Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tập luyện của võ sinh tại ...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc trung tâm thể dục thể thao quận 9, thành phố hồ chí minh​

.PDF
119
110
61

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN HỒNG SANG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC TẬP LUYỆN CỦA VÕ SINH TẠI CÁC CÂU LẠC BỘ VÕ THUẬT THUỘC TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành : 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN HỒNG SANG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC TẬP LUYỆN CỦA VÕ SINH TẠI CÁC CÂU LẠC BỘ VÕ THUẬT THUỘC TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành : 60340102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Nguyễn Đình Luận Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày…. tháng năm 2018 Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 TS. Lê Quang Hùng Chủ tịch 2 TS. Nhan Cẩm Trí Phản biện 1 3 PGS.TS. Lê Thị Mận Phản biện 2 4 TS. Hoàng Trung Kiên Ủy viên 5 TS. Trần Thanh Toàn Ủy viên, thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có) Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2018 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGUYỄN HỒNG SANG Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 05 tháng 05 năm 1992 Nơi sinh: TP.Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1641820195 I- Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. II- Nhiệm vụ và nội dung: Xác định các nhân tố tác động đến động lực động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh Đưa ra một số hàm ý nhằm nâng cao động lực động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh III- Ngày giao nhiệm vụ: : 09/10/2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/03/2018 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS TS. Nguyễn Đình Luận CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS TS. Nguyễn Đình Luận KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Hồng Sang ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh và Khoa đào tạo sau đại học cùng toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có thể tiếp thu những kiến thức quý báu trong suốt 2 năm học. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, các em học sinh và Ban Giám đốc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cung cấp các thông tin để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu. Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn chân thành đến người hướng dẫn thầy: PGS.TS. Nguyễn Đình Luận, người đã tận tình hướng dẫn cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu. Lời cuối cùng, tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp đến Ban Giám đốc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, quý thầy cô trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Chúc quý thầy cô sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 03 năm 2018 Học viên thực hiện Nguyễn Hồng Sang iii TÓM TẮT Luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Từ những kết quả nghiên cứu về động cơ tham gia tập luyện của võ sinh tại các Câu lạc bộ võ thuật Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, qua đó đưa ra những đánh giá các yếu tố tác động đến động cơ tập luyện, đưa ra các ý kiến để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động như giới thiệu và quảng bá hình ảnh của các Câu lạc bộ võ thuật ra ngoài trung tâm để thu hút nhiều đối tượng với những lứa tuổi khác nhau đến tập luyện tại các Câu lạc bộ, xây dựng và lên kế hoạch tập luyện phù hợp với từng lứa tuổi khác nhau nhằm đảm bảo mang lại sức khỏe cho người tập, thường xuyên tổ chức các giải đấu và giao lưu giữa các CLB võ thuật trong trung tâm với nhau, giữa CLB võ thuật của trung tâm với CLB võ thuật ở những nơi khác trong thành phố để các võ sinh được học hỏi thêm và thỏa mãn sở thích của mình, cải thiện và nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ tập luyện, thay thế những dụng cụ đã hỏng hoặc quá cũ để đảm bảo an toàn khi tập luyện và thi đấu. Từ những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, sẽ giúp ích cho sự hoạt động và phát triển các câu lạc bộ võ thuật đang hoạt động nơi đây. iv ABSTRACT The thesis research the factors that influence practice of student motivation at martial arts clubs at the sports center in District 9, Ho Chi Minh City. From the results of research on motivation to participate in the training of students at martial arts clubs at the sports center in District 9, Ho Chi Minh City, It provides an assessment of the factors that affect the motivation give feedback to improve the quality as well as performance such as introducing and promoting images of martial arts clubs at the sports center in District 9, Ho Chi Minh City to attract many objects with different ages to ensure health to practitioner. Regularly organized tournaments and exchange between martial arts clubs in the center with each other, between the club's martial arts club and martial arts club in other parts of the city for the students to learn more and satisfy your hobby. Improve and improve facilities, equipment and training equipment, replacement of broken tools or too old to ensure safety when practicing and compete. To the thesis research the factors that influence practice of student motivation at martial arts clubs at the sports center in District 9, Ho Chi Minh City. Will help the operation and develop active martial arts clubs here. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ANOVA : Phân tích phương sai. DTPT : Đào tạo và phát triển. DLTL : Động lực tập luyện. EFA : Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá). QHVS : Quan hệ võ sinh. Sig. : Mức ý nghĩa. SPSS : Phần mềm phân tích số liệu thống kê. TCTL : Sự tự chủ trong tập luyện. TN : Thu nhập. TT.TDTT : Trung tâm Thể dục thể thao. VIF : Hệ số phóng đại phương sai. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng Bảng 3.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Bảng 4.1: Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Huấn luyện viên Bảng 4.2: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Cơ sở vật chất - trang thiết bị Bảng 4.3: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Sức khỏe (Lần 1) Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Sức khỏe (Lần 2) Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Sở thích Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Ảnh hưởng (Lần 1) Bảng 4.7: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Ảnh hưởng (Lần 2) Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Ảnh hưởng (Lần cuối) Bảng 4.9: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Tạo động lực chung Bảng 4.10: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ nhất Bảng 4.11: Bảng phương sai trích lần thứ nhất Bảng 4.12: Kết quả phân tích nhân tố EFA Bảng 4.13: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Bảng 4.14: Phân tích phương sai ANOVA Bảng 4.15: Các thông số thống kê trong mô hình hồi quybằng phương pháp Enter Bảng 4.16 : Vị trí mức độ quan trọng của các nhân tố theo mức độ giảm dần Bảng 4.17: Bảng so sánh giá trị trung bình về võ sinh nam và võ sinh nữ Bảng 4.18: Bảng so sánh giá trị trung bình về các câu lạc bộ Bảng 4.19: Bảng so sánh giá trị trung bình về độ tuổi Bảng 4.20: Bảng so sánh giá trị trung bình về học vấn Bảng 4.21: Bảng so sánh giá trị trung bình về thu nhập Bảng 4.22: Bảng so sánh giá trị trung bình về thời gian rảnh Bảng 4.23: Bảng so sánh giá trị trung bình về thời gian thích hợp vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1: Hệ thống nhu cầu của Abraham Maslow Hình 2.2: Sơ đồ chu trình “nhân - quả” của Victor Vroom Hình 2.3: Mô hình lý thuyết về động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 Hình 3.1 Mô hình lý thuyết (sau khi thảo luận nhóm) về động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 Hình 3.3.: Số lượng võ sinh tại từng câu lạc bộ Hình 3.4: Giới tính của võ sinh được khảo sát Hình 3.5: Độ tuổi của võ sinh được khảo sát Hình 3.6: Trình độ học vấn của võ sinh được khảo sát Hình 3.7: Thu nhập hàng tháng của võ sinh được khảo sát Hình 3.8: Thời gian thích hợp cho việc tham gia hoạt động TDTT Hình 3.9: Thời gian rảnh rỗi trong ngày Hình 4.1: Mô hình chính thức về các nhân tố tác động đến động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 Hình 4.2: Mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh về tạo động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................... iii ABSTRACT ............................................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH............................. vii MỤC LỤC ............................................................................................................. viii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .............................................................1 1.1 Ý NGHĨA VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ..1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................2 1.2.1 Mục tiêu lý luận ................................................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu thực tiễn ............................................................................................................. 2 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................................... 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................................ 3 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................3 1.4.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 3 1.5 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................4 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................6 ix 2.1 GIỚI THIỆU TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO QUẬN 9 VÀ CÁC CÂU LẠC BỘ VÕ THUẬT TRỰC THUỘC TRUNG TÂM .............................6 2.1.1 Hình thành và cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 6 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ ....................................................................................................... 7 2.1.3 Các câu lạc bộ võ thuật trực thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 .......... 8 2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................8 2.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thể dục thể thao quần chúng .................. 8 2.2.2 Khái niệm về câu lạc bộ ................................................................................................ 11 2.2.3 Động lực tham gia hoạt động thể thao ...................................................................... 13 2.2.4 Đặc điểm của động lực .................................................................................................. 15 2.2.5 Một số học thuyết về tạo động lực trong tập luyện ............................................... 15 2.3 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................20 2.3.1 Các mô hình và công trình nghiên cứu nước ngoài ............................................... 21 2.3.2 Các mô hình và công trình nghiên cứu trong nước ............................................... 23 2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT .................................26 2.4.1 Mô hình nghiên cứu: ...................................................................................................... 26 2.4.2 Giả thuyết cho mô hình nghiên cứu ........................................................................... 27 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................28 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................29 3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................................29 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 29 3.1.2 Nghiên cứu định tính ..................................................................................................... 29 3.1.3 Nghiên cứu định lượng ................................................................................................. 31 3.1.4 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................................... 32 x 3.1.5 Thiết kế bảng câu hỏi .................................................................................................... 33 3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO ..............................................................................34 3.2.1 Thang đo lường nhân tố Huấn luyện viên ............................................................... 34 3.2.2 Thang đo lường nhân tố Cơ sở vật chất - trang thiết bị ..................................... 34 3.2.3 Thang đo lường nhân tố sức khỏe .............................................................................. 34 3.2.4 Thang đo lường nhân tố sở thích ................................................................................ 35 3.2.5 Ảnh hưởng bên ngoài ................................................................................................... 35 3.2.6 Thang đo lường Tạo động lực làm việc chung ....................................................... 35 3.3 THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG .............................................36 3.3.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng ............................................................ 36 3.3.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ................................................................................ 37 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................43 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................44 4.1 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO ................................................................................44 4.1.1 Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Huấn luyện viên (HL) ......................... 45 4.1.2 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Cơ sở vật chất - trang thiết bị (CSVC)….. ................................................................................................................................. 45 4.1.3 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Sức khỏe (SK) .................................... 46 4.1.4 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Sở thích (ST) ....................................... 47 4.1.5 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Ảnh hưởng (AH) ............................... 48 4.1.6 Cronbach’s Alpha của thang đo Tạo động lực tập luyện của các võ sinh (TĐLC)………… .................................................................................................................... 50 4.2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)..............................................50 4.2.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần thứ nhất .................................................... 51 4.2.2 Kết luận phân tích nhân tố khám phá mô hình đo lường ..................................... 54 xi 4.3 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN ..................55 4.3.1 Phân tích mô hình........................................................................................................... 55 4.3.2 Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9……… ............................................................................................................................ 59 4.4. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC NHAU CỦA TỪNG NHÂN TỐ .........................60 4.4.1.Kiểm tra sự khác nhau về võ sinh nam và võ sinh nữ....................................60 4.4.2.Kiểm tra sự khác nhau về các câu lạc bộ .......................................................61 4.4.3.Kiểm tra sự khác nhau về độ tuổi...................................................................61 4.4.4.Kiểm tra sự khác nhau về học vấn .................................................................62 4.4.5.Kiểm tra sự khác nhau về thu nhập ................................................................63 4.4.6.Kiểm tra sự khác nhau về thời gian rảnh .......................................................63 4.5. KIỂM TRA SỰ KHÁC NHAU VỀ THỜI GIAN THÍCH HỢP ................64 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................65 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ....................................................................................66 5.4. KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU ...................................................................66 5.4.1.Nhân tố huấn luyện viên ............................................................................................... 66 5.4.2.Nhân tố cơ sở vật chất ................................................................................................... 66 5.4.3.Nhân tố Sức khỏe ........................................................................................................... 67 5.4.4.Nhân tố Sở thích ..............................................................Error! Bookmark not defined. 5.4.5.Nhân tố Ảnh hưởng bên ngoài .................................................................................. 67 5.5. ĐỀ XUẤT CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ ...........................................................68 5.5.1.Nâng cao chất lượng huấn luyện viên....................................................................... 68 5.5.2.Phát triển, kích thích Sở thích tập luyện võ thuật .................................................. 69 5.5.3.Đảm bảo cơ sở vật chất luyện ở điều kiện tốt ......................................................... 70 xii 5.5.4.Tạo môi trường và điều kiện tập luyện hiệu quả nâng cao Sức khỏe .............. 70 5.5.5.Nâng cao sức ảnh hưởng từ bên ngoài đến võ sinh ............................................... 71 5.6. CÁC HẠN CHẾ VÀ NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .....................................71 5.7. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................72 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................74 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Ý NGHĨA VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng,.. Vận động Thể dục thể thao (TDTT) là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng của nước nhà, đó chính là quan điểm của Đảng ta về phát triển sự nghiệp TDTT Việt Nam (Chỉ thị số 106-CT/TW ngày 02 tháng 10 năm 1958 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác thể dục thể thao) và cũng là lời khuyến cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn dân ta trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục từ những ngày đầu tiên xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Dân cường thì nước thịnh”. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn không ngừng quan tâm, chỉ đạo ngành TDTT nước nhà nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng này. Nhận thức được tầm quan trọng của TDTT ngày nay. Ban bí thư trung ương đảng đã ra chỉ thị 36CP/TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới là: "Phát triển rộng rãi thể thao quần chúng từng bước xây dựng thể thao đỉnh cao". Bên cạnh đó ủy ban TDTT nay là bộ văn hóa thể thao và du lịch đã xác định: "Thể thao thành tích cao là một trong những nhiệm vụ chiến lược của ngành. Nhằm mục tiêu nhanh chóng tiếp cận với trình độ thể thao khu vực đồng thời từng bước hòa nhập vào trình độ thể thao Châu Á và Thế Giới". Cùng với sự phát triển của xã hội ngành TDTT nước ta đang bừng bước phát triển mạnh mẽ về số lượng lẫn chất lượng, phong trào TDTT phát triển rộng khắp cả nước với nhiều môn thể thao như: bóng đá, điền kinh, bóng chuyền, cầu lông,.. Khi nói đến thể thao không thể không nhắc đến môn võ thuật, nó giúp mang lại sức khỏe cho người tập, nâng cao đức – trí - thể - mỹ, là một môn thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi người. Trong xu thế phát triển của xã hội, trào lưu chung thì Trung tâm TDTT Quận 9 đã mở ra Câu lạc bộ (CLB) võ thuật để thỏa mãn nhu cầu đó. CLB võ thuật Trung tâm TDTT Quận 9 sinh hoạt vào các buổi tối vào lúc 18h – 20h từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, gồm các CLB: Taekwondo, Karatedo, 2 Vovinam, Võ cổ truyền, Judo, Pencaksilat, Muay- Boxing- Wushu. Tham gia những CLB này học viên không chỉ được hướng dẫn bởi các võ sư giỏi, giàu kinh nghiệm mà còn gúp các bạn rèn luyện thân thể, khả năng tự vệ… Các CLB thu phí theo sự chỉ đạo của Trung tâm TDTT Quận 9, hiện nay các CLB cùng với Trung tâm đã thống nhất với nhau là học phí ở mức 100.000đ/tháng/học viên. Mỗi CLB có khoảng 20 đến 30 học viên. Các môn võ được tập luyện tại sân đa năng Trung tâm TDTT Quận 9. Những CLB trên được xây dựng dựa trên nhu cầu tập luyện của những bạn yêu thích võ thuật cũng như những nhu cầu khác của nhà quản lý Trung tâm TDTT Quận 9. Những nhu cầu đó hình thành nên những động cơ thúc đẩy các bạn đến với từng môn võ. Nhu cầu tập luyện của mỗi người là khác nhau và những nhu cầu đó được thỏa mãn từ những động cơ khác nhau, đó chính là vấn đề mà các nhà quản lý cần quan tâm và tìm hiểu xem nhu cầu và động cơ nào ảnh hưởng đến việc tham gia tập luyện võ thuật của các võ sinh tại CLB. Chính vì lý do trên mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh” 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu lý luận - Tìm hiểu bản chất về động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. - Các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.2 Mục tiêu thực tiễn - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 3 - Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất định hướng một số hàm ý quản trị để nâng cao động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: Tất cả võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng nhiều nguồn dữ liệu như:  Dữ liệu thứ cấp: các báo cáo kế hoạch hàng tháng, hàng quý, năm của Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.  Dữ liệu sơ cấp: điều tra khảo sát, thu thập và lấy ý kiến võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện nghiên cứu định lượng. 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. 1.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính  Dựa vào các tài liệu đã nghiên cứu từ các chuyên gia và các nghiên cứu khảo sát về mô hình động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 4  Lấy ý kiến thảo luận nhóm từ lãnh đạo, huấn luyện viên của các phòng chuyên môn, các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 1.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng  Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng để lượng hóa các yếu tố khảo sát võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.  Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến “Động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh”. 1.5 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Đề tài gồm 05 chương như sau:  Chương 1 Tổng quan về nghiên cứu: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu  Chương 2 Cơ sở lý thuyết: Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến động lực tập luyện.  Chương 3 Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu.  Chương 4 Kết quả nghiên cứu: Trình bày phương pháp phân tích, kết quả nghiên cứu.  Chương 5 Kết luận và đề nghị: Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan