Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nâng cao chất lượng tín dụng hội liên hiệp phụ nữ thành phố hồ chí minh...

Tài liệu Luận văn nâng cao chất lượng tín dụng hội liên hiệp phụ nữ thành phố hồ chí minh tại huyện củ chi​

.PDF
98
135
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- PHẠM MINH THƯ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẠI HUYỆN CỦ CHI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3/2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- PHẠM MINH THƯ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẠI HUYỆN CỦ CHI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.HOÀNG TRUNG KIÊN TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3/2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS.HOÀNG TRUNG KIÊN (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 26 tháng 4 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT 1 2 3 4 5 Họ và tên Nguyễn Phú Tụ Nguyễn Thành Long Lại Tiến Dĩnh Võ Phước Tấn Nguyễn Quyết Thắng Chức danh Hội đồng Chủ tịch Phản biện 1 Phản biện 2 Ủy viên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 15 tháng 03 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: PHẠM MINH THƯ Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 20/11/1988 Nơi sinh: Lâm Đồng Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1541820124 I- Tên đề tài: Nâng cao chất lượng tíndụng Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh tại Huyện Củ Chi II- Nhiệm vụ và nội dung: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến tín dụng và chất lượng tín dụng. - Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của Hội LHPN TPHCM tại Huyện Củ Chi. - Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Hội LHPN TPHCM tại Huyện Củ Chi. III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 15 tháng 9 năm 2016 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 15 tháng 3 năm 2017 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. HOÀNG TRUNG KIÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. Hoàng Trung Kiên KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề: “Nâng cao chất lượng tín dụng Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh tại Huyện Củ Chi”hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Minh Thư ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy TS. Hoàng Trung Kiên, Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh tại Huyện Củ Chi và các bạn đồng nghiệp. Cảm ơn các anh chị, các bạn học viên cùng khóa đã động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn. Học viên Phạm Minh Thư iii TÓM TẮT Trong sự vận động và phát triển của mỗi nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào, nguồn lực tài chính là nguồn lực quan trọng và khan hiếm. Bởi vậy, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn là mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý kinh tế dù ở tầm vi mô hay vĩ mô. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng luôn là lĩnh vực hoạt động phong phú và là một trong những kênh phân phối, sử dụng vốn có hiệu quả nhất bởi nó giúp cho nguồn vốn luôn vận động, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu thiết thực của cá nhân, tổ chức, đồng thời tín dụng cũng được sử dụng như là một trong những công cụ kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Luận văn gồm 3 chương với mục tiêu: nghiên cứu là hệ thống hóa lý luận về nâng cao chất lượng tín dụng Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh tại Huyện Củ Chi, khảo sát đánh giá thực trạng Nâng cao chất lượng tín dụng Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh tại Huyện Củ Chi, tìm hiểu các nhân tố tác động đến Nâng cao chất lượng tín dụng Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh tại Huyện Củ Chi và Đề xuất định hướng và một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tín dụng Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh tại Huyện Củ Chi. Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn vềchất lượng tín dụng Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng Hội LHPN TPHCM tại Huyện Củ Chi Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Hội LHPN TPHCM tại Huyện Củ Chi iv ABSTRACT In the movement and development of each economy of any country, financial resources and critical resources are scarce. Therefore, effective use of resources is the goal of leading economic managers micromanage whether or macro. In the market economy, credit is always a rich field of activity and is one of the distribution channels, use of capital is most effective because it helps to mobilize funds always, respond promptly to the needs practical needs of individuals, organizations, and credit is also used as one of the important economic engines contribute to promoting growth and economic development - national society. Thesis consists of 3 chapters with the goal: research is to systematize theories on raising credit quality Women's Union of Ho Chi Minh City in Cu Chi District, surveys to assess the status Improving credit quality Its Women's Union of Ho Chi Minh City in Cu Chi District, learn the factors affecting credit Improving quality Women's Union of Ho Chi Minh City in Cu Chi District and propose orientations and a number of specific measures to enhance credit quality Women's Union of Ho Chi Minh City in Cu Chi District. Thesis layout: Besides the introduction and conclusion topic includes 3 chapters: Chapter 1: The problems of theory and practice of credit quality Chapter 2: Current status of credit activity HCMC Women's Union in Cu Chi District Chapter 3: A number of measures to improve the quality of credit operations HCMC Women's Union in Cu Chi District v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii ABSTRACT ............................................................................................................... iv MỤC LỤC ................................................................................................................... v BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ............................................................................. x PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................. 5 1.1.Cơ sở lý luận tín dụng .......................................................................................5 1.1.1. Khái niệm về tín dụng...................................................................................5 1.1.2. Phân loại tín dụng .........................................................................................6 1.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng .....................................................................6 1.1.2.2. Căn cứ vào mục đích tín dụng ...................................................................7 1.1.2.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng ..........................................7 1.1.2.4. Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng ............................................................7 1.1.3. Khái niệm về tổ chức tài chính phi ngân hàng .............................................9 1.1.4. Vai trò của tín dụng ....................................................................................10 1.2. Chất lượng tín dụng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng .........13 1.2.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng..............................................................13 1.2.2. Đặc điểm của chất lượng tín dụng ..............................................................14 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM ..............................15 1.2.3.1. Chỉ tiêu định tính .....................................................................................15 1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng ..................................................................................16 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ........................................18 1.2.4.1. Các nhân tố về môi trường hoạt động......................................................18 1.2.4.2. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng ....................................................19 1.2.4.3. Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng ......................................................21 1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ..........................................24 1.3. Những bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng trong nước và trên thế giới ...............................................................................................................25 vi 1.3.1. Kinh nghiệm của CHLB Đức về mô hình đảm bảo tín dụng .....................25 1.3.2. Kinh nghiệm quản trị tín dụng của ngân hàng Citibank .............................26 1.3.3. Kinh nghiệm quản trị tín dụng của tập đoàn ngân hàng ING .....................27 1.3.4. Nâng cao chất lượng tín dụng tại một số nước Đông Á và Đông Nam Á ..27 1.3.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của Techcombank tại Khu Vực Đông Nam Á ............................................................................................................. 29 1.3.6. Nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng...........................................30 1.4. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ................................................................31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘI LHPN TPHCM TẠI HUYỆN CỦ CHI....................................................................................................... 34 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Hội LHPNTPHCM tại huyện Củ Chi ...................................................................................................................................34 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..............................................................35 2.1.2. Thực trạng hoạt động qũy tín dụng Hội LHPN TPHCM tại huyện Củ Chi ...................................................................................................................................36 2.2. Cấu trúc tổ chức quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ ............................................37 2.3. Phân tích môi trường bên ngoài .....................................................................38 2.3.1. Môi trường tự nhiên ....................................................................................38 2.3.2. Kinh tế, xã hội .............................................................................................39 2.4. Phân tích môi trường bên trong của Qũy tín dụng ........................................44 2.4.1. Về nguồn nhân lực ......................................................................................44 2.4.2. Năng lực của tổ chức ..................................................................................47 2.4.3. Thể chế của tổ chức ....................................................................................48 2.4.4. Thực trạng hoạt động quỹ tín dụng Hội LHPNTPHCM tại huyện Củ Chi 49 2.4.4.1 Thống kê Thực trạng hoạt động quỹ tín dụng Hội LHPNTPHCM tại huyện Củ Chi hiện nay vay vốn theo nhóm ngành nghề ..........................................50 2.4.4.2 Thống kê Thực trạng hoạt động quỹ tín dụng Hội LHPNTPHCM tại huyện Củ Chi hiện nay vay vốn theo nhóm hạn mức vay ........................................51 2.4.5. Hoạt động cho vay vốn và lãi suất hiện nay ...............................................51 2.5. Tác động của tín dụng Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh tại Huyện Củ Chi - Sự thay đổi về vai trò và vị thế của người phụ nữ ..........................53 vii 2.6. Phân tích SWOT - Đánh giá cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ Củ Chi ..............................................................................54 2.6.1. Cơ hội..........................................................................................................54 2.6.2. Nguy cơ .......................................................................................................55 2.6.3. Điểm mạnh ..................................................................................................57 2.6.4. Điểm yếu .....................................................................................................58 Tómtắtchương 2 ....................................................................................................61 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍNDỤNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẠI HUYỆN CỦ CHI ..................................................................................................................... 62 3.1. Định hướng hoạt động quỹ tíndụng hội liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh tại huyện Củ Chi giai đoạn 2015 - 2020 ..........................................................62 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tíndụng hội liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh tại huyện Củ Chi ...............................................................64 3.2.1. Nâng cao kết quả hoạt động tín dụng .........................................................64 3.2.2. Mở rộng dịch vụ cung cấp ..........................................................................65 3.2.3. Phát triển thị trường dịch vụ .......................................................................66 3.2.4. Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng và đánh giá khách hàng .............69 3.2.5. Cơ cấu lại dư nợ ..........................................................................................71 3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh.................................................................................73 3.2.7. Hoàn thiện và tăng cường có hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng.............................................................................................................75 3.2.8. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng ..........................76 3.2.9. Nâng cao chất lượng phục vụ .....................................................................77 3.3. Các kiến nghị .................................................................................................79 3.3.1. Tạo môi trường thuận lợi ................................................................................ 79 3.3.2 Xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính vi mô .......................................80 KẾT LUẬN...........................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................83 viii BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý NHCPNT Ngân hàng cổ phần nông thôn NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHNN Ngân hàng nhà nước NH Ngân hàng NGO Tổ chức phi chính phủ PVS Phỏng vấn sâu QTD Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ QTDND Qũy tín dụng nhân dân RDSC Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn TCVM Tài chính vi mô TLN Thảo luận nhóm TKĐM Tiết kiệm định mức TKTN Tiết kiệm tự nguyện UBND Ủy ban nhân dân LHPN Liên hiệp phụ nữ NHNo Ngân hàngPhát triển Nông thôn NHCS Ngân hàng chính sách , ix DANH MỤC BẢNG BIỂU STT BẢNG 1 Bảng 2.1 Tình hình nhân sự từ 2014 đến 2016 41 2 Bảng 2.3 Báo cáo hoạt động cho vay vốn theo nhóm 48 3 Bảng 2.4 Báo cáo hoạt động cho vay vốn theo nhóm hạn mức 49 4 Bảng 2.5 Báo cáo hoạt động cho vay vốn 51 TÊN TRANG x DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH STT HÌNH TÊN TRANG 1 Hình 2.1 Tình hình nhân sự từ 2014 đến 2016 41 2 Hình 2.2 Báo cáo hoạt động cho vay vốn theo nhóm 48 3 Hình 2.3 Báo cáo hoạt động cho vay vốn theo nhóm hạn mức 49 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong sự vận động và phát triển của mỗi nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào, nguồn lực tài chính là nguồn lực quan trọng và khan hiếm. Bởi vậy, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn là mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý kinh tế dù ở tầm vi mô hay vĩ mô. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng luôn là lĩnh vực hoạt động phong phú và là một trong những kênh phân phối, sử dụng vốn có hiệu quả nhất bởi nó giúp cho nguồn vốn luôn vận động, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu thiết thực của cá nhân, tổ chức, đồng thời tín dụng cũng được sử dụng như là một trong những công cụ kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.Thời gian qua, phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của Thành phố. Đánh giá đúng thành tích, rút ra những bài học kinh nghiệm, nhằm tạo điều kiện cho lực lượng lao động nữ tiếp tục "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" và có trách nhiệm cao với cộng đồng là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị Trong lĩnh vực kinh tế, 54,1% số lao động nữ, trong đó hơn 46% làm việc trong các ngành công nghiệp dệt may, da giày, tiểu thủ công nghiệp... góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng 48,4% GDP của Thành phố, bằng 30% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước; 34,7% số lao động nữ thành phố làm việc trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống và làm thay đổi bộ mặt nông thôn ngoại thành. Nguồn kinh phí trên 124 tỉ đồng dành cho chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp quản lý, đã giúp phụ nữ thành phố thực hiện xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Qua 13 năm thực hiện cuộc vận động "Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo", nhất là 5 năm gần đây, Hội các cấp tập trung đầu tư, nghiên cứu tổ chức mô hình "Nhóm phụ nữ tín dụng tiết kiệm", giúp vốn cho hơn 170 ngàn phụ nữ nghèo, đơn thân có hoàn cảnh khó khăn; hơn 300 nữ doanh nhân được vay vốn mở rộng sản xuất và 1.431 phụ nữ được hỗ trợ phương tiện kinh doanh..., góp phần nâng mức thu nhập diện chuẩn nghèo của Thành phố lên 12 triệu đồng/ người/ năm. Mô hình "Sàn giao dịch việc làm" là nơi gặp gỡ giữa 2 người lao động với người sử dụng lao động đã tạo điều kiện cho nhiều lao động nữ kiếm được việc làm, có thu nhập ổn định.[1] 2. Tính cấp thiết của đề tài Củ Chi là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm về phía Tây Bắc, với diện tích tự nhiên 43.496ha, phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng – tỉnh Tây Ninh, phía Đông – Đông Bắc giáp huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Hòa – tỉnh Long An, phía Nam giáp huyện Hóc Môn – thành phố Hồ Chí Minh, gồm 20 xã và một thị trấn. Địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố. Trong những năm qua, vốn tín dụng và chất lượng tín dụng không chỉ gáp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của huyệnCủ Chi mà còn tácđộng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Hội LHPN TPHCM. Trong xu thế phát triển hiện nay của nền kinh tế cũng như những yêu cầu, thách thức rất lớn đối với chất lượng tín dụng của Hội LHPN TPHCM thì việc xem xét đánh giá, nâng cao chất lượng tín dụng được coi là yếu tố quan trọng mang lại lợi ích đối với ngân hàng và có ảnh hưởng rõ nét nhất đến sức khoẻ nền kinh tế. Chính vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng tíndụng Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh tại Huyện Củ Chi”. 3. Mục tiêu của đề tài  Mục tiêu chung Nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất hoạt động tín dụng Hội LHPN TPHCM tại Huyện Củ Chi.  Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến tín dụng và chất lượng tín dụng. - Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của Hội LHPN TPHCM tại Huyện Củ Chi. - Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Hội LHPN 3 TPHCM tại Huyện Củ Chi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng của Hội LHPN TPHCM tại Huyện Củ Chi. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng của Hội LHPN TPHCM đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn tại Huyện Củ Chi. Về mặt thời gian đề tài sẽ phân tích đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Hội LHPN TPHCM tại Huyện Củ Chi trong khoảng thời gian từ 9/2016 đến 12/2016 và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng giai đoạn 2017 – 2020. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Chất lượng tín dụng của Hội LHPN TPHCM tại Huyện Củ Chi trong thời gian qua như thế nào? - Những kết quả đạt được và chưa đạt được trong quá trình cho vay? - Những nguyên nhân và hạn chế trong hoạt động tín dụng là gì? - Các yếu tố nào thực sự ảnh hưởng Chất lượng tín dụng của Hội LHPN TPHCM tại Huyện Củ Chi. - Những các tố tác động đến hiệu quả Chất lượng tín dụng của Hội LHPN TPHCM tại Huyện Củ Chi? - Những giải pháp nào góp phần giúp nâng cao Chất lượng tín dụng của Hội LHPN TPHCM tại Huyện Củ Chi? 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng hệ thống các phương pháp thống kê kinh tế thích hợp để tiến hành điều tra, thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích số liệu một cách khoa học nhằm đánh giá tình hình, phân tích các mối quan hệ và tìm giải pháp cho quá trình nghiên cứu. Việc khảo sát điều tra thu thập số liệu được tiến hành đồng thời ở hai cấp độ, có tính chất hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu đó là số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Đối với số liệu thứ cấp: tác giả tổng hợp thông tin chủ yếu từ các báo cáo thống kê trong hoạt động hoạt động tín dụng tại Hội LHPN TPHCM tại Huyện Củ 4 Chi. Các tài liệu này chủ yếu được sử dụng để phân tích đặc điểm chung và thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Hội LHPN TPHCM tại Huyện Củ Chi. Từ tham khảo thêm tài liệu, sách, báo có liên quan đến chất lượng tín dụng để đề xuất những giải pháp và đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. 7. Bố cục dự kiến của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo kết cấu luận văn có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn vềchất lượng tín dụng Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụngHội LHPN TPHCM tại Huyện Củ Chi Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụngHội LHPN TPHCM tại Huyện Củ Chi 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.Cơ sở lý luận tín dụng 1.1.1. Khái niệm về tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Tín dụng ra đời là một tất yếu, khách quan của nền kinh tế xã hội. Mặc dù hoạt động tín dụng ra đời rất lâu nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa thống nhất khi định nghĩa về tín dụng. Theo Các Mác thì: “ Tín dụng dưới hình thái biểu hiện của nó là sự tín nhiệm ít nhiều có căn cứ đã khiến cho người này giao cho người khác một số tư bản nào đó dưới hình thái hàng hoá hoặc được đánh giá thành một số tiền nhất định. Số tiền này bao giờ cũng phải được trả lại trong một thời gian đã được ấn định” [3]. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay. Trong quan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Đến kỳ hạn trả nợ người đi vay có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số tiền hoặc hàng hoá đã vay, có kèm hoặc không kèm một khoản lãi” [4]. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu kinh tế, tín dụng được coi là quan hệ lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay với điều kiện có hoàn trả cả gốc lẫn lãi sau một thời gian nhất định. Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng (chuyển nhượng) một khối lượng giá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với những ràng buộc nhất định về: số tiền hoàn trả (gốc và lãi), thời gian hoàn trả, lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi… Còn “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định” [5]. Khác với tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng không cung cấp tín dụng dưới hình thức hàng hoá. 6 Theo Luật các tổ chức tín dụng đã được bổ sung, sữa đổi năm 2015 quy định cụ thể về hoạt động tín dụng và cấp tín dụng của TCTD như sau: “Hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác” [6] . Như vậy, tín dụng ngân hàng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong việc vay và cho vay giữa các ngân hàng, các TCTD với các pháp nhân và cá nhân, được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi. 1.1.2. Phân loại tín dụng Trong nền kinh tế hiện đại, tín dụng ngân hàng có phạm vi hoạt động rộng và đa dạng, việc phân loại chỉ có tính chất tương đối. Trên cơ sở các căn cứ phân loại khác nhau ta có các hình thức tín dụng khác nhau. 1.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng Căn cứ theo tiêu thức này người ta chia tín dụng thành 3 loại: - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đây là loại hình tín dụng ít rủi ro cho ngân hàng vì trong một thời gian ngắn ít có những biến động xảy ra và ngân hàng thường luôn dự tính được những biến động đó. Tín dụng ngắn hạn bao gồm chiết khấu, thấu chi, tín dụng ứng trước và tín dụng bổ sung vốn lưu động. - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Loại tín dụng này chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn lớn hơn 5 năm được sử dụng để cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các nhà máy mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cống, bến cảng, sân bay…). Loại tín
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan