Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của mạc can...

Tài liệu Luận văn nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của mạc can

.PDF
102
104
104

Mô tả:

ghhgfhsf65 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THẮM NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MẠC CAN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.01.21 NGƢỜI HƢỚNG D N HOA HỌC: TS. LÊ THANH NGA NGHỆ AN - 2014 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đã đƣợc dịch, giới thiệu và ứng dụng trong thực tiễn nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ lâu, thu hút sự quan tâm nồng nhiệt của giới nghiên cứu, của những ngƣời quan tâm văn học, tự sự học hiện nay đã trở thành một trong những trung tâm lí thuyết văn học ở Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tự sự học cho đến nay chƣa phải đã hoàn tất, và việc ứng dụng nó trong nghiên cứu văn học cũng chƣa thể kết thúc một cách chóng vánh ở thời điểm này. Vì vậy, từ góc nhìn tự sự học để nghiên cứu một trƣờng hợp văn học cụ thể sẽ góp phần nhận thức rõ hơn lí thuyết này, hoặc góp thêm một chút trong hành trình giới thiệu một lí thuyết nghiên cứu văn học ở Việt Nam. 1.2. Tiểu thuyết là một thể loại có vai trò quan trọng trong đời sống văn học Việt Nam đƣơng đại với những nỗ lực cách tân trên nhiều bình diện, trong đó có tự sự. Đã có nhiều nghiên cứu về tiểu thuyết nói chung hoặc tiểu thuyết của một tác giả, một khuynh hƣớng nói riêng và thu đƣợc nhiều thành tựu. Nghiên cứu tự sự trong tiểu thuyết không phải là điều mới mẻ, song, bằng việc khảo sát một tác giả cụ thể, từ đó sẽ góp phần nhận diện tự sự của tiểu thuyết hôm nay vẫn là một việc hữu ích. 1.3. Có thể coi Mạc Can là một trong những cây bút có đóng góp trong công cuộc cách tân văn xuôi đƣơng đại Việt Nam, nhất là văn xuôi Nam Bộ. Mạc Can đã nỗ lực vƣợt lên chính bản thân mình, có hành trình không mệt mỏi âm thầm sáng tác và nỗ lực làm mới mình, để trở thành gƣơng mặt tiêu biểu trong số các cây bút Nam Bộ trong thời kỳ đƣơng đại. Nghiên cứu sáng tác nói chung và nghệ thuật tự sự nói riêng của Mạc Can, vì vậy, góp phần vào việc hình dung diện mạo văn xuôi và văn học của một vùng, tuy thành tựu chƣa thực sự phong phú nhƣng đã có một truyền thống, nhất là có một bản sắc. 2 2. Lịch sử vấn đề Trong thời gian qua, Mạc Can đã gây bất ngờ với bạn đọc về những sáng tác của mình. Ông trở thành một hiện tƣợng văn học gây xôn xao dƣ luận trong những năm 2005, 2006. Những tác phẩm của ông có một vị trí quan trọng đối với văn học Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Chính vì lẽ đó mà nhiều tác phẩm của ông gây đƣợc chú ý trên văn đàn và đƣợc giới lý luận phê bình quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá. 2.1. Những nhận định, đánh giá về tiểu thuyết của Mạc Can Truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can có nhiều yếu tố mang tính tự truyện, mang ý nghĩa đời tƣ, có tƣ tƣởng nhân văn sâu sắc. Vì vậy, khi nhà văn xuất hiện trên văn đàn văn học thì ngay lập tức có tiếng vang. Văn của ông đủ sức lôi cuốn các nhà lý luận, phê bình văn học bởi phong cách riêng. Nhận xét về Tấm ván phóng dao, Hồ Anh Thái nhấn mạnh: “Với tiểu thuyết Tấm ván phóng dao, Mạc Can đã sử dụng hiệu quả thủ pháp gián cách. Mọi sự kiện biến động của cuộc sống bên ngoài đƣợc tái hiện lập tức đƣợc đẩy ra xa đƣa qua màng lọc của chàng thiếu niên, khắc in lại đó những đồ thị run rẩy. Chuyện thế sự khi ấy chỉ còn là cái cớ để cho những rung cảm của một con ngƣời có dịp trào ra, ngân lên. Sự kiện ngay phút chốc đƣợc xóa mờ đi, nhƣờng chỗ cho những chiêm nghiệm, những rung động, những cung bậc tình cảm tinh tế nhiều vẻ. Nhiều trang viết đạt đến độ hiếm hoi về nỗi buồn thấm thía của kiếp làm ngƣời”. Hàn Thủy cho rằng “Tấm ván phóng dao là một tiểu thuyết rất thành công. Và với những nhân vật chịu đựng những nỗi đau về tình anh em, tình gia đình, tình ngƣời, đều có đƣợc một cuộc sống lƣơng thiện trong một gánh xiếc rong”. Trong Tuyển tập Mạc Can của Nhà xuất bản Thanh niên, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng Tấm ván phóng dao: “là một tiểu thuyết đáng chú ý trong nhiều tác phẩm cùng thể loại xuất hiện trong vài ba năm trở lại đây, gây đƣợc tiếng vang tốt trong 3 ngƣời đọc”. Nhà văn Miêng (Nguyễn Thị Xuân Sƣơng) viết một cách xúc động: “không có bức tƣờng nào giữa ngƣời viết và ngƣời đọc, chỉ có nỗi niềm, chỉ có cảm thông, chỉ có lòng cam chịu nƣớc mắt ngƣợc vào lòng… Chỉ có những giấc mơ kể cho anh nghe, còn giấc mơ đổi đời u uẩn của chính mình thì âm ỉ giấu… Có lẽ vậy mà đọc Mạc Can “không ngừng đƣợc”. Cũng về Tấm ván phóng dao, Mai Ninh viết: “Tấm ván phóng dao là tiểu thuyết đầu tiên của một ngòi bút xuất hiện chƣa bao lâu trong văn giới Việt Nam nhƣng chỉ với đôi truyện ngắn đã tạo đƣợc tiếng vang hiếm có”. Trên báo Văn nghệ, số 37, với bài viết “Cuộc tự vƣợt đáng trân trọng” (Báo cáo tổng kết cuộc thi tiểu thuyết 2002 - 2004 của Hội Nhà vănViệt Nam), nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch, Trƣởng ban Chung khảo cuộc thi đã có nhận định về Tấm ván phóng dao, rằng: Tiểu thuyết của Mạc Can “cơ hồ nhƣ không tựa vào sự kiện nào cả… Cái khác lạ, cái độc đáo của cuốn tiểu thuyết này là dòng chảy nội tâm của tác giả đƣợc đẩy lên bình diện thứ nhất mang âm hƣởng độc thoại sâu lắng”. Cũng trong bài viết Từ cuộc thi 2002-2004 của Hội Nhà văn Việt Nam trên báo Văn nghệ, số 38, ngày 17/9/2005, Phong Lê đã chia sẻ những suy nghĩ riêng của mình nhân một cuộc thi trong bối cảnh chung của nền tiểu thuyết chúng ta. Ông đƣa ra những nhận định khá toàn diện về diện mạo của các tác phẩm dự thi tiểu thuyết Việt Nam, nhìn chung vẫn chỉ quen với cách trang bị hiện thực và trữ tình truyền thống. Ông đặc biệt có cảm tình với cách tìm tòi để làm mới cách viết của một số tác giả, trong đó có Mạc Can. “Chỉ riêng Tấm ván phóng dao là đạt đƣợc một hiệu quả gây nên một ấn tƣợng, bởi nó không còn bị trƣợt trên những rãnh mòn quá quen thuộc của cách viết cũ, nhƣng cũng không quá tân kỳ để gây nên dị ứng…Văn của Mạc Can có sự kết hợp giữa chất thơ (tức là những kỷ niệm đƣợc lọc qua hồi tƣởng) và chất triết lý về cuộc đời, về cõi ngƣời. Bức tranh xã hội chỉ là cái phông mờ để cho con ngƣời và số phận nổi lên cận cảnh… để cho nhân vật sống đƣợc với thân phận của nó”. Văn Giá với bài viết Tấm ván phóng dao - Sức sống của giá trị nhân văn cổ điển trên Tuổi trẻ Online, cho rằng: “Câu chuyện Tấm ván phóng dao về cơ bản đƣợc trần 4 thuật từ một nhân vật xƣng tôi - ngƣời kể chuyện. Gọi là kể chuyện nhƣng câu chuyện không dựa trên một cốt truyện rõ ràng”, “Tác giả chọn cách thức trần thuật theo kiểu hồi ức”, “về mặt kiến trúc, tác giả chọn cách thức tiến hành phân mảnh, nghĩa là triển khai trần thuật theo cách liên tục các mảnh liền kề, không kết dính bề mặt có tính nhân quả mà kết nối bề sâu có tính suy tƣởng. Chúng là những mảnh sự kiện, mảnh suy tƣ, mảnh tâm tình, mảnh triết lý, mảnh hồi nhớ,… đƣợc sắp đặt cạnh nhau và luân phiên theo cách không đều nhau trên bề mặt văn bản truyện”, “Sự chuyển đổi linh hoạt trong cách thức trần thuật nhƣ đã nói ở trên góp phần khắc họa nội tâm nhân vật, gợi lên mặt giấy vỉa tâm hồn sâu khuất, bí ẩn rất đỗi bất ngờ, lắm khi bất ngờ đến độ kinh ngạc”. Cũng nhận xét về văn xuôi Mạc Can, Di Linh trong bài viết Mạc Can - cuộc đời của người không định viết văn, cho rằng: “Văn Mạc Can là thứ văn chƣơng bình dân, thứ văn dành cho số đông con ngƣời”… So sánh hai giọng văn trong làng văn miền Tây: Mạc Can và Nguyễn Ngọc Tƣ, Di Linh thấy đây là hai giọng văn có phần giống nhau, nỗi buồn giống nhau, nỗi ám ảnh giống nhau. Nhận định về một số tác phẩm của Mạc Can nhƣ Con cua màu rêu, Những bầy mèo vô sinh, Người ngắm trăng, Nguyệt thực… Di Linh cho rằng chúng cùng một mô típ, và ám ảnh ngƣời đọc bởi chất liêu trai. Nhƣng “nồng độ” liêu trai trong tác phẩm Mạc Can luôn có điểm dừng, bởi nó chỉ là cách thức, là phƣơng pháp… để Mạc Can gửi gắm những thông điệp. Trên trang web Mạc Can fanclup có bài viết về Mạc Can: Viết văn như làm ảo thuật. Bài viết đã tỏ thái độ bất ngờ trƣớc cuốn tiểu thuyết Những bầy mèo vô sinh của Mạc Can: “Càng đọc càng thấy ngạc nhiên bởi không thể ngờ đƣợc trí tƣởng tƣợng của ông lại bay bổng và huyền diệu đến thế. Tiểu thuyết là câu chuyện viễn tƣởng chỉ nói về bồ câu và lũ mèo hoang, hình ảnh con ngƣời gần nhƣ không xuất hiện, nhƣng lại bất cứ ai cũng phải giật mình. Thoát ra khỏi thế giới bồ câu biết nói tiếng ngƣời, loài mèo hoang đƣợc nhân bản vô tính biết chụp hình và tàn sát loài ngƣời, thì câu chuyện chính là giữa thiện và ác, giữa bình yên và đầy rẫy những mƣu mô tính toán”. 5 Còn trên báo Congannhandan Online, bài viết Mạc Can: Hề già nhà văn trẻ của Dƣơng Bình Nguyên. Tác giả bài viết bày tỏ thái độ khâm phục trƣớc cách viết, cách nghĩ của Mạc Can trong Những bầy mèo vô sinh. Đây là một thế giới tƣởng tƣợng và hình thức thể hiện đặc biệt, có cảm giác nhƣ Mạc Can muốn vƣợt qua chính bản thân mình khi ông đi tìm sự quẫy đạp của một con ngƣời mới trong những tác phẩm mới… Một thế giới mà ở đó, ông đi đến tận cùng những điều mà trong đời thực ông chƣa một lần nói ra: “Sống vốn là điều không đơn giản.” Già nửa cuộc đời lang bạt, Mạc Can thấm thía cảnh khốn khó. Bởi thế ông dành cho những ngƣời nghèo khổ tình cảm đặc biệt. Trong đó, ông quan tâm nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em. Khi nói về tâm nguyện sáng tác của mình, trả lời các trang TuoitreOnline, CongannhandanOnline, Phongdiepnet, Nguoilaodong Mạc Can cho biết thông điệp mà ông muốn gửi gắm trong các sáng tác của mình là thông điệp tình thƣơng. 2.2. Những nhận định, đánh giá về Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can. Trong bài viết Khoảng lặng Mạc Can, Đƣờng Lam cho rằng, văn của Mạc Can hƣớng về số kiếp của những ngƣời nghèo khổ, “Hơn nửa cuộc đời lang bạt, Mạc Can thấm thía đƣợc cảnh khốn khó. Bởi thế, ông dành cho những ngƣời nghèo khổ tình cảm đặc biệt… và ông đã cầm bút, những câu chuyện đời thƣờng đƣợc thăng hoa trên trang viết của ông”. Trong Tuyển tập Mạc Can của Nhà xuất bản Thanh niên, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã nhận xét về Tấm ván phóng dao: “Tác phẩm Tấm ván phóng dao của Mạc Can có một phong cách viết rất mới lạ, nội dung thể hiện đƣợc đời sống, tính cách nhân vật, phản ánh cả một thời kì của vùng Nam Bộ những thập niên trƣớc. Nhân vật chính cũng rất lạ, vì đây là tác phẩm viết về cuộc đời ông, khó có ai nhƣ vậy” và nhận xét khác: “Tác phẩm Tấm ván phóng dao là một hiện tƣợng mới trong văn học của Nam Bộ thuyết phục ngƣời đọc khi nói lên thân phận con ngƣời. Hấp dẫn nhờ nhân vật xuất 6 hiện lạ nhƣng thật chứ không phải lạ vì... bịa. Dù là một ngƣời viết không chuyên, nhƣng sự chuyên nghiệp đƣợc thể hiện qua văn phong nhuần nhuyễn, rất riêng không lớ ngớ… và chƣa chắc gì các nhà văn chuyên nghiệp viết đƣợc”. Nhà văn Ma Văn Kháng cũng có nhận xét: “Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của cuốn sách chính là ở chỗ nó khiến ta phải đau đáu lo âu cho số kiếp của con ngƣời bị vây hãm trong bóng đen mịt mùng của nghèo khổ, bất công, bạo tàn”. Nhà phê bình Văn Giá đã nhận xét về văn của Mạc Can đã tiếp nối thật tự nhiên và đầy trách nhiệm của chủ nghĩa nhân đạo truyền thống của nền văn học Việt Nam: “Trực tiếp hƣớng về số kiếp con ngƣời theo cách biểu hiện lòng xót thƣơng đau đớn đối với con ngƣời và cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện nhân cách con ngƣời - những giá trị nhân văn cổ điển vĩnh hằng. Đó là mạch nguồn chảy mạnh mẽ trong lòng văn chƣơng dân tộc đã có từ xa xƣa”. Nhà phê bình Ngô Thảo cũng có nhận xét về Tấm ván phóng dao: “Tiểu thuyết kể chuyện đƣơng đại mà có cốt cách của một áng văn chƣơng cổ điển, giàu ý tứ về thân phận con ngƣời. Chuyện của một gia đình mà nhƣ chứa chở thăng trầm của bao nhiêu ngƣời đất Nam Bộ qua bao biến động xã hội, thiên nhiên”. Nhà văn Mai Ninh có nhận định: “Đọc xong Tấm ván phóng dao, tôi lại thấy không chỉ đời cậu Ba / ông Ba là chính, mà kiếp sống, niềm đau của từng thành viên trong gia đình gánh xiếc cũng gây ấn tƣợng không kém. Mỗi ngƣời có một phần mệnh nhƣng họ có chung là nỗi bất lực và cô đơn trong tâm hồn”. Qua phần trình bày về lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết của Mạc Can, chúng tôi thấy rằng, vấn đề nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của nhà văn mặc dù đã đƣợc đề cập đến ở một số phƣơng diện nhƣng chƣa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ có hệ thống. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc là những gợi ý rất quan trọng để chúng tôi hoàn thành luận văn này. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi đƣợc xác định là nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can. 7 3.2. Thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát toàn bộ tiểu thuyết của Mạc Can cho đến thời điểm này (2013), gồm 4 cuốn: - Tấm ván phóng dao (2004) - Phóng viên mồ côi (2007) - Những bầy mèo vô sinh (2008) - Quỷ với Bụt và Thần Chết (2010) 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 4.1. Nêu một số vấn đề về lý thuyết tự sự, xác định vị trí của Mạc Can và tiểu thuyết Mạc Can trong bối cảnh văn xuôi Nam Bộ đƣơng đại. 4.2. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, kiểu tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Mạc Can. 4.3. Mô tả, phân tích một cách hệ thống các vấn đề bút pháp, ngôn ngữ và giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp. - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu. - Phƣơng pháp liệt kê, thống kê, phân loại. 8 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn phác thảo một cách nhìn khá toàn diện, tƣơng đối đầy đủ về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can, đồng thời gián tiếp đƣa ra một hình dung về vị trí của Mạc Can trên văn đàn văn học Việt Nam đƣơng đại. - Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến Văn học Nam Bộ đƣơng đại nói chung, truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can thời kỳ đổi mới nói riêng. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, tƣơng ứng với mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, nội dung chính luận văn của chúng tôi đƣợc triển khai trên ba chƣơng: Chƣơng 1: Mạc Can, một hiện tƣợng đáng chú ý trong văn xuôi tự sự Nam Bộ đƣơng đại Chƣơng 2: Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết của Mạc Can Chƣơng 3: Bút pháp, ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết của Mạc Can 9 Chƣơng 1 MẠC CAN, MỘT HIỆN TƢỢNG ĐÁNG CHÚ Ý TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ NAM BỘ ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Tự sự học và tự sự trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại 1.1.1. Mấy nét về tự sự học Xét về từ nguyên, Happamoiorus (Nga), Narratologie (Pháp), Narratology (Anh) đƣợc một số ngƣời dịch là “Trần thuật học” (Lý luận về trần thuật, khoa học về trần thuật) vì narration [næ’reifən] có nghĩa là kể lại, thuật lại. Nhƣng cũng Narratologie (Pháp), Narratology (Anh) lại đƣợc dịch là “Tự sự học”. Mỗi bên đều dành cho mình những lý lẽ nhất định. Lại Nguyên Ân tán thành và cổ xúy cho việc “mở ra môn trần thuật học trong việc nghiên cứu văn học ở Việt Nam.” Điều này cũng đồng nghĩa với việc ông đề nghị gọi tên “trần thuật học” thay vì tên gọi “tự sự học” vì một số lý do. Thứ nhất: “tự sự” là dịch chữ épos (thuật ngữ của Aristotle – nhà mỹ học cổ đại Hi Lạp) chỉ một trong ba loại văn học lớn là tự sự, trữ tình và kịch; còn “Trần thuật – Narration” là chỉ phƣơng thức nghệ thuật đặc trƣng trong các tác phẩm thuộc loại văn học tự sự; thứ hai: việc phân biệt hai thuật ngữ “tự sự” và “trần thuật” cũng thuận cho việc dịch các thuật ngữ nƣớc ngoài tƣơng ứng; thứ ba: thực chất hoạt động trần thuật là kể, là thuật, cái đƣợc thuật và kể trong tác phẩm tự sự thì lại gọi là chuyện. Và ở đây, “tự sự” đƣợc hiểu theo nghĩa rất hẹp. Nhƣng lại có một khuynh hƣớng khác lại đề nghị gọi “trần thuật học” là “tự sự học” vì: trần thuật học vốn là một thuật ngữ của cú pháp học đƣợc áp dụng vào tác phẩm tự sự, xem các văn bản tự sự nhƣ một loại câu; tự sự học bao gồm cả hệ thống sự kiện, cách tổ chức các sự kiện, các môtíp truyện, sự phân loại các môtíp, lịch sử vận động của tự sự; tự sự học không giới hạn trong phạm vi tiểu thuyết, 10 truyện ngắn, các thể tài của loại hình tự sự mà có cả ở các loại hình văn học khác nhƣ trữ tình và kịch. Hơn thế nữa, tự sự còn mở rộng ở các hình thức khác nhƣ chính trị, tôn giáo, lịch sử, triết học, điện ảnh, điêu khắc, hội hoạ,… Bởi vì tất cả những tác phẩm này đều “kể” cho ngƣời ta nghe một câu chuyện. Cho nên việc dùng thuật ngữ “tự sự học” là hợp lý hơn khái niệm “trần thuật học”, và “trần thuật học” chỉ là một bộ phận của “tự sự học”. Tự sự học là một lĩnh vực có từ lâu đời. Sự ra đời của tự sự học hiện đại gắn với chủ nghĩa cấu trúc. Có thể chia làm ba thời kỳ phát triển: tự sự học trƣớc chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học chủ nghĩa cấu trúc và tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa. Đi qua vấn đề lịch sử và các thời kỳ, tự sự học có các thành phần của một tác phẩm tự sự: Mô hình lƣỡng phân: phân tách bình diện của một cấu trúc tự sự truyện thành hai phần quan trọng ngang nhau: nội dung – hình thức hoặc chuyện – truyện. Đây là sự phân biệt giữa kể cái gì và kể nhƣ thế nào? Mô hình này phân tích quan hệ giữa “tích truyện” (chuyện) với “truyện kể” (truyện) giúp ta tìm ra ý nghĩa của tác phẩm. Mô hình tam phân: gồm có câu chuyện, thoại ngữ tự sự và hành vi trần thuật tƣơng ứng với ba phạm trù là cốt truyện, câu chuyện và văn bản. Trong đó cốt truyện có sự kiện, nhân vật, thời gian và địa điểm. Còn để làm nên đặc điểm của mỗi câu chuyện là trật tự chuỗi, nhịp điệu, nhân vật, không gian và tiêu cự trần thuật. Ở văn bản lại có các vấn đề đặt ra là chủ thể trần thuật, các lọai lời và cách thức tổ chức các lời. Tự sự học còn bao gồm cả các tầng bậc tự sự nhƣ sau: Tác giả thực và Độc giả thực (cấp độ ngoài văn bản): Tác giả thực là ngƣời tổ chức ra thế giới đƣợc miêu tả của các tác phẩm văn bản, tức là ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất xƣng “tôi”; còn Độc giả thực là những cá nhân độc lập khác nhau 11 trong đời sống, xuất hiện dƣới dạng nhân vật hay dƣới dạng những lời nhắn gửi của tác giả hiển thị mà văn bản ghi lại. Tác giả ẩn tàng và độc giả ẩn tàng: Tác giả ẩn tàng (tác giả trừu tƣợng) không thể hiện ở văn bản văn học dƣới dạng ngƣời kể chuyện mà chỉ đƣợc độc giả tái tạo trong quá trình đọc nhƣ một “hình tƣợng tác giả” ẩn tàng ngầm. Còn độc giả ẩn tàng (độc giả trừu tƣợng) là hình ảnh của ngƣời đọc xuất hiện trong dự kiến và chờ đợi của nhà văn khi quá trình sáng tác của nhà văn vừa mới vận hành, và ít nhiều đã chuyển hóa thành một yếu tố trong kết cấu văn bản của tác phẩm ở dạng định danh, hoặc dạng không định danh. Ngƣời trần thuật, ngƣời nghe chuyện: Ngƣời trần thuật (nhân vật kể chuyện, ngƣời kể chuyện) là ngƣời do nhà văn sáng tạo ra để thay tác giả thực hiện hành vi trần thuật, có thể đƣợc kể bằng tất cả các ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Còn Ngƣời nghe chuyện là ngƣời tiếp chuyện hiển hiện hoặc ngấm ngầm mà lời nói của ngƣời kể chuyện hƣớng tới, có hai dạng là ngƣời nghe chuyện trùng với độc giả ngòai đời và ngƣời nghe chuyện dƣới dạng một nhân vật độc lập trong tác phẩm. Tóm lại, có thể hiểu tự sự học là một ngành nghiên cứu của lý luận văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tƣợng. Và, trong các hình thức tự sự, thì tự sự văn học là đáng quan tâm nhất nên nó làm thành đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của tự sự học. 1.1.2. Mấy vấn đề về tự sự trong văn xuôi Việt Nam đương đại Văn xuôi Việt Nam hiện đại rất nỗ lực làm mới diện mạo mình trên nhiều bình diện, trong đó, phổ quát và cơ bản nhất chính là lối viết. Sự đổi mới này là một tất yếu của thời đại toàn cầu hóa, thể hiện trên nhiều mặt của thi pháp tự sự trên nhiều thể loại đặc biệt là tiểu thuyết. Bắt đầu bằng sự dịch chuyển, hoán đổi vai trò từ cái cộng đồng sang cái cá nhân, từ đại tự sự sang tiểu tự sự, từ các sự kiện chính trị - xã hội nhƣ một mục đích đến xem chúng nhƣ một phƣơng tiện... 12 sau đó là sự thể hiện những cách tân trên các mặt kĩ thuật kể chuyện nhƣ ngôi kể, cốt truyện, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, lời của ngƣời trần thuật... đã tạo nên sự mới mẻ về cấu trúc của thể loại này. Những chuyển động đó không đơn thuần là vấn đề nghệ thuật viết tiểu thuyết mà nó còn liên quan chặt chẽ đến những nguyên tắc xây dựng hình tƣợng nhân vật và thế giới nhân vật của tác phẩm. Có thể thấy rằng, ngay từ sau 1975, nghĩa là sau ngày đất nƣớc ngừng im tiếng súng, văn xuôi Việt Nam gần nhƣ ngay lập tức đã muốn cất lên tiếng nói nhằm thoát khỏi ám ảnh, thoát khỏi quán tính của “một nền văn nghệ minh họa”, một nền văn nghệ thƣờng cố tình “tráng lên hiện thực một lớp men trữ tình hơi dày” (Nguyễn Minh Châu). Bởi lẽ, ngay từ năm 1977, ngƣời ta đã thấy xuất hiện các tác phẩm có thể liệt vào hàng tiên phong của Nguyễn Minh Châu (Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà). Tuy nhiên, những nỗ lực đổi mới này nhiều khi diễn ra cũng hết sức chật vật. Vậy nên văn xuôi khoảng nửa thập kỉ sau 1975, tuy có mở rộng đề tài, đề cập đến nhiều vấn đề hơn… nhƣng về cơ bản vẫn gần với đặc điểm của văn xuôi giai đoạn trƣớc 1975. Ở những sáng tác này, cảm hứng sử thi vẫn giữ một vai trò quan trọng trong tƣ duy nghệ thuật. Các tác phẩm tiêu biểu nhƣ Tháng ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải, Năm 75 họ đã sống như thế của Nguyễn Trí Huân, Nắng đồng bằng của Chu Lai, Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra của Nguyễn Minh Châu… Phải từ sau khi có công cuộc “Đổi mới” (1986), văn xuôi mới thực sự bung nở những hƣớng tìm tòi, thể nghiệm, những suy tƣ về hiện thực cũng mới hơn và sâu hơn. Có thể kể đến nhƣ những ví dụ tiêu biểu cho sự đổi mới này là Thời xa vắng của Lê Lựu, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, và đặc biệt là Nguyễn Minh Châu với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh, Cỏ lau… Bên cạnh đó là sự xuất hiện của nhiều cây bút mới, làm thay đổi hẳn diện mạo của văn xuôi đƣơng đại, mang đến những sắc thái mới mẻ: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Lập, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Vinh... Mặc dù mỗi tác phẩm xuất hiện có thể nhận đƣợc những phản ứng không thống nhất, thậm chí trái chiều nhau, nhƣng không thể phủ nhận rằng họ đã đem đến cho văn xuôi những điều có thể gọi là sinh khí mới. Đến đầu thế kỉ 21, những chuyển động của văn xuôi đƣơng 13 đại lại càng thêm ngoạn mục với những gƣơng mặt đa dạng và độc đáo, nhiều khi mang đến chút ít bất ngờ: Mạc Can, Nguyễn Ngọc Tƣ, Nguyễn Bình Phƣơng, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Danh Lam… Dù chƣa thực sự đạt đến những giá trị tiêu biểu theo mong muốn của những ngƣời đọc khó tính , nhƣng không thể phủ nhận rằng văn xuôi ở đầu Thế kỷ 21 đã có bƣớc trƣởng thành và cho ta niềm hi vọng về thành tựu sau này… Sự đổi mới tƣ duy đƣơng nhiên là tiền đề thẩm mĩ quan trọng nhất dẫn đến hệ sự đổi mới bút pháp. Văn xuôi Việt Nam đƣơng đại đƣợc viết với một hệ bút pháp đa dạng trong sự thức tỉnh của trí tuệ, của những suy tƣ mang chiều sâu triết lí về con ngƣời. Trong những nỗ lực an ủi con ngƣời, phê phán một cách nhiều khi không khoan nhƣợng đối với những biểu hiện chống lại con ngƣời, đôi khi bằng lời lẽ có vẻ cay nghiệt, lạnh lùng, ngƣời ta vẫn nhìn thấy những tình cảm da diết, khắc khoải hƣớng đến con ngƣời với lòng yêu thƣơng, trân trọng. Trên tinh thần, đó, văn học cũng không còn bị khóa chặn trong thứ chủ nghĩa đề tài chật hẹp và nông cạn, mà ngƣợc lại, nó mở rộng đề tài đến hết cỡ. Nó không chỉ loanh quanh với những câu chuyện chiến đấu, lao động, hiện thực không còn là hiện thực mặt trận hay công trƣờng, xƣởng máy, nghĩa là không còn chỉ ở cái hiện thực có thể nhìn thấy bằng con mắt thế tục, mà là thức hiện thực trong tình cảm, trong tâm lí, trong cả tiềm thức, vô thức... Con ngƣời bình thƣờng, đời thƣờng đƣợc chú ý và thể hiện sâu sắc với những số phận bất hạnh, những thân phận bi kịch. Những biểu hiện của nỗ lực cách tân kể trên, suy cho cùng đều bắt nguồn từ sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con ngƣời. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là cách tân quan trọng nhất của văn học nói chung ở mọi thời kỳ. Sau 1975, nhất là sau 1986, quan niệm đó đang dần hƣớng về con ngƣời cá nhân, con ngƣời của những số phận riêng tƣ trong mối quan hệ nhiều chiều của đời sống xã hội. Nhờ đó các nhân vật tồn tại nhƣ một nhân cách, chứ không còn là một ý niệm, là một hiện thực đang là, chứ không phả là một hiện thực đã là; là một hiện thực, chứ không phải là một lí tƣởng, một khát vọng. Và nó đã trở 14 thành đối tƣợng thẩm mỹ quan trọng của văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. Với nhiều sự thay đổi, văn xuôi Việt Nam đƣơng đại đã mở rộng cái nhìn đối với quan niệm nghệ thuật về con ngƣời. Đó là cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con ngƣời đã đƣa đến việc thay đổi hệ thống miêu tả, phƣơng thức thể hiện, phƣơng thức tƣ duy, đề tài, cấu trúc,… tạo nên những bƣớc phát triển mạnh và nhiều đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 đến nay. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật mới trong tiểu thuyết chiến tranh - con ngƣời suy tƣ, con ngƣời bi kịch - là dấu hiệu quan trọng khẳng định sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật tiểu thuyết và xác lập lộ trình mới của văn học Việt Nam hiện đại. 1.1.3. Quan điểm tiếp cận nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can Trong số những cây bút trẻ mới xuất hiện, Mạc Can đã gây đƣợc ấn tƣợng đặc biệt bởi ông là một “cây bút trẻ 60 tuổi”. Mạc Can chỉ chính thức bƣớc vào nghề văn, chính thức viết lách, chính thức với cái nghiệp chữ nghĩa từ khi Tấm ván phóng dao chập chững “trình làng”, rồi “rinh” một lúc 3 giải văn học năm 2005, tạo nên “hiện tƣợng văn học 2005 – Mạc Can”. Và sau đó là một loạt các tiểu thuyết, truyện ngắn, tạp bút… Ông có giọng văn đậm chất Nam Bộ với lối viết giản dị, mộc mạc và chân thật, nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, linh hoạt theo một kỹ thuật riêng nên các tác phẩm của ông đã thể hiện một phong cách riêng mới lạ và hấp dẫn. Trong các tác phẩm của mình, ông có một thế giới nhân vật khá đa dạng, đủ ngành nghề: thằng hề, anh diễn viên, chị công nhân, phóng viên, nhà văn, ngƣời buôn bán… Tất cả đều đƣợc ghi lại qua con mắt quan sát cùng với sự trải nghiệm của chính bản thân mình. Văn của Mạc Can đề cập đến những vấn đề đời thƣờng của con ngƣời, từ sinh hoạt đến thế sự với cảm hứng đạo đức và sự ý thức về nhân cách. Mỗi truyện nhƣ một mảng đời của nhà văn đƣợc xắn ra từ mảnh đất cuộc sống của những kiếp ngƣời nghèo khổ. Mạc Can đã có lần tâm sự: “Tác phẩm đầu tiên là tôi viết về tôi, về cuộc đời của tôi, cũng nhƣ kể chuyện lại cho mọi ngƣời nghe. Sang đến những tác phẩm sau là viết về ngƣời ta, khó hơn, vì phải nghĩ, đôi khi phải tƣởng tƣợng 15 tình tiết sẽ diễn tiến nhƣ thế nào, đi tới đâu. Nhƣng tôi không nghĩ phải viết cái gì lớn lao, nhìn cuộc sống thế nào thì viết thế ấy” [59]. Ở thể loại nào thì truyện của Mạc Can cũng có cái gì chân chất của đời sống và con ngƣời nghèo hèn, khổ đau. Giọng văn nhiều rung cảm thắm thiết, gần gũi, ấm áp tình ngƣời, tình cảm của những con ngƣời nhân ái, thuỷ chung và giàu khát vọng. Mạc Can đi vào miêu tả những câu chuyện bình thƣờng của cuộc sống với dòng tâm lý sinh hoạt, thậm chí là dòng văn xuôi đạo đức. Văn của Mạc Can đặt ra những yêu cầu cao về nhân cách, phẩm giá con ngƣời. Đọc truyện của ông ta thấy những tình thế đời sống đƣợc đƣa ra nhƣ là để thể hiện một sự chiêm nghiệm lẽ đời. Tƣ tƣởng chủ đạo trong các tác phẩm của Mạc Can là tƣ tƣởng nhân văn, nhân đạo, lấy tình thƣơng, sự nhân ái để cảm hoá con ngƣời. Những trang văn của ông là những suy tƣ, trăn trở, những chiêm nghiệm về lẽ sống, về cuộc đời, về cõi ngƣời. Truyện của Mạc Can là truyện gần nhƣ không có cốt truyện. Cốt truyện nhiều khi nằm trong dòng suy nghĩ của nhân vật. Đọc truyện của ông độc giả bị cuốn hút theo dòng nội tâm nhân vật. Các nhân vật đối thoại không nhiều và rất ít hành động, nếu có thì đó cũng là những hành động nhỏ. Khi đặt bút viết văn Mạc Can không nghĩ đó là sứ mệnh lớn lao mà chỉ nghĩ “đơn thuần mình muốn trải tấm lòng mình ra với độc giả”. Tiểu thuyết của Mạc Can đều xoay quanh số phận của những con ngƣời đời tƣ - thế sự, con ngƣời có ý nghĩa xã hội. Mạc Can vốn xuất thân trong gia đình nghèo nên ông phải bƣơn chải với cuộc sống khó khăn, gian khổ. Bài viết Mạc Can: những thăng trầm trong đời người nghệ sĩ viết văn nhấn mạnh: “Đã có thời gian, trong túi ông không có một xu, phải cầm cố cả máy tính để lo ăn, phải vay tiền lãi để lo chữa bệnh cho bố mẹ già. Cả cuộc đời làm nghệ thuật nhƣng chƣa bao giờ ông mua nổi cho mình một ngôi nhà” [66]. Ông đã từng tâm sự “Ai cũng tƣởng tui là ngƣời nổi tiếng thì chắc có nhiều tiền. Nhƣng nổi tiếng thì có nghĩa là nhiều ngƣời biết đến chứ tiền bạc cũng đâu có bao nhiêu. Mà cái nghề diễn rồi thêm cái nghề viết… đâu phải lúc nào cũng thu nhập đều đặn” [66]. Cũng chính điều kiện sống đó, 16 nhà văn có thêm tƣ liệu quý giá trong quá trình sáng tác của mình. Đó là những năm tháng ông sống trôi dạt trên những dòng sông của miền Lục tỉnh hay lang thang trên từng ngõ ngách của Sài Gòn. Do vậy, các tác phẩm của nhà văn đều hƣớng số phận con ngƣời. Đó là những con ngƣời có cuộc sống lƣu lạc, con ngƣời với bi kịch tình yêu và gia đình. Trên phƣơng diện nghệ thuật, văn xuôi Mạc Can có những cách tân đáng kể. Nhà văn nỗ lực bám vào những đặc trƣng về tự sự của thi pháp văn học hiện đại. Đến với Mạc Can, ngƣời đọc bị lôi cuốn bởi những độc thoại thể hiện sự giằng xé nội tâm của nhân vật chính, những mẩu đối thoại đã cá tính hoá nhân vật sắc nét; khai thác hợp lý yếu tố thời gian không gian nghệ thuật tạo sự cộng hƣởng với nội dung trong việc thể hiện tƣ tƣởng chủ đề của tác phẩm, linh hoạt trong điểm nhìn trần thuật tạo đƣợc tính khách quan cho tác phẩm và dân chủ đối với ngƣời tiếp nhận… Điều đáng nói là những cách tân nghệ thuật ấy đƣợc thể hiện vào thời kỳ mà tiểu thuyết Việt Nam đang đi trên một lối mòn truyền thống nên nhiều tác phẩm bị xơ cứng đi, khô cằn thiếu sức sống. Vì vậy, có thể xem những cách tân về nghệ thuật trong tác phẩm của Mạc Can là những nỗ lực đáng kể. Trong số những nhà văn thành danh trong những năm gần đây, Mạc Can đƣợc xem là một hiện tƣợng khá độc đáo. Ông đã sáng tạo cho mình một cách viết vừa phát huy cao độ khả năng hƣ cấu thoải mái, vừa kết hợp chặt chẽ với hiện thực. Với cách viết hiện thực huyền ảo đan cài xen kẽ vào nhau, Mạc Can đã giải quyết đƣợc những vấn đề đặt ra trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Văn xuôi Mạc Can có một vị trí đặc biệt trong dòng văn học Việt Nam đƣơng đại. Trở lại với khái niệm tự sự, chúng ta thấy đây là một khái niệm cho đến nay vẫn khá phức tạp, bởi các nghiên cứu về tự sự ở Việt Nam vẫn còn nhiều điều để ngỏ, và bản thân khái niệm vẫn còn là đối tƣợng của những cách hiểu có độ vênh nhất định, tùy theo quan niệm và hành vi nghiên cứu cụ thể. Khi tiếp cận nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can, vì vậy, chúng tôi hiểu khái niệm trong tính chất năng động nhất của nó, rằng đó là vấn đề của truyện kể, của sự kể. Vì vậy, 17 chúng tôi sẽ bắt đầu mọi nghiên cứu về tự sự của nhà văn này bằng quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, nhƣ là một nền tảng thẩm mĩ cho tất cả các nghiên cứu tiếp theo. Thứ nữa, cần phải nói thêm rằng, Mạc Can quả những đóng góp, hoặc chí ít là có bản sắc ở nhiều phƣơng diện của tự sự, nhƣng do khuôn khổ luận văn và do cả những tâm đắc của sự nghiên cứu, chúng tôi có thể nhấn mạnh, hay nhắc đến nội dung này mà bỏ qua, hoặc điểm xuyết đối với nội dung khác. Miễn là có thể rút ra những kết quả khả tín về bản sắc của nhà văn này. 1.2. Tự sự trong văn xuôi Nam Bộ đƣơng đại 1.2.1. Mấy nét về văn xuôi Nam Bộ đương đại Văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 đến nay đã có sự phát triển nhanh chóng và đạt nhiều thành tựu nổi bật, thể hiện rõ tinh thần hội nhập văn học thế giới của các nhà văn đƣơng đại. Trong tình hình đó, văn học Nam Bộ nói riêng cũng đã có sự vận động phát triển kịp thời để phản ánh hiện thực xã hội trƣớc yêu cầu của lịch sử thời đại. Văn học đã bao quát đƣợc những vấn đề cơ bản của đời sống, số phận con ngƣời trong sự vận động và phát triển để đáp ứng những nhu cầu bức xúc của đời sống xã hội. Nhìn chung, đội ngũ sáng tác ở thời kì đổi mới của văn học Nam Bộ phát triển rất nhanh về số lƣợng tác phẩm. Theo thống kê chƣa đầy đủ của Trung tâm nghiên cứu văn học thuộc Viện khoa học xã hội tại TP Hồ Chí Minh thì đến năm 2000 chỉ riêng tiểu thuyết xuất bản ở TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ có khoảng 600 tác phẩm. Lực lƣợng sáng tác chỉ tính riêng Hội viên Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh gần 300 ngƣời. Vậy nên, có thể nói sau 1975 tình hình văn học Nam Bộ có bƣớc phát triển vƣợt bậc về số lƣợng tác giả và tác phẩm. Tiểu thuyết Nam Bộ đƣơng đại vẫn đang đƣợc nhiều cây bút bền bỉ khơi dậy sức sống tiềm tàng của nó. Về thành tựu, văn chƣơng Nam Bộ đƣơng đại có nhiều những thành tựu nổi bật về số lƣợng và chất lƣợng, về nội dung lẫn nghệ thuật. Hầu hết, các nhà văn đạt 18 nhiều giải thƣởng. Trang Thế Hy là một trong những nhà văn đƣơng đại quan trọng hàng đầu của văn chƣơng Nam Bộ nửa sau thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21 với rất nhiều giải thƣởng. Đó là giải thƣởng Nhà nƣớc về văn học nghệ thuật, giải thƣởng văn học Nguyễn Đình Chiểu của Hội văn nghệ giải phóng miền Nam cho truyện ngắn Anh thơm râu rồng… Nhà văn Sơn Nam với tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau và nhiều công trình khảo cứu đầy giá trị về công cuộc khẩn hoang ở Nam Bộ với phong cách giản dị dễ gần gũi. Nhà văn Anh Đức với tác phẩm Đứa con của đất viết về những con ngƣời bình dị sống nhờ vào đất chƣa bao giờ nghĩ mình sẽ bỏ cày, cuốc cầm súng. Nhƣng giặc Mỹ và tay sai đã dồn họ đến bƣớc đƣờng cùng khiến họ phải vùng dậy. Tiểu thuyết Mùa gió chướng của nhà văn Nguyễn Quang Sáng có sự đan xen giữa sự thật lịch sử của cuộc chiến tranh giữ nƣớc vĩ đại của dân tộc và là ý thức suy ngẫm về quê hƣơng đất nƣớc và nội tâm sâu thẳm của từng ngƣời, từng nhân vật cụ thể. Họ là các nhà văn đƣợc vinh dự nhận giải thƣởng Hồ Chí Minh về Văn học và Nghệ thuật. Lê Văn Thảo cũng là nhà văn Nam Bộ đƣợc vinh dự nhận giải thƣởng này (vào tháng 4 năm 2012 bằng hai tác phẩm Con đường xuyên rừng (tiểu thuyết) và Tuyển tập truyện ngắn Lê Văn Thảo), tiểu thuyết Cơn giông (2002) của ông cũng đƣợc giải B của Hội Nhà văn Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng ta không thể không kể đến nhà văn Mạc Can. Ông đã nhận nhiều giải thƣởng nhƣ: giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam (2005), giải thƣởngVăn học nghệ thuật của UBND Thành phố Hồ Chí Minh (2003 - 2004), giải thƣởng giành cho tác phẩm văn học và điện ảnh xuất sắc nhất (2005) của Trung tâm văn hóa Doanh nhân Việt Nam. Dĩ nhiên những giải thƣởng kể trên là giải thƣởng trao cho, không chỉ là một tác phẩm, mà là cả một sự nghiệp, không chỉ là một giai đoạn, mà là cả đời viết của nhà văn. Cũng nhƣ vậy để nhớ đến hay ghi nhận tên tuổi của một tác giả. Vậy nên trong các tác phẩm kể trên không phải tất cả đều đƣợc viết sau 1975, thậm chí, có tác phẩm còn viết trƣớc đó rất xa. Nhƣng, chúng tôi vẫn xin phép đƣợc liệt kê để có một hình dung đầy đủ hơn chút xíu về một nền văn học, hay một bộ phận văn học mà, có lúc đã bị gián đoạn do thời tiết chính trị. Sự thống kê 19 ấy là đƣa ra một cái nhìn có hệ thống hơn, chân xác hơn về tiềm lực của một vùng văn học, hay là tiềm lực văn học của một vùng. Trong danh sách những nhà văn có nhiều đóng góp cho văn chƣơng, nhất là văn xuôi Nam Bộ sau 1975 không thể không kể đến Ngô Nguyên Dũng, Triệu Xuân, Thanh Tùng, Đoàn Minh Tuấn, Trầm Hƣơng, Sơn Nam, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tƣ... Nhìn vào danh sách các tác giả vừa kể trên, chúng ta có thể thấy có sự xuất hiện cả những nhà văn lão thành và những nhà văn còn rất trẻ. Nếu nhƣ các nhà văn lão thành đem đến cho văn chƣơng nói chung và văn xuôi ở đây những trải nghiệm chân thành và da diết về cuộc sống, về số phận, về tính cách và về một vùng văn hóa có chiều sâu (trƣờng hợp Sơn Nam là tiêu biểu), thì các nhà văn thuộc thế hệ mới nổi lên cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21 nhƣ Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tƣ, Mạc Can... lại mang đến một hơi thở mới, rất trẻ trung, đầy những khao khát, đầy những đau khổ... mà khái quát nhất, có thể nói là phức tạp. Khi nói đến Nguyễn Nhật Ánh là nhắc đến một tác giả có số đầu sách có thể tính đến hàng trăm, với một phong cách “dị biệt”, với một cá tình mềm mại nổi lên rất rõ trong những ồn ào đổi mới của văn chƣơng. Anh lặng lẽ viết, về những điều giản dị, về những điều nhỏ nhặt, về những cái đời thƣờng của lứa tuổi thiếu niên, hay tuổi mới lớn những đề tài mà, vào tay ngƣời khác hoặc trong cách nghĩ, cách nhìn của chúng ta, có thể tẻ nhạt, nhƣng vào trang sách, vào tƣ duy nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, chúng bỗng trở nên sinh động, trở nên tha thiết, và khiến chúng ta thấy nó thật cần. Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Tƣ, một tác giả thuộc đội ngũ các nhà văn 197X, dƣờng nhƣ lại bắt đầu bằng những gì, cũng thuộc về cái rất gần, nghĩa là những gì vẫn xảy ra trong cuộc sống ẩm tối nơi chị sinh sống, với những thân phận nổi trôi, nhiều khi vô tăm tích, để từ đó mở rộng không ngừng phạm vi hiện thực chiếm lĩnh, với nhiều thể loại khác nhau. Không thể phủ nhận rằng, dƣờng nhƣ truyện ngắn Cánh đồng bất tận là một khởi đầu ngoạn mục, và đầy nội lực cho sự xuất hiện cho tiểu thuyết Sông. Giờ đây, có thể nói nhiều điều trong văn xuôi của nữ tác giả còn khá trẻ này...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan