Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tri...

Tài liệu Luận văn nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam

.PDF
123
115
70

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- ĐOÀN NGÔ KHA ANH NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- ĐOÀN NGÔ KHA ANH NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN MỸ HẠNH TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Phan Mỹ Hạnh (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 23 tháng 09 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT 1 2 3 4 5 Họ và tên GS.TS Võ Thanh Thu TS. Phạm Thị Hà TS. Phạm Phi Yên PGS.TS Nguyễn Thuấn TS. Mai Thanh Loan Chức danh Hội đồng Chủ tịch Phản biện 1 Phản biện 2 Ủy viên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày tháng 8 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Đoàn Ngô Kha Anh Họ tên học viên: Ngày, tháng, năm sinh: I- Tên đề tài: Nơi sinh: Phú Yên 11/ 12/ 1981 Quản Trị kinh doanh Chuyên ngành: Giới tính: Nữ MSHV: 1541820158 “ Nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bình Phước” II- Nhiệm vụ và nội dung: 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả tín dụng bán lẻ của ngân hàng 2. Nghiên cứu, Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động TDBL của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bình Phước, từ đó xây dựng các giải pháp phát triển dịch vụ TDBL tại Chi nhánh Bình Phước. 3. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Phước. III- Ngày giao nhiệm vụ: Ngày 24/01/2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: V- Cán bộ hướng dẫn: CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ngày 31/8/2017 TS. Phan Mỹ Hạnh KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Đoàn Ngô Kha Anh ii LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Hutech TP.HCM đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phan Mỹ Hạnh đã tận hướng dẫn,chỉ bảo tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài này. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng các anh chị, đồng nghiệp của tôi đang công tác tại BIDV Bình Phước đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, cung cấp số liệu cần thiết và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi có thể hoàn thành đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã cố gắng để hoàn thành luận văn trong khả năng của mình,nhưng do điều kiện thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế,nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để luận văn này được hoàn thiện hơn. TP,HCM, ngày tháng 9 năm 2017 Tác giả luận văn Đoàn Ngô Kha Anh iii TÓM TẮT Hiện nay, để đa dạng hóa sản phẩm và chiếm lĩnh thị phần, tạo dựng thương hiệu mạnh, việc phát triển dịch vụ bán lẻ đã được các NHTM, TCTD lựa chọn là xu hướng phát triển lâu dài và bền vững. Trong xu thế đó, BIDV Bình Phước cũng ngày càng mở rộng, phát triển nhiều dịch vụ Ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, đến nay hiệu quả TDBL của Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định: số lượng khách hàng còn ít, sản phẩm chưa đa dạng và chất lượng sản phẩm chưa cao, tỷ trọng TDBL còn khiêm tốn, .v.v… Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Tác giả trình bày sơ lược một số vấn đề lý luận về tín dụng ngân hàng và tín dụng bán lẻ làm cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài. Chương 2: Tác giả trình bày một cách khái quát nhất về hệ thống BIDV nói chung và BIDV nói riêng. Đồng thời, dựa trên cơ sở lý luận tại Chương 1, kết hợp với thực trạng hiệu quả TDBL tại Bình Phước giai đoạn 2014 - 2016, tác giả đã tổng hợp, so sánh, phân tích, bình luận thực trạng này. Trên cơ sở đó, tác giả đã nêu ra được một số hạn chế, tồn tại trong hoạt động TDBL của BIDV Bình Phước như sau: quy mô và thị phần TDBL nhỏ; nền khách hàng chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa bàn; nợ quá hạn và nợ xấu cao. Chương 3. Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra tại Chương 2, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị, đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả TDBL tại BIDV Bình Phước. Cụ thể: 1. Về các giải pháp: Tác giả đưa ra một số giải pháp như đa dạng hóa đối tượng khách hàng; hoàn thiện chính sách phát triển các sản phẩm bán lẻ; giải pháp iv về linh hoạt lãi suất theo từng sản phẩm; phát triển mạng lưới kênh phân phối; giải pháp về tài sản đảm bảo nợ vay; hoàn thiện quy trình cấp TDBL phù hợp với điều kiện hoạt động của Chi nhánh; tăng cường công tác kiểm soát TDBL; cải tiến mô hình tổ chức; tăng cường truyền thông và marketing… 2. Về những kiến nghị, đề xuất 2.1. Đề xuất đối với hệ thống BIDV: Cần kiểm soát tín dụng một cách chặt chẽ nhằm phân loại khách hàng và có những chính sách phù hợp cho những nhóm khách hàng này; quy định những biện pháp chế tài trong việc giám sát việc thực thi quy trình TDBL; quy định rõ trách nhiệm và có chế độ thưởng, phạt cụ thể trong thực hiện quy trình tín dụng; có các sản phẩm huy động vốn bán lẻ đa dạng và phong phú hơn nhằm có sức hấp dẫn đối với khách hàng; tăng cường thêm nữa các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với nhóm khách hàng tiềm năng, cũng như có chính sách khuyến khích phát triển TDBL; tạo điều kiện cấp tín dụng dễ dàng hơn nhưng phải có sự kiểm soát chặt chẽ… 2.2. Đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nước: Có chính sách khuyến khích phát triển TDBL tạo điều kiện cho khách hàng khu vực dân cư được dễ dàng tiếp cận TDBL hơn; tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực Ngân hàng nói chung và TDBL nói riêng; nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng thông tin kịp thời, chính xác. Với thời gian nghiên cứu đề tài chưa nhiều và sự hạn hẹp trong kiến thức tổng quan, đề tài khó tránh khỏi những sai sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến góp ý của Hội đồng chấm luận văn, Giảng viên hướng dẫn TS. Phan Mỹ Hạnh cũng các chuyên gia, đồng nghiệp, ... để tác giả có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất. Xin trân trọng cảm ơn! v ABSTRACT Nowadays, in order to diversify products and gain market share, strong branding, the development of retail services has been selected by commercial banks and credit institutions as a long-term and sustainable development trend. In that trend, BIDV Binh Phuoc is also expanding, developing many retail banking services. However, due to many different reasons, so far effective TDBL (Retail Credit) of Branch still have certain limitations: the number of customers is low, the product is not diversified and product quality is not high, TDBL modest proportion, etc. For the above reasons, the author selected the topic: “Improving retail credit effective at Bank of Investment and Development of Vietnam - Binh Phuoc Branch” as the topic of graduation research program MBA training. Apart from the Introduction, Conclusion, The thesis is composed of 3 chapters: Chapter 1: The author outlines a number of theoretical issues on bank credit and retail credit as a theoretical basis for the study of the topic. Chapter 2: The author presents the most general overview of BIDV system in general and BIDV Binh Phuoc Branch in particular. At the same time, based on the reasoning in Chapter 1, combined with the current status of TDBL effectiveness in BIDV Binh Phuoc Branch for the period 2014 - 2016, the author has synthesized, compared, analyzed and commented on this situation. Based on that, the author has raised a number of shortcomings in the operation of BIDV Binh Phuoc Branch as follows: small scale and market share; Customer background is not commensurate with the potential development of the area; Overdue debt and high bad debt. Chapter 3. Based on the shortcomings identified in Chapter 2, the author has proposed some solutions and recommendations to enhance TDBL effectiveness at BIDV Binh Phuoc Branch. Specific: vi 1. Solutions: The author offers a number of solutions such as customer diversification; Perfect the development policy of retail products; Solution of flexible interest rate by product; Develop distribution network; Solution of assets to secure debt; Complete the process of granting TDBL in accordance with the operating conditions of the Branch; Enhanced TDBL control; Improved organizational model; Strengthen communication and marketing ... 2. Regarding the proposals 2.1. Recommendations for BIDV: Strict credit control should be used to classify customers and adopt appropriate policies for these groups of customers; Provide sanctions for monitoring the implementation of the TDBL process; Specifying responsibilities and having specific reward and penalty regime in the implementation of the credit process; There are more diversified and diversified retail deposit products that are attractive to customers; Strengthening incentive policies for potential clients as well as policies to encourage the development of TDBL; It is easier to make credit easier but with strict control. 2.2. Recommendations for the State Bank: To adopt policies to encourage the development of TDBL to facilitate access to TDBL for residential customers. Continue to improve the legal environment in the banking sector in general and TDBL in particular; Improve the performance and quality of information in a timely and accurate manner. With little research time and limited knowledge, The thesis is difficult to avoid certain errors. The author would like to receive comments from The thesis review Committee, instructor Dr. Phan My Hanh, also experts, colleagues, ... so that the author can complete the topic in the best way. Thank you very much! vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Bình Phước Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bình Phước CIC Trung tâm Thông tin Tín dụng (Ngân hàng nhà nước) NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PGD Phòng giao dịch QLKH Quản lý khách hàng QLRR Quản lý rủi ro RRTD Rủi ro tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TDBL Tín dụng bán lẻ TMCP Thương mại cổ phần TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương UBND Ủy ban nhân dân WTO Tổ chức Thương mại thế giới viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chính về kết quả kinh doanh của BIDV Bình Phước giai đoạn 2014-2016 Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Phước giai đoạn 2014-2016 Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại hình tín dụng bán lẻ Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng bán lẻ phân theo thời gian Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng bán lẻ phân theo dòng sản phẩm Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng bán lẻ phân theo mục đích sử dụng vốn Bảng 2.7: Số lượng khách hàng bán lẻ tại BIDV Bình Phước Bảng 2.8: Cơ cấu Số lượng khách hàng theo loại hình tín dụng bán lẻ Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của tín dụng bán lẻ Bảng 2.10: Tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng tín dụng bán lẻ Bảng 2.11: Tỷ lệ và tỷ trọng tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ Bảng 2.12: Doanh số thu nợ và Hệ số thu nợ tín dụng bán lẻ Bảng 2.13: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 2.14: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu TDBL Bảng 2.15: Vòng quay vốn tín dụng Bảng 2.16: Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận TDBL và tỷ trọng lợi nhuận TDBL Bảng 2.17: Tỷ lệ nợ xấu TDBL của BIDV Bình Phước qua các năm ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh BIDV Bình Phước Biểu đồ 2.2: Dư nợ TDBL và tín dụng bán buôn giai đoạn 2014-2016 Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng lợi nhuận tại Chi nhánh qua các năm Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ TDBL giai đoạn 2014- 2016 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ TDBL theo loại hình tín dụng bán lẻ Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng dư nợ TDBL phân theo thời gian Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng dư nợ TDBL phân theo mục đích sử dụng vốn Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng số lượng khách hàng TDBL giai đoạn 2014-2016 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu số lượng khách hàng theo loại hình TDBL 2014 - 2016 Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng dư nợ TDBL tại BIDV Bình Phước giai đoạn 2014-2016 Biểu đồ 2.11: Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2014-2016 Biểu đồ 2.12: Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ nợ xấu TDBL giai đoạn 2014-2016 Biểu đồ 2.13: Lợi nhuận từ TDBL giai đoạn 2014-2016 Biểu đồ 2.14: Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại BIDV Bình Phước giai đoạn 2014-2016 Biểu đồ 2.15: Tín dụng bán lẻ tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2016 Sơ đồ 2.16: Rủi ro tín dụng do bất cân xứng thông tin x MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. 1 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG ............................... 7 NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG BÁN LẺ ................................................................ 7 1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng ...........................................................7 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng ...............................................................7 1.1.2. Các hình thức cấp tín dụng tại Ngân hàng thương mại .......................7 1.1.2.1. Phân loại tín dụng theo hình thức cấp tín dụng ...........................7 1.1.2.2. Phân loại tín dụng theo đối tượng khách hàng ............................8 1.2. Tổng quan về tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại .....................8 1.2.1. Khái niệm tín dụng bán lẻ .......................................................................8 1.2.2. Đặc điểm của tín dụng bán lẻ .................................................................9 1.2.3. Ưu và nhược điểm của tín dụng bán lẻ so với hoạt động tín dụng khác .....................................................................................................................................9 1.2.3.1. Ưu điểm của tín dụng bán lẻ.........................................................9 1.2.3.2. Nhược điểm của tín dụng bán lẻ .................................................11 1.2.4. Vai trò của tín dụng bán lẻ....................................................................12 1.2.5. Các loại hình tín dụng bán lẻ................................................................12 1.2.5.1. Cho vay sản xuất kinh doanh ......................................................13 1.2.5.2. Cho vay tiêu dùng .......................................................................14 1.2.5.3. Thẻ tín dụng cá nhân ..................................................................14 1.2.5.4. Bảo lãnh ......................................................................................15 1.3. Hiệu quả tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại ...........................15 1.3.1. Khái niệm hiệu quả tín dụng bán lẻ .....................................................15 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ .................17 1.3.2.1. Tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng (%)...............................17 1.3.2.2. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay (%)..........................................18 1.3.2.3. Tỷ lệ thu nợ gốc và lãi vay (%) ...................................................18 1.3.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu (%) ..........................................19 xi 1.3.2.5. Vòng quay vốn tín dụng (vòng)...................................................21 1.3.2.6. Tỷ lệ và tỷ trọng lợi nhuận tín dụng bán lẻ (%) .........................22 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ ......23 1.3.3.1. Các nhân tố chủ quan .................................................................23 1.3.3.2. Các nhân tố khách quan .............................................................24 1.4. Bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ ...25 1.4.1. Kinh nghiệm về tín dụng bán lẻ của các Ngân hàng...........................25 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho BIDV Bình Phước ......................................27 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................29 TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 ............. 30 2.1. Khái quát chung ......................................................................................30 2.1.1. Đặc điểm địa bàn ...................................................................................30 2.1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước..........................30 2.1.1.2. Sơ lược về hoạt động tài chính tiền tệ tại địa bàn Bình Phước ..30 2.1.2. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam ...................................................................................................................................31 2.1.2.1. Giới thiệu chung về BIDV...........................................................31 2.1.2.3. Quá trình phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV ...........................33 2.1.3. Giới thiệu về BIDV Bình Phước ...........................................................34 2.1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Bình Phước............34 2.1.3.2. Tổ chức bộ máy tại BIDV Bình Phước .......................................35 2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bình Phước trong giai đoạn 2014-2016 .......................................................................................36 2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Phước ...............39 2.2.1. Quá trình phát triển tín dụng bán lẻ ....................................................39 2.2.2. Thực trạng tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Phước giai đoạn 2014 2016 ...........................................................................................................................41 2.2.2.1. Dư nợ tín dụng bán lẻ .................................................................41 2.2.2.2. Cơ cấu tín dụng bán lẻ................................................................43 2.2.2.3. Số lượng khách hàng tín dụng bán lẻ .........................................51 xii 2.2.2.4. Cơ cấu số lượng khách hàng ......................................................52 2.2.2.5. Chất lượng tín dụng bán lẻ .........................................................53 2.2.3. Hiệu quả tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Phước giai đoạn 2014 - 2016 ...................................................................................................................................55 2.2.3.1. Tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng TDBL (%) ....................56 2.2.3.2. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDBL (%) ............................................57 2.2.3.3. Doanh số thu nợ và Hệ số thu nợ (%) ........................................60 2.2.3.4. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu TDBL (%) .......................................61 2.2.3.5. Vòng quay vốn tín dụng (vòng)...................................................65 2.2.3.6. Lợi nhuận từ tín dụng bán lẻ ......................................................66 2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Phước 68 2.3.1. Thành tựu ..............................................................................................68 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ......................................................................70 2.3.2.1. Hạn chế .......................................................................................70 2.3.2.2. Nguyên nhân ...............................................................................72 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................78 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍNH DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................... 79 CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ............... 79 BÌNH PHƯỚC ......................................................................................................... 79 3.1. Định hướng, mục tiêu hoạt động của BIDV Bình Phước đến 2020 ....79 3.1.1. Định hướng chung về phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước.....79 3.1.2. Định hướng và mục tiêu mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV đến năm 2020 .................................................................................................80 3.1.3. Định hướng nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Phước đến năm 2020 ...........................................................................................................80 3.1.3.1. Mục tiêu chung ...........................................................................80 3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................81 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Phước ........................................................................................................................82 3.2.1. Đa dạng hóa đối tượng khách hàng .....................................................83 xiii 3.2.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ..............................................................83 3.2.1.2. Biện pháp thực hiện ....................................................................84 3.2.2. Hoàn thiện chính sách phát triển các sản phẩm bán lẻ ......................88 3.2.2.1. Phân đoạn 1: Khách hàng quan trọng.....................................88 3.2.2.2. Phân đoạn 2: Khách hàng thân thiết .......................................88 3.2.2.3. Phân đoạn 3: Khách hàng phổ thông ......................................89 3.2.3. Giải pháp về linh hoạt lãi suất theo từng sản phẩm ............................89 3.2.4. Phát triển mạng lưới kênh phân phối ..................................................90 3.2.4.1. Căn cứ đề xuất ............................................................................90 3.2.4.2. Biện pháp thực hiện ....................................................................90 3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện ................................................................91 3.2.5. Tăng cường công tác kiểm soát tín dụng bán lẻ ..................................92 3.2.6. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng bán lẻ phù hợp với điều kiện hoạt động của Chi nhánh .................................................................................................93 3.2.7. Giải pháp về cải tiến mô hình tổ chức, nâng cao chất lượng độ ngũ nhân viên làm công tác tín dụng bán lẻ ..................................................................94 3.2.8. Tăng cường hoạt động truyền thông và marketing .............................95 3.3. Một số kiến nghị ......................................................................................96 3.3.1. Kiến nghị đối với hệ thống BIDV .........................................................96 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ..............................................98 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...............................................................................100 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 101 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hội nhập kinh tế quôc tế tạo ra cơ hội và thách thức đối với các Ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước về tiềm lực tài chính, vốn và công nghệ. Sự xuất hiện của các tập đoàn tài chính, các NHTM nước ngoài đã tạo ra sức ép cạnh tranh đối với các NHTM trong nước. Trong khi các NHTM trong nước mới chỉ bước đầu chú trọng đến phát triển mảng ngân hàng bán lẻ, thì các Ngân hàng nước ngoài đã tập trung vào mảng thị trường giàu tiềm năng này. Đây là bài toán mà các NHTM Việt Nam cần có lời giải để không ngừng phát triển một cách an toàn, hiệu quả và bền vững trên chính thị trường của mình. Thị trường bán lẻ tạo ra một nền khách hàng vững chắc, ổn định, phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng, cơ hội tốt để bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Xét trên giác độ tài chính và quản trị ngân hàng, hoạt động bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ (TDBL) nói riêng tạo ra nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định, chắc chắn. Hoạt động bán lẻ là giải pháp hữu hiệu để phân tán rủi ro, mở rộng nền khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng. Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những TCTD có thương hiệu mạnh, luôn được biết là một Ngân hàng chuyên kinh doanh phục vụ lĩnh vực đầu tư và phát triển với hoạt động bán buôn là chủ đạo. Trong những năm gần đây, nhận thức được xu thế hội nhập sâu rộng trong khu vực và quốc tế đang tập trung vào phát triền hoạt động Ngân hàng bán lẻ nói chung và TDBL nói riêng, BIDV đã mạnh dạn chuyển mình, định hướng hoạt động kinh doanh sang hoạt động bán lẻ từ năm 2006 với nhiều cải cách, đổi mới và sáng tạo. Với sự thay đổi cơ bản về tư duy, nhận thức, hành động của tất cả các cấp trong chỉ đạo, điều hành trong hoạt động kinh doanh bán lẻ và đã đạt được những thành tựu nổi bật cả về quy mô, hiệu quả, chất lượng và đạt được nhiều giải thưởng cao quý, chẳng hạn: “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” năm 2015, 2016 và năm 2017; giải thưởng “Sản phẩm cho vay nhà ở tốt nhất Việt Nam” 2 năm 2 liên tiếp 2016 và 2017; giải thưởng “Ngân hàng điện tử tiêu biểu” 2 năm liên tiếp 2014 và 2015; giải thưởng “Ngân hàng điện tử yêu thích - MyEbank”… Là một trong những Chi nhánh thuộc hệ thống BIDV, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước (BIDV Bình Phước) cũng ngày càng mở rộng, phát triển nhiều dịch vụ Ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, đến nay hiệu quả TDBL của Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định: số lượng khách hàng còn ít, sản phẩm chưa đa dạng và chất lượng sản phẩm chưa cao, tỷ trọng chiếm lĩnh thị phần còn có phần khiêm tốn so với khu vực Tây Nguyên - Đông Nam Bộ nói chung và trong nội bộ tỉnh nói riêng, .v.v… Chính vì những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước” làm đề tài nghiên cứu của mình, với mong muốn được đóng góp một phần vào sự phát triển của Chi nhánh nói riêng và của cả hệ thống BIDV nói chung trong giai đoạn tới. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Nâng cao hiệu quả hoạt động TDBL của NHTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng của NHTM. Nâng cao hiệu quả hoạt động TDBL sẽ giúp cải thiện, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, đây là lĩnh vực rất đáng quan tâm, nghiên cứu. Thực tế đã có một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động TDBL của NHTM như sau: (1) Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh 6”, năm 2009, tác giả Triều Mạnh Đức, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. - Luận văn đã nghiên cứu được một số nội dung: + Hệ thống hóa về lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh và hoạt động TDBL của NHTM. + Nghiên cứu những thách thức và cơ hội trong phát triển lĩnh vực TDBL của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. 3 + Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động TDBL tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh 6. Từ đó, đánh giá được thành tựu cũng như mặt hạn chế còn tồn tại của hoạt động TDBL tại NHTM và phân tích nguyên nhân của những hạn chế đó. + Đưa ra những định hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TDBL của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh 6. (2) Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh ĐakLak”, năm 2014, tác giả Phạm Trường Giang, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả tín dụng, vận dụng vào việc đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh ĐakLak (BIDV ĐakLak). Từ đó, đưa ra những giải pháp, chính sách để nâng cao hiệu quả tín dụng của chi nhánh. (3) Luận án tiến sỹ kinh tế: “Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, năm 2012, tác giả Đào Lê Kiều Oanh, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã hệ thống hóa được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá đo lường sự phát triển. Luận án phân tích dựa trên sự tương quan giữa dịch vụ Ngân hàng bán buôn và bán lẻ bao gồm tất cả các hoạt động của dịch vụ Ngân hàng: tín dụng, huy động vốn, ngân quỹ, tiền mặt đến các yếu tố phát triển dịch vụ như marketing, chăm sóc khách hàng, quản trị chiến lược, mạng lưới phân phối…. Do đó, chưa tách biệt được từng mảng yếu tố cụ thể, vai trò, chức năng chính của chúng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Xét theo quan điểm của luận án là đặt mọi hoạt động ngân hàng trong cuỗi dịch vụ (tức hoạt động phục vụ hướng tới sự hài lòng của khách hàng). Đặc biệt, luận án chú trọng đo lường sự phát triển chứ không chú trọng đo lường được hiệu quả của sự phát triển đó.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan