Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nghiên cứu đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các công nghệ xử ...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khác nhau trên địa bàn thành phố hà nội

.PDF
94
125
61

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TỪ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT KHÁC NHAU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG LÊ HỒNG TÚ HÀ NỘI, NĂM 2019 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TỪ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT KHÁC NHAU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÊ HỒNG TÚ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 8440301 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM THỊ MAI THẢO HÀ NỘI, NĂM 2019 i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Phạm Thị Mai Thảo Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Hoàng Anh Lê Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Thu Huyền Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 18 tháng 01 năm 2019 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Mai Thảo. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Hồng Tú iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô giáo trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trường cùng các thầy cô giáo ở nhiều bộ môn khác đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa học. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Mai Thảo đã tận tình hướng dẫn và cho tôi những lời khuyên cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Xây dựng Hà Nội, Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đã tạo điều kiện cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân luôn quan tâm, động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Hà Nội, tháng 01 năm 2019 Học viên Lê Hồng Tú iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ........................................................ viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ...............................3 1.1. Tổng quan về chất thải rắn ...................................................................................3 1.1.1 Khái niệm, nguồn gốc ........................................................................................3 1.1.2 Phân loại, thành phần ........................................................................................3 1.2. Tác động của CTRSH đến môi trường và sức khỏe ............................................6 1.2.1. Tác động đến môi trường không khí .................................................................6 1.2.2. Tác động đến môi trường nước .........................................................................6 1.2.3. Tác động đến môi trường đất ............................................................................7 1.2.4. Tác động đến sức khỏe con người .....................................................................7 1.3. Các nguồn phát thải khí nhà kính trong quy trình xử lý CTRSH ........................7 1.3.1 Thu gom, vận chuyển và trung chuyển chất thải rắn .........................................9 1.3.2 Thu hồi, tái chế .................................................................................................10 1.3.3 Chôn lấp chất thải rắn .....................................................................................10 1.3.4 Xử lý phân compost ..........................................................................................13 1.3.5 Xử lý sinh học kỵ khí ........................................................................................14 1.3.6 Xử lý nhiệt ........................................................................................................14 1.4. Các công nghệ xử lý CTRSH .............................................................................16 1.4.1. Các công nghệ xử lý CTRSH trên thế giới ......................................................16 1.4.2. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam ....................................................18 1.5 Các nghiên cứu có liên quan đến phát thải KNK từ xử lý CTRSH ....................20 1.5.1 Trên Thế Giới ...................................................................................................20 1.5.2 Tại Việt Nam .............................................................................................................. 21 1.6 Vị trí, địa điểm nghiên cứu .................................................................................22 v 1.6.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................22 1.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................25 CHƢƠNG 2: PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU27 2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu ...................................................................27 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................27 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ...........................................................27 2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa ......................................................................27 2.3.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ...................................................................27 2.3.4. Phương pháp xác định hệ số và thành phần CTRSH phát sinh. .....................28 2.3.5 Phương pháp tính tải lượng khí nhà kính phát sinh ........................................31 2.3.6. Phương pháp xác định khối lượng phát sinh trong tương lai .........................35 2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu và viết báo cáo ....................................................36 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................37 3.1. Hiện trạng phát sinh và thành phần CTRSH trên địa bàn thành phố Hà Nội. ...........................................................................................................................37 3.1.1 Hiện trạng phát sinh.........................................................................................37 3.1.2. Thành phần CTRSH ........................................................................................41 3.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hà Nội ................43 3.2.1. Xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh...............................................44 3.3.2 Xử lý bằng phương pháp đốt .................................................................................... 51 3.2.3 Xử lý bằng phương pháp ủ phân compost ............................................................... 54 3.3 Tác động môi trường từ các phương pháp xử lý .................................................55 3.3.1 Phát thải khí nhà kính từ các bãi chôn lấp ......................................................56 3.3.2 Phát thải khí nhà kính từ xử lý CTR bằng ủ phân Compost ............................62 3.3.3. Phát thải KNK từ quá trình đốt chất thải........................................................65 3.4 Xây dựng các kịch bản xử lý ...............................................................................71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................78 KẾT LUẬN ..............................................................................................................78 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thành phần chủ yếu của CTRSH ....................................................................... 5 Bảng 1.2 So sánh phát thải khí nhà kính qua các năm 1994, 2000, 2010......................... 8 Bảng 1.3 Tỷ lệ thành phần các khí sinh ra từ bãi chôn lấp CTR ..................................... 10 Bảng 1.4. Hệ số phát thải KNK của các công nghệ composting..................................... 14 Bảng 1.5. Tổng hợp các nguồn phát thải KNK (gián tiếp, trực tiếp) từ quá trình đốt chất thải ....................................................................................................................................... 15 Bảng 1.6 Tình hình áp dụng các công nghệ xử lý CTR tại các nước trên Thế giới ....... 16 Bảng 1.7: Lượng phát sinh CTR đô thị ở một số quốc gia .............................................. 17 Bảng 1.8 : Sự phát triển dân số của thành phố Hà Nội qua các năm .............................. 25 Bảng 3.1 Hệ số phát sinh CTRSH tại KVĐT thành phố Hà Nội .................................... 37 Bảng 3.2 Hệ số phát sinh CTRSH tại KVNT thành phố Hà Nội .................................... 39 Bảng 3.3: Thành phần CTRSH KVĐT thành phố Hà Nội .............................................. 41 Bảng 3.4: Thành phần CTRSH KVNT thành phố Hà Nội .............................................. 42 Bảng 3.5 Tổng hợp các cơ sở xử lý CTRSH bằng phương pháp chôn lấp..................... 49 Bảng 3.6. Khối lượng chất thải rắn đô thị được xử lý tại các bãi chôn lấp từ 2007 2017 ..................................................................................................................................... 56 Bảng 3.7. Ước tính CTR được xử lý tại các bãi chôn lấp khu vực nông thôn từ 2007 2017 ..................................................................................................................................... 57 Bảng 3.8 Giá trị thông số tính toán phần trăm cacbon có thể phân hủy khu vực đô thị thành phố Hà Nội................................................................................................................ 58 Bảng 3.9 Giá trị thông số tính toán phần trăm cacbon có thể phân hủy khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội ..................................................................................................... 58 Bảng 3.10 Giá trị của hệ số tốc độ phân hủy (k) .............................................................. 59 Bảng 3.11 Giá trị GWP theo các năm ............................................................................... 60 Bảng 3.12 Lượng khí CH4 phát sinh từ bãi chôn lấp từ năm 2007 – 2017..................... 61 Bảng 3.13. Hệ số phát thải CH4, N2O trong xử lý sinh học được lấy theo đề nghị của IPCC, 2006.......................................................................................................................... 63 vii Bảng 3.14 Khối lượng CTRSH ủ phân hữu cơ ................................................................ 63 Bảng 3.15 Tổng lượng CH4, N2O phát sinh bằng phương pháp ủ phân hữu cơ từ năm 2014 – 2017......................................................................................................................... 64 Bảng 3.16 Khối lượng CTRSH được đốt từ năm 2014 - 2017....................................... 65 Bảng 3.17 Các hệ số dmi; CFi; FCFi; WFi ........................................................................ 66 Bảng 3.18 Tổng lượng phát thải khí CO2 bằng phương pháp đốt ................................... 67 Bảng 3.19 Tổng lượng CH4 và CO2eq phát sinh bằng phương pháp đốt từ năm 2014 2017 ..................................................................................................................................... 68 Bảng 3.20 Tổng lượng NO2 và CO2eq phát sinh bằng phương pháp đốt từ năm 2014 2017 ..................................................................................................................................... 68 Bảng 3.21 Hệ số phát thải CO2eq từ các phương pháp xử lý............................................ 70 Bảng 3.22. Các kịch bản tính toán ..................................................................................... 72 Bảng 3.23 Dự báo dân số Hà Nội đến năm 2025 ............................................................ 72 Bảng 3.24 Dự báo lượng phát sinh CTRSH Hà Nội đến năm 2025 .............................. 73 Bảng 3.25 Tổng hợp lượng khí nhà kính phát sinh từ các phương pháp xử lý theo KB174 Bảng 3.26 Tổng hợp lượng khí nhà kính phát sinh từ các phương pháp xử lý theo KB275 viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1. Mô hình quản lý CTRSH tại Việt Nam ............................................................ 18 Hình 1.2 Địa điểm khu vực nghiên cứu ............................................................................ 22 Hình 2.1 Vị trí khu vực lấy mẫu ........................................................................................ 29 Hình 2.2 Các bước xác định hệ số phát thải ..................................................................... 29 Hình 2.3. Phương pháp đánh đống chất thải theo hình nón............................................. 30 Hình 2.4 Quy trình thực hiện lấy mẫu theo phương pháp ¼ ........................................... 30 Hình 3.1 Hệ số CTRSH phát sinh KVĐT thành phố Hà Nội.......................................... 38 Hình 3.2 Hệ số CTRSH phát sinh KVNT thành phố Hà Nội.......................................... 40 Hình 3.3 Tỷ lệ % các công nghệ xử lý CTRSH ở Hà Nội ............................................... 44 Hình 3.4 Sơ đồ công nghệ lò đốt ....................................................................................... 53 Hình 3.5 Tải lượng khí metan phát sinh giai đoạn 2007 – 2017 tại thành phố Hà Nội . 61 Hình 3.6 Tổng lượng CO2eq phát sinh bằng phương pháp Ủ phân Compost giai đoạn 2014 - 2017 ......................................................................................................................... 64 Hình 3.7 Tổng lượng CO2eq phát sinh bằng phương pháp đốt giai đoạn 2014 -2017 .... 69 Hình 3.8 Hệ số phát thải CO2eq từ các phương pháp xử lý .............................................. 70 Hình 3.9 Lượng khí nhà kính phát sinh từ các phương pháp xử lý theo KB1 ............... 75 Hình 3.10 Tổng lượng CO2eq phát sinh từ các phương pháp xử lý theo KB2 ................ 76 Hình 3.11 So sánh lượng phát thải giữa hai kịch bản. .................................... 77 ix DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BCL : Bãi chôn lấp BĐKH : Biến đổi khí hậu CO2eq : CO2 tương đương CFCs : Chlorofluorocarbon CP : Cổ phần CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt CTXD : Chất thải xây dựng CTY : Công ty DOC : Degradable organic cacbon (Cacbon hữu cơ có thể phân hủy) DOCf : Tỷ lệ của DOC có thể phân hủy F : Tỷ lệ mêtan trong khí bãi rác FOD : First Oder Decay ( lý thuyết phân rã bậc nhất) GWP : Giá trị thể hiện khả năng làm Trái Đất nóng lên của khí nhà kính, quy về theo giá trị của CO2 H.HĐ : Huyện Hoài Đức H. ĐP : Huyện Đan Phượng H. PX : Huyện Phú Xuyên IPCC : Intergovernmental Panel on Climate Change (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu) L0 : Tiềm năng sinh khí mêtan LFG : Khí bãi rác NMVOC : Hợp chất hữu cơ bay hơi không có metan MCF : Hệ số hiệu chỉnh mêtan MSV : Chất thải rắn đô thị x Q.NTL : Quận Nam Từ Liêm Q.CQ : Quận Cầu Giấy Q.ĐĐ : Quận Đống Đa UBND : Ủy ban nhân dân VOC : (Volatile Organic Compounds) Hợp chất hữu cơ bay hơi VSMT : Vệ sinh môi trường TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP : Thành phố WHO : Tổ chức y tế thế giới 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước đang trong quá trình phát triển, với quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, cùng với đó là áp lực gia tăng dân số tại các đô thị lớn làm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều công nghệ cũ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và ô nhiễm môi trường. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của cả nước với diện tích lớn thứ 2 bằng 3.344,6 km2 và dân số trung bình năm 2017 là 7.654,8 nghìn người, chiếm 8% dân số cả nước, phân bố trong 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã [7]. Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay gồm nhiều công nghệ khác nhau nhưng còn đơn giản, chủ yếu sử dụng các bãi chôn lấp, các công nghệ này làm là nguồn phát sinh ra khí thải gây ô nhiễm môi trường. Ngày 24/4/2014 Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 609/QĐ-CP về việc phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó yêu cầu giảm thiểu, hạn chế chôn lấp nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ưu tiên sử dụng các công nghệ tiên tiến phù hợp. Đánh giá được hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt cũng như tính toán được khả năng phát thải khí nhà kính của các công nghệ xử lý của thành phố Hà Nội là một trong những mục tiêu quan trọng hiện nay. Kết quả thu được giúp lựa chọn công nghệ phù hợp để xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố Hà Nội. Vì vậy tôi tiến hành làm luận văn “Nghiên cứu đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Các công nghệ xử lý CTRSH hiện nay phát sinh nhiều loại khí gây ô nhiễm môi trường khác nhau đặc biệt là các khí nhà kính nhưng trong nghiên cứu của đề tài, tôi không thực hiện được hết nên chỉ lựa chọn đánh giá phát sinh các khí nhà kính. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu (1) Xác định được nguồn phát sinh khí nhà kính từ các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội. (2) Đề xuất các kịch bản xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong điều kiện thực tế tại Hà Nội. 3. Nội dung nghiên cứu (1) Xác định hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Xác định hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt cho từng khu vực (đô thị, ngoại thành). - Xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại từng khu vực (đô thị, ngoại thành) (2) Điều tra, đánh giá hiện trạng các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đánh giá hiện trạng các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt. (3) Tính toán lượng phát sinh khí nhà kính từ các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Tính toán tải lượng khí nhà kính phát sinh từ các phương pháp xử lý của thành phố Hà Nội. (4) Đề xuất các kịch bản xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong điều kiện thực tế tại Hà Nội. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về chất thải rắn 1.1.1 Khái niệm, nguồn gốc Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển. Thu hồi năng lƣợng từ chất thải là quá trình thu lại năng lượng từ việc chuyển hóa chất thải. Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. Nguồn gốc: Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: + Từ các khu dân cư: Các hộ gia đình, chung cư, biệt thự + Từ các trung tâm thương mại: Nhà kho, nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa, bảo hành và dịch vụ. + Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng; + Từ các dịch vụ đô thị, sân bay: Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, vườn hoa, khu vui chơi, giải trí, bùn, cống rãnh... + Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố: Được vớt lên trong các đường cống thoát nước. + Từ các khu công nghiệp: Phát sinh trong hoạt động sinh hoạt của công nhân viên trong khu công nghiệp. 1.1.2 Phân loại, thành phần a. Phân loại 4 Để phân loại chất thải rắn sinh hoạt có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau như: phân loại theo vị trí hình thành, theo thành phần vật lý, hoá học, theo tính chất rác thải.... - Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà người ta phân ra rác thải đường phố, rác thải vườn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ gia đình.... - Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân ra chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim… - Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau: + Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp + Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ... - Theo mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về thành phần khác nhau trong CTRSH nên cách phân loại khác nhau như thức ăn, chất hữu cơ dễ phân hủy, rác vườn, giấy, bìa cattong…. Theo hướng dẫn tại Quyết định số 2359/QĐ-TTg phê duyệt Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính của Thủ tướng Chính phủ. b. Thành phần CTRSH Thành phần lý, hóa của chất thải rắn sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, từng khu vực (đô thị, nông thôn), vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. 5 Bảng 1.1. Thành phần chủ yếu của CTRSH Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1. Các chất cháy được (đốt được) a. Giấy b. Hàng dệt c. Thực phẩm d. Cỏ, gỗ củi, rơm rạ Các vật liệu làm từ giấy Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ bột và giấy. sinh… Có nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon… Các chất thải từ đồ ăn Cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi thực phẩm ngô… Các vật liệu và sản phẩm Đồ dùng bằng gỗ như bàn ghế, được chế tạo từ gỗ, tre, đồ chơi, vỏ dừa rơm… e. Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, được chế tạo từ chất dẻo lọ. Chất dẻo, các đầu vòi, dây điện… f. Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm Bóng, giày, ví, băng cao su… được chế tạo từ da và cao su 2. Các chất không cháy được a. Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm Vỏ hộp sắt, tôn… được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút. b. Các kim loại phi Bất kỳ các loại vật liệu Vỏ chai, ốc, xương, gạch, đá, sắt không cháy khác ngoài gốm… kim loại và thủy tinh. c. Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm Chai lọ, đồ đựng bẳng thủy tinh, được chế tạo từ thủy tinh. bóng đèn… d. Đá và sành sứ Tất cả các vật liệu khác Đá cuội, cát, đất, tóc.. không phân loại trong 6 Thành phần Định nghĩa Ví dụ bản này. Loại này có thể chia thành 2 phần: kích thước hơn 5mm và loại nhỏ hơn 5 mm. (Nguồn:[5]) Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2016 [3], CTRSH phát sinh ở các đô thị chiếm đến hơn 50% tổng lượng CTRSH của cả nước mỗi năm. Năm 2015, tổng khối lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày. Trong khi năm 2014, khối lượng CTRSH đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày. Riêng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày. Theo tính toán mức gia tăng của giai đoạn từ 2011 đến 2015 đạt trung bình 12% mỗi năm và về xu hướng, mức độ phát sinh CTRSH đô thị tiếp tục tăng trong thời gian tới. 1.2. Tác động của CTRSH đến môi trƣờng và sức khỏe 1.2.1. Tác động đến môi trƣờng không khí CTRSH phát sinh thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng thải ra, các thành phần hữu cơ trong đó phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2… đều là các tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Khí nhà kính thoát ra từ tất cả các quá trình từ thu gom, vận chuyển, xử lý bằng chôn lấp và các công nghệ khác 1.2.2. Tác động đến môi trƣờng nƣớc CTRSH nếu được chôn lấp không hợp vệ sinh, sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Ngoài ra, rác có thể bị cuốn trôi theo dòng nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh, rạch… sẽ làm nhiễm bẩn nguồn nước mặt. Lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ… giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh thoát nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh 7 thái trong các ao hồ bị hủy diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn, thương hàn… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. CTRSH sau khi được thu gom, xử lý bằng các phương pháp cũng phát sinh một lượng nước rỉ rác lớn, nếu không được xử lý cũng gây làm ô nhiễm môi trường. 1.2.3. Tác động đến môi trƣờng đất Khi CTRSH được đưa vào môi trường các chất độc sẽ xâm nhập vào đất và tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, phát tán các vi khuẩn gây bệnh ra bên ngoài. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần rất nhiều năm mới phân hủy hết, do đó chúng hạn chế quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút. 1.2.4. Tác động đến sức khỏe con ngƣời Trong thành phần CTRSH hay còn gọi là rác thải thông thường, hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và giảm mỹ quan môi trường sống; những người tiếp xúc thường xuyên với chất thải như những người làm trực tiếp công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác rất dễ mắc các bệnh viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi, họng và ngoài da, phụ khoa. Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, trên thế giới mỗi năm có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới chất thải [5]. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hydro hình thành từ sự phân hủy rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập mạnh gây ảnh hưởng xấu tới những người mắc bệnh tim mạch. 1.3. Các nguồn phát thải khí nhà kính trong quy trình xử lý CTRSH Theo báo cáo đánh giá của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đưa ra, biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Những ảnh hưởng của BĐKH đến con người và các thay đổi của hệ thống khí hậu cũng đã được ghi nhận từ những năm 1950. Nguyên nhân chính của 8 biến đổi khí hậu là do phát thải khí nhà kính (KNK), trong đó các hoạt động sinh sống và sản xuất của con người là nguồn phát thải chính. KNK được định nghĩa là những thành phần của khí quyển, được tạo ra do tự nhiên và các hoạt động của con người. Chúng có khả năng hấp thụ các bước sóng dài được phản xạ tự bề mặt Trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Tiếp tục phát thải KNK sẽ làm nặng nề thêm những thay đổi của khí hậu toàn cầu cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của nó lên môi trường tự nhiên và con người. Theo nguồn gốc phát sinh, mức độ phát thải tuyện đối và xu hướng phát thải cũng như mức độ ảnh hưởng đến tổng tiềm năng phát thải KNK của các quốc gia, các nguồn phát thải được chia thành 4 nhóm chính là năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp và chất thải. Việt Nam đã kiểm kê phát thải KNK cho 4 nhóm trên vào các năm 1994, 2000, 2010. Kết quả trong lĩnh vực Chất thải nói riêng và cả 4 lĩnh vực nói chung lượng KNK đều tăng. Bảng 1.2 So sánh phát thải khí nhà kính qua các năm 1994, 2000, 2010 ĐVT: triệu tấn CO2eq Lĩnh vực Năm 1994 Năm 2000 Năm 2010 Năng lượng 25,6 52,8 141,1 Công nghiệp 3,8 10 21,2 Nông nghiệp 52,4 65,1 88,3 Chất thải 2,6 7,9 15,4 (Nguồn: [4]) Lượng chất thải phát sinh không ngừng tăng lên theo tốc độ phát triển kinh tế và hàng ngày phát sinh vào môi trường một lượng lớn khí nhà kính ở tất cả các quá trình từ khi thu gom, vận chuyển, trung chuyển đến xử lý bằng các phương pháp khác nhau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan