Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở xã y tý, huyện bát xát, tỉnh lào cai...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở xã y tý, huyện bát xát, tỉnh lào cai

.PDF
113
155
64

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG MẠNH GIANG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC Ở XÃ Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG MẠNH GIANG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC Ở XÃ Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI Ngành: SINH THÁI HỌC Mã ngành: 8 42 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. SỸ DANH THƯỜNG THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Hoàng Mạnh Giang i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ tại khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS. Sỹ Danh Thường người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh học, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến bạn Bounnam XANGYAORN du học viên Lào và bạn Dịch Thị Phương Anh sinh viên khoa Sinh học - Trường ĐHSP Thái nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn toàn thể gia đình, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Mạnh Giang ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2 3. Giới hạn nghiên cứu.................................................................................................. 2 Chương 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 3 1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật, hệ thực vật ............................................... 3 1.1.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 3 1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................ 4 1.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên thế giới và ở Việt Nam. ................. 7 1.2.1. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên Thế giới ............................. 7 1.2.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ...................................... 9 1.3. Những nghiên cứu về các loài thực vật làm thuốc quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ................................................................................................................. 12 1.4. Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật và các loài thực vật làm thuốc ở tỉnh Lào Cai và khu vực nghiên cứu ....................................................... 12 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 14 2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 14 2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 14 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 14 2.3.1. Phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn ............................................. 14 2.3.2. Phương pháp thu mẫu thực vật ......................................................................... 15 2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu vật ....................................................................... 15 2.3.4. Phương pháp điều tra trong nhân dân ............................................................... 16 iii 2.3.5. Phương pháp xác định hoạt tính kháng khuẩn .................................................. 16 2.3.6. Phương pháp xác định công dụng làm thuốc theo nhóm chữa bệnh ................ 18 2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 18 Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU ... 19 3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................ 19 3.1.1. Vị trí địa lí, ranh giới ........................................................................................ 19 3.1.2. Địa hình............................................................................................................. 19 3.1.3. Khí hậu - thủy văn ............................................................................................ 20 3.1.4. Tài nguyên ........................................................................................................ 21 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................... 23 3.2.1. Dân cư, dân tộc ................................................................................................. 23 3.2.2. Thực trạng kinh tế - xã hội................................................................................ 23 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 28 4.1. Đa dạng các bậc taxon thực vật làm thuốc ở KVNC ........................................... 28 4.1.1. Đa dạng mức độ ngành ..................................................................................... 28 4.1.2. Đa dạng mức độ họ ........................................................................................... 30 4.1.3. Đa dạng mức độ chi .......................................................................................... 32 4.2. Đa dạng thành phần loài cây thuốc trong các kiểu TTV nghiên cứu .................. 33 4.2.1. Đa dạng cây thuốc trong trạng thái thảm cỏ ..................................................... 34 4.2.2. Đa dạng cây thuốc trong trạng thái thảm cây bụi ............................................. 37 4.2.3. Đa dạng cây thuốc trong trạng thái rừng thứ sinh ............................................ 39 4.2.4. Đa dạng cây thuốc trong trạng thái rừng nguyên sinh bị tác động ................... 42 4.3. Đa dạng về thành phần dạng sống thực vật làm thuốc ........................................ 45 4.4. Đa dạng về các bộ phận làm thuốc của các loài cây thuốc .................................. 47 4.5. Tình hình sử dụng cây thuốc ở địa phương ......................................................... 49 4.6. Danh sách các loài cây thuốc quý hiếm tại khu vực nghiên cứu. ........................ 52 4.7. Hình thái và hoạt tính kháng khuẩn của loài cây Tống quán sủ trong khu vực nghiên cứu ................................................................................................................... 56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 66 PHỤ LỤC................................................................................................................... 71 iv DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ B : Thân bụi cau : Thân cau CR : Rất nguy cấp DTTN : Diện tích tự nhiên EN : Nguy cấp G : Thân gỗ IA : Thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại IIA : Thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại KVNC : Khu vực nghiên cứu L : Thân leo NĐ 32 : Nghị định 32/2006/NĐ - CP của Chính phủ Nxb : Nhà xuất bản ODB : Ô dạng bản OTC : Ô tiêu chuẩn Ps : Phụ sinh RNS : Rừng nguyên sinh bị tác động RTS : Rừng thứ sinh SĐVN : Sách đỏ Việt Nam SL : Số lượng TCB : Thảm cây bụi Th : Thân thảo TL : Tỉ lệ tre : Thân tre TTV : Thảm thực vật UBND : Ủy ban nhân dân UNESCO : Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc VU : Sẽ nguy cấp WHO : Tổ chức Y tế thế giới iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. So sánh tỉ lệ các họ, chi, loài cây thuốc với các họ, chi, loài của hệ thực vật ở khu vực nghiên cứu ................................................................ 28 Bảng 4.2. Phân bố cây thuốc trong các bậc taxon ở KVNC.................................... 29 Bảng 4.3. Số lượng họ, chi loài cây thuốc thuộc ngành Ngọc Lan ......................... 30 Bảng 4.4. Các họ cây thuốc trong khu vực nghiên cứu ........................................... 31 Bảng 4.5. Các chi cây thuốc trong khu vực nghiên cứu .......................................... 32 Bảng 4.6. Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc trong các kiểu TTV tại KVNC ........ 33 Bảng 4.7. Sự phân bố các họ, chi, loài trong trạng thái thảm cỏ ở khu vực nghiên cứu ............................................................................................... 34 Bảng 4.8. Sự phân bố các chi, họ, loài thuộc ngành Ngọc Lan trong trạng thái thảm cỏ .................................................................................................... 35 Bảng 4.9. Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở trạng thái thảm cây bụi tại khu vực nghiên cứu ................................................................................. 37 Bảng 4.10. Sự phân bố các chi, họ, loài thuộc nghành Ngọc Lan trong trạng thái thảm cây bụi ..................................................................................... 38 Bảng 4.11. Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở trạng thái rừng thứ sinh tại khu vực nghiên cứu ................................................................................. 40 Bảng 4.12. Sự phân bố các chi, họ, loài thuộc nghành Ngọc Lan trong trạng thái rừng thứ sinh tại khu vực nghiên cứu .............................................. 41 Bảng 4.13. Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở trạng thái rừng nguyên sinh bị tác động tại khu vực nghiên cứu ................................................. 43 Bảng 4.14. Sự phân bố các chi, họ, loài làm thuốc thuộc nghành Ngọc Lan trong trạng thái rừng nguyên sinh bị tác động tại khu vực nghiên cứu ................ 44 Bảng 4.15. Thành phần dạng sống thực vật làm thuốc ở KVNC .............................. 46 Bảng 4.16. Các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc ........................................ 48 Bảng 4.17. Một số cây thuốc thường dùng và khai thác để bán ................................ 50 Bảng 4.18. Các loài thuốc quý hiếm tại khu vực nghiên cứu .................................... 53 Bảng 4.19. Đường kính vòng vô khuẩn (mm) ........................................................... 57 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ bố trí OTC và ODB ở rừng nguyên sinh bị tác động, rừng thứ sinh .................................................................................................. 15 Hình 4.1. Số lượng các họ, chi, loài cây thuốc trong các taxon thực vật .............. 29 Hình 4.2. Số lượng họ, chi, loài thực vật làm thuốc trong các TTV ..................... 33 Hình 4.3. Phân bố các loài cây thuốc trong thảm cỏ ............................................. 35 Hình 4.4. Phân bố các loài cây thuốc Ngành Ngọc lan trong thảm cỏ ................. 36 Hình 4.5. Phân bố các loài cây thuốc trong thảm cây bụi ..................................... 37 Hình 4.6. Phân bố các loài cây thuốc Ngành Ngọc lan trong thảm cây bụi .......... 38 Hình 4.7. Phân bố các loài cây thuốc trong trạng thái rừng thứ sinh .................... 40 Hình 4.8. Phân bố các loài cây thuốc Ngành Ngọc lan trong rừng thứ sinh ......... 41 Hình 4.9. Phân bố các loài cây thuốc trong trạng thái rừng nguyên sinh ............. 43 Hình 4.10. Phân bố các loài cây thuốc Ngành Ngọc lan trong rừng nguyên sinh bị tác động ...................................................................................... 44 Hình 4.11. Thành phần dạng sống thực vật làm thuốc ở KVNC ............................ 46 Hình 4.12. Vòng tròn kháng khuẩn với chủng S. marcescens dịch chiết 24 giờ .... 58 Hình 4.13. Vòng tròn kháng khuẩn với chủng E. coli dịch chiết 24 giờ ................. 59 Hình 4.14. Vòng tròn kháng khuẩn với chủng S. marcescens dịch chiết 48 giờ .... 59 Hình 4.15. Vòng tròn kháng khuẩn với chủng E. Coli dịch chiết 48 giờ ................ 60 Hình 4.16. Vòng tròn kháng khuẩn với chủng B. subtilis dịch chiết 48 giờ ........... 60 Hình 4.17. Vòng tròn kháng khuẩn với chủng S. marcescens dịch chiết 72 giờ .... 61 Hình 4.18. Vòng tròn kháng khuẩn với chủng E. coli dịch chiết 72 giờ ................. 62 Hình 4.19. Vòng tròn kháng khuẩn với chủng B. subtilis dịch chiết 72 giờ ........... 62 vi MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, 3/4 lãnh thổ là đồi núi, có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Điều kiện tự nhiên đó đã thực sự ưu đãi cho đất nước và con người Việt Nam hệ sinh thái phong phú với tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2005 của Viện Dược liệu (2006) cho biết, ở Việt Nam có 3.948 loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Trong đó nhóm thực vật bậc cao có mạch có 3.870 loài. Những cây thuốc có giá trị sử dụng cao, có khả năng khai thác trong tự nhiên là những cây thuốc nằm trong danh mục 185 cây thuốc và vị thuốc thiết yếu của Bộ Y tế, cũng như những cây thuốc đang được thị trường dược liệu quan tâm gồm có 206 loài cây thuốc có khả năng khai thác [49]. Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế to lớn, hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào. Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều công ty, nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… từ dược liệu. Chính vì vậy, dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Theo kết quả điều tra đánh giá tại một số vùng trong cả nước, nuôi trồng sản xuất dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có thể thu nhận trên 100 triệu đồng/ha. Phát triển trồng cây thuốc đã giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 1954/QĐ-UBND ngày 24/06/2016, về việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Bát xát, tỉnh Lào Cai [47], với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, có giá trị kinh tế, tạo cảnh quan và xây dựng vùng trồng cây dược liệu có giá trị vào phục vụ thực tiễn [48]. 1 Khu vực nghiên cứu là xã Y Tý, huyện Bát Xát thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bát xát, tỉnh Lào Cai. Là khu vực giáp danh với biên giới Trung Quốc và là điểm du lịch lí tưởng (với Biển mây Y tý, đỉnh Lào Thẩn cao 2826m và Nhìu Cồ San cao 2966m). Do đó, các hoạt động khai thác tài nguyên rừng (cây thuốc, cây cảnh, rau rừng...) để bán cho khách tham quan và thương gia nước bạn Trung Quốc của nhân dân địa phương diễn ra rất gay gắt trong thời gian dài. Điều đó dẫn đến đa dạng sinh học nói chung và nguồn tài nguyên thực vật rừng nói riêng bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài có nguy cơ bị đe dọa cao [47]. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành chọn đề tài: “Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở tại xã Y tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” nhằm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn cây thuốc tại địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được tính đa dạng về hệ thực vật làm thuốc, thành phần loài, thành phần dạng sống trong một số kiểu thảm thực vật (rừng nguyên sinh bị tác động, rừng thứ sinh, thảm cây bụi, thảm cỏ) ở xã Y Tý. - Xác định được một số bài thuốc, tình hình sử dụng cây thuốc của dân tộc Hà Nhì và dân tộc Mông ở khu vực nghiên cứu. 3. Giới hạn nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc trong một số kiểu thảm thực vật ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. 4. Ý nghĩa của đề tài Đề tài góp phần bổ sung tư liệu cho khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát nói chung và xã Y Tý nói riêng, góp phần xây dựng các biện pháp bảo tồn và phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế. 2 Chương 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật, hệ thực vật 1.1.1. Trên thế giới Nghiên cứu thảm thực vật được các nhà khoa học quan tâm tiến hành từ khá sớm. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà các nhà khoa học sử dụng để phân loại là dựa trên những đặc trưng của thảm thực vật: phân loại dựa trên hình thái thảm thực vật, phân loại dựa trên động thái thảm thực vật hoặc đơn vị thảm thực vật. Có thể dựa trên môi trường vật lí quyết định các đặc trưng của thảm thực vật: phương pháp phân loại khí hậu, phương pháp phân loại địa lí tự nhiên. Với cách phân loại này, các nhà khoa học đã công bố một số công trình nghiên cứu về thảm thực vật. Warming (1896) với quan điểm dựa vào điều kiện sinh thái đã phân chia thảm thực vật thành các kiểu thảm thực vật thủy sinh, hạn sinh, ẩm sinh và trung sinh. Sennhicov (1941, 1964) đưa ra quan điểm phân loại rừng theo nơi sống của quần xã thực vật (theo Hoàng Chung, 1980 [12]). Braun-Blanquet (1928) là nhà khoa học tiêu biểu cho trường phái phân loại thảm thực vật theo thành phần thực vật và lấy đơn vị phân loại cơ bản là quần hợp (Association) ( theo Đỗ Khắc Hùng, Lê Ngọc Công (2013) [22]). Humboldt (1804-1859), Grisebach, Schimper (1898), Rubel (1926), Clements (1928), Schmithusen (1939), Walter (1960) và nhiều nhà nghiên cứu khác đã lấy hình dạng bề ngoài của quần thể thực vật là nhân tố cơ bản để phân loại thảm thực vật. Theo các tác giả, đặc điểm ngoại mạo được thể hiện tập trung ở dạng sống, bởi vì dạng sống không chỉ nói lên vẻ bề ngoài mà nó là kết quả của quá trình tác động qua lại lâu dài giữa cơ thể thực vật và môi trường ( theo Đỗ Khắc Hùng, Lê Ngọc Công (2013) [22]). Schimper (1898), đã chia thảm thực vật rừng nhiệt đới thành 3 quần hệ: quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi (theo Thái Văn Trừng, 1970 [46]). Champion H. G. (1936) đã chia các kiểu rừng ở Ấn Độ - Miến Điện thành 4 kiểu thảm thực vật theo nhiệt độ là: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và núi cao [53]. Maurand (1943), kỹ sư lâm nghiệp người Pháp đã chia thảm thực vật Đông Dương thành 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng trung gian. Theo bảng phân loại này vùng Đông Dương có 8 kiểu rừng [56]. 3 Trong thời kì Pháp thuộc, thực vật vùng Đông Dương được Lecomte. H. (1907 -1942) là nhà thực vật học người Pháp đã liệt kê được 7.004 loài thực vật bậc cao thuộc 1.850 chi, 289 họ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia trong bộ sách “Thực vật chí Đông Dương” [55]. Ramakrisnan (1981- 1992) khi nghiên cứu thảm thực vật sau nương rẫy ở vùng Tây Bắc Ấn Độ đã khẳng định chỉ số đa dạng loài rất thấp, chỉ số loài ưu thế đạt cao nhất ở pha đầu của quá trình diễn thế và giảm dần theo thời gian bỏ hóa (Phạm Hồng Ban, 1999 [4]). Longchun và cộng sự (1993) nghiên cứu về đa dạng thực vật ở hệ sinh thái nương rẫy tại Xishuang Bana tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã nhận xét khi nương rẫy bỏ hóa được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài; bỏ hóa 19 năm thì có 60 họ, 134 chi và 167 loài (Phạm Hồng Ban, 1999 [4]). 1.1.2. Ở Việt Nam Trước năm 1960, các công trình nghiên cứu về thảm thực vật chủ yếu được thực hiện bởi các tác giả người nước ngoài như: Chevalier (1918) [54], Maurand (1943), Dương Hàm Hy (1956); Rollet, Lý Văn Hội và Neay Sam Oil (1958), trong đó Chevalier (1918) đã đưa ra bảng phân loại thảm thực vật rừng Bắc Bộ Việt Nam với 10 kiểu (dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004 [38]). Từ năm 1960, Loschau [39] đã đưa ra một khung phân loại rừng theo trạng thái ở Quảng Ninh. Bảng phân loại này đã phân thành 4 trạng thái sau: Loại I: đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên đất này cần phải trồng rừng. Loại II: những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây và tỉa cây. Loại III: gồm tất cả các loại hình bị khai thác mạnh trở nên nghèo kiệt, tuy còn có thể khai thác lấy gỗ, củi, nhưng cần phải xúc tiến tái sinh, tu bổ cải tạo. Loại IV: gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu, chưa bị phá hoại, cần khai thác hợp lí. Đây là hệ thống phân loại rừng đã được áp dụng khá rộng rãi ở nước ta trong điều tra tái sinh rừng cũng như điều tra tài nguyên rừng theo trạng thái. Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã áp dụng hệ thống này để phân loại trạng thái rừng phục vụ công 4 tác quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng. Tuy nhiên bảng phân loại này có nhược điểm không phân biệt được kiểu rừng nguyên sinh với kiểu phụ thứ sinh và các giai đoạn diễn thế [38],[42]. Năm 1970, Trần Ngũ Phương đưa ra bảng phân loại rừng miền Bắc Việt Nam, ông chia thành 3 đai lớn theo độ cao: Đai rừng nhiệt đới mưa mùa, đai rừng á nhiệt đới mưa mùa, đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao (dẫn theo [38]). Năm 1970, Thái Văn Trừng đã đưa ra bảng phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm sinh thái. Đây được xem là bảng phân loại rừng Việt Nam phù hợp nhất cho đến nay [46]. Theo bảng phân loại này, rừng Việt Nam được chia thành 14 kiểu. Trong mỗi kiểu thảm thực vật lại chia thành các kiểu phụ miền (phụ thuộc vào tổ thành thực vật), kiểu phụ thổ nhưỡng (phụ thuộc vào điều kiện đất), kiểu phụ nhân tác (phụ thuộc vào tác động của con người) và trong mỗi kiểu phụ đó, tùy theo độ ưu thế của các loài cây mà hình thành nên những phức hợp, ưu hợp và quần hợp tự nhiên khác nhau. Như vậy, bức tranh hệ sinh thái rừng nước ta rất đa dạng và phong phú và bảng phân loại thảm thực vật của Thái Văn Trừng được các nhà khoa học sử dụng trong các hoạt động nghiên cứu của mình. Hoàng Chung (1980), khi nghiên cứu đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam đã công bố thành phần loài thu được là 233 loài thuộc 54 họ và 44 bộ. Trong công trình này tác giả đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại đồng cỏ, savan, thảo nguyên và đề ra những biện pháp sử dụng hợp lí [12]. Năm 1984, Nguyễn Tiến Bân cùng tập thể tác giả đã công bố kết quả nghiên cứu hệ thực vật Tây Nguyên trong công trình “Danh mục thực vật Tây Nguyên” đã thống kê được 3000 loài, chiếm ½ số loài đã biết ở Đông Dương [2]. Theo Phạm Hoàng Hộ (2003) trong cuốn Cây cỏ Việt Nam đã thống kê được số loài hiện có của thực vật Việt Nam là 10.500 loài [20]. Đặng Kim Vui (2002), nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, cho thấy thảm phục hồi 1-2 tuổi có 76 loài thuộc 36 họ, 3-5 tuổi có 65 loài thuộc 34 họ, 5-10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ, 11-15 tuổi có 57 loài thuộc 31 họ [50]. 5 Phạm Ngọc Thường (2003) khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và đề xuất một số biện pháp kĩ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, đã kết luận quá trình phục hồi rừng sau nương rẫy chịu tác động tổng hợp của các nhóm nhân tố sinh thái như: nguồn giống, địa hình, thoái hóa đất, con người. Mật độ cây giảm dần theo thời gian phục hồi của thảm thực vật, cây gỗ trên đất tốt nhiều nhất từ 11-25 loài, trên đất xấu từ 8-12 loài [42]. Lê Ngọc Công (2004) khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên đã xếp thảm thực vật tỉnh Thái Nguyên vào 4 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ cây cỏ. Thành phần thực vật ở đây thống kê được 654 loài thuộc 468 chi và 160 họ [14]. Vũ Thị Liên (2005) khi nghiên cứu thành phần loài trong một số kiểu thảm thực vật ở Sơn La đã thu được 452 loài thuộc 326 chi và 153 họ [29]. Trần Đình Lý (2006), dựa theo cách phân loại của UNESCO, đã phân loại thảm thực vật các tỉnh Bắc Trung Bộ thành 4 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ thảm cỏ. Tác giả thống kê thực vật vùng này có 1750 loài thực vật bậc cao có mạch [32]. Theo khung phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973) nhiều tác giả khác đã áp dụng trong các công trình nghiên cứu của mình như: Phan Kế Lộc (1985) [30], Nguyễn Nghĩa Thìn (2005) [40], Nguyễn Nghĩa Thìn và cs (2007) [39], Lê Đồng Tấn (2000) [35], Đỗ Khắc Hùng, Lê Ngọc Công (2013) [22]. Ma Thị Ngọc Mai, Lê Đồng Tấn (2009) khi nghiên cứu thành phần cây tái sinh dưới tán rừng thứ sinh ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc đã thống kê được 33 loài cây tái sinh, trong đó có 7 loài đạt hệ số tổ thành trên 5% [33]. Sỹ Danh Thường (2009) đã có nhận định họ Màn màn ở Việt Nam là họ không lớn, chỉ có khoảng 55 loài nhưng lại có giá trị về nhiều mặt: làm thuốc, rau ăn, lấy gỗ, làm cảnh và có giá trị nghiên cứu khoa học [43]. Lê Đức Chiến (2012) [10], khi nghiên cứu khu hệ thực vật Vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ đã công bố có 1217 loài thực vật thuộc 680 chi, 180 họ của 6 ngành thực vật. 6 Nguyễn Xuân Hoà, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Nhật Như Thuỷ (2013) [21] khi nghiên cứu hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở khu vực đầm thuỷ triều tỉnh Khánh Hoà đã cho thấy thành phần loài cây khá nghèo nàn với 26 loài được xác định, trong đó có 16 loài cây ngập mặn thực sự và 10 loài cây tham gia rừng ngập mặn. Thành phần cỏ biển trong đầm đa dạng với 8 loài được xác định, có mật độ và độ phủ cao tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loài thuỷ sinh vật có giá trị đến cư trú và sinh sản. Nguyễn Anh Hùng (2014), khi điều tra đánh giá nguồn tài nguyên thực vật tại vùng ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã thống kê được 636 loài thuộc 401 chi, 126 họ của 5 ngành thực vật; thống kê được 10 nhóm giá trị sử dụng của các loài thực vật và phát hiện 50 loài thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007). Từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí và phát triển bền vững tài nguyên thực vật trong khu vực nghiên cứu [23]. Tóm lại, trên Thế giới cũng như ở Việt Nam việc nghiên cứu phân loại thảm thực vật, hệ thực vật được các nhà khoa học quan tâm tiến hành từ khá sớm. Có nhiều bảng phân loại các kiểu thảm thực vật cũng như nhiều công bố số liệu về thành phần loài thực vật ở các khu vực khác nhau trên thế giới. 1.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên thế giới và ở Việt Nam. 1.2.1. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên Thế giới Trong các xã hội tối cổ, bệnh tật được cho rằng là do sự trừng phạt của trời hoặc do các thế lực siêu nhiên gây ra. Thầy lang đã chữa bệnh bằng những lời cầu nguyện và nghi lễ có sử dụng cây cỏ. Cây cỏ làm thuốc được lựa chọn bởi màu sắc, mùi, hình dạng hay sự hiếm của chúng. Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc là quá trình mò mẫm, học tập, trải qua nhiều thế hệ. Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy người Neanderthal cổ ở Iraq từ 60.000 năm trước đã biết sử dụng cây cỏ làm thuốc như Cỏ thi, Cúc bạc,… Người dân bản xứ Mexico từ nhiều năm trước đã biết sử dụng Xương rồng Mexico mà ngày nay người ta biết chứa các chất gây ảo giác, kháng sinh [17]. Các tài liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây thuốc đã được người Ai Cập cổ đại ghi chép trong khoảng thời gian 3600 năm trước với 800 bài thuốc và trên 700 bài thuốc có Lô hội, Kỳ nham, Gai dầu…Việc buôn bán dược thảo giữa các vùng Trung Đông, Ấn Độ và Đông Bắc Châu Phi có ít nhất từ 3000 năm trước [44]. 7 Vào giữa thế kỉ XIII, nhà thực vật học El Beitar đã xuất bản cuốn “Các vấn đề y khoa” thống kê chủng loại cây thuốc từ Bắc Phi. Gần đây nhiều tác giả công bố công trình nghiên cứu thực vật ở Châu Phi, tiêu biểu là công trình “An ethnobotanical and flonistical study of mdicinal plants among the bakepygmies in the periphery of the Ipassa- Biosphere Reserve, Gabon” của nhóm tác giả Jean lagarde Betti và cộng sự trên tạp chí thực vật làm thuốc Châu Âu đã thống kê được 71 loài thực vật ghi nhận điều trị 24 nhóm bệnh khác nhau (dẫn theo Lê Thị Thanh Hương [24]). Ở Trung Quốc, dược thảo phát triển là một phần của văn hóa Trung Hoa. Năm 273 trước công nguyên, Hoàng đế Trung Quốc Sheng Nung đã viết về việc sử dụng các loài thảo dược làm thuốc. Cuốn “Kinh Thần Nông” vào thế kỉ I sau công nguyên đã mô tả 364 vị thuốc. Chính cuốn sách này đã tạo nền tảng cho sự phát triển y học dược thảo tới ngày nay. Vào năm 1595, đời nhà Lý, Lý Thời Trân đã thống kê được 12.000 vị thuốc trong tập “Bản Thảo Cương Mục”, đây là bộ sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về cây thuốc [44]. Nằm trong chương trình điều tra cơ bản nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Đông Nam Á, Perry đã nghiên cứu các tài liệu về thực vật và dược học đã tổng hợp thành cuốn sách về cây thuốc vùng Đông và Đông Nam Á. “Medicinal plants of East and Southeast Asia”. Ngày nay, ước lượng có từ 35.000 đến 70.000 loài trong số 25.000 đến 300.000 loài cây cỏ được sử dụng vào mục đích chữa bệnh khắp nơi trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc có hơn 10.000 loài, Ấn Độ 7.500 loài, Indonesia 7.500 loài, Malaysia 2.000 loài, Nepal hơn 700 loài, Srilanka có khoảng từ 550 tới 700 loài. Nhiều loài cây thuốc đã được thuần dưỡng và trồng trọt lâu đời tại các trung tâm đa dạng sinh học cây trồng trên thế giới như: Gai dầu, Thuốc phiện, Nhân sâm, Đinh hương, Bạc hà…[16]. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO, ngày nay có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển với 3,5 đến 4 tỷ người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào nền y học cổ truyền, phần lớn phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc chất chiết xuất từ dược liệu. Ở Trung Quốc, nhu cầu cây thuốc là 1.000.000 tấn/năm, sản 8 phẩm thuốc y học dân tộc đạt giá trị hơn 1,4 tỷ USD và thống kê được có khoảng 1000 loài cây thuốc được sử dụng thường xuyên. Doanh số thị trường thuốc dược liệu của Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004). Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu ước đạt trên 80 tỷ USD. Điều này chứng tỏ dược liệu từ cây thuốc có giá trị kinh tế to lớn hơn bất kì cây lương thực, thực phẩm nào. Đã có 119 chất tinh khiết được tách chiết từ khoảng 90 loài thực vật bậc cao được sử dụng trên toàn thế giới trong đó có 74% chất có mối quan hệ hay càng được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng như Theophylin từ Chè, Reserpon từ cây Ba gạc, Rotudin từ Bình vôi [16] Ở Trung Quốc từ 1979 -1990 đã có 42 chế phẩm từ cây thuốc đưa ra thị trường, trong đó có 11 chế phẩm chữa bệnh tim mạch, 5 chế phẩm chữa bệnh ung thư, 6 chế phẩm chữa bệnh đường tiêu hóa. Dự đoán phát triển cây cỏ từ các nước nhiệt đới có thể làm ra 900 tỉ USD mỗi năm cho các nước thế giới thứ 3 [17]. Ngày nay, các sản phẩm từ cây cỏ không chỉ dừng lại làm thuốc chữa bệnh mà nhiều công ty, nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… 1.2.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc Việt Nam Ở nước ta, công tác điều tra cây thuốc được tiến hành khá muộn. Ở miền Bắc bắt đầu từ năm 1961 do Viện Dược liệu chủ trì. Ở miền Nam, do phân Viện dược liệu thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với các trạm dược liệu tỉnh thực hiện từ 1980 - 1985 ở hầu hết các tỉnh thành phía Nam từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào. Kết quả ghi nhận được cho đến năm 2005 trong cả nước có 3.948 loài cây thuốc thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật. Trong số đó có trên 90% là cây hoang dại [49]. Bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (19621965, 1969-1970) [31], đã giới thiệu gần 1.000 cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam. Bộ sách “Cây thuốc Việt Nam” của Lê Trần Đức (1995) [18] có ghi 830 loài cây thuốc, mô tả đầy đủ hình thái, phân bố, cách trồng và thu hái cũng như bộ phận sử dụng. Võ Văn Chi, tác giả cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (1996) [8] đã thống kê khoảng 3.200 loài cây thuốc kể cả Nấm. Đến năm 2012, Võ Văn Chi [9] đã công bố loài cây làm thuốc Việt Nam là gần 4.700 loài. Điều này cho thấy tiềm năng cây thuốc ở nước ta là rất phong phú. Các nhà nghiên cứu đã ước lượng số loài cây thuốc ở Việt Nam có thể lên đến 6.000 loài. 9 Trong nền y học chính thống đã thống kê được có khoảng 700 loài cây thường được nhắc tới trong các sách Đông y, sách về cây thuốc, 150-180 vị thuốc được sử dụng ở các bệnh viện y học cổ truyền và hiện nay đã tập hợp được 39.381 bài thuốc kinh nghiệm dân gian gia truyền của 12.531 lương y. Nhiều dược phẩm được phát triển dựa trên tri thức sử dụng cộng đồng như Ampelop dựa trên sử dụng cây Chè dây để chữa bệnh của người Tày Cao Bằng, cây Tật lê của người Chăm. Hoạt chất Antioxyclant của Cà gai leo, Saponin của Sâm Ngọc Linh [17], [16]. Một hướng nghiên cứu mới để tăng hiệu quả sử dụng của hoạt chất chiết xuất từ thảo dược là ứng dụng công nghệ nano vào sản xuất chế phẩm thảo dược. Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đã sản xuất thành công Nano curcumin từ nguồn curcumin chiết xuất từ cây Nghệ vàng trồng trong nước. Nano curcumin được nghiên cứu trên một số dòng tế bào ung thư tại Đại học Quốc gia Hà Nội cho kết quả tiêu diệt tế bào ung thư vú, ung thư phổi và ung thư trực tràng. Trong các nền y học nhân dân, mỗi cộng đồng miền núi thường biết sử dụng 300 đến 500 loài cây thuốc. Các bộ phận của cây cỏ được người dân sử dụng có thể là lá, thân, rễ hoặc cả cây tùy theo mục đích chữa bệnh. Cách sử dụng cây thuốc của người dân cũng đa dạng như dùng tươi, giã nát rồi đắp, sắc nước uống, đun nước tắm, phơi khô ngâm rượu hoặc nấu cao. Theo Nguyễn Thượng Dong (2006) “Danh lục cây làm thuốc thiết yếu”, lần thứ IV, có quy định 188 vị thuốc y học cổ truyền thiết yếu và 60 loài cây cỏ làm thuốc cần trồng tại tuyến xã gọi là thuốc nam thiết yếu [17]. Các công trình nghiên cứu về đa dạng cây thuốc đã được công bố: Nguyễn Nghĩa Thìn (2001) đã công bố hệ thực vật Vườn Quốc gia Con Cuông, Nghệ An có 551 loài cây thuốc thuộc 364 chi, 120 họ thực vật [41]. Theo kết quả thống kê của Viện Dược liệu (2006) ước tính tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin có thể có tới 400 loài cây thuốc, đã thu thập được 10 loài cây có tên trong Sách đỏ Việt Nam (1996) và danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2001) [49]. Năm 2005, nhóm nghiên cứu Lưu Đàm Cư, Trương Anh Thư, Hà Tuấn Anh khi điều tra các loài cây có ích của dân tộc Mông ở vùng núi cao phía Bắc đã thống kê được 657 loài thuộc 118 họ [16]. Lê Ngọc Công, Nguyễn Văn Hoàn (2006), nghiên cứu đa dạng các loài cây thuốc ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) đã thống kê được 152 loài, 133 chi và 72 họ, có tác dụng chữa trị 19 nhóm bệnh khác nhau [15]. 10 Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Thuận (2010) đã công bố 136 loài cây thuốc thuộc 122 chi và 63 họ của 3 ngành thực vật được đồng bào dân tộc Cao Lan xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên sử dụng [26]. Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Phượng và cs (2012) đã công bố nghiên cứu về “Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Sán Chí huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. Kết quả thu được 132 loài thực vật làm thuốc [25]. Phạm Hồng Ban, Nguyễn Thượng Hải (2013) [5] đã xác định được 287 loài cây thuốc thuộc 204 chi và 87 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch được đồng bào dân tộc Thái ở huyện Quỳ Hợp và Quế Phong tỉnh Nghệ An sử dụng. Trong đó dạng thân cây thuốc được người dân sử dụng nhiều nhất là thân thảo với 93 loài chiếm 32,4% tổng số loài xác định được. Bộ phận sử dụng nhiều nhất là lá có tới 140 loài chiếm 37,94% so với tổng các bộ phận sử dụng. Ninh Khắc Bản và nhóm tác giả (2013) [3] khi nghiên cứu tri thức sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc Cơ Tu và Vân Kiều tại vùng đệm Vườn Quốc gia Bạch Mã đã ghi nhận có 294 loài cây thuốc thuộc 82 họ và 178 chi được người Cơ Tu sử dụng. Người Vân Kiều chiếm tỉ lệ thấp trong các cộng đồng, số loài cây thuốc được sử dụng là 27 loài thuộc 21 họ. Bộ phận cây thuốc người Cơ Tu sử dụng chủ yếu là cành lá với 77 loài, người Vân Kiều sử dụng rễ củ là chủ yếu với 13 loài. Lê Thị Thanh Hương (2013) trong báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp đại học đã thống kê được 224 loài cây thuốc thuộc 173 chi, 87 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch; định tính coumarin trong 9 loài cây thuốc thuộc họ Rutaceae (họ Cam), Rubiaceae (họ Cà phê), Fabaceae (họ Đậu), Asteraceae (họ Cúc) được sử dụng trong cộng đồng dân tộc Dao ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên [24]. Trịnh Xuân Huy và cộng sự (2013) đã công bố 508 loài thực vật làm thuốc thuộc 131 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 22 loài thuộc diện cần bảo tồn theo tiêu chí của Sách đỏ Việt Nam (2007) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pà Cò, tỉnh Hòa Bình [27]. Tóm lại, có thể thấy trên Thế giới và ở Việt Nam hiện nay việc điều tra, nghiên cứu các loài thực vật làm thuốc chữa bệnh đang được quan tâm đặc biệt. Điều đó nói lên tầm quan trọng của thực vật nói chung, của cây thuốc nói riêng trong đời sống của con người. Chúng ta cần phải giữ gìn, phát triển nguồn tài nguyên quý báu này cho thế hệ hiện tại và cho tương lai. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan