Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ngành báo chí tác phẩm về gương người tốt việc tốt trên báo chí cà mau​...

Tài liệu Luận văn ngành báo chí tác phẩm về gương người tốt việc tốt trên báo chí cà mau​

.PDF
146
6
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- ĐÀO KIM CHI TÁC PHẨM VỀ GƢƠNG NGƢỜI TỐT VIỆC TỐT TRÊN BÁO CHÍ CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC CÀ MAU - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- ĐÀO KIM CHI TÁC PHẨM VỀ GƢƠNG NGƢỜI TỐT VIỆC TỐT TRÊN BÁO CHÍ CÀ MAU Chuyên ngành: Báo chí học (định hƣớng ứng dụng) Mã số: 8320101.01 (UD) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học thạc sĩ PGS. TS Dƣơng Xuân Sơn PGS. TS Ngô Văn Giá CÀ MAU – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Tác phẩm về gương người tốt việc tốt trên báo chí Cà Mau" là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, rõ nguồn và chưa được công bố trong các công trình nào khác. Trong Luận văn có sử dụng, kế thừa và phát triển các tư liệu, các kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình liên quan đến đề tài và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được trích dẫn nguồn cụ thể. Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả Luận văn Đào Kim Chi LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS. TS Ngô Văn Giá người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Tác phẩm về gương người tốt việc tốt trên báo chí Cà Mau”. Xin cảm ơn các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên ngành và cơ bản cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thời gian qua. Nhân đây tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sự quan tâm, khuyến khích, động viên và cảm thông của gia đình, qu thầy cô, đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp phê bình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tác giả luận văn Đào Kim Chi MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 8 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 10 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 11 6. Ý nghĩa thực tiễn và giá trị đóng góp của đề tài ......................................... 12 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 12 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TÁC PHẨM BÁO CHÍ VỀ GƢƠNG NGƢỜI TỐT VIỆC TỐT ............................................................ 13 1.1. Các khái niệm liên quan ........................................................................ 13 1.1.1 Tác phẩm báo chí ................................................................................... 13 1.1.2 Người tốt việc tốt ................................................................................... 19 1.2. Các quan điểm của báo chí cách mạng về gƣơng ngƣời tốt việc tốt . 21 1.2.1 Quan điểm của Bác Hồ .......................................................................... 21 1.2.2 Quan điểm của Đảng ............................................................................. 24 1.2.3 Quan điểm của báo chí Cà Mau ............................................................ 27 1.3 Tác phẩm báo chí về gƣơng ngƣời tốt việc tốt ..................................... 32 1.3.1 Tiêu chí ngưởi tốt việc tốt ...................................................................... 32 1.3.2. Tiêu chí người tốt việc tốt trên báo chí ................................................. 34 1.4 Tiêu chí đánh giá chất lƣợng tác phẩm báo chí ................................... 35 CHƢƠNG 2: CHẤT LƢỢNG TÁC PHẨM GƢƠNG NGƢỜI TỐT VIỆC TỐT TRÊN BÁO CHÍ CÀ MAU................................................................. 38 2.1 Chất lượng các tác phẩm về gương người tốt việc tốt trên báo chí Cà Mau ........................................................................................................... 38 2.1.1 Báo Cà Mau ........................................................................................... 38 1 2.1.2 Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau ................................................. 65 2.2 Ƣu điểm và hạn chế trong tác phẩm gƣơng ngƣời tốt việc tốt trên báo chí Cà Mau ..................................................................................................... 84 2.2.1 Ưu điểm .................................................................................................. 84 2.2.2 Hạn chế .................................................................................................. 85 2.3 Những vấn đề đặt ra ............................................................................... 87 2.3.1 Nguyên nhân khách quan ....................................................................... 88 2.3.2 Nguyên nhân chủ quan ........................................................................... 89 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 90 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÁC PHẨM GƢƠNG NGƢỜI TỐT VIỆC TỐT ............................................................ 91 3.1 Hƣớng đến tác phẩm báo chí chất lƣợng .............................................. 91 3.2 Các giải pháp ......................................................................................... 101 3.2.1 Nhóm giải pháp đối với các nhà quản lý báo chí ................................ 101 3.2.2 Nhóm giải pháp đối với các tác phẩm báo chí và phương thức truyền tải .. 102 3.3.3 Nhóm giải pháp đối với đội ngũ nhà báo............................................. 105 3.3.4 Nhóm giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ .................................. 106 3.3.5 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách.................................................. 107 3.3 Khuyến nghị ........................................................................................... 108 3.3.1 Đối với cơ quan quản lý báo chí .......................................................... 108 3.3.2 Đối với Hội Nhà báo ............................................................................ 108 3.3.3 Đối với cơ quan báo chí ....................................................................... 108 3.3.4 Đối với nhà báo .................................................................................... 109 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 110 KẾT LUẬN .................................................................................................. 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 115 PHỤC LỤC ................................................................................................. 118 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GS, PGS, TS, ThS : Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ Nxb : Nhà xuất bản PT – TH : Phát thanh – Truyền hình 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Khung chương trình phát hành của báo Cà Mau............................ 38 Bảng 2.2: Đối tượng phản ánh của tác phẩm gương người tốt việc tốt trên báo in Cà Mau năm 2019 ....................................................................................... 39 Bảng 2.3: Nội dung phản ánh của tác phẩm gương người tốt việc tốt trên báo in Báo Cà Mau năm 2019................................................................................ 41 Bảng 2.4: Tần suất xuất hiện của các tin, bài người tốt việc tốt trên báo in Báo Cà Mau ............................................................................................................ 55 Bảng 2.5: Thể loại báo chí được sử dụng trong tác phẩm gương người tốt việc tốt trên báo in Báo Cà Mau .................................................................................... 57 Bảng 2.6: Đối tượng phản ánh của tác phẩm gương người tốt việc tốt trên Đài PT – TH Cà Mau năm 2019 ............................................................................ 66 Bảng 2.7: Nội dung phản ánh của tác phẩm gương người tốt việc tốt trên Đài PT – TH Cà Mau năm 2019 ............................................................................ 68 Bảng 2.8: Tần suất phản ánh gương người tốt việc tốt trên Đài PT – TH Cà Mau năm 2019 ................................................................................................. 80 Bảng 2.9 Thể loại báo chí được sử dụng tuyên truyền người tốt việc tốt trên Đài PT –TH Cà Mau năm 2019 ...................................................................... 81 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu đối tượng phản ánh của tác phẩm gương người tốt việc tốt trên báo in Báo Cà Mau năm 2019 ............................................................ 40 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nội dung phản ánh của tác phẩm gương người tốt việc tốt trên báo in Báo Cà Mau năm 2019 ................................................................. 41 Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu thể loại báo chí được sử dụng tuyên truyền người tốt việc tốt trên báo in Báo Cà Mau năm 2019 .................................................... 58 Biểu đồ 2.4 : Cơ cấu đối tượng phản ánh của tác phẩm gương người tốt việc tốt trên Đài PT - TH Cà Mau năm 2019 ......................................................... 67 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nội dung phản ánh của tác phẩm gương người tốt việc tốt trên Đài PT - TH Cà Mau năm 2019 ............................................................... 68 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu thể loại báo chí được sử dụng tuyên truyền người tốt việc tốt trên Đài PT - TH Cà Mau năm 2019 ......................................................... 81 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biểu dương, nhân rộng người tốt việc tốt là một trong những việc làm cần thiết giúp con người có thêm niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh – một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tột Việt Nam từng xem việc nhân rộng, biểu dương những gương người tốt việc tốt là một trong những việc làm quan trong để xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Bác từng nói rằng: “Lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [20, tr 225]. Bác còn dạy: “Viết giản dị thôi mà phải đúng sự thật, không được bịa ra” [20, tr 256]. Trách nhiệm tuyên truyền, biểu dương người tốt việc tốt được Đảng, Nhà nước quán triệt cụ thể qua các Nghị quyết, Chỉ thị… Trong đó, báo chí đóng một vai trò hết sức quan trọng trong biểu dương, nhân rộng gương người tốt việc tốt. Trải qua hơn 90 năm ra đời và phát triển, nền báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò là diễn đàn của Nhân dân, phương tiện phản biện xã hội tích cực. Không chỉ phát hiện kịp thời các vấn đề về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nền báo chí cách mạng Việt Nam còn kịp thời phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt trong học tập và làm theo gương Bác; điển hình trong các phong trào lao động sản xuất, thi đua yêu nước… Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là hiện nay trên trên báo chí cũng như trên mạng xã hội, độc giả không khó để tìm thấy rất nhiều những câu chuyện tiêu cực, những thông tin nóng sốt theo thời sự như: bệnh dịch, về chết chóc, về tai nạn giao thông, về những vụ án mạng từ mâu thuẫn tình cảm… Những câu chuyện tiêu cực, thông tin việc làm trái với đạo đức xã hội này một mặt đáp ứng nhu cầu thông tin của con người nhưng mặt khác lại vô tình đã gây nên một tác động tiêu cực không hề nhỏ trong lòng công chúng. Nhiều câu chuyện tiêu cực liên tục xuất hiện 6 sẽ làm cho công chúng tiếp nhận hoang mang, mất niềm tin vào cuộc sống xung quanh. Trước thực tế này đã đặt ra cho báo chí một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc xây dựng niềm tin cho công chúng thông qua những tấm gương người tốt việc tốt. Họ có thể là những người cán bộ, những công chức, viên chức, cũng có thể là những người nông dân chân lắm tay bùn, quanh năm nơi đồng rẫy, nhưng ở họ đều có điểm chung là sự nỗ lực học tập, lao động sản xuất, sáng tạo, sống có ích cho đời. Những năm qua, cùng với các cơ quan báo chí trên cả nước, báo chí tỉnh Cà Mau đã đóng góp một phần tích cực trong công tác tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt. Nhiều tác phẩm báo chí viết về ngươi tốt, việc tốt đã được đăng tải, phát sóng, tạo được những dư luận tích cực trong xã hội. Không chỉ những tấm gương cán bộ, đảng viên trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, thái độ phục vụ Nhân dân mà những người nông dân chân với những phát minh mới, những việc làm hay trong lao động sản xuất đã đi vào trang viết thật gần gũi và bình dị. Song, nhiều tác phẩm “Gương người tốt việc tốt” trên báo chí Cà Mau hiện nay vẫn chưa thật sự thu hút bạn đọc. Điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh như: chưa có bài viết sâu, chất điển hình thật sự được xã hội công nhận nhằm duy trì, phát huy hiệu quả lâu dài còn hạn chế; nhiều bài viết còn mang tính khuôn mẫu kiểu liệt kê; khuynh hướng tô hồng, khen một chiều, thổi phồng thành tích…lại xuất hiện ngày càng nhiều; các tác phẩm báo chí về gương người tốt việc tốt chưa có sự đầu tư kỹ lưỡng, tư liệu ít ỏi, không ít các phóng viên xem nhẹ mảng đề tài gương người tốt việc tốt... Do đó, để thực hiện tốt vai trò tuyên truyền, biểu dương gương người tốt việc tốt, báo chí Cà Mau cần thiết phải đổi mới, nâng cao chất lượng tác phẩm, làm mới nội dung, hình thức thể hiện phong phú. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý báo chí tỉnh Cà Mau chưa có văn bản chỉ đạo hay báo cáo đánh giá chi tiết về chất lượng của tác phẩm báo chí viết về gương người tốt việc tốt. Bên cạnh đó, tại tỉnh Cà Mau vẫn chưa có tổ chức, cá nhân nào thực hiện đề tài khoa học nghiên cứu chất lượng của tác phẩm báo chí viết về người tốt việc tốt. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn 7 đề tài: “Tác phẩm về gương người tốt việc tốt trên báo chí Cà Mau” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, còn ít đề tài nghiên cứu đề cặp đến vấn đề tác phấm báo chí về gương người tốt việc tốt. Hiện chỉ có một số ít tài liệu liên quan như: Luận văn Thạc sĩ báo chí “Tuyên truyền gương thanh niên tiêu biểu trên nhật báo của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh” (Khảo sát báo Tiền phong và Thanh niên từ tháng 6/2012 đến tháng 3/2013) của Dương Thị Mai, Học viện Báo chí và Tuyền truyền, Hà Nội. Dựa trên kết quả khảo sát từ các tin, bài trên báo Tiền Phong và Thanh niên, tác giả luận văn đã đề cặp rút ra được một số hạn chế trong việc viết gương thanh niên. Theo tác giả luận văn đây là một đề tài khô khan, khó thu hút được độc giả, cách thể hiện nội dung và hình thức theo lối truyền thống của nhà báo. Từ thực tế này, tác giả luận văn đã đưa các giải pháp về nhận thức, nguồn nhân lực và chế độ, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền gương thanh niên tiêu biểu trên hai tờ báo đã khảo sát. Trong luận văn thạc sĩ “Chân dung con người Việt Nam trên báo in hiện nay” (Khảo sát tin, bài về người tốt việc tốt trên các báo Tuổi trẻ, Lao động, Đại đoàn kết năm 2014 đến hết tháng 3/2015) của tác giả Trương Thị Yến (Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). Trong luận văn này, tác giả luận văn đã khảo sát các tin, bài người tốt việc tốt của 3 tờ báo. Sau đó phân tích và so sánh khá cụ thể những mặt đạt được và mặt hạn chế của từng tờ báo khảo sát. Từ kết quả so sánh, đánh giá này, tác giả luận văn cũng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khác phục những hạn chế để nâng cao chất lượng tác phẩm viết về người tốt việc tốt, qua đó xây dựng hình ảnh con người Việt Nam trên báo chí càng tốt đẹp hơn. Luận văn Thạc sĩ Báo chí “Người tốt việc tốt” trên báo in hiện nay, thực trạng và vấn đề đặt ra (Khảo sát trên các báo: „Nhân dân, Quân đội nhân dân, Hà Nội mới, Lao động từ năm 2004 đến 2006) của Bùi Thị Thu Trang. Trong công 8 trình nghiên cứu này, tác giả có những thống kê số lượng, dung lượng các bài viết về người tốt việc tốt trên 4 tờ báo được khảo sát, nêu rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều bài viết về vai trò báo chí với việc tuyên truyền gương người tốt việc tốt. Một số bài viết tiêu biểu liên quan như: Bài viết: “Tuyên truyền người tốt việc tốt không dễ”, tác giả Xuân Tùng – Liêu Trinh đăng trên Báo Tiền Phòng điện tử ngày 26/8/2020. Nội dung bài viết đề cặp đến những khó khăn của nhà báo khi thực hiện đề tài người tốt việc tốt và đề một số giải pháp dành cho đội ngũ nhà báo khi thực hiện đề tài này. Hay trong bài viết: “Coi trọng tuyên truyền người tốt, việc tốt” của tác giả Thiện Văn đăng trên Quân đội nhân dân Online ngày 8/5/2016. Bài viết: “Chuyện tử tế - Nhân lên những mầm thiện” đăng trên báo Đại đoàn kết Online ngày 21/6/2019 của tác giả Thu Hương, Lam Nhi. Với các góc hình và cách khai thác khác nhau, nhưng các tác giả đang phân tích, đánh giá và nêu lên được những ưu điểm và hạn chế, khó khăn trong công tác truyên truyền người tốt việc tốt trên báo chí. Từ đó, mỗi tác giả của công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng bài viết về gương người tốt việc tốt trên các tờ báo đã khảo sát nói riêng và trên báo chí nói chung. Tại tỉnh Cà Mau, vấn đề truyền thông về gương người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến tại tỉnh Cà Mau đã qua chưa nhận được nhiều sự quan tâm nhiên cứu của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu, luận văn “Tác phẩm về gương người tốt việc tốt trên báo chí Cà Mau” sẽ bổ khuyết một phần sự thiếu hụt đó. 9 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của đề tài : Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá về chất lượng tác phẩm báo chí viết về gương người tốt việc tốt trên báo chí Cà Mau, tác giả luận văn đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí gương người tốt việc tốt trên báo chí tại tỉnh Cà Mau. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn thực hiện 3 nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất: làm rõ một số khái niệm liên quan về tác phẩm báo chí, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của báo trí về tuyên truyền gương người tốt việc tốt trên báo in Cà Mau. Thứ hai: khảo sát, phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế của các tác phẩm gương người tốt việc tốt trên báo chí tỉnh Cà Mau. Thứ ba: Từ cơ sở lý luận và kết quả khảo sát, tác giả luận văn đưa ra hệ thống giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho các tác phẩm gương người tốt việc tốt trên báo chí tỉnh Cà Mau. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chất lượng của các tác phẩm gương người tốt việc tốt trên báo in Cà Mau và Đài PT – TH Cà Mau. Để đánh giá được chất lượng tác phẩm, tác giả luận văn sẽ phân tích các yếu tố về nội dung và hình thức thể hiện của tác phẩm. - Phạm vi nghiên cứu: Biểu dương, nhân rộng những tấm gương người tốt việc tốt là một trong những việc làm được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, quán triệt vào các Nghị quyết, Chỉ thị, với mục tiêu lấy hoa thơm lấn dần cỏ dại. Chân dung người tốt việc tốt trên báo chí được phản ánh đa dạng các lĩnh vực xã hội, khắc họa chân dung những con người điển hình, tiêu biểu, góp phần tạo ra những hiệu quả xã hội, lan tỏa những điều tốt đẹp, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong giới hạn luận văn này, tác giả luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu khía cạnh chất lượng 10 tác phẩm báo chí viết về người tốt việc tốt, được tuyên truyền qua những tin bài trên báo chí Cà Mau. - Đối tượng khảo sát: Báo in Báo Cà Mau và Đài PT – TH Cà Mau - Thời gian khảo sát: Năm 2019 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí truyền thông. Trong đó, tập trung làm rõ những vấn đề tuyên truyền về nhân tố mới, điển hình, gương người tốt việc tốt trong hoạt động báo chí. - Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả luận văn sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài iệu: Tác giả tìm, tập hợp, lập phiếu đọc, trích dẫn, phân tích các loại tài liệu nhằm hệ thống hoá các vấn đề lý luận, xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở lý luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Đối tượng phỏng vấn gồm các giảng viên báo chí; các nhà báo, biên tập viên có chuyên môn sâu liên quan đến đề tài gương người tốt việc tốt; lãnh đạo cơ quan báo chí Cà Mau. Mục đích của phương pháp phỏng vấn sâu là để có được những ý kiến đánh giá khách quan về chất lượng và những nguyên nhân, hướng giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí về gương ngươi tốt việc tốt. - Phương pháp thảo luận nhóm: Tác giả luận văn nêu ra chủ đề thảo luận liên quan đến đề tài nghiên cứu; đối tượng là cán bộ, phóng viên, biên tập viên. Địa điểm thảo luận tại các cơ quan báo chí được khảo sát. Mục đích của phương pháp này là nhằm thu thập ý kiến về những ưu điểm và hạn chế của các tác phẩm gương người tốt. Qua đó, thu thập các đề xuất, kiến nghị, giải pháp để nâng cáo các chất lượng của các tác phẩm báo chí về gương người tốt việc tốt trên báo chí Cà Mau. 11 6. Ý nghĩa thực tiễn và giá trị đóng góp của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Luận văn sẽ góp phần hệ thống hoá thêm khung lý luận trong lĩnh vực truyền thông, báo chí viết về gương người tốt việc tốt. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có giá trị tham khảo thực tiễn về kỹ năng tác nghiệp trong hoạt động báo chí cho các cơ quan báo chí, nhà báo nói chung, các cơ quan báo chí và nhà báo trong toà soạn có báo in. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cơ quan báo chí tỉnh Cà Mau đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức tuyên truyền về những điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương: - Chương 1: Tổng quan tác phẩm báo chí về gương người tốt việc tốt. Tác giả sẽ dựa trên những cơ sở lý luận làm tiền đề nghiên cứu cho những chương tiếp theo của luận văn. - Chương 2: Trong chương 2 tác giả sẽ khảo sát nội dung, hình thức, thời lượng, tần suất của tác phẩm gương người tốt việc tốt được phát sóng, đăng tải. Từ kết quả khảo sát, tác giả luận văn sẽ chỉ ra những ưu điểm và hạn chế về chất lượng tác phẩm gương người tốt việc tốt trên báo chí Cà Mau. - Chương 3: Những giải pháp nâng cao chất lượng tác phẩm gương ngươi tốt việc tốt. Trong chương này, dựa trên kết quả khảo sát tác phẩm, lấy ý kiến của những người làm công tác chuyên môn lĩnh vực báo chí như phóng viên, biên tập viên…. tác giả luận văn sẽ đề xuất những giải pháp, đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tác phẩm báo chí về gương người tốt việc tốt trên báo chí Cà Mau. 12 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TÁC PHẨM BÁO CHÍ VỀ GƢƠNG NGƢỜI TỐT VIỆC TỐT 1.1 . Các khái niệm liên quan 1.1.1 Tác phẩm báo chí Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tác phẩm báo chí. Trong luận văn này, tác giả xin giới thiệu một vài khái niệm phổ biến nhất về tác phẩm báo chí. Trong quyển Tác phẩm báo chí của Tạ Ngọc Tấn – Nguyễn Tiến Hải, tác giả cho rằng “Tác phẩm báo chí là một chỉnh thể, trong đó mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức là quan hệ bên trong cơ bản của nó. Tính chất chỉnh thể của tác phẩm báo chí mang ý nghĩa tương đối trong mối quan hệ với sản phẩm báo chí hoàn chỉnh. Trong thông tin báo chí, sản phẩm báo chí hoàn chỉnh (tờ báo, bản tin, chương trình phát thanh truyền hình) giữ vai trò chủ thể và khách thể thông tin”, [39, tr 7]. Một tác phẩm báo chí dù hay đến đâu, chất lượng thông tin cao thế nào cũng không có nghĩa nếu nó không được truyền tải đến công chúng qua sản phẩm báo chí hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong các sản phẩm báo chí hoàn chỉnh, tác phẩm báo chí lại mang tính độc lập tương đối. Công chúng tiếp nhận, đánh giá nó như một chỉnh thể tương đối độc lập, tác phẩm báo chí sẽ tác động vào xã hội tùy theo tính chất, nghĩa của những thông điệp được truyền tải trong đó. Còn theo tiến sĩ Hà Huy Phượng trong bài viết “Đạo đức của nhà báo trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đã định nghĩa: “Tác pẩm báo chí là thuật ngữ dùng để chỉ sản phẩm tư duy của nhà báo, lấy hiện thực khách quan để nghiên cứu và phản ánh, có hình thức tương ứng với nội dung thông tin. Thuật ngữ tác phẩm báo chí còn được dùng để chỉ hình thức thể loại tác phẩm báo được định danh cụ thể như: tin, tường thuật, phản ánh, phỏng vấn….Tác phẩm báo chí là một bộ phận cấu thành một sản phẩm báo chí, nó có giá trị tạo lập dư luận và làm thay đổi nhận thức, 13 hành vi của người tiếp nhận thông tin. Tác phẩm báo chí được pháp luật bảo hộ quyền tác giả và được trả tiền” [32, tr 2]. Bên cạnh những nhà nghiên cứu, tại Luật báo chí và các văn bản quy phạm pháp quy của Việt Nam cũng đã có những khái niệm về tác phẩm báo chí như sau: Theo Luật báo chí 103/2016/QH/13 của Quốc hội, Chương 1, Điều 3 thì tác phẩm báo chí là đơn vị nhỏ nhất của sản phẩm báo chí, có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, gồm tin, bài được thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh hoặc âm thanh. Theo Nghị định 51/2002/ NĐ – CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ, Chương 1, Điều 1 quy định: Tác phẩm báo chí là tên gọi chung cho tất cả thể loại tin, bài, ảnh….đã được phát, đăng trên báo chí. Tác phẩm báo chí là một trong những loại hình tác phẩm được công nhận và bảo hộ quyền tác giả tại điểm C, Điều 4, Luật sở hữu trí tuệ năm 2013 quy định. Theo nghị định 22/2018/NĐ - CP tại điều 9 đã liệt kê cụ thể các loại hình được xem là tác phẩm báo chí như sau: Tác phẩm báo chí là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện ngôn ngữ khác. Từ một số khái niệm, định nghĩa của các nhà nghiên cứu, nhà báo, trong Luật báo chí và các văn bản quy phạm pháp quy về tác phẩm báo chí, có thể thấy rằng tác phẩm báo chí là một sản phẩm lao động trí tuệ được thể hiện bằng chữ viết, âm thanh, hình ảnh. Nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống nhằm tạo lập dư luận và làm thay đổi nhận thức, hành vi của người tiếp nhận thông tin. o Kết cấu tác phẩm báo chí Theo từ điển Tiếng việt, kết cấu là sự phân chia và bố trí các phần, các chương mục theo một hệ thống nhất định để thể hiện nội dung của tác phẩm. Kết 14 cấu tác phẩm sẽ giúp cho những thông tin trở nên rõ ràng, rành mạch, có sức truyền cảm đối với người tiếp nhận hơn. Kết cấu của một tác phẩm chịu ảnh hưởng và chi phối của nhiều yếu tố, có thể kế đến như: thông tin đề tài, tư liệu đề tài, hình thức truyền tải (báo in, phát thanh, truyền hình…), nhu cầu nhận thức thông tin của công chúng…Trong một tác phẩm báo chí, hai phương diện chủ yếu của tác phẩm báo chí là nội dung và hình thức. Hai phương diện này gắn bó và chi phối lẫn nhau để tạo nên chất lượng của tác phẩm báo chí. o Nội dung tác phẩm báo chí Nội dung tác phẩm báo chí là tổng hợp những mặt, những yếu tố, quá trình của cuộc sống hiện thực được phản ánh qua sự lựa chọn, nhận thức sáng tạọ của nhà báo. Trong tác phẩm báo chí có thể phân biệt các yếu tố nội dung như: sự kiện, chi tiết, chính kiến, vấn đề, đề tài và tư tưởng. Sự kiện Sự kiện là sự việc có nghĩa, đã và đang xảy ra trong cuộc sống thực tiễn. Trong các yếu tố nội dung của tác phẩm báo chí, sự kiện là yếu tố có giá trị quan trọng nhất. Có thể hiểu sự kiện chính là chất liệu để tác giả sáng tạo nên tác phẩm báo chí. Sự kiện là tiêu chí đầu tiên, quan trọng nhất để đánh giá chất lượng thông tin. Chính vai trò là chất liệu để tạo nên tác phẩm báo chí nên sự kiện sẽ chi phối các yếu tố nội dung khác, và là cơ sở để tác giả quyết định sử dụng các yếu tố hình để tạo thành tác phẩm báo chí hoàn chỉnh. Trong quyển Cơ sở lý luận báo chí, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Dững cho rằng: “Mọi vấn đề đều diễn ra dưới dạng sự kiện. Cho nên sự kiện là đối tượng phản ánh chủ yếu và là phương tiện chủ yếu của báo chí tác động vào công chúng xã hội” [10, tr 67 – 68]. Trong hoạt động sáng tạo báo chí, tùy thuộc vào từng thể loại báo chí mà sự kiện được phản ánh ở những mức độ khác nhau. Nếu như sự kiện trong tin tức thường được phản ánh phần nổi thì trong các thể loại phóng sự, chính luận, k , điều tra… sự kiện được phân tích, giải thích và bình luận sâu sắc hơn. 15 Chi tiết (hay tình tiết) Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn – Nguyễn Tiến Hải trong quyển “Tác phẩm báo chí” cho rằng: “Chi tiết là những bộ phận nhỏ nhất của sự kiện. Chi tiết có thể là một hành vi, lời nói, cử chỉ của con người hay một trạng thái cụ thể của hoàn cảnh diễn ra sự kiện. Chi tiết chính là cái khách quan đầu tiên để tạo thành cái khách quan chung của toàn bộ sự kiện” [39, tr 11]. Mỗi sự kiện trong tác phẩm báo chí bao giờ cũng chứ đựng những chi tiết khác nhau. Chi tiết “đắt” là chi tiết có khả năng lột tả bản chất của sự kiện và biểu đạt một cách khách quan đồ tư tưởng của tác giả, tạo nên sức thuyết phục và chất lượng cho tác phẩm báo chí. Tuy nhiên, điều này phần lớn phụ thuộc vào khả năng, trình độ nghề nghiệp, năng lực sáng tạo của nhà báo. Do đó, để phát hiện những chi tiết “đắt” đòi hỏi người làm báo phải người viết phải xâm nhập thực tế càng nhiều càng tốt, tìm hiểu mọi khía cạnh của sự kiện, quan sát kỹ càng từng bộ phận, từng biểu hiện của sự kiện. Chính kiến trong tác phẩm báo chí Chính kiến chính là ý kiến, quan điểm cá nhân trước sự việc nào đó. Trong tác phẩm báo chí, chính kiến thể hiện thái độ, quan điểm của nhà báo đối với một hoặc một số sự kiện cụ thể. Trong quyển “Tác phẩm báo chí”, tác giả Hồ Ngọc Tấn – Nguyễn Tiến Hải cho rằng: “Chính kiến được biểu hiện trong sự lựa chọn và tổ chức hệ thống các sự kiện, trong những lời bình luận, nhận định, đánh giá trực tiếp về sự kiện, trong những gợi ý, kiến nghị cụ thể của nhà báo” [39, tr 13]. Khi tiếp cận một sự kiện, nhà báo không chỉ đơn thuần là miêu tả, trần thuật lại sự kiện đó. Mà qua sự kiện, chi tiết, nhà báo phải có những bình luận, đánh giá, phân tích, lí giải của cá nhân nhà báo về vấn đề sự kiện đó. Chính kiến tạo nên cá tính riêng cho nhà báo. Trong tác phẩm báo chí, chính kiến được thể hiện trực tiếp nhưng đôi khi cũng thể hiện gián tiếp. Tác giả có thể mượn lời nhân vật để đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm cải thiện vấn đề. Vấn đề Vấn đề được hình thành từ tình huống có vấn đề. Có thể hiểu tình huống có vấn đề là tình huống trong đó có sự xuất hiện mâu thuẫn giữa thực trạng và yêu cầu, 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan