Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nghiên cứu bệnh sán lá ruột ở vịt tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơn và ...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu bệnh sán lá ruột ở vịt tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơn và biện pháp phòng trị

.PDF
91
113
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU THỊ LỆ THU NGHIÊN CỨU BỆNH SÁN LÁ RUỘT Ở VỊT TẠI HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y THÁI NGUYÊN - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM \ TRIỆU THỊ LỆ THU NGHIÊN CỨU BỆNH SÁN LÁ RUỘT Ở VỊT TẠI HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ Ngành: Thú y Mã số: 60 64 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ NHẬT THẮNG THÁI NGUYÊN - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Triệu Thị Lệ Thu ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và sự động viên khích lệ của gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Ngô Nhật Thắng đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo – Sau Đại học, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y- Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các hộ gia đình nuôi vịt tại xã Văn An, Chu Túc và Song Giang thuộc huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn và các đồng nghiệp trong ngành đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016. Tác giả Triệu Thị Lệ Thu iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................................2 4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................................2 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................................................3 1.1.2. Ký chủ của sán lá ruột ........................................................................................................ 12 1.1.3. Vòng đời (chu kỳ sinh học) ............................................................................................... 13 1.1.4. Cơ chế sinh bệnh ................................................................................................................ 14 1.1.5. Dịch tễ học .......................................................................................................................... 15 1.1.6. Triệu chứng và bệnh tích ................................................................................................... 16 1.1.7. Chẩn đoán ........................................................................................................................... 17 1.1.8. Điều trị bệnh ........................................................................................................................ 18 1.1.9. Phòng bệnh ......................................................................................................................... 20 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................................................... 20 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 20 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................................. 23 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................ 27 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ......................................................................... 27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 27 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................................... 27 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................................... 27 2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................................... 27 2.2.1. Mẫu nghiên cứu .................................................................................................................. 27 2.2.2. Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm ....................................................................................... 27 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................................. 28 iv 2.3.1. Điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các loài sán lá ruột vịt và bệnh do chúng gây ra ................................................................................................. 28 2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá ruột ở vịt tại một số địa phương thuộc huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn ........................................................................ 28 2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của vịt bị bệnh sán lá ruột ............................. 28 2.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trị sán lá ruột cho vịt ........................................................ 28 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 29 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .......................................................................................... 29 2.4.2. Phương pháp lấy mẫu ........................................................................................................ 29 2.4.3. Phương pháp xét nghiệm mẫu .......................................................................................... 30 2.4.4. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của vịt bị nhiễm sán lá ruột ................. 30 2.4.5. Phương pháp mổ khám và thu thập mẫu ......................................................................... 30 2.4.6. Phương pháp làm tiêu bản để xác định tên loài sán ........................................................ 31 2.4.7. Phương pháp định danh các loài sán lá ruột .................................................................... 32 2.4.8. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể và những biến đổi vi thể ở cơ quan tiêu hoá (ruột non, manh tràng và ruột già) do sán lá ruột gây ra ............................................. 33 2.4.9. Phương pháp theo dõi hiệu lực của thuốc tẩy sán lá ruột ở vịt ...................................... 34 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................. 35 3.1. Điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các loài sán lá ruột vịt và bệnh do chúng gây ra ................................................................................................. 35 3.1.1. Điều tra phương thức chăn nuôi vịt tại địa điểm nghiên cứu ......................................... 35 3.1.2. Thực trạng vấn đề sử dụng thuốc tẩy giun, sán cho đàn vịt nuôi tại các hộ gia đình thuộc địa điểm nghiên cứu .................................................................................................. 37 3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá ruột ở vịt tại một số địa phương thuộc huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn ........................................................................ 39 3.2.1. Thành phần loài sán lá ruột ký sinh ở vịt nuôi tại một số địa phương thuộc huyện Vắn Quan, tỉnh Lạng Sơn .................................................................................. 39 3.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt qua xét nghiệm phân ........................... 41 3.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt qua mổ khám ........................................ 49 3.3. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của vịt bị bệnh sán lá ruột ................................ 56 v 3.3.1. Tỷ lệ vịt nhiễm sán lá ruột tại các xã nghiên cứu có triệu chứng lâm sàng .................. 56 3.2.2. Bệnh tích đại thể ở đường tiêu hóa của vịt bị bệnh sán sán lá ruột .................. 58 3.2.3. Bệnh tích vi thể do sán lá ruột gây ra ở vịt ....................................................................... 59 3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trị sán lá ruột cho vịt ........................................................... 60 3.4.1. Xác định hiệu lực của một số loại thuốc tẩy sán lá ruột cho vịt ..................................... 60 3.4.2. Đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh sán lá ruột cho vịt ..................................................... 62 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................... 65 1. Kết luận ...................................................................................................................................... 65 2. Đề nghị ....................................................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 67 vi DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Tên viết tắt Tên đầy đủ 1 % Phần trăm 2 ºC Độ C 3 kg Kilogam 4 mm Milimet 5 mg Miligam 7 TT Thể trọng 8 cs Cộng sự 9 VT Vi trường vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Kết quả điều tra phương thức chăn nuôi vịt của các nông hộ tại một số xã thuộc huyện Văn Quan .............................................................. 35 Bảng 3.2. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng thuốc tẩy giun, sán cho vịt tại địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 37 Bảng 3.3. Những loài sán lá ký sinh ở ruột vịt và tần suất xuất hiện của chúng tại một số xã thuộc huyện Văn Quan .............................................. 40 Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt (qua xét nghiệm phân) .......... 42 Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột theo tuổi vịt (qua xét nghiệm phân) ............................................................................................. 44 Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ (qua xét nghiệm phân) ............................................................................................. 46 Bảng 3.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt (qua mổ khám) ..................... 49 Bảng 3.8. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột theo tuổi vịt (qua mổ khám) ......... 52 Bảng 3.9. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ (qua mổ khám) ......................................................................................................... 54 Bảng 3.110. Tỷ lệ vịt nhiễm sán lá ruột có triệu chứng lâm sàng............................. 56 Bảng 3.11. Bệnh tích đại thể ở vịt bị bệnh sán lá ruột .............................................. 58 Bảng 3.12. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể của vịt bị bệnh sán lá ruột ................. 59 Bảng 3.13. Hiệu lực của thuốc tẩy sán lá ruột cho vịt .............................................. 60 viii DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 3.1. Biểu đồ về kết quả điều tra phương thức chăn nuôi vịt của các nông hộ tại một số xã thuộc huyện Văn Quan ........................................... 36 Hình 3.2. Biểu đồ về kết quả điều tra thực trạng sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng cho vịt tại địa điểm nghiên cứu................................................. 39 Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại một số xã thuộc huyện Văn Quan (qua xét nghiệm phân) ...................................................................... 43 Hình 3.4. Đồ thị về tỷ lệ nhiễm sán lá ruột theo tuổi vịt qua xét nghiệm phân ........ 45 Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ qua xét nghiệm phân ............................................................................................................48 Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại một số xã thuộc huyện Văn Quan (qua mổ khám) ................................................................................. 50 Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại một số xã thuộc huyện Văn Quan (qua mổ khám và xét nghiệm phân) .................................................51 Hình 3.8. Đồ thị về tỷ lệ nhiễm sán lá ruột theo tuổi vịt qua mổ khám .................... 53 Hình 3.9. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ ............................... 55 Hình 3.10. Biểu đồ tỷ lệ vịt nhiễm sán lá ruột có triệu chứng lâm sàng ................... 57 Hình 3.11. Biểu đồ về hiệu lực của các loại thuốc điều trị sán lá ruột ở vịt ............. 62 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây việc phát triển đần gia cầm nói chung và đàn vịt nói riêng cả về số lượng lẫn chất lượng là một vấn đề quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dung, ổn định nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống xã hội. Tuy nhiên, các bệnh xảy ra ở đàn vịt đã gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển chăn nuôi gia cầm trong đó phải kể đến bệnh sán lá ruột ở vịt. Bệnh sán lá ruột ở vịt nói riêng và bệnh ký sinh trùng nói chung không gây thành ổ dịch lớn như các bệnh do vi khuẩn và virú, nhưng nó thường kéo dài âm ỉ, làm giảm khả năng suất chăn nuôi, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của vịt. Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [16] cho biết: Bệnh sán lá ruột gia cầm là bệnh phổ biến ở nước ta. Gia cầm nuôi ở các tỉnh thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam đều thấy nhiễm sán lá ruột. Bệnh do nhiều sán thuộc lớp Trematoda gây ra, chúng ký sinh trong ruột vịt nói riêng và các loài gia cầm nói chung. Gia cầm bị bệnh thường gầy yếu, suy nhược, ỉa chảy. Nếu nhiễm nặng, gia cầm có thể bị chết. Lạng Sơn là một tỉnh Nông Lâm Nghiệp thuộc miền núi phía Bắc của Việt nam có các cửa khẩu thông thương với thị trường lớn Trung Quốc, đặc điểm địa hình thấp với 68% tổng diện tích đất tự nhiên là đồi núi đất. Yếu tố khí hậu thổ nhưỡng trong vùng tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi gia cầm của Lạng Sơn. Những đặc điểm trên tạo cho Lạng Sơn có tiềm năng lớn và vị trí thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia cầm. Trong những năm gần đây, điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu ở nước ta nói chung và ở các tỉnh miền Bắc nói riêng có nhiều biến đổi. Điều đó có thể ảnh hưởng và làm thay đổi quy luật sinh tồn của ký sinh trùng nói chung và sán lá ruột vịt nói riêng, từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về bệnh sán lá ruột ở vịt và biện pháp phòng trị vẫn chưa được chú ý đến. Vì vậy, vịt ở 2 nhiều địa phương của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn còn bị tiêu chảy do sán lá ruột ký sinh, gây thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của chăn nuôi vịt hiện nay và những vấn đề đã đề cập ở trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh sán lá ruột ở vịt tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn và biện pháp phòng trị”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Điều tra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các loài sán lá ruột vịt và bệnh do chúng gây ra. - Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá ruột ở vịt (theo lứa tuổi và mùa vụ). - Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý lâm sàng của bệnh sán lá ruột ở vịt. - Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh sán lá ruột ở vịt, từ đó đề xuất biện pháp phòng bệnh. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về bệnh sán lá ruột ở vịt tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, từ đó có cơ sở để xây dựng quy trình phòng, trị bệnh sán lá ruột cho vịt tại địa phương. 4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh sán lá ruột cho vịt tại một số địa phương thuộc huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề ra những biện pháp phòng trị bệnh sán lá ruột ở vịt có hiệu quả, nhằm hạn chế sự nhiễm sán lá ruột cho vịt, từ đó hạn chế những thiệt hại do bệnh gây ra. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Căn bệnh 1.1.1.1. Thành phần loài sán lá ruột ký sinh ở vịt Ở Việt Nam, thành phần loài sán lá ruột ở gia cầm rất phong phú, phân bố rộng khắp các vùng miền trong cả nước và gây tác hại đối với gia cầm trong đó có vịt. Số lượng, thành phần các loài sán lá ruột ký sinh ở vịt đã được một số tác giả nghiên cứu và tổng hợp. Sán lá ký sinh ruột gia cầm nói chung và ở vịt nói riêng gồm nhiều loài thuộc lớp Trematoda Rudolphi, 1808. Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2011) [15], vị trí của các loài sán lá ruột trong hệ thống phân loại động vật như sau: Ngành Plathelminthes Schneider, 1873 Lớp Trematoda Rudolphi, 1808 Phân lớp Digenea Van Beneden, 1858 Bộ Echinostomida Skrjabin et Schulz, 1937 Phân bộ Echinostomata Skrjabin et Schulz, 1937 Họ Echinostomatidae Poche, 1926 Phân họ Echinostomatinae Odhner, 1911 Giống Echinostoma Rudolphi, 1809 Loài Echinostoma revolutum Frolich, 1802 Loài Echinostoma miyagawai Ishu, 1932 Loài Echinostoma robustum Yamaguti, 1935 Loài Echinostoma paraulum Dietz, 1909 Giống Echinoparyphium Dietz, 1909 Loài Echinoparyphium recurvatum Linstaw, 1873 4 Loài E. paracinctum BychowskajaPawlowskaja, 1953 Loài E. nordiana Baschkirova, 1941 Phân họ Hypoderaeinae Skrjabin et Baschkirova, 1956 Giống Hypoderaeum Dietz, 1909 Loài Hypoderaeum conoideum Bloch, 1872 Họ Echinochasmidae Odher, 1910 Giống Echinochasmus Dietz, 1909 Loài Echinochasmus beleocephalus Linstovv, 1873 Loài Echinochasmus japonicus Tanabe, 1926 Bộ Notocotylida Skrjabin et Schuslz, 1937 Phân bộ Notocotylada Skrjabin et Schuslz, 1937 Họ Notocotylidae Luhe, 1909 Giống Notocotylus Diesing, 1839 Loài Notocotylus aegyptiacus Odhner, 1905 Loài Notocotylus indiens Lal, 1935 Loài Notocotylus intestinalis Tubangui, 1932 Giống Catatropis Odhner, 1905 Loài Catatropis verrucosa Fröhlich, 1978 Bộ Opisthorchida La Rue, 1957 Phân bộ Opisthorchiada La Rue, 1957 Họ Haplorchidae Looss, 1899 Giống Procerovum Onji etNishio, 1916 Loài Procerovum cheni Hsii, 1950 Bộ Plagiorchiida La Rue, 1957 Phân bộ Plagiorchiata La Rue, 1957 Họ Microphallidae Travassos, 1920 Giống Microphallus Ward, 1901 Loài Microphallus pseudogonocotyla Chen, 1944 5 Giống Levinseniella Stile et Hassall, 1901 Loài Levinseniella cryptacetabula Oschmarin, 1970 Giống Maritrema Nicoll, 1907 Loài Maritrema subdolum Jagerakiold, 1909 Ký sinh và gây bệnh cho vịt gồm có những loài phổ biến: Echinostoma revolutum, Echinostoma miyagawai, Echinostoma paraulum, Echinostoma robustum, Echinoparyphium recurvatum, Hypoderaeum conoideum (Phạm Sỹ Lăng và cs. (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs. (2006) [34]. Phan Thế Việt và cs. (1977) [41], Nguyễn Thị Lê (1995) [24], Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [25], Nguyễn Thị Lê (2000) [27] đã ghi nhận, có 18 loài sán lá ruột ký sinh, gây bệnh cho vịt ở Việt Nam, phân bố rộng ở khắp các địa phương, gồm có các loài sau: - Echinostoma revolutum Frolich, 1802. Nơi phát hiện: Hà Đông (1940), Lạng Sơn (1962), Lại Châu, Sơn La (1963), Yên Bái, Cao Bằng (1965), Nam Định (1969), Bắc Thái (1969 - 1971), Hà Nội (1971) và Nam Định (1973). - Echinostoma miyagawai Ishu, 1932. Nơi phát hiện: Lạng Sơn (1962), Thanh Hoá (1964), Hải Phòng (I960), Bắc Thái (1969 - 1971), Nam Hà (1971), Hà Bắc (1973 - 1974), Hà Tĩnh (1974). - Echinostoma paraulum Dietz, 1909. Nơi phát hiện: Lạng Sơn (1962), Hải Phòng (1960), Bắc Thái (1969 - 1971), Hà Nội (1971), Nam Hà (1971), Hà Bắc (1974), Hà Tĩnh (1974). - Echinostoma robustum Yamaguti, 1935. Nơi phát hiện: Hải Phòng (1960), Tuyên Quang, Sơn La (1963), Thanh Hoá (1964), Cao Bằng, Lạng Sơn (1962), Bắc Thái (1969 - 1971), Nam Hà (1971), Hà Bắc (1974), Hà Tĩnh (1974). - Echinoparyphium nordiana Baschkirova, 1941. Nơi phát hiện: Hà Bắc (1974). - Echinoparyphium recurvatum Linstaw, 1873. Nơi phát hiện: Hải Phòng (1960), Lạng Sơn (1962), Sơn La (1963), Thanh Hoá (1964), Yên Bái (1964), Bắc Thái (1969 - 1971), Hà Bắc (1973 - 1974), Hà Tĩnh (1974). 6 - Echinoparyphium paracinctum Bychowskaja - Pawlowskaja, 1953. Nơi phát hiện: Hà Nội (1971), Nam Hà (1971). - Hypoderaeum conoideum Bloch, 1872. Nơi phát hiện: Lạng Sơn (1962), Sơn La (1963), Thanh Hoá (1964), Cao Bằng (1965), Hà Nội (1971), Hà Bắc (1973 - 1974), Hà Tĩnh (1974). - Echinochasmmus beleocephalus Linstow, 1873. Nơi phát hiện: Hải Phòng (1960), Hà Nội (1971), Hà Bắc (1973). - Echinochasmus japonicus Tanabe, 1926. Nơi phát hiện: Yên Bái (1964) Hà Bắc (1973). - Notocotylus aegyptiacus Odhner, 1905. Nơi phát hiện: Hải Phòng. - Notocotylus indicus Lal, 1935. Nơi phát hiện: Hải Phòng, Nam Hà. - Notocotylus intestinalis Tubangui, 1932. Nơi phát hiện: toàn quốc. - Catatropis verrucosa Fröhlich, 1978. Nơi phát hiện: toàn quốc. - Procerovum chen Hsii, 1950. Nơi phát hiện: Hà Nội, Nam Hà. - Microphallus pseudogonocotyla Chen, 1944. Nơi phát hiện: Hải Phòng. - Levinseniella cryptacetabula Oschmarin, 1970. Nơi phát hiện: Hà Bắc, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Hà. - Maritrema subdolum Jagerakiold, 1909. Nơi phát hiện: Hà Tây, Hà Nội, Nghệ An, Thừa Thiên Huế. Saijuntha W. và cs. (2011b) [61] cho biết : Echinostomatidae là ký sinh trùng phổ biến ký sinh ở đường ruột gây bệnh cho cả người và động vật tên toàn thế giới. Trong đó 2 loài Echinostoma revolutum và Echinoparyphium recurvatum thường gây bệnh cho gia cầm và các loài chim, thậm chí ở cả con người. 1.1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo của một số loài sán lá ruột ký sinh phổ biến ở vịt Theo Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [25], sán lá ruột cơ thể dẹt, có dạng hình lá, có 2 giác bám: giác miệng và giác bụng. Kích thước cơ thể rất biến đổi, bé nhất khoảng vài mm và lớn nhất không vượt quá 2cm. Cơ thể phủ lớp tiểu bì (gai cutin), 7 xung quanh giác miệng có móc kitin lớn. Các giác bám, móc bám, gai, vẩy giúp sán bám chắc vào ruột của vật chủ. Sán lá không có hệ tuần hoàn và hô hấp. Nội quan gồm có hệ tiêu hoá, bài tiết, thần kinh và sinh dục. * Loài Echinostoma revolutum (Frohlich, 1802) Dietz, 1908 Nguyễn Thị Lê và cs. (1993) [23], Nguyễn Thị Lê (2000) [27] đã mô tả loài Echinostoma revolutum như sau: Chiều dài trung bình cơ thể dao động từ 5,72 - 6,98mm, chiều rộng từ 1,12 l,42mm. Tuy nhiên, có nhiều cá thể đạt kích thước 10,32 - 13,32 x 2,40 - 2,50mm. Viền cổ rộng 0,73 - l,03mm. Có 37 móc gồm 15 móc lưng xếp thành 2 hàng, kích thước 0,101- 0,109 x 0,025mm. Mỗi thùy bên có 6 móc (0,093 - 0,126 x 0,029mm) và 5 móc thùy bụng (0,093 - 0,122 x 0,025mm). Kích thước giác miệng 0,23 - 0,44 x 0,27 - 0,45mm. Trước hầu dài 0,13 - 0,16mm. Hầu có kích thước 0,15 - 0,37 x 0,15 - 0,27mm. Thực quản dài 0,86 - 1,14mm. Giác bụng phát triển, kích thước 0,69 - 1,22 x 0,69 - 1,18mm. Hai nhánh ruột kéo dài về mút sau cơ thề. Tinh hoàn hình ô van hoặc hơi phân thùy theo chiều dọc. Kích thước tinh hoàn trước 0,34 - 1,41 x 0,43 - l,06mm, tinh hoàn sau 0,36 - 1,41 x 0,34 - l,04mm. Túi sinh dục nằm ở mặt lưng ở nửa truớc giác bụng, bên trong có túi chứa tinh hình ống. Kích thước túi sinh dục 0,234 - 0,453 x 0,069 - 0,314mm. Buồng trứng tròn hoặc ô van, nằm trước tinh hoàn, kích thước 0,18 - 0,43 x 0,25 - 0,645mm. Thể Mehlis nằm ngay sau buồng trứng và có kích thuớc lớn hơn buồng trứng. Tuyến noãn hoàng nằm hai bên cơ thể, bắt đầu từ phía sau giác bụng kéo dài đến mút sau cơ thể, không che lấp hai mút nhánh ruột và khoảng trống phía sau tinh hoàn. Tử cung tương đối dài, chứa nhiều trứng. Trứng hình ô van, màu vàng sáng, kích thước 0,076 - 0,105 x 0,051 - 0,084mm. Ống bài tiết chính ở phần sau cơ thể, gấp khúc 1 - 2 vòng trước lỗ thoát. Ở những sán già, tử cung không còn trứng, các cơ quan sinh dục như buồng trứng, tinh hoàn, tuyến noãn hoàng có xu hướng teo đi. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs. (2006) [34], loài Echinostoma revolutum dài 3 - 13mm, rộng 0,88 - 2mm, vành khăn có 35 - 37 móc 8 nhỏ. Tử cung xếp có thứ tự, ngay sau giác bụng và chứa nhiều trứng. Trứng hình bầu dục, dài 0,009 - 0,132mm, rộng 0,05 - 0,073mm, màu vàng, một đầu trứng có nắp. Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) [36] cho biết: Sán dài 10 - 22mm, rộng 2 - 2,5mm. Thân có màu hồng hay đỏ nhạt, dẹt, đoạn trước có chỗ thu hẹp lại thành cái cổ. * Loài Echinostoma miyagayvai Ishu, 1932 Theo Nguyễn Thị Lê và cs. (1993) [23], (1996) [25], (2000) [27], loài này có hình thái cấu tạo như sau: Cơ thể dài 6,9 - 12,0mm, rộng nhất ở vùng tử cung và tinh hoàn 0,77 2,32mm. Bề mặt phía trước cơ thể đến ngang buồng trứng phủ gai nhỏ. Viển cổ rộng 0,54 - 0,67mm, có 37 móc gồm 13 móc lưng xếp thành 2 hàng, 7 móc bên và 5 móc thùy bụng mỗi bên. Kích thước móc bên 0,89 - 0,093 x 0,23mm, móc thùy bụng 0,089 - 0,096 x 0,023mm. Giác miệng 0,19 - 0,23 x 0,21 - 0,29mm. Giác bụng 0,57 - 0,91 x 0,57 0,63mm, nằm gần ở 1/4 chiều dài cơ thể. Trước hầu dài 0,075 - 0,084mm. Hầu 0,230 - 0,320 x 0,251 - 0,258mm. Thực quản dài 0,77 - 0,93mm. Hai nhánh ruột kéo dài về mút sau cơ thể, thường bị tuyến noãn hoàng che lấp. Túi sinh dục nằm chính giữa nhánh ruột chẻ đôi và giác bụng, đáy túi kéo dài đến giữa giác bụng, kích thước 0,32 - 0,49 x 0,21 - 0,32mm. Tinh hoàn phân thùy, hình dạng rất biến đổi, thường từ 3 - 7 thùy sâu. Kích thước tinh hoàn trước 0,39 - 0,62 x 0,36 - 0,49mm. Buồng trứng hình ô van, kích thước 0,27 - 0,36 x 0,27 - 0,3 8mm. Thể Mehlis nằm ngay sau buồng trứng, kích thước 0,19 - 0,39 x 0,23 - 0,25mm. Tuyến noãn hoàng nằm hai bên cơ thể, bắt đầu từ phía sau giác bụng, kéo dài đến mút sau cơ thể và lấp đầy khoảng trống phía sau tinh hoàn, che lấp cả 2 mút ruột, ống bài tiết thẳng, không gấp khúc ở phần cuối cơ thể. Tử cung phát triền, chứa nhiều trứng, kích thước trứng 0,089 - 0,093 x 0,053 - 0,056mm. 9 * Loài Echinostoma paraulum Dietz, 1909 Kích thước từ 6 - l0mm x 0,8 - l,4mm, vòng gai miệng gồm 37 gai, 27 gai nằm ở vòng phía lưng và hai cạnh bên mỗi bên 5 gai. Giác miệng đường kính 0,25 - 0,3mm giác bụng 0,72 - 0,88mm ở khoảng cuối 1/4 thân trước. Thực quản dài 0,4 - 0,6mm. Hai tinh hoàn xếp trên dưới nhau, cái trên thường có 3 thuỳ, cái dưới 4 thuỳ. Buồng trứng ở ngay sát trước tinh hoàn. Kích thước trứng 0,100 x 0,070mm (Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái, 1978 [36]). * Loài Echinoparyphium recurvatum Linstow, 1873 Theo Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [25], (2000) [27], loài này có kích thước cơ thê bé, dài 2,48mm, rộng 0,45mm (ở vùng giác bụng). Bề mặt cơ thể ở phía trước đến ngang giác bụng phủ gai cutin lớn. Viền cổ có 45 móc, mỗi thùy bụng có 4 móc, kích thước 0,044 - 0,065 x 0,009 - 0,012mm. Còn lại 37 móc xếp thành 2 hàng, kích thước 0,042 - 0,049 x 0,009mm. Giác miệng 0,008 x 0,105mm. Hầu 0,088 x 0,084mm. Giác bụng tròn, nằm ở 1/3 chiều dài cơ thể, kích thước 0,297 x 0,258mm. Thực quản dài 0,28mm, hai nhánh ruột kéo dài đến mút sau cơ thể. Túi sinh dục hình bầu dục, nằm giữa nhánh ruột chẻ đôi và giác bụng, kích thước 0,252 x 0,105mm. Tinh hoàn hình ô van, cái này nằm sau cái kia ở nửa sau cơ thể. Tinh hoàn trước 0,297 x 0,193mm, tinh hoàn sau 0,320 x 0,172mm. Buồng trứng tròn hoặc hình ô van, nằm trước tinh hoàn, đường kính 0,127mm. Thể Mehlis lớn, nằm giữa buồng trứng và tinh hoàn trước. Tuyến noãn hoàng gồm nhiều bao noãn lớn kéo dài từ sau giác bụng đến gần mút cơ thể. Tử cung ngắn, chứa ít trứng, kích thước trứng 0,077 - 0,084 x 0,051 mm. Phạm Sỹ Lăng và cs. (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs. (2006) [34] mô tả loài Echinoparyphium recurvatum: Dài 2 - 5mm, rộng 0,4 - 0,85mm. Phần trước thân có những gai cuticun nằm thứ tự xen kẽ nhau. Đầu sán có cấu tạo vành khăn hình quả thận, đường kính 0,220 - 0,385mm. Trứng có màu vàng nâu, hình bầu dục, 10 vỏ nhẵn, một đầu trứng có nắp, đầu còn lại có chồi nhỏ. Kích thước trứng từ 0,082 0,098 x 0,053 - 0,061 mm. * Loài Echinoparyphium paracinctum Bychowskaja - Pawlowskaja, 1953 Cơ thể sán dài 6,0mm, rộng 1,0mm. Bề mặt cơ thể ở phía trước đến mép sau giác bụng phủ gai bé. Viền cổ rộng 0,37 - 0,48mm, có 43 móc xếp thành 2 hàng, kích thước 0,064 x 0,012mm. Mỗi thùy bụng có 5 móc. Giác miệng nhỏ hơn giác bụng 5 - 5,5 lần. Giác bụng 0,26 - 0,39 x 0,26 - 0,36mm. Túi sinh dục kéo dài đến giữa giác bụng, kích thước 0,213 - 0,267 x 0,100 0, 120mm. Tinh hoàn hình bầu dục, kích thuớc 0,26 - 0,406 x 0,13 - 0,21mm. Buồng trứng hình ô van, kích thước 0,23 x 0,13mm. Tử cung chứa 7 - 19 trứng, kích thước trứng 0,096 - 0,106 x 0,053mm. * Loài Echinoparyphium nordiana Baschkirova, 1941 Theo mô tả của Nguyễn Thị Lê và cs. (2000) [27], kích thước cơ thể trung bình của loài này là 4,88 - 5,93 x 1,04 - 1,11 mm. Viền cổ rộng 0,418mm, có 37 móc, mỗi bên có 5 móc thùy bụng, kích thước 0,070 - 0,075 x 0,013 - 0,016mm. Móc lưng xếp 2 hàng, kích thước 0,069 x 0,015mm. Móc bên xếp một hàng, kích thước 0,070 x 0,013mm. Bề mặt của cơ thể từ mút trước đến giác bụng hoặc mép sau buồng trứng phủ gai nhỏ. Giác miệng 0,124 - 0,138 x 0,165 - 0,179mm. Trước hầu dài 0,041 - 0,055mm. Hầu 0,124 - 0,165 x 0,151 - 0,165mm. Thực quản dài 0,207 - 0,276mm. Hai nhánh ruột kéo dài về mút sau cơ thể. Giác bụng tròn, đường kính 0,621 - 0,662mm. Túi sinh dục lớn, hình ô van, kích thước 0,368 - 0,414 x 0,234mm, nằm giữa nhánh ruột chẻ đôi và giác bụng. Tinh hoàn hình ô van hoặc gần tròn, cái nọ trước cái kia ở phần sau cơ thể. Tinh hoàn trước 0,455 - 0,469 x 0,621- 0,662mm, tinh hoàn sau 0,441 - 0,469 x 0,386 - 0,414mm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan