Số lƣợng các mạng MVNO và thị phần tại từng khu vực ............ 24 Hình 2.2. Số lƣợng các mạng MVNO và thị phần tại Tây Âu vào đầu năm 2010 .................................................................................................................... 25 Hình 2.3. Sự phát triển của thị trƣờng MVNO ở khu vực Tây Âu ............... 27 Hình 2.4. Số lƣợng thuê bao điện thoại di động và ARPU tại Ấn độ giai đoạn 2004-2008........................................................................................................... 29 Hình 3.1. Thị phần các mạng di động tại Việt Nam tính đến cuối năm 201334 Hình 3.2. Số lƣợng thuê bao điện thoại di động giai đoạn 2008-2013 ......... 35 Hình 3.3. Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động / 100 dân giai đoạn 2008-2012 35 Hình 3.4. Doanh thu trung bình hàng tháng trên 1/thuê bao dự báo đến 2017 ............................................................................................................................ 36 Hình 4.1. Kiến trúc Thanh toán nhƣ một dịch vụ ......................................... 43 5 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trên thị trƣờng mạng viễn thông đã gần tới bão hòa tại Viêt Nam hiện nay, số lƣợng lớn thuê bao bùng nổ đã phát sinh các nhu cầu về quản lý và chăm sóc thuê bao… Hơn nữa, nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ngày càng gia tăng, khách hàng đòi hỏi không chỉ là dịch vụ thoại và dữ liệu thông thƣờng mà còn mong muốn các dịch vụ mới mang tính tƣơng tác cao. Có thể nhận thấy rằng các nhà khai thác di động khó có thể thành công với nhiều ứng dụng và nội dung khác nhau do vậy cần có sự hỗ trợ và chia sẻ từ các nhà khai thác khác. Tuy nhiên những giới hạn về phổ tần sóng điện từ đã làm hạn chế số lƣợng nhà khai thác di động thực. Để giải quyết vấn đề này, trên thế giới có nhiều xu hƣớng chuyển dịch vụ mô hình kinh doanh di động khác nhau, một trong số đó là mô hình Nhà khai thác mạng di động ảo (MVNO-Mobile Vitual Network Operator). Khái niệm về MVNO đƣợc nảy sinh khoảng hơn 10 năm trở lại đây. MVNO là một nhà khai thác di động mà không đƣợc cấp phép phân bổ tần số sóng điện từ và cũng không có hạ tầng vô tuyến. MVNO cung cấp dịch vụ thoại và dữ liệu di động tới khách hàng của mình dựa trên thỏa thuận hợp tác sử dụng cơ sở hạ tầng của nhà khai thác di động (MNO – Mobile Network Operator) khác. Một MVNO có thể hợp tác với nhiều MNO khác nhau. Trong đó Nhà khai thác di động là nhà khai thác di động truyền thống đƣợc đặc trƣng bởi giấy phép sử dụng phổ tần sóng điện từ, có hạ tầng mạng di động của chính họ và có mối quan hệ trực tiếp tới khách hàng. MNO có khả năng quản lý định tuyến mạng và có kết nối chuyển vùng với các MNO khác. Với đặc điểm là không cần phải xin phổ tần sóng điện từ và xây dựng hạ tầng mạng truy nhập, MVNO là giải pháp duy nhất cho các doanh nghiệp di động muốn tham gia vào một thị trƣờng di động đã phát triển đông đúc nhƣ Việt Nam hiện nay, khi mà các dải tần số cho di động đã đƣợc cấp phát hết. Bên cạnh đó, MVNO cũng là yếu tố kích thích tính cạnh tranh trên thị trƣờng, các doanh nghiệp MVNO sẽ chỉ phải tập trung phát triển các dịch vụ gia tăng trên di động, giúp đẩy mạnh giá trị sáng tạo đối với các dịch vụ tiên tiến. Do vậy, MVNO là xu hƣớng cần thiết để làm đa dạng hóa thị trƣờng di động, tránh khỏi tình trạng tái độc quyền và tăng tính cạnh tranh. 2. Mục đích nghiên cứu, đối tƣợng: 6 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ - Mục đích nghiên cứu:Nghiên cứu các mô hình MVNO đã triển khai trên thế giới, từ đó rút ra các kinh nghiệm để đƣa ra một số khuyên nghị để triển khai một mô hình MVNO hiệu quả tại Việt Nam. - Đối tượng nghiên cứu: mạng MVNO tại một số nƣớc tiêu biểu trên thế giới và tại Việt Nam. 3. Kết cấu của luận văn Luận văn đƣợc chia làm 4 chƣơng chính, bao gồm: CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MVNO CHƢƠNG 2. ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ MẠNG MVNO CHƢƠNG 3. CÁC ĐIỂN HÌNH TRIỂN KHAI MVNO TIÊU BIỂU CHƢƠNG 4. HIỆN TRẠNG TRIỂN KHAI MVNO TẠI VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH MVNO PHÙ HỢP 7 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MVNO 1.1. Khái niệm MVNO: Khái niệm về MVNO đƣợc nảy sinh khoảng hơn 10 năm trở lại đây. MVNO(Tên tiếng anh: Mobile Virtual Network Operator, tạm dịch là Nhà khai thác mạng di động ảo) là một nhà khai thác di động mà không đƣợc cấp phép phân bổ tần số sóng điện từ và cũng không có hạ tầng vô tuyến. MVNO cung cấp dịch vụ thoại và dữ liệu di động tới khách hàng của mình dựa trên thỏa thuận hợp tác sử dụng cơ sở hạ tầng của nhà khai thác di động (MNO – Mobile Network Operator) khác. Một MVNO có thể hợp tác với nhiều MNO khác nhau. Trong đó Nhà khai thác di động (MNO) là nhà khai thác di động truyền thống đƣợc đặc trƣng bởi giấy phép sử dụng phổ tần sóng điện từ, có hạ tầng mạng di động của chính họ và có mối quan hệ trực tiếp tới khách hàng. MNO có khả năng quản lý định tuyến mạng và có kết nối chuyển vùng với các MNO khác. Hiê ̣n nay có khá nhiều định nghĩa về MVNO tuy nhiên có một điểm thống nhất chung rằng MVNO có sản phẩm dịch vụ riêng biệt hoàn chỉnh. Chính vì điều này MVNO yêu cầu có một thƣơng hiệu riêng biệt để khách hàng khi sử dụng dịch vụ cảm thấy rằng họ đang sử dụng một mạng di động của chính MVNO đó. MVNO có các đặc tính chính sau: - Không có phổ tần sóng điện từ và hạ tầng mạng truy nhập (Trạm thu phát sóng BTS- Base Transceiver Station, Bô ̣ điề u khiể n tra ̣m gố c BSC- Base Station Controller) mà phải thuê lại từ các MNO khác dựa trên thỏa thuận kết nối. - Có thƣơng hiệu riêng, số hiệu nhà khai thác di động quốc tế, có SIM riêng và có khách hàng riêng. - MVNO mua lƣu lƣợng từ ít nhất một MNO cung cấp (bán lại) tới khách hàng của mình và xây dựng các dịch vụ giá trị gia tăng. 1.2. Phân loại MVNO: Có nhiều cách phân loại các loại mô hình triển khai MVNO khác nhau. Tuy nhiên có hai cách phân loại chính thƣờng đƣợc sử dụng là dựa trên chuỗi giá trị tham gia cung cấp dịch vụ cho khách hàng mà nhà khai thác di động phải thực hiện và dựa trên mối quan hệ với MNO. Theo cách thứ nhất MVNO đƣợc phân chia thành 3 loại: Nhà phân phối (Reseller); Nhà khai thác dịch vụ (Service Operator); MVNO đầy đủ (Full MVNO). Ngoài ra sự phát triển của MVNO cũng tạo ra một mô hình mới 8 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ MVNE ((Mobile Virtual Network Enabler) hoạt động nhƣ là cầu nối giữa các MNO và Nhà phân phối hay Nhà khai thác dịch vụ. MNO Mạng truy nhập Mạng lõi Nền tảng ứng dụng Quản lý thuê bao Tính cước Thương hiệu Phân phối Nhà phân phối Nhà khai thác dịch vụ MVNO đầy đủ MVNE Nhà khai thác mạng di động (MNO) Hình 1.1. Phân loại các mô hình MVNO a) Nhà phân phối (Reseller) Lợi nhuận của MVNO Thu nhập từ cuộc gọi đến % MNO chủ % doanh thu + tiền hoa hồng tổng Thu nhập từ cuộc gọi đi ARPU Chi phí Lợi nhuận NHÀ PHÂN PHỐI Hình 1.2. Mô hình nhà phân phối Một nhà phân phối dịch vụ hoạt động bán lại dịch vụ cho các MNO, họ có thƣơng hiệu mạnh, có các kênh bán lẻ hoặc phân phối và có mối quan hệ gần gũi với khách hàng. Các Reseller không tham gia hoạt động khai thác hạ tầng viễn thông mà phải mua dịch vụ cần thiết từ các đối tác khác nhƣ là MNO , MVNE hay các Nhà khai thác dich ̣ vu ̣. 9 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ Sản phẩm và dịch vụ của Reseller gắn chặt với đối tác của ho ̣ và dựa trên thỏa thuận thƣơng mại hoặc giá cả bán buôn lƣu lƣợng. Ƣu điểm chính của mô hình này là dễ thực hiện vì nó là ứng dụng đơn giản và thu hút các nhà khai thác mạng khác. b) Nhà khai thác dịch vụ (Service Operator) MNO chủ Thu nhập từ cuộc gọi đến Lợi nhuận của MVNO Thu nhập từ cuộc gọi đi Chi phí cho MNO chủ ARPU Chi phí Lợi nhuận NHÀ KHAI THÁC DỊCH VỤ Hình 1.3. Mô hình nhà khai thác dịch vụ Nhà khai thác dịch vụ là mô hình trung gia n giữa Reseller và Full MVNO , đảm chịu trách nhiệm cung cấp hệ thống tính cƣớc, quản lý khách hàng, và cung cấp dịch vụ . Service Operator sử dụng Module nhâ ̣n da ̣ng thuê bao (Subscriber identity module- SIM) có dải số của chính họ. Việc sử dụng các thẻ SIM có dán nhãn thƣơng hiệu cùng với các số gán trƣớc riêng có thể giúp nhà khai thác dịch vụ tạo ra quan điểm là nó độc lập với các nhà cung cấp dịch vụ di động khác. Tuy nhiên thực tế Service Operator vẫn bị lệ thuộc vào MNO vì phần lớn những thay đổi sẽ đòi hỏi chuyển đổi SIM của khách hàng. Nhà khai thác dịch vụ có thể chia thành hai loại chính là: Nhà cung cấp dịch vụ truyền thống (Ordinary Service Providers - SP) và nhà cung cấp dịch vụ cải tiến (Providers of Enhanced Services - ESP) - Nhà cung cấp dị ch vu ̣ truyề n thố ng (SP): là các nhà cung cấp dịch vụ bán lại các sản phẩm của MNO với thƣơng hiệu hoặc của chính MNO hoặc là trên thƣơng hiệu của họ. Điểm khác biệt của SP so với các Reseller là họ có thể tham gia vào một số hoạt động đặc biệt nhƣ là đóng, mở thuê bao, tính cƣớc khách hàng và có dải số cho riêng mình. 10 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ - Nhà cung cấp dịch vụ cải tiến (ESP): Các ESP có thể sử dụng SIM của MNO với thƣơng hiệu của mình và có dải số độc lập. ESP có thể cung cấp các dịch vụ tiên tiến khác và tự quản lý thiết bị để phục vụ cho việc giám sát và cung cấp dịch vụ đó. Tuy nhiên họ phải mua lại dịch vụ mạng và kết nối tới các mạng khác thông qua MNO. c) MVNO đầy đủ (Full MVNO) Chi phí cho MNO chủ (cuộc gọi đến) Thu nhập từ cuộc gọi đến Lợi nhuận của MVNO Thu nhập từ cuộc gọi đi Chi phí cho MNO chủ (cuộc gọi đi) ARPU Chi phí Lợi nhuận NHÀ KHAI THÁC DỊCH VỤ Hình 1.4. Mô hình Full-MVNO Không giống nhƣ mô hình Reseller và Service Operator, điểm khác biệt duy nhất của Full MVNO so với các MNO truyền thống là họ không có giấy phép phổ tần và hạ tầng mạng truy nhập. Một Full MVNO sở hữu mạng lõi và hạ tầng cung cấp dịch vụ, họ có mã nhận dạng thuê bao di động quốc tế - IMSI (International Mobile Subscriber Identity), mã mạng di động (Mobile Network Code- MNC), SIM, kho số, hệ thống tính cƣớc, quản lý khách hàng … và thƣơng hiệu độc lập với các MNO. So với Service Operator, Full MVNO có 3 ƣu điểm chính: khả năng kết thúc cuộc gọi, linh hoạt lựa chọn MNO phù hợp và có khả năng đổi mới dịch vụ phù hợp với các đối tƣợng khách hàng . Nhờ các tính năng này MVNO có thể sử dụng năng lực mạng để giảm thiểu giá bán buôn lƣu lƣợng từ các MNO và gia tăng doanh thu. Theo cách thứ hai MVNO đƣợc phân chia thành hai loại chính: MVNO đầy đủ: (Plump/Full MVNO) và MVNO phụ thuộc (Skinny/Service Provider). MVNO đầy đủ hoàn toàn giống nhƣ cách phân loại trên. MVNO phụ thuộc là các nhà khai thác mà hầu nhƣ lệ thuộc toàn bộ vào năng lực mạng của MNO. 11 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ Thƣờng thì MVNO chỉ là ngƣời bán lại lƣu lƣợng cho các MNO và không có thƣơng hiệu độc lập. Các cuộc gọi đi và đến mạng MVNO đƣợc xử lý ngay tại chính MNO mà họ là đối tác. Họ không có số hiệu mã mạng, phát hành SIM mà thay vào đó sử dụng chính của các MNO. 1.3. Phƣơng thức kết nối lƣu lƣợng MVNO a) Cuộc gọi MVNO với các mạng khác. Khởi tạo cuộc gọi từ thuê bao MVNO: Đối với cuộc gọi chuyển qua điểm tham chiếu của MVNO, lƣu lƣợng từ thuê bao của MVNO thông qua BTS và BSC chuyển tới MSC của MNO. Tại đây căn cứ vào thông tin từ Bộ định vị tạm trú-VLR (Visitor Location Register), MSC của MNO thực hiện định tuyến cuộc gọi tới MSC và Bộ định vị thƣờng trú (Home location register-HLR) của MVNO. Dựa trên thông tin của HLR, MVNO sẽ thực hiện cuộc gọi đến nhà khai thác khác. Quá trình đƣợc mô tả nhƣ Hình 1.6. Các mạng khác Hình 1.5. MVNO có kết nối tới mạng thuê bao bị gọi Cũng nhƣ trong trƣờng hợp trên tuy nhiên khi MVNO không có kết nối trực tiếp tới mạng khai thác thuê bao bị gọi thì cuộc gọi sẽ đƣợc định tuyến qua Gateway MSC của MNO kết nối tới mạng thuê bao bị gọi nhƣ mô tả trong Hình 3. Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa MVNO và MNO và cuộc gọi có thể đƣợc định tuyến qua MSC của MVNO hay đƣợc định tuyến trực tiếp từ MSC của MNO. Trƣờng hợp cuộc gọi đƣợc định tuyến trực tiếp từ MSC của MNO thì MVNO chỉ đóng vai trò trao đổi các bản tin báo hiệu phục vụ cho quá trình định tuyến 12 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ và ghi cƣớc. Trƣờng hợp này thƣờng đƣợc sử dụng khi hạ tầng mạng thông minh của MVNO bị hạn chế. Các mạng khác Các mạng khác Hình 1.6. MVNO không có kết nối tới mạng thuê bao bị gọi Thuê bao bị gọi thuộc MVNO Cũng tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp khởi tạo cuộc gọi từ MVNO. Đối với trƣờng hợp này lƣu lƣợng cũng chia thành 2 loại mạng thuê bao chủ gọi có kết nối trực tiếp và không có kết nối với MVNO. Trƣờng hợp có kết nối trực tiếp cuộc gọi đƣợc định tuyến tới MSC của MVNO. Dựa trên thông tin của HLR cuộc gọi sẽ đƣợc MSC định tuyến tới thuê bao bị gọi trên cơ sở sử dụng hạ tầng vô tuyến của MNO, nhƣ trong Hình 1.9. Các mạng khác Hình 1.7. MVNO có kết nối tới mạng thuê bao chủ gọi. Trƣờng hợp thứ 2 khi không có kết nối trực tiếp tới mạng của thuê bao bị gọi, thì lƣu lƣợng sẽ đƣợc chuyển tiếp thông qua Gateway MSC của MNO. 13 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ Cuộc gọi có thể đƣợc định tuyến trực tiếp qua MSC của MNO hoặc qua MSC của MVNO nhƣ trong Hình 1.10. Trong trƣờng hợp này MVNO đóng vai trò nhà cung cấp dịch vụ và hoàn toàn lệ thuộc vào MNO. Các mạng khác Các mạng khác Hình 1.8. MVNO không có kết nối tới mạng thuê bao chủ gọi. b) Cuộc gọi nội mạng MVNO Với các cuộc gọi mà có thuê bao chủ gọi và bị gọi đều của MVNO, có 2 phƣơng thức định tuyến có thể thực hiện, đó là thực hiện chuyển mạch cuộc gọi tại MSC của MVNO hoặc tại chính MSC của MNO. Lƣu đồ định tuyến cuộc gọi nhƣ mô tả trong Hình1.11. Hình 1.9. Cuộc gọi nội mạng MVNO Trong trƣờng hợp đầu tiên cuộc gọi từ thuê bao chủ đƣợc định tuyến qua BTS, BTS và MSC của MNO. Căn cứ vào thông tin trên VLR cuộc gọi sẽ đƣợc định tuyến tới MSC của MVNO và định tuyến ngƣợc trở lại thuê bao bị gọi trên hạ tầng của MNO. Trong trƣờng hợp thứ hai, cuộc gọi có thể đƣợc định tuyến ngay trên MSC của MNO, khi đó MVNO chỉ trao đổi các bản tin báo hiệu phục vụ cho công tác tính cƣớc. Trƣờng hợp này MVNO thực chất chỉ đóng vai trò nhà cung cấp dịch vụ và rất khó để triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng. 14 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ 1.4. MVNO và mối quan hệ với thị trƣờng viễn thông sẵn có 1.4.1. Tác động của MVNO tới các MNO Sự ra đời của MVNO mang lại nhiều yếu tố tích cực trong phát triển của MNO. Bằng cách bán lại lƣu lƣợng cho một hoặc vài MVNO, có thể mang đến các thuê bao mới và lƣu lƣợng cho các mạng MNO, theo đó có thể mở rộng cơ sở khách hàng của nhà khai thác hiện nay với chi phí mua lại bằng 0. Việc bán lại lƣu lƣợng cũng là phƣơng thức hiệu quả để chia sẻ chi phí vận hành mạng và nhanh chóng thu hồi vốn đầu tƣ ban đầu. Hơn nữa, MVNO có thể đem đến những mạng lƣới phân phối bán lẻ và các kênh bán hàng trực tuyến mà có khả năng thúc đẩy khách hàng qua các phƣơng thức kinh doanh khác nhau. Khi các MVNO đƣa ra các dịch vụ di động giá trị gia tăng, các đối tác cũng đƣợc hƣởng lợi từ chia sẻ nguồn tài nguyên này. Bên cạnh các yếu tố tích cực, sự xuất hiện của MVNO cũng mang lại nguy cơ tiềm tàng cho các MNO. Có thể dễ nhận ra rằng khi đó vị trí của MNO trên thị trƣờng di động sẽ bị đe dọa, tính cạnh tranh sẽ trở lên mạnh mẽ hơn và các MNO có khả năng mất quyền điều khiển thị trƣờng. Chính vì điều này cho tới nay rất nhiều MNO vẫn quan niệm về toàn bộ khái niệm MVNO nhƣ sự đe dọa lớn. 1.4.2. Các yếu tố chính để thúc đẩy thị trường MVNO Mạng MVNO nhắm mục tiêu đến cả thị trƣờng ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên phần lớn các MVNO tập trung vào ngƣời tiêu dùng và hầu hết đều tập trung vào giá cƣớc làm lợi thế. Các mô hình kinh doanh MVNO đòi hỏi một loạt các điều kiện để có thể triển khai. Ví dụ, mức độ sẵn sàng của các thành phần tham gia thị trƣờng MVNO (ví dụ nhƣ các nhà khai thác mạng di động) cũng rất quan trọng. Do đó, nếu các nhà khai thác mạng di động xem MVNO nhƣ là một mối đe dọa tiềm tàng thay vì một cách mới để trích xuất thêm giá trị từ thị trƣờng, thì mức độ sẵn sàng tham gia của họ sẽ thấp. Các yếu tố thúc đẩy chính của thị trƣờng MVNO bao gồm:  • Mức độ cam kết của cơ quan quản lý để tăng cƣờng cạnh tranh thông qua việc thực hiện các mô hình kinh doanh MVNO.  • Sự hợp tác của các nhà khai thác mạng di động, có chiến lƣợc và xem nhƣ hai bên cùng có lợi. Sự sẵn sàng của nhà khai thác mạng di động để cung cấp lại các dịch vụ cho các bên thứ ba. 15 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ Hơn nữa, có những điều kiện cụ thể để có thể xác định đƣợc thời điểm thích hợp để thúc đẩy hoặc theo đuổi mô hình kinh doanh MVNO trong một thị trƣờng điện thoại di động xác định. Hầu hết đều liên quan đến khoảng trống cho sự tăng trƣởng trong lĩnh vực này theo quan điểm thuê bao và mức độ cạnh tranh. Trong số các chỉ số khác nhau của thị trƣờng di động trƣớc khi khởi động mô hình MVNO, những chỉ số chính là:  Tỷ lệ thuê bao di động cao (cao hơn 80-90%), do đó khoảng trống để mở rộng thị trƣờng giảm và nhà khai thác sẽ phát triển thông qua việc mua lại của khách hàng từ đối thủ cạnh tranh.  Thị trƣờng tăng trƣởng chậm lại, nguyên do chính vì mức độ cạnh tranh đã đi xuống.  Có 3-4 nhà khai thác mạng di động đã đầu tƣ và triển khai cơ sở hạ tầng rộng rãi. Vì vậy, dẫn đến dƣ thừa năng lực trong một số đối thủ cạnh tranh.  Môi trƣờng cạnh tranh trong thị trƣờng điện thoại di động thấp cùng với mức độ hài lòng của khách hàng thấp dẫn đến sự bất ổn định cao.  Giá cƣớc cao và mức độ đổi mới thấp do quyền lực thống lĩnh thị trƣờng của các thành phần tham gia dẫn đến một mức độ cạnh tranh thấp. 1.4.3. Lợi ích của mô hình MVNO Có rất nhiều lợi ích đằng sau mô hình kinh doanh MVNO đã đạt đƣợc tại các nƣớc:  Sự tăng trƣởng của thị trƣờng đƣợc kích thích bởi sự cung cấp các phân đoạn chƣa đƣợc khai thác.  Mở rộng cạnh tranh, giảm bớt các rào cản ra nhập cho thành phần mới tham gia. Tình trạng này đã dẫn đến tăng cƣờng cạnh tranh, và kết quả là: có sự lựa chọn lớn hơn cho các nhà cung cấp và dịch vụ, giảm giá có lợi cho khách hàng và túc đẩy giá trị sáng tạo các dịch vụ tiên tiến.  Sự cải thiện trong chất lƣợng dịch vụ.  Khuyến khích đầu tƣ tƣ nhân và nƣớc ngoài hoạt động nhƣ một nguồn tăng trƣởng mới về việc làm và kinh tế. Có thế thấy rằng, MVNO đem lại nhiều lợi ích cho thị trƣờng viễn thông hơn là bất lợi. Khuyến khích cạnh tranh, giảm giá cƣớc là những yếu tố làm lợi trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng. Dƣới góc độ nhà quản lý, sự ra đời của MVNO trong thị trƣờng viễn thông luôn cần đƣợc đánh giá và phân tích cặn kẽ, và trƣớc hết là từ các kinh nghiệm triển khai MVNO của các nƣớc trên thế giới. 16 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ CHƢƠNG 2. ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ MẠNG MVNO 2.1. Hệ thống điều hành mạng viễn thông Đối với kiến trúc một mạng viễn thông nói chung, cũng nhƣ mạng MVNO nói riêng, có thể chia thành các lớp theo chức năng quản lý, bao gồm 3 lớp:  Lớp Hệ thống hỗ trợ kinh doanh (BSS)  Lớp Hệ thống hỗ trợ điều hành (OSS)  Lớp mạng. Cổng tự phục vụ Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) Quản lý thủ tục Giá cước và tính cước Tài khoản thu và Thu cước Định dạng hoá đơn Lớp BSS OSS BSS Tích hợp Quản lý kho tài nguyên Bảo hiểm dịch vụ Dự liệu Quản lý lỗi Quản lý mạng Quản lý hiệu suất Lớp OSS Viễn thông và mạng tích hợp HLR & VLR Chuyển mạch và định tuyến Liên kết và chuyển vùng Lớp mạng Hình 1.10. Hệ thống điều hành viễn thông Cùng với các lớp hệ thống, hệ thống điều hành cũng đƣợc tích hợp để cung cấp các kết nối giữa các lớp. Mỗi lớp trên đều có chức năng cụ thể đối với hệ thống điều hành viễn thông: 1. Lớp BSS: Lớp BSS tập trung hƣớng tới phân khúc khách hàng và các giao dịch tài chính của các hệ thống điều hành viễn thông. Nó còn quản lý các chức năng về đối tác và tiếp thị của các hệ thống điều hành. Các hoạt động đầu cuối tại cổng thông tin tự phục vụ ngƣời dùng cuối cũng nhƣ các đại diện dịch vụ 17 Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Gia Bắc - K18 Đại học Công nghệ khách hàng (CSR) cũng là một phần của BSS. BSS có thể đƣợc cấu hình tích hợp với OSS. 2. Lớp OSS:Lớp OSS có các hệ thống để quản lý các chức năng mạng của hệ thống điều hành viễn thông. Lớp đƣợc xây dựng bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và kho tài nguyên. OSS cũng bao gồm một số hệ thống quản lý dịch vụ và dự phòng . Lớp OSS có sự tích hợp phức tạp với lớp mạng. 3. Lớp mạng:Lớp mạng bao gồm hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng mạng cho các hệ thống điều hành viễn thông. Lớp mạng có thể quản lý nhiều mạng với một hệ thống. Có thể thấy, đối với một mạng MVNO, có thể bỏ qua lớp mạng do đặc thù của MVNO là thuê lại hạ tầng mạng có sẵn. Do vậy hoạt động chính của mạng MVNO tập trung vào 2 lớp Hệ thống hỗ trợ kinh doanh (BSS) và Hệ thống hỗ trợ điều hành (OSS). Hoạt động chính của mạng MVNO xoay quanh 3 kịch bản đối với thuê bao là Đăng ký thuê bao mới, tính cƣớc cuộc gọi cho thuê bao và xử lý tài khoản của thuê bao nhƣ sơ đồ sau Nhận yêu cầu đăng ký: Tổng đài Cửa hàng Cửa hàng mạng Quản lý khách hàng Quản lý thủ tục CRM Danh sách sản phấm Tính cước Quản lý tài nguyên Thực hiện tính cước CDR/PDR (từ MNO/ISP) Điều chỉnh Hệ thống giá cước Lập hoá đơn Định dạng hoá đơn và phân phối Cổng thanh toán CRM tự phục vụ Báo nhận tài khoản Thu cước Trả cước Thuê bao trả cước Hình 1.11.Quy trình hệ thống hỗ trợ kinh doanh MVNO Nhƣ hình 1.13 hệ thống hỗ trợ kinh doanh MVNO chủ yếu có ba quá trình liên quan đến các thành phần hoặc các hệ thống BSS khác nhau, chủ yếu xảy ra trong trƣờng hợp kịch bản đăng ký thuê bao trả sau: 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan