Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành nông lâm ngư nghiệp t...

Tài liệu Luận văn một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành nông lâm ngư nghiệp trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh

.PDF
114
174
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Lê Thị Minh Trúc MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN HỌC NGÀNH NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - Năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Lê Thị Minh Trúc MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN HỌC NGÀNH NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục (60140120) LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ XUÂN HOA Hà Nội - Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành Nông Lâm Ngư Nghiệp - trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. Học viên Lê Thị Minh Trúc LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với TS. Hoàng Thị Xuân Hoa đã tận tụy, nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy (Cô) tham gia giảng dạy trong khóa học đã giúp tôi tích lũy được những kiến thức quan trọng về Đo lường và Đánh giá, để tôi ứng dụng những kiến thức đã học trong việc phân tích và xử lý số liệu trong luận văn. Xin chân thành cảm ơn các Thầy (Cô) làm việc tại Viện Đảm bảo Chất lượng Đại học Quốc gia Hà Nội, các Thầy (Cô) trường Đại học Nông Lâm TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Học viên Lê Thị Minh Trúc MỤC LỤC MỤC LỤC ................................ ................................ ................................ ............... 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................ ................................ ................ 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................ ................................ ................ 4 DANH MỤC BẢNG ................................ ................................ ................................ 5 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 7 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 8 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 9 4. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................................... 9 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................................... 10 5.1 Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................ 10 5.2 Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................ 10 6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 10 6.1 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 10 6.2 Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................. 10 6.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................................. 11 6.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 11 6.4.1 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................... 11 6.4.2 Phương pháp thu thập thông tin............................................................................... 11 6.4.3 Phương pháp xử lý thông tin.................................................................................... 12 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU ...... 13 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 13 1.2 Một số khái niệm........................................................................................................ 21 1.2.1 Ảnh hưởng .............................................................................................................. 21 1.2.2 Lựa chọn ................................................................................................................. 21 1.2.3 Cá nhân ................................................................................................................... 21 1.2.4 Môi trường .............................................................................................................. 22 1.2.5 Năng lực .................................................................................................................. 23 1.2.6 Nhóm ngành Nông Lâm Ngư nghiệp ....................................................................... 23 1.3.1 Lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý ............................................................................ 25 1.3.1.1 Nguồn gốc lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý - thuyết lựa chọn duy lý................... 25 1 1.3.1.2 Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý ......................................................................... 26 1.3.2 Thuyết nhu cầu ........................................................................................................ 27 1.4 Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 29 1.4.1 Yếu tố về thuộc về cá nhân....................................................................................... 29 1.4.2 Yếu tố thuộc về môi trường ...................................................................................... 30 1.4.2.1 Yếu tố gia đình...................................................................................................... 30 1.4.2.2 Yếu tố nhà trường ................................................................................................. 31 1.4.2.3 Yếu tố đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn ................................................ 31 1.4.2.4 Yếu tố nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp ........................................ 32 1.5 Mô hình lý thuyết của nghiên cứu ............................................................................... 33 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................................ ...... 35 2.1 Bối cảnh và tình hình tuyển sinh địa bàn nghiên cứu .................................................. 35 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 37 2.2.1 Phương pháp điều tra xã hội học ............................................................................. 37 2.2.1.1 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................ 37 2.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin............................................................................ 39 2.2.1.3 Phương pháp xử lý thông tin ................................................................................. 39 2.3 Thiết kế công cụ khảo sát ........................................................................................... 39 2.4 Tiến trình nghiên cứu ................................................................................................. 40 2.5 Đánh giá độ tin cậy và phù hợp của bộ công cụ đo lường............................................ 42 2.5.1 Giai đoạn điều tra thử nghiệm ................................................................................. 42 2.5.1.1 Số liệu điều tra thử nghiệm ................................................................................... 42 2.5.1.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ......................................................................... 42 2.5.1.3 Đánh giá mức độ phù hợp của các câu hỏi ........................................................... 46 2.5.2 Giai đoạn điều tra chính thức .................................................................................. 48 2.5.2.1 Số liệu điều tra chính thức .................................................................................... 48 2.5.2.2 Đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ đo lường ....................................................... 49 2.5.2.3 Đánh giá mức độ phù hợp của các câu hỏi ........................................................... 52 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................ ............................... 54 3.1 Phân bố khách thể nghiên cứu .................................................................................... 54 3.1.1 Phân bố khách thể nghiên cứu theo ngành học và giới tính ...................................... 54 2 3.1.2 Phân bố khách thể nghiên cứu theo nơi cư trú ......................................................... 54 3.2 Thống kê mô tả........................................................................................................... 55 3.2.1 Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN ................... 55 3.2.1.1 Sở thích cá nhân ................................................................................................... 55 3.2.1.2 Năng lực cá nhân.................................................................................................. 56 3.2.1.3 Gia đình ................................................................................................................ 57 3.2.1.4 Nhà trường (trường THPT nơi bạn học) ................................................................ 57 3.2.1.5 Đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn........................................................... 58 3.2.1.6 Nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ............................................ 59 3.2.2 Giá trị trung bình của các biến độc lập ..................................................................... 59 3.2.2.1 Giá trị trung bình của các biến độc lập theo nơi cư trú........................................... 60 3.2.2.2 Giá trị trung bình của các biến theo giới tính......................................................... 63 3.2.2.3 Giá trị trung bình của các biến theo ngành ............................................................ 63 3.4 Phân tích hồi qui và kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................. 64 3.4.1 Mô hình 1 ................................................................................................................ 65 3.4.1.1 Xây dựng mô hình hồi qui .................................................................................... 65 3.4.1.2 Kiểm định giả thuyết ............................................................................................ 68 3.4.2 Mô hình 2 ................................................................................................................ 69 3.4.2.1 Xây dựng mô hình hồi qui .................................................................................... 69 3.4.2.2 Kiểm định giả thuyết ............................................................................................ 72 3.4.3 Mô hình 3 ................................................................................................................ 73 3.4.3.1 Xây dựng mô hình hồi qui .................................................................................... 73 3.4.3.2 Kiểm định giả thuyết ............................................................................................ 75 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ........... 77 1. Kết luận........................................................................................................................ 77 2. Hạn chế đề tài nghiên cứu ............................................................................................ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ...................... 79 PHỤ LỤC ................................ ................................ ................................ .............. 82 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NLNN : Nông Lâm Ngư nghiệp THPT : Trung học phổ thông TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng phân loại nhóm ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp ........................................ 24 Bảng 3.1: Phân bố khách thể nghiên cứu theo ngành học và giới tính ............................... 54 Bảng 3.2 : Phân bố khách thể theo nơi cư trú .................................................................... 54 Bảng 3.3: Giá trị trung bình các biến độc lập theo nơi cư trú ............................................ 60 Bảng 3.4: Ma trận hệ số tương quan giữa các yếu tố trong mô hình hồi qui ...................... 66 Bảng 3.5: Kết quả phân tích hồi qui mô hình 1 ................................................................. 68 Bảng 3.6: Hệ số tương quan riêng và tương quan từng phần của các yếu tố ...................... 69 Bảng 3.7: Kết quả phân tích hồi qui mô hình 2 ................................................................. 71 Bảng 3.8: Hệ số tương quan riêng và tương quan từng phần của các yếu tố ...................... 72 Bảng 3.9: Kết quả phân tích hồi qui mô hình 3 ................................................................. 74 Bảng 3.10: Hệ số tương quan riêng và tương quan từng phần của các yếu tố .................... 75 5 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ tiến trình nghiên cứu ............................................................................... 41 Hình 3.1: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố sở thích cá nhân đến việc lựa chọn học ngành NLNN ............................................................................................... 55 Hình 3.2: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố năng lực cá nhân đến việc lựa chọn học ngành NLNN ............................................................................................... 56 Hình 3.3: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố gia đình đến việc lựa chọn học ngành NLNN ............................................................................................................. 57 Hình 3.4: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố nhà trường đến việc lựa chọn học ngành NLNN..................................................................................................... 58 Hình 3.5: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố đặc điểm trường và ngành học đến việc lựa chọn học ngành NLNN .......................................................................... 58 Hình 3.7: Giá trị trung bình các biến độc lập .................................................................... 59 Hình 3.8: Giá trị trung bình của các biến theo giới tính..................................................... 63 Hình 3.9: Giá trị trung bình các biến độc lập theo ngành .................................................. 64 Hình 3.10: Biểu đồ phân tán của phần dư chuẩn hóa......................................................... 67 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, phần lớn xã hội lại không nhận thấy được vai trò của nông nghiệp, tầm quan trọng của nhóm ngành NLNN. Điều này biểu hiện rõ nét qua tình hình tuyển sinh những năm gần đây đối với các ngành thuộc nhóm ngành NLNN. Trường Đại học Nông Lâm TPHCM là một trong những trường có bề dày về đào tạo các ngành trong nhóm ngành NLNN. Do đó, tỉ lệ thí sinh lựa chọn học một số ngành thuộc nhóm ngành NLNN tương đối cao. Tuy nhiên, ở một số ngành thuộc nhóm ngành trên đang có xu hướng tỉ lệ thí sinh lựa chọn học thấp hơn so với các nhóm ngành ngoài NLNN. Vậy làm thế nào để có thể thu hút sự quan tâm, duy trì và ngày càng gia tăng số lượng học sinh lựa chọn học ngành NLNN của trường Đại học Nông Lâm TPHCM? Để trả lời được câu hỏi trên, thiết nghĩ cần thiết phải tìm hiểu các các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN của sinh viên, từ đó có thể đưa ra những giải pháp tác động nhằm thu hút số lượng học sinh quan tâm đến nhóm ngành NLNN ngày càng nhiều hơn. Liên quan đến việc nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành nghề và chọn trường đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: nghiên cứu của Michael Brochert (2002) đã khẳng định yếu tố cá nhân là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc chọn ngành nghề. Ngược lại với kết quả nghiên cứu này, công trình nghiên cứu của Bromley H.Kniventon (2004) lại khẳng định yếu tố về gia đình và nhà trường là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn nghề của học sinh. Đặc biệt, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành nông nghiệp của tác giả F.M.Onu & Michael E.Ikehi (2013) cho thấy: sở thích cá nhân, cơ hội công việc và nghề nghiệp trong tương lai là các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành nông nghiệp. Liên quan gần với nghiên cứu này, một công trình nghiên cứu khác của Blannie & Levon T.Esters lại cho rằng cha mẹ, người giám hộ và bạn bè là những người có ảnh hưởng đến việc chọn ngành nghề của sinh viên. Kế thừa các công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước có một số nghiên cứu của các tác giả: kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2012) cho 7 thấy cơ hội nghề nghiệp, cơ hội đào tạo liên thông và sự tác động của đối tượng tham chiếu là ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến động cơ chọn ngành Quản trị doanh nghiệp của sinh viên. Nghiên cứu của tác giả Trương Thị Hoa (2011) cho thấy năng lực của cá nhân là yếu tố có mức ảnh hưởng cao nhất trong các yếu tố gia đình, thầy cô, phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến của bạn bè. Tổng hợp kết quả nghiên cứu của hai nghiên cứu trên, nghiên cứu của Lê Thị Thùy Vân & Cao Hào Thi (2012) cho thấy có 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến xu hướng chọn ngành: đặc điểm cá nhân, tương lai nghề nghiệp, cơ hội học tập, thông tin xã hội, đối tượng ngoài gia đình, kế thừa nghề nghiệp. Kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường và ngành học, mỗi nghiên cứu cho một kết quả về mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN và liệu rằng các kết quả trên có phù hợp đối với việc đối với việc lựa chọn học ngành NLNN hay không, các yếu tố nào thực sự có ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp và việc làm cho lao động nông thôn của các tác giả Nguyễn Thị Linh (2007), Phạm Văn Hải & Tạ Thị Khuyên (2010) cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu lao động và đô thị hóa kéo theo tình trạng bộ phận nguồn lao động trẻ trong nông nghiệp chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp hoặc di cư lên vùng thành thị. Từ tình hình thực tế này cho thấy, nếu sự chuyển dịch cơ cấu lao động và đô thị hóa không có sự kiểm soát đúng hướng, trong tương lai nguồn lao động trong nông nghiệp có nguy cơ “già hóa” và số lượng lao động trong nông nghiệp sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt. Xuất phát từ tất cả những lí do trên, người nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành Nông Lâm Ngư nghiệp - trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành Nông Lâm Ngư nghiệp của sinh viên trường đại học Nông Lâm TP.HCM, giúp lãnh đạo Nhà trường 8 có cơ sở khoa học, có cái nhìn tổng quát hơn về việc chọn học các ngành NLN của sinh viên từ đó lãnh đạo Nhà trường có thể đề ra những giải pháp nhằm thu hút học sinh sinh viên lựa chọn học ngành NLN nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm TPHCM nói riêng, và góp phần nâng cao chất lượng và số lượng lao động lĩnh vực Nông Lâm Ngư nghiệp trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay nói chung. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Từ cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN. - Khảo sát, kết hợp giữa phân tích định lượng và phân tích định tính tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN. - Khám phá những yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất đối với việc chọn học ngành NLNN. 4. Giới hạn nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: tập trung nghiên cứu tại trường Đại học nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. - Khách thể nghiên cứu: chỉ thực hiện việc thăm dò ý kiến đối với các sinh viên năm thứ nhất đang học các ngành NLNN tại trường theo hệ thống tín chỉ. - Thời gian thực hiện nghi ên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2013-2014. - Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu về sự ảnh hưởng của một số các yếu tố thuộc về cá nhân và một số yếu tố thuộc về môi trường ảnh hưởng đến việc chọn ngành học riêng đối ngành NLNN, cụ thể như sau: Ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc về cá nhân như: sở thích cá nhân, năng lực cá nhân. Ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc về môi trường như: gia đình, bạn bè, nhà trường (trường THPT nơi bạn học), đặc điểm trường và ngành học, nhu cầu xã hội và việc làm sau khi tốt nghiệp. 9 - Công cụ thu thập và phân tích dữ liệu: dữ liệu được thu thập thông qua việc thăm dò ý kiến của người học bằng bảng hỏi và được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0, mô hình Rash với phần mềm Quest. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1 Ý nghĩa khoa học Kết quả của luận văn có thể là sự minh họa thêm, góp phần khẳng định các kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường, ngành học mà các nghiên cứu trước đã thực hiện. Bên cạnh đó, trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu trước và từ những nét riêng biệt của đề tài nghiên cứu, tác giả đã ứng dụng xây dựng mô hình nghiên cứu mới cho đề tài. 5.2 Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu giúp cho lãnh đạo nhà trường có cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành NLNN trong phạm vi nghiên cứu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, từ kết quả nghiên cứu có thể mở ra hướng đi mới cho các nghiên cứu sau phát triển và hoàn thiện, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN mà đề tài còn chưa khám phá được. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Câu hỏi nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu đặc ra, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN? Câu hỏi 2: Trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN, yếu tố nào có mức độ ảnh hưởng cao nhất? 6.2 Giả thuyết nghiên cứu Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:  Giả thuyết 1: Một số yếu tố thuộc về cá nhân và môi trường có ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN - Yếu tố thuộc về cá nhân: Sở thích cá nhân, năng lực cá nhân 10 - Yếu tố thuộc về môi trường: Gia đình, nhà trường (trường THPT bạn đã học), đặc điểm của trường và ngành đào tạo, nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.  Giả thuyết 2: Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN yếu tố sở thích cá nhân là yếu tố có mức ảnh hưởng cao nhất đến việc chọn học ngành NLNN của mỗi cá nhân. 6.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể: sinh viên năm thứ nhất đang theo học các ngành thuộc lĩnh vực NLNN của trường đại học Nông Lâm TPHCM. - Đối tượng: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành NLNN - trường Đai học Nông Lâm TPHCM. 6.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra xã hội học 6.4.1 Phương pháp chọn mẫu Mẫu được chọn dựa trên phương pháp chọn mẫu hạn ngạch. Số lượng mẫu được chọn dựa trên tổng thể sinh viên năm thứ nhất đang theo học các ngành NLNN tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, với độ tin cậy 95% và sai số 5%. Qui trình chọn mẫu và số lượng mẫu được mô tả chi tiết trong chương 2 của luận văn. 6.4.2 Phương pháp thu thập thông tin Trong nghiên cứu này người nghiên cứu thu thập thông tin thông qua việc điều tra bằng phiếu hỏi. Mục đích điều tra: nhằm thu thập số liệu, tư liệu làm cơ sở cho việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành để bác bỏ hay chấp nhận giả thiết nghiên cứu và trả lời câu hỏi nghiên cứu. Số lượng phiếu hỏi phát ra dự kiến bằng qui mô mẫu đã lựa chọn và cộng thêm khoảng 30 phiếu dự trữ để bổ sung cho các trường hợp phiếu trả lời không hợp lệ, đảm bảo số lượng phiếu thu hồi bằng với số lượng mẫu đã chọn ban đầu. 11 6.4.3 Phương pháp xử lý thông tin Số liệu thu thập được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0, mô hình Rasch với phần mềm Quest. 12 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu  Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chọn học ngành Nông nghiệp: Onu và Ikehi (2013) đã thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành khoa học Nông nghiệp của sinh viên ở miềm Nam - Nam Nigeria [33]. Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên học ngành khoa học nông nghiệp tại các trường đại học ở Nigeria. Kết quả nghiên cứu cho thấy: khoa học nông nghiệp và khóa học cho nghề nghiệp trong tương lai đối với ngành này thiếu sự danh tiếng vì thế thu nhập, tiền lương thấp; giới trẻ Nigeria nhận thấy nông nghiệp không phải là ngành để kiếm kế sinh nhai có ý nghĩa trong đất nước của họ. Sự thiếu quan tâm của chính phủ đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp trong khu vực cũng là yếu tố ngăn cản việc tăng số lượng giới trẻ tham gia học các ngành nông nghiệp ở các trường đại học. Sở thích cá nhân, cơ hội công việc, nghề nghiệp trong tương lai là các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành nông nghiệp của sinh viên, ngược lại cha mẹ không có sự ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong phần phương pháp nghiên cứu tác giả đã không đề cập đến cách thức chọn mẫu, đến hệ số tin cậy của bộ công cụ. Số liệu được phân tích chủ yếu chỉ dựa vào tỉ lệ phần trăm.  Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành nghề: Brochert (2002) thực hiện nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT [27], tác giả tập trung nghiên cứu 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là môi trường, cơ hội nghề nghiệp và đặc điểm cá nhân. Mục đích của nghiên cứu là xác định yếu tố nào trong 3 yếu tố vừa nêu có ảnh hưởng quan trọng nhất trong việc chọn ngành nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong 3 yếu tố trên, thì yếu tố cá nhân có ảnh hưởng quan trọng nhất. Một kết quả nghiên cứu khác của Kniveton (2004) về sự ảnh hưởng và động lựccăn cứ của việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên nhận định rằng yếu tố về gia đình và nhà trường có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn nghề của học sinh [32]. 13 Khẳng định kết quả về sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình trong nghiên cứu của Kniveton, Blannie và Esters (2005) cũng thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề của sinh viên thành thị được đào tạo từ chương trình giáo dục Nông nghiệp [30]. Nghiên cứu được thực hiện với hai mục đích chính: xác định các nhân tố ảnh h ưởng đến hành vi chọn nghề của sinh viên được đào tạo từ chương trình giáo dục nông nghiệp ở thành thị, xác định các nhân tố tạo nên sự phân biệt giữa những cá nhân sinh viên chọn nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và cá nhân những sinh viên không chọn nghề trong lĩnh vực này. Mức độ của các biến ảnh hưởng được đo bằng thang điểm 5: từ 1 = không ảnh hưởng đến 5 = ảnh hưởng rất cao. Tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra mức độ tin cậy của thang đo, và phần mềm SPSS với kiểm định Chi-Square. Kết quả nghiên cứu cho thấy: những cựu sinh viên xác định rằng cha mẹ, những người giám hộ và bạn bè là những cá nhân ảnh hưởng đến việc chọn nghề của họ, trong đó bạn bè có ảnh hưởng hơn cả những cá nhân được lựa chọn bao gồm cả bố của họ. Và những nhân tố: giới tính, những điều kiện môi trường, kinh nghiệm học tập và kỹ năng không tạo nên sự khác biệt đáng tin cậy giữa nhóm cựu sinh viên chọn hay không chọn nghề trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh các nghiên cứu nước ngoài, trong nước có một số các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành nghề của một số các tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương (2012) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn ngành Quản trị doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng kinh tế - kế hoạch Đà Nẵng [13]. Mục đích của nghiên cứu nhằm: thiết lập và hiệu lực hoá thang đo các yếu tố tác động đến động cơ chọn ngành của sinh viên Quản trị doanh nghiệp, nghiên cứu các yếu tố tác động đến động cơ chọn ngành, so sánh mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường và ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để tìm hiểu rõ về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi trên qui mô mẫu là 450 đối tượng, sử dụng hệ số Corbach’s Alpha, EFA và sử dụng phần mềm SPSS phân tích Anova để xử lý và phân tích số 14 liệu thu thập được. Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 nhân tố có mức độ ảnh hưởng quan trọng cao là: cơ hội nghề nghiệp, cơ hội đào tạo liên thông và sự tác động của đối tượng tham chiếu. Ưu điểm của nghiên cứu là tác giả đã tóm tắt được các mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến việc chọn trường của một số tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng tồn tại một số thiếu sót: tác giả không đưa ra câu hỏi nghiên cứu cho nghiên cứu của mình, một số nội dung trong phần cơ sở lý luận tác giả chỉ liệt kê ra các khái niệm theo nhiều tác giả khác nhau nhưng chưa đưa ra được nhận định của cá nhân về các khái niệm này. Tác giả cũng đã đưa ra được phương trình hồi qui đa biến, tuy nhiên tác giả chưa có sự phân tích sâu để đưa ra những dự đoán từ các phương trình hồi qui này. So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2012), kết quả nghiên cứu của Trương Thị Hoa (2011) tiến hành khảo sát về thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT tỉnh Hòa Bình [11] đã khẳng định vai trò của yếu tố khả năng của bản thân (năng lực của cá nhân) ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề. Yếu tố này có mức ảnh hưởng cao nhất trong các yếu tố: sở thích cá nhân, định hướng của gia đình và thầy cô, tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến của bạn bè và sự nổi tiếng của trường đào tạo. Từ kết quả nghiên cứu có thể khẳng định rằng học sinh đã biết dựa vào khả năng của bản thân để xác định hướng đi cho chính mình, mức độ nổi tiếng của trường đào tạo và tác động của bạn bè là không đáng kể so với sự lựa chọn của cá nhân học sinh. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn ngành học nhóm tác giả Lê Thị Thùy Vân & Cao Hào Thi (2012) thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học của học sinh THPT tỉnh Bình Thuận [26]. Tác giả đã xây dựng giả thuyết nghiên cứu dựa trên nhiều quan điểm và học thuyết của các nhà nghiên cứu cả về Marketing, tâm lí và giáo dục. Tác giả cũng sử dụng phân tích khám phá nhân tố EFA, hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo, tuy nhiên tác giả không sử dụng phần mềm chuyên dụng SPSS như các nghiên cứu trước mà sử dụng phần mềm PASW 18. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến xu hướng chọn ngành: đặc điểm cá nhân, 15 tương lai nghề nghiệp, cơ hội học tập, thông tin xã hội, đối tượng ngoài gia đình, và kế thừa nghề nghiệp. Trong đó, yếu tố đặc điểm cá nhân với các biến quan sát: năng khiếu, năng lực học tập, sở thích là có ảnh hưởng cao nhất. Và yếu tố kế thừa nghề nghiệp có ảnh hưởng rất nhỏ, điều này cho thấy ít hướng việc chọn ngành học theo công việc hiện tại của gia đình. Trong một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Thanh Huyền & Hồ Thị Thùy Dung (2012) khảo sát về sự ảnh hưởng của truyền thống gia đình (TTGĐ) đến định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 thành phố Thái Nguyên [14] lại cho thấy TTGĐ có sự tác động đến nhận thức, thái độ và sự đánh giá của học sinh về nghề nghiệp TTGĐ, từ đó ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Tác giả cũng khẳng định ở những gia đình có truyền thống nghề nghiệp khác nhau, lí do chọn nghề cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, để khẳng định cho vấn đề trên tác giả chỉ đưa ra một vài ví dụ, chưa có sự khảo sát và phân tích sâu làm cơ sở cho khẳng định đã đưa ra. Lê Thị Thanh (2013) thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên hệ cao đẳng trường Cao đẳng nghề Công Nghiệp Hà Nội [22], tác giả đã sử dụng kết hợp mô hình Rasch với phần mềm Quest để phân tích mức độ phù hợp giữa các câu hỏi. Số lượng mẫu nghiên cứu là 1008 sinh viên thuộc hệ đào tạo Cao đẳng tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Xét về mặt thống kê mô tả, kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhóm yếu tố ảnh hưởng thấp nhất đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên ba khóa là nhóm yếu tố con người: bản thân, người thân, các mối quan hệ cộng đồng ngoài xã hội. Nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm yếu tố xã hội: nghề nghiệp, nhu cầu thị trường, nhà trường; trong đó yếu tố nhà trường là yếu tố ảnh hưởng cao nhất đối với các sinh viên. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chưa cho thấy sự khả quan trong việc phân tích kết quả nghiên cứu. Nội dung, cấu trúc phần cơ sở lý luận của nghiên cứu và nghiên cứu khảo sát về các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 trung 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan