Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nghiên cứu đặc điểm hình thái, mật độ, khả năng tái sinh tự nhiên và ho...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu đặc điểm hình thái, mật độ, khả năng tái sinh tự nhiên và hoạt tính kháng khuẩn của loài cáp đài loan (capparis formosana hemsl.) ở tỉnh hà giang​

.PDF
51
175
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THỊ THANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, MẬT ĐỘ, KHẢ NĂNG TÁI SINH TỰ NHIÊN VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA LOÀI CÁP ĐÀI LOAN (CAPPARIS FORMOSANA HEMSL.) Ở TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THỊ THANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, MẬT ĐỘ, KHẢ NĂNG TÁI SINH TỰ NHIÊN VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA LOÀI CÁP ĐÀI LOAN (CAPPARIS FORMOSANA HEMSL.) Ở TỈNH HÀ GIANG Ngành: Sinh thái học Mã ngành: 8.42.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. SỸ DANH THƯỜNG THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Nông Thị Thanh i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ tại khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS. TS. Sỹ Danh Thường, người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh học, bộ phận đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về kinh phí và thu thập mẫu của đề tài thuộc Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted), mã số 106 - NN.03 - 2015.20. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND xã Tả Lủng - huyện Mèo Vạc, ban quản lý rừng tỉnh Hà Giang, Sở GD và ĐT tỉnh Hà Giang, Trường THPT Hùng An đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn Nông Thị Thanh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 4 1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái và giải phẫu của các loài cây thuốc .............................................................................................................. 4 1.2. Những nghiên cứu về tái sinh của cây thuốc................................................ 5 1.3. Những nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của các loài cây thuốc .......... 7 1.3.1. Trên thế giới .............................................................................................. 7 1.3.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 8 1.4. Những nghiên cứu về loài Cáp đài loan ..................................................... 10 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 11 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 11 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 11 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 11 2.3.1. Phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn ................................... 11 2.3.2. Phương pháp thu mẫu thực vật ................................................................ 12 iii 2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu vật .............................................................. 12 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu đối với cây tái sinh ....................................... 12 2.3.5. Phương pháp xác định hoạt tính kháng khuẩn ........................................ 13 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 16 3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 16 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 16 3.1.2. Địa hình ................................................................................................... 16 3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ............................................................................... 17 3.1.4. Khí hậu, thủy văn..................................................................................... 18 3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội............................................................................. 20 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 22 4.1. Đặc điểm hình thái của loài Cáp đài loan ................................................... 22 4.1.1. Đặc điểm hình thái ngoài ......................................................................... 22 4.1.2. Đặc điểm hình thái giải phẫu ................................................................... 23 4.2. Điểm phân bố, mật độ, môi trường sống của loài Cáp đài loan ................. 26 4.2.1. Điểm phân bố........................................................................................... 26 4.2.2. Mật độ ...................................................................................................... 27 4.2.3. Môi trường sống ...................................................................................... 28 4.3. Khả năng tái sinh tự nhiên (số lượng, cấu trúc tổ thành, nguồn gốc, mật độ, chất lượng) của loài Cáp đài loan ......................................................... 29 4.3.1. Số lượng, cấu trúc tổ thành ...................................................................... 29 4.3.2. Nguồn gốc, mật độ và chất lượng cây tái sinh ........................................ 29 4.4. Hoạt tính kháng khuẩn của loài Cáp đài loan ............................................. 31 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 36 1. Kết luận .......................................................................................................... 36 2. Kiến nghị ....................................................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 37 PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ Nxb : Nhà xuất bản ODB : Ô dạng bản OTC : Ô tiêu chuẩn v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần môi trường LB trong 1 lít nước cất ............................... 14 Bảng 2.2. Nồng độ hòa tan cao chiết với DMS ................................................. 15 Bảng 4.1. Mật độ loài cây Cáp đài loan ............................................................ 28 Bảng 4.2. Cấu trúc tổ thành loài cây ................................................................. 29 Bảng 4.3. Nguồn gốc, mật độ và chất lượng cây tái sinh của Cáp đài loan ...... 30 Bảng 4.4. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế của 4 chủng vi sinh vật............... 32 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Hình thái cây Cáp đài loan ................................................................ 23 Hình 4.2. Cấu tạo giải phẫu thân cây Cáp đài loan ........................................... 24 Hình 4.3. Cấu tạo giải phẫu lá cây Cáp đài loan ............................................... 26 Hình 4.4. Bản đồ phân bố cây Cáp đài loan ...................................................... 27 Hình 4.5. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết cây Cáp đài loan ................... 33 vii MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Giới thực vật vốn rất phong phú, đa dạng và có nhiều ý nghĩa đối với đời sống con người. Trong đó, cây thuốc là nguồn dược liệu quan trọng để chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân loại. Ngày nay, những hợp chất tự nhiên được phân lập từ cây cỏ, đặc biệt là các chất có hoạt tính sinh học đã được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp và y học. Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, được đánh giá là một trong những quốc gia có mức đa dạng sinh học cao trên thế giới, với khoảng hơn 12.000 loài thực vật, trong đó có trên 5.000 loài cây được dùng làm thuốc. Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 791.488,9ha. Phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía bắc giáp Trung Quốc. Là tỉnh miền núi cao nên khí hậu Hà Giang mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận. Khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn song cũng có những đặc điểm rất riêng. Do đặc trưng khí hậu đã tạo điều kiện tốt giúp cây trồng phát triển. Bên cạnh những thuận lợi, về mùa đông và mùa xuân vùng cao có nơi có sương muối, băng giá, gió lạnh, không có mưa gây thiếu nước, vào mùa hè lại có những đợt mưa kéo dài gây lũ quét làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống con người. Những đặc điểm về địa hình và khí hậu của Hà Giang đã tạo điều kiện cho sự phong phú của các loại hình rừng. Rừng có nhiều loại cây cho gỗ quý, dược liệu quý, cây cho củ, quả, cho nhựa làm chất gắn, chất thắp sáng, làm chất nhuộm cùng với các loại tre, trúc, mây cùng nhiều loại động vật quý hiếm. Như vậy, rừng Hà Giang là cả một quần thể thực vật, động vật phong phú. Song các loại rừng kể trên đến nay chỉ còn lại rất ít, được phân bố không đều ở vùng cao, vùng xa dân cư, ở những nơi núi thấp chỉ còn lại các vạt rừng Tre, Nứa, hoặc được bao phủ bởi Lau, Sậy, Cỏ tranh. 1 Cáp đài loan hay còn gọi là Bạch hoa đài loan (Capparis fomosana Hemsl.) là một loài thuộc họ Bạch hoa (Capparaceae). Loài Cáp đài loan có vùng phân bố hẹp: Nhật Bản, Đài Loan, bắc Trung Quốc và bắc Việt Nam. Cáp đài loan được cho là có khả năng kháng khuẩn, giúp con người trong việc bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ về loài Cáp đài loan để định hướng khai thác và phát triển, cũng như sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng này. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, mật độ, khả năng tái sinh tự nhiên và hoạt tính kháng khuẩn của loài Cáp đài loan (Capparis formosana Hemsl.) ở tỉnh Hà Giang”. 2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018. - Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu, mật độ, khả năng tái sinh tự nhiên và hoạt tính kháng khuẩn của loài Cáp đài loan ở tỉnh Hà Giang. 3. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được đặc điểm hình thái, mật độ, khả năng tái sinh tự nhiên và hoạt tính kháng khuẩn của loài Cáp đài loan ở tỉnh Hà Giang, làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý, bảo tồn và bổ sung tư liệu về nguồn gen cây thuốc tại địa phương. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học Bổ sung đặc điểm hình thái và sinh thái của các loài có giá trị làm thuốc tại tỉnh Hà Giang làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn các loài cây thuốc trong tương lai. 2 Kết quả nghiên cứu thu được sẽ là nguồn tư liệu bổ sung cho các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của thực vật, đồng thời làm tư liệu bổ sung cho công tác giảng dạy ở các cấp học. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Là cơ sở cho các thử nghiệm sử dụng các hoạt chất có tính kháng khuẩn sử dụng trong y học, dược học và đời sống con người, góp phần nâng cao giá trị sử dụng của các loài thực vật nghiên cứu. 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái và giải phẫu của các loài cây thuốc Nguyễn Minh Trí (2009) khi nghiên cứu về hình thái - giải phẫu và sinh trưởng của cây Hương bài ở Thừa Thiên Huế đã chỉ ra rằng: về hình thái, rễ cây là hệ rễ chùm, thân thảo, có phân đốt; lá gồm bẹ lá hình lòng máng bao bọc lấy thân và phiến lá dạng dài, hẹp, lá trưởng thành có răng cưa nhỏ và sắc. Về giải phẫu, rễ cây có biểu bì và ngoại bì tương đối dày, phần nhu mô vỏ gồm các tế bào có kích thước lớn, giữa các tế bào có các khoảng gian bào chứa khí; thân có lớp biểu bì mỏng, phần cương mô nằm dưới biểu bì hình vòng cung, các bó dẫn sắp xếp tản mạn trong khối nhu mô cơ bản; lá có cấu tạo giải phẫu đặc trưng bởi những tế bào biểu bì bao trọn mặt trên và mặt dưới lá, nhu mô đồng hóa là những tế bào hình đa giác, có các khoảng gian bào, các bó dẫn kích thước nhỏ nằm dưới biểu bì, cách nhau bởi những khoảng gian bào [20]. Huỳnh Lời, Trần Thị Bảo Châu, Trần Hùng (2011) đã mô tả chi tiết đặc điểm thực vật học của cây Nữ lang - Valeriana hardwickii Wall., họ Nữ lang (Valerianaceae). Vi phẫu các bộ phận của cây và đặc điểm bột dược liệu đã được xác định. Các đặc điểm này có thể giúp nhận dạng và phân biệt Nữ lang với các dược liệu khác [14]. Hà Thị Tuyết, Lượng Quang Hiệp, Nguyễn Thị Phú (2013) đã mô tả đặc điểm thực vật, phân tích hoa, quả, hạt và xác định đặc điểm giải phẫu rễ, thân và lá của cây Cát cánh - Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC. thu thập tại Hà Nội [22]. Hồ Thị Thanh Huyền (2014) đã mô tả chi tiết đặc điểm thực vật và xác định tên khoa học của cây Gạo thu hái tại Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội là Bombax malabaricum DC., thuộc họ Gạo (Bombacaceae). Bên cạnh đó, tác giả còn mô tả đặc điểm vi phẫu thân, lá, đặc điểm bột lá, hoa và vỏ thân của loài nghiên cứu, góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu [10]. 4 Phạm Quốc Tuấn (2015) trong luận án tiến sĩ của mình đã mô tả đặc điểm thực vật, phân tích hoa, quả, hạt và xác định đặc điểm giải phẫu rễ, thân, thân rễ và lá của cây Lạc tân phụ - Astilbe rivularis Buch. Ham. ex D. Don, thuộc họ Thường sơn (Saxifragaceae) ở Việt Nam [21]. Nguyễn Trung Tường, Phạm Thanh Kỳ, Nguyễn Xuân Nhiệm (2016) trên cơ sở mô tả đặc điểm hình thái, phân tích hoa, quả, hạt, đối chiếu với khóa phân loại và các tài liệu thực vật đã công bố, đã xác định tên khoa học mẫu cây Thuốc thượng thu hái ở xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng là Phaeanthus vietnamensis Ban, thuộc họ Na - Annonaceae. Ngoài ra, nhóm tác giả còn xác định đặc điểm vi phẫu và đặc điểm của bột rễ, thân, lá góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu [23]. Đoàn Thái Hưng, Nghiêm Đức Trọng, Nguyễn Quỳnh Nga, Mai Thị Phượng, Nguyễn Minh Khởi, Phương Thiện Thương (2016) đã xác định được tên khoa học của mẫu Viễn chí hoa vàng thu hái tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai là Polygala arillata Buch. - Ham. ex D. Don, thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae). Đồng thời, nhóm tác giả đã mô tả được đặc điểm hình thái rễ, thân, lá, hoa, quả; đặc điểm giải phẫu rễ, thân, lá của mẫu dược liệu. Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở về phân loại cho các nghiên cứu tiếp theo về hóa thực vật, tác dụng sinh học và tiêu chuẩn hóa vị thuốc Viễn chí hoa vàng [11]. 1.2. Những nghiên cứu về tái sinh của cây thuốc Võ Đại Hải (2010) khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài vối thuốc (Schima wallichii Choisy) ở các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại huyện Lục Ngạn và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã xác định: vối thuốc là loài cây bản địa, gỗ lớn, đa tác dụng, có khả năng tái sinh tự nhiên từ chồi và hạt rất tốt. Vối thuốc là loài có khả năng tái sinh rất mạnh với hệ số tổ thành có nơi lên tới 5,3 đối với trường hợp Vối thuốc tái sinh dưới tán rừng trạng thái IIa và biến động từ 2,1-3,0 đối với trạng thái rừng IIb; tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng trung bình đạt 56%; tỷ lệ cây Vối thuốc tái sinh có chất lượng trung bình và tốt chiếm 5 tỷ lệ rất cao từ 86%-100%; cây tái sinh có chiều cao dưới 1m chiếm tỷ lệ 48%53%; mạng hình cây tái sinh có phân bố đều [7]. Lê Đình Phương (2013) trong “ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và kỹ thuật gieo ươm loài Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev.) tại Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa” đã đi đến kết luận rằng: số loài tái sinh trong các ô tiêu chuẩn (OTC) từ 16-33 loài. OTC 2 có số loài nhiều nhất (33 loài), ít nhất là OTC 4 (16 loài). Số loài tham gia công thức tổ thành ở OTC 1, OTC 3 và OTC 4 lần lượt là 3, 4 và 6 loài, ít hơn số loài tham gia công thức tổ thành OTC 2 (có 15 loài). Trong lớp cây tái sinh, Giổi ăn hạt chỉ có mặt ở công thức tổ thành OTC 4. Điều này khẳng định sự thiếu hụt của Giổi ăn hạt trong lớp cây tái sinh nên khả năng bổ sung cá thể loài Giổi ăn hạt cho tầng cây cao là rất hạn chế. Tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình dao động từ 61,9%-88,21%. Tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất xấu chiếm tỷ lệ khá cao, dao động từ 11,39%-38,1%. Về nguồn gốc cây tái sinh: cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm chủ yếu, dao động từ 78,89%-91,72%, cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi chiếm tỷ lệ thấp, dao động từ 8,28%-21,11%. Đối với loài Giổi ăn hạt, trong các ô nghiên cứu chỉ phát hiện cây tái sinh từ hạt không có tái sinh chồi và chất lượng cây tái sinh là khá tốt. Tuy nhiên, trong các tuyến điều tra, tác giả phát hiện Giổi tái sinh chồi từ gốc chặt rất tốt. Tất cả các gốc chặt đều có cây chồi tái sinh. Ở một số gốc chặt từ năm 2011 đến nay cây chồi đã cao đến 3m. Điều này cho thấy khả năng tái sinh chồi của Giổi ăn hạt là rất tốt, mở ra triển vọng trong việc nhân giống Giổi ăn hạt bằng phương pháp giâm hom và xúc tiến tái sinh chồi cho loài cây này [16]. Hoàng Lộc (2017) đã nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Lười ươi (Scaphium macropodim) dưới tán rừng kín thường xanh trên núi thấp tại vùng đệm Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận. Đặc điểm tái sinh của cây Lười ươi là: mật độ cây tái sinh 14.375 cây/ha. Trong thành phần cây tái sinh, cây Lười ươi 4.875 cây chiếm 33,91%, cây mục đích gồm những cây có 6 giá trị: Giổi, Sao, Gõ, Dẻ, Dó trầm, Bời Lời.... là .6.375 cây chiếm 44,35%, các cây khác như Trâm, Cày... đóng góp 3.125 cây chiếm 21,74%. Trong tổng số 4.875 cây tái sinh/ha: số cây có chiều cao (H) ≤ 1m là 2.750, H: từ 1- ≤ 2m là 1.250, H từ: 2- ≤ 3m là 500 và H > 3m là 375 cây. Cây có chất lượng tốt và trung bình tương đối cao là 3.500 cây, chiếm tỷ lệ 71,79%. Phân bố cây tái sinh của cây Lười ươi trên mặt đất là phân bố cụm. Kiểu phân bố này có mối liên hệ với kiểu cách phát tán quả trong phạm vi hình chiếu tán cây mẹ, sự không đồng nhất của môi trường cũng như sự phát triển mạnh của cây cỏ và cây bụi [33]. 1.3. Những nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của các loài cây thuốc Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu về khả năng kháng khuẩn của các loài cây hoang dại dùng làm thuốc. 1.3.1. Trên thế giới Bose và cộng sự (2007) cho rằng cao ethanol và cao phân đoạn diethyl ether từ cây Màn màn tím (Cleome rutidosperma DC.) có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm trên một số chủng: Aspergillus niger, Bacillus polymexia, Bacillus subtilis, Candida albicans, Pseudomonas aerugenosa, Penicillum notatum, Salmonella typhi, Shigella flexiniry, Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis và Vibrio cholerae [25]. Cũng trong năm 2007, Bose và cộng sự đã chỉ ra rằng, cao chiết bằng dung môi nước từ cây Màn màn tím có tác dụng lợi tiểu, có tác dụng kháng vi khuẩn Gram dương và Gram âm tùy thuộc nồng độ [24]. Mondal và cộng sự (2009) cũng cho rằng, cao rễ cây Màn màn tím có khả năng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt [30]. Dey và cộng sự (2009) cho rằng cao methanol thể hiện khả năng ức chế khối u ung thư da và ung thư dạ dày trên mô hình thực nghiệm [27]. Chakraborty và cộng sự (2010) cũng kết luận rằng, cao ethanol và cao nước cây Màn màn tím thể hiện hoạt tính ức chế gốc tự do in vitro qua các phương pháp thử DPPH, nitric oxid và gốc hydroxyl [26]. 7 1.3.2. Ở Việt Nam Huỳnh Kim Diệu (2011) đã thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của lá cây Tràm - Melaleuca leucadendra (L.) L. trên 8 chủng vi khuẩn. Kết quả cho thấy, dịch chiết có hoạt tính mạnh nhất đối với hai chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus faecalis; tiếp đến là Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictalur, Edwardsiella tarda và Pseudomonas aeruginosa; không có hoạt tính hoặc có hoạt tính rất yếu trên chủng vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella spp [6]. Võ Thị Mai Hương, Trần Thanh Phong (2013) đã chỉ ra rằng, các chế phẩm CFm, CFh, CFe , CFb, CT, FT (flavonoid tổng số) đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh với các loại vi sinh vật kiểm định. Trong đó, hoạt tính mạnh nhất là hai chủng Staphylococcus aureus và Salmonella typhi [12]. Đào Thị Kim Anh, Trương Thị Đẹp, Nguyễn Tú Anh (2014) đã kết luận được rằng, cây Lục bình sống ở môi trường nước đứng có hoạt tính kháng khuẩn tốt hơn so với ở môi trường nước chảy. Ở cây Lục bình, căn hành (thân, rễ) có thể là bộ phận chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn nhất và có phổ kháng khuẩn tương đối rộng trên cả vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy cao lục bình có khả năng kháng vi khuẩn Gram (+) tốt hơn kháng vi khuẩn Gram (-), ngay cả với chủng MRSA (Tụ cầu vàng kháng methicilline (Methicillin - Resistant Staphylococcus aureus)). Staphylococcus aureus là chủng vi khuẩn nhạy cảm nhất, trong khi Escherichia coli lại là chủng có độ nhạy thấp nhất, thấp hơn cả Pseudomonas aeruginosa (chủng có tỉ lệ đề kháng cao với nhiều loại kháng sinh trong lâm sàng) [1]. Nguyễn Thị Hằng, Trần Thị Thanh Xuân (2015) đã xác định được cao nước và cao ethanol của loài Tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq., ký sinh trên các cây chủ Cóc vàng (Lumnitzera racemosa Willd.), cây cây Giá (Excoecaria agallocha L.), cây Mít (Artocarpus heterophyllus Lam.), cây Dái ngựa lá lớn (Swietenia macrophylla King.) đều có hoạt tính kháng khuẩn đối với 2 chủng vi khuẩn Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus [8]. 8 Nguyễn Thị Hoàng Lan, Bùi Quang Thuật, Lê Danh Tuyên, Nguyễn Thị Ngọc Duyên (2015) đã nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô trên 8 chủng vi khuẩn gây hư hỏng và ngộ độc thực phẩm bao gồm: Escherichia coli, Salmonella, Pseudomonas fluorescens, P. aeruginosa VTCC - B - 657, Bacillus cereus, B. subtilis, Staphylococcus aureus, Streptococcus feacium). Kết quả cho thấy tinh dầu lá tía tô có khả năng kháng khuẩn đối với tất cả các chủng vi khuẩn nghiên cứu ngoại trừ chủng Pseudomonas aeruginosa [13]. Phạm Văn Ngọt, Phạm Xuân Bằng, Quách Văn Toàn Em (2015) nghiên cứu hoạt tính từ cao chiết của mười loài cây ngập mặn đó là: Bần trắng (Sonneratia alba Sm.), Cóc kèn (Derris trifoliata Lour.), Cóc trắng (Lumnitzera racemosa Willd.), Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume), Đước xanh (Rhizophora mucronata Lam.), Lức Ấn (Pluchea indica (L.) Lees.), Quao nước (Dolichandrone spathacea (L.f.) Seem.), Rau mui (Wedelia biflora (L.) DC.), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza (L.) Lam.), Xuổi (Xylocarpus granatum J. Koenig). Kết quả cho thấy, dịch chiết từ mười loài này đều có khả năng kháng lại các chủng vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa [15]. Đái Thị Xuân Trang, Lâm Hồng Bảo Ngọc, Võ Thị Tú Anh (2015) đã chỉ ra rằng, cao chiết methanol từ thân và lá của loài Hà Thủ Ô trắng (Streptocaulon juventas Merr.) có khả năng kháng hai chủng vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus cao hơn thuốc kháng sinh thương mại ampicillin và amoxicillin. Cao chiết methanol không có khả năng kháng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa ở các nồng độ khảo sát [19]. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra những kết quả sai khác về hoạt tính kháng khuẩn ở những loại cây thuốc nghiên cứu. Tuy nhiên có thể thấy rằng, phương pháp thường dùng nhất để xác định hoạt tính kháng khuẩn là sử dụng cao chiết methanol hoặc ethanol và xác định vòng vô khuẩn trên đĩa thạch. 9 1.4. Những nghiên cứu về loài Cáp đài loan Những nghiên cứu về loài Cáp đài loan còn tương đối ít, chỉ có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái của loài này, cụ thể là: Jacobs (1965) đã giới thiệu chi tiết về hệ thống phân loại chi Capparis ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Loài Cáp đài loan được tác giả trích dẫn chi tiết bao gồm các thông tin về mẫu typ chuẩn và nơi lưu trữ, mẫu nghiên cứu, phân bố và sinh thái [28] Liu, Tang Shui & Liao, Jih Ching (1994) trong thực vật chí Đài loan đã giới thiệu chi tiết về đặc điểm hình thái, mẫu nghiên cứu, sinh học, sinh thái và phân bố của loài này ở Đài Loan và trên thế giới kèm theo ảnh màu minh họa [29]. Zhang Mingli & Gordon C. Tucker (2008) trong thực vật chí Trung Quốc cũng đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái và phân bố của loài này. Đặc biệt, tác giả đã đề cập đến sự phân bố của loài này ở Việt Nam kèm theo mẫu nghiên cứu. [31]. 10 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: loài Cáp đài loan (Capparis formosana Hemsl.). Địa điểm nghiên cứu: tại xã Tả Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. 2.2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm hình thái ngoài và giải phẫu (thân, lá). Xác định mật độ phân bố của loài Cáp đài loan. Xác định khả năng tái sinh tự nhiên: số lượng cây tái sinh, mật độ cây tái sinh, chất lượng cây tái sinh, nguồn gốc cây tái sinh, tổ thành loài cây tái sinh với các loài khác. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết trên một số chủng vi sinh vật bằng vòng vô khuẩn trên đĩa thạch. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn Phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn được sử dụng trong đề tài dựa theo phương pháp của Hoàng Chung (2008) [4]. Tuyến điều tra: căn cứ vào địa hình cụ thể của khu vực nghiên cứu lập các tuyến điều tra. Tuyến điều tra có hướng vuông góc hoặc song song với đường đồng mức, khoảng cách giữa các tuyến điều tra là 50-100m tùy vào loại hình cụ thể của từng quần xã. Dọc tuyến điều tra bố trí các ô tiêu chuẩn (OTC) và các ô dạng bản (ODB) để thu thập số liệu, định vị tọa độ các loài bằng máy GPS, ghi chép số liệu. Ô tiêu chuẩn: áp dụng OTC có diện tích 16m2 (4m x 4m). Trong các OTC tiến hành ghi chép các thông tin, thu mẫu. Các nhân tố điều tra như điều kiện môi trường sống, dạng sống, đặc điểm hình thái ngoài thực địa... được đo đếm theo quy trình điều tra rừng và lâm học nhằm đảm bảo mức độ tin cậy của các số liệu thu thập được. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan