Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển của tỉnh thái bình

.PDF
94
126
63

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG MÔI TRƢỜNG PHỤC VỤ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI DẢI VEN BIỂN CỦA TỈNH THÁI BÌNH CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG DƢƠNG ANH TUẤN HÀ NỘI, NĂM 2019 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG MÔI TRƢỜNG PHỤC VỤ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI DẢI VEN BIỂN CỦA TỈNH THÁI BÌNH CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 8440301 DƢƠNG ANH TUẤN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn An Thịnh PGS.TS. Lƣu Thế Anh HÀ NỘI, NĂM 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn An Thịnh Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS.TS. Lưu Thế Anh Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Vũ Thanh Ca Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Lê Tuấn Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 17 tháng 01 năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Dương Anh Tuấn. MSHV: 1798020004. Hiện đang là học viên lớp CH3A.MT1, khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển của tỉnh Thái Bình” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. HỌC VIÊN Dƣơng Anh Tuấn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn An Thịnh và PGS.TS. Lưu Thế Anh đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giảng dạy chương trình cao học chuyên ngành Khoa học Môi trường - Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn Đề tài KH&CN độc lập cấp Quốc gia “Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất vùng đồng bằng sông Hồng và đề xuất các giải pháp chủ động ứng phó”, mã số ĐTĐLCN.48/16 đã cung cấp số liệu và hỗ trợ để tác giả hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và các đơn vị, cá nhân đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học. Trân trọng cảm ơn./. HỌC VIÊN Dƣơng Anh Tuấn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƢỜNG ............................................4 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường trên thế giới và ở Việt Nam ......................................................................................................4 1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................................4 1.1.2. Tại Việt Nam .....................................................................................................7 1.2. Cơ sở lý luận về phân vùng chức năng môi trường ...........................................12 1.2.1. Quan niệm về phân vùng.................................................................................12 1.2.2. Phân vùng môi trường và chức năng môi trường ...........................................14 1.2.3. Phân vùng chức năng môi trường và vùng chức năng môi trường .................15 1.2.4. Mối quan hệ phân vùng môi trường và phân vùng chức năng môi trường ...........16 1.2.5. Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường ................................................16 1.2.6. Nội dung phân vùng chức năng môi trường ...................................................17 CHƢƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................................................... 19 2.1. Tiếp cận phân vùng chức năng môi trường........................................................19 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................20 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .....................................................................20 2.3.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................20 2.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................26 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................28 3.1. Xác định các yếu tố áp lực môi trường ..............................................................28 iv 3.1.1. Các áp lực môi trường do khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.............28 3.1.2. Áp lực môi trường do chất thải từ các hoạt động phát triển kinh tế ...............33 3.1.3. Áp lực môi trường từ tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu .......................40 3.2. Hiên trạng và diễn biến môi trường ...................................................................44 3.2.1. Môi trường nước mặt ......................................................................................44 3.2.2. Môi trường nước biển ven bờ .........................................................................47 3.2.3. Môi trường nước dưới đất ...............................................................................49 3.2.4. Môi trường không khí .....................................................................................51 3.3. Xác định bộ tiêu chí và hệ thống phân vùng chức năng môi trường dải ven biển của tỉnh Thái Bình .....................................................................................................53 3.4. Đặc trưng và các vấn đề môi trường nổi cộm tại các tiểu vùng chức năng môi trường dải ven biển tỉnh Thái Bình ...........................................................................55 3.4.1. Tiểu vùng môi trường đất ngập nước ven bờ Tiền Hải - Thái Thụy ..............55 3.4.2. Tiểu vùng môi trường nông nghiệp, công nghiệp ven bờ Thái Thụy .............57 3.4.3. Tiểu vùng môi trường nông nghiệp, công nghiệp và du lịch ven biển Tiền Hải .58 3.5. Định hướng chức năng của các tiểu vùng môi trường dải ven biển tỉnh Thái Bình ...........................................................................................................................62 3.6. Định hướng không gian quản lý môi trường dải ven biển tỉnh Thái Bình .............68 3.6.1. Mục tiêu và nguyên tắc xác định không gian bảo vệ môi trường dải ven biển tỉnh Thái Bình ...........................................................................................................68 3.6.2. Các không gian quản lý môi trường dải ven biển tỉnh Thái Bình ...................68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v THÔNG TIN LUẬN VĂN Họ và tên học viên: DƢƠNG ANH TUẤN Lớp: CH3A.MT1 Khóa: 3 (2017-2019). Cán bộ hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn An Thịnh Cán bộ hướng dẫn 2: PGS.TS. Lƣu Thế Anh Tên đề tài: “Nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển của tỉnh Thái Bình”. Tóm tắt luận văn: 1. Đặt vấn đề Bảo vệ môi trường tại các dải ven biển là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm phát triển bền vững khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Mỗi khu vực ven biển có đặc trưng riêng biệt về vị thế, tự nhiên, kinh tế xã hội, sinh thái và tài nguyên thiên nhiên, quy định các giải pháp quản lý môi trường khác nhau. Điều này dẫn thiết cần thiết phải phân vùng môi trường để áp dụng các biện pháp quản lý môi trường phù hợp với từng phân vùng môi trường. Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, là vựa lúa lớn nhất của miền Bắc gắn với tên gọi “Quê lúa”. Những năm gần đây, tỉnh Thái Bình đang trong quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ gắn liền với hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Dải ven biển của tỉnh cũng đã được Chính phủ chấp thuận chủ trường cho xây dựng khu kinh tế biển, trở thành khu kinh tế biển thứ 15 của cả nước. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các áp lực tới áp lực môi trường có xu hướng gia tăng từ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển (khai thác sử dụng rừng ngập mặn, nước mặn lợ, bãi và cồn ven biển), khai thác tài nguyên thiên nhiên (khai thác, sử dụng tài nguyên nước, khoáng sản, khí đốt), từ các hoạt động phát triển kinh tế và từ tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung căn cứ cho các nhà quản lý sử dụng khi tiến hành lập quy hoạch bảo vệ môi trương hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển tỉnh Thái Bình nói chung và khu vực dải ven biển của tỉnh Thái Bình nói riêng. vi 2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là vùng bờ hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải thuộc dải ven biển của tỉnh Thái Bình, tính từ đường ven biển về đất liền. - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các phân vùng chức năng môi trường trong phạm vi không gian nghiên cứu. 3. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu phân vùng môi trường khu vực dải ven biển của tỉnh Thái Bình, bao gồm: - Tổng quan về lý luận và thực tiễn nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường trên thế giới và ở Việt Nam; phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường và xác định quan điểm, cách tiếp cận trong phân vùng hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải thuộc dải ven biển của tỉnh Thái Bình. - Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường hai huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải. - Xác định và phân tích các yếu tố áp lực môi trường. - Phân tích hiện trạng và diễn biến môi trường tại các khu vực khác nhau trong dải ven biển. - Xác định các tiêu chí, xây dựng cơ sở dữ liệu GIS, phân vùng chức năng môi trường và phân tích các vấn đề môi trường nổi cộm tại các tiểu vùng chức năng tại hai huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải. - Đề xuất định hướng quản lý môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu theo các tiểu vùng chức năng và các không gian phát triển. 4. Kết quả đạt đƣợc 1. Đề tài đã chỉ ra và giới thiệu các công trình nghiên cứu về phân vùng chức năng môi trường trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó rút ra được những cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn trong việc phân vùng chức năng môi trường. 2. Nêu lên những khái niệm về phân vùng môi trường, chức năng môi trường; mối quan hệ giữa phân vùng môi trường và phân vùng chức năng môi trường. Từ đó vii xác định các nguyên tắc trong việc phân vùng chức năng môi trường và nội dung thực hiện phân vùng chức năng môi trường. 3. Đã xác định các áp lực môi trường đang tác động đến khu vực dải ven biển thông qua các tài liệu thu thập được và thực địa vào trung tuần tháng 10/2018 như trong việc khai thác sử dụng: rừng ngập mặn, sử dụng bãi cồn ven biển, tài nguyên nước mặt, nước ngầm, khoáng sản. Bên cạnh đó, còn đến từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hoạt động công nghiệp, hoạt động y tế, du lịch, sản xuất làng nghề. Các áp lực khác từ tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu. 4. Đánh giá được các tiêu chí và hệ thống phân vùng chức năng môi trường cho dải ven biển của tỉnh Thái Bình. 5. Đã phân khu vực dải ven biển của tỉnh Thái Bình thành 3 tiểu vùng: +) Tiểu vùng môi trường đất ngập nước ven bờ Tiền Hải - Thái Thụy, +) Tiểu vùng môi trường nông nghiệp sinh thái và công nghiệp ven bờ Thái Thụy, +) Tiểu vùng môi trường nông nghiệp, công nghiệp và du lịch ven bờ Tiền Hải, 6. Đã định hướng chức năng cho từng tiểu vùng môi trường nhằm khai thác, sử dụng hiểu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường cho mỗi tiểu vùng. 7. Đã định hướng chức năng cho từng tiểu vùng môi trường nhằm khai thác, sử dụng hiểu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường cho mỗi tiểu vùng. - Không gian bảo vệ: +) Không gian bảo tồn nghiêm ngặt, +) Không gian bảo vệ, - Không gian quản lý môi trường tích cực: +) Không gian nuôi trồng thủy sản, +) Không gian phát triển du lịch biển, +) Không gian phát triển cảng biển, +) Không gian phát triển diêm nghiệp, +) Không gian phát triển công nghiệp, - Không gian phát triển thân thiện môi trường: + Không gian BVMT khu dân cư nông thôn và sản xuất nông nghiệp. viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BĐKH : Biến đổi khí hậu CTR : Chất thải rắn CCN : Cụm công nghiệp CNG : Khí nén thiên nhiên (Compressed Natural Gas) HST : Hệ sinh thái KCN : Khu công nghiệp KT-XH : Kinh tế - xã hội NNK : Nhóm nghiên cứu PTBV : Phát triển bền vững PVMT : Phân vùng môi trường PVCNMT : Phân vùng chức năng môi trường QHBVMT : Quy hoạch bảo vệ môi trường QHMT : Quy hoạch môi trường QLMT : Quản lý môi trường QĐ : Quyết định QCCP : Quy chuẩn cho phép TN&MT : Tài nguyên và môi trường TVN : Thực vật nổi TVMT : Tiểu vùng môi trường VMT : Vùng môi trường ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của 2 huyện ven biển tỉnh Thái Bình năm 2015 ....... 24 Bảng 3.1. Nhu cầu khai thác nước mặt phục vụ công nghiệp ................................... 30 Bảng 3.2. Lượng nước dưới đất khai thác theo mục đích sử dụng ........................... 31 Bảng 3.3. Hiện trạng khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Bình ..................................... 32 Bảng 3.4. Tải lượng chất thải phát sinh từ chăn nuôi ............................................... 34 Bảng 3.5. Tổng lượng nước thải công nghiệp tại khu vực nghiên cứu ..................... 35 Bảng 3.6. Khối lượng chất thải y tế trên địa bàn nghiên cứu ................................... 35 Bảng 3.7. Lượng nước sử dụng và nước thải đến năm 2020 .................................... 38 Bảng 3.8. Khoảng cách xâm nhập mặn trên các sông............................................... 42 Bảng 3.9. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải cấp B1 (cm) ....................... 43 Bảng 3.10. Mức tăng xâm nhập mặn giữa hiện trạng với các kịch bản .................... 43 Bảng 3.11. Hàm lượng BOD5 và COD trên sông Hồng ........................................... 44 Bảng 3.12. Hàm lượng BOD5 và COD trên sông Hóa .............................................. 45 Bảng 3.13. Hàm lượng BOD5 và COD trên sông Trà Lý ......................................... 46 Bảng 3.14. Hàm lượng COD trung bình trong nước ngầm tỉnh Thái Bình năm 201450 Bảng 3.15. Hàm lượng Cl- trung bình trong nước ngầm năm 2014 ......................... 51 Bảng 3.16. Hàm lượng Fe và NH4+ trong nước ngầm năm 2013-2014 .................... 51 Bảng 3.17. Hàm lượng TSP tại KCN Tiền Hải, CCN Phong Phú và Vũ Thư năm 2013-2014.................................................................................................................. 52 Bảng 3.18. Hệ thống PVMT dải ven biển của tỉnh Thái Bình .................................. 55 Bảng 3.19. Định hướng chức năng và đánh giá các giải pháp QLMT và ứng phó biến đổi khí hậu phù hợp tại khu vực ven biển ......................................................... 63 tỉnh Thái Bình ........................................................................................................... 63 Bảng 3.20. Ma trận phân bố các không gian QLMT trong các tiểu vùng môi trường70 Bảng 3.21. Các không gian BVMT dải ven biển của tỉnh Thái Bình ....................... 72 x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Quy trình các bước nghiên cứu ................................................................. 18 Hình 2.1. Sơ đồ vị trí hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy trong tỉnh Thái Bình ........ 21 Hình 3.1. Nuôi trồng thủy sản ven biển .................................................................... 37 Hình 3.2. Khảo sát tàu thuyền hoạt động trên biển ................................................... 37 Hình 3.3. Biểu đồ hàm lượng COD và BOD5 trên sông Hồng ................................ 45 Hình 3.4. Biểu đồ hàm lượng COD và BOD5 trên sông Hóa ................................... 46 Hình 3.5. Biểu đồ hàm lượng COD và BOD5 trên sông Trà Lý ............................... 47 Hình 3.6. Hàm lượng SO2, NOx trong không khí qua các đợt quan trắc năm 2012 53 Hình 3.7. Hàm lượng CO trong không khí qua các đợt quan trắc năm 2012 ........... 53 Hình 3.8. Bản đồ phân vùng chức năng môi trường dải ven biển tỉnh Thái Binh .... 61 Hình 3.9. Bản đồ định hướng không gian BVMT dải ven biển tỉnh Thái Bình ....... 71 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo vệ môi trường (BVMT) vùng ven biển là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm phát triển bền vững khu vực này trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và chiến lược phát triển kinh tế biển, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Mỗi khu vực ven biển có đặc trưng riêng biệt về vị thế, tự nhiên, KT-XH, sinh thái, môi trường và tài nguyên thiên nhiên, từ đó cần các giải pháp quản lý môi trường (QLMT) khác nhau. Điều này cần thiết phải phân vùng môi trường (PVMT) để áp dụng các biện pháp QLMT phù hợp với từng PVMT. Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, là vựa lúa lớn nhất của miền Bắc gắn với tên gọi “Quê lúa”. Những năm gần đây, tỉnh Thái Bình đang trong quá trình phát triển KT-XH mạnh mẽ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dải ven biển của tỉnh cũng đã được Chính phủ chấp thuận chủ trương cho xây dựng khu kinh tế biển, trở thành khu kinh tế biển thứ 15 của cả nước. Cùng với sự phát triển KT-XH, các áp lực môi trường có xu hướng gia tăng từ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển (khai thác và nuôi trồng thủy sản, rừng ngập mặn, bãi bồi và cồn cát ven biển, khoáng sản, khí đốt,...). Bên cạnh đó, các tác động của tự nhiên như tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cũng đã và đang tạo ra các áp lực và thách thức lên môi trường. Kết quả quan trắc môi trường năm 2015 cho thấy, tại khu vực đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường: Hàm lượng COD vượt Quy chuẩn cho phép (QCCP) cao nhất đến 1,33 lần; BOD5 vượt 2 lần QCCP tại khu vực sông Hồng đoạn chảy qua xã Tân Đệ - Vũ Thư; nồng độ dầu trong nước biển khu vực cửa Diêm Điền vượt QCCP đối với bãi tắm và nuôi trồng thủy sản. Xâm nhập mặn gây thiệt hại đối với một số vùng nuôi trồng thủy sản (Sở TN&MT Thái Bình). Việc áp dụng các giải pháp QLMT cho các khu vực ven biển tỉnh Thái Bình hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn nhằm đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững KT-XH của địa phương. 2 Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển của tỉnh Thái Bình” đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ PVMT và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, QLMT và thích ứng với BĐKH phù hợp với mỗi vùng chức năng môi trường tại hai huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải của tỉnh Thái Bình. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ đã được thực hiện bao gồm: - Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu phân vùng môi trường (PVMT) và phân vùng chức năng môi trường (PVCNMT) trên thế giới và ở Việt Nam; phương pháp luận PVCNMT và xác định quan điểm, cách tiếp cận trong PVMT hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải thuộc dải ven biển của tỉnh Thái Bình. - Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, KT-XH hai huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải. - Phân tích hiện trạng và diễn biến môi trường tại các khu vực khác nhau trong dải ven biển. - Phân tích và xác định các áp lực, thách thức môi trường. - Xác định các tiêu chí, xây dựng cơ sở dữ liệu GIS, PVCNMT và phân tích các vấn đề môi trường nổi cộm tại các tiểu vùng chức năng tại hai huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải. - Đề xuất định hướng QLMT và thích ứng với BĐKH theo các tiểu vùng chức năng và các không gian phát triển. 3 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Phạm vi không gian nghiên cứu là hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải thuộc dải ven biển tỉnh Thái Bình, gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển. - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các chức năng môi trường của các vùng trong phạm vi không gian nghiên cứu nêu trên. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp cơ sở lý luận cho hướng nghiên cứu PVCNMT phục vụ QLMT và thích ứng với BĐKH tại các khu vực ven biển. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ra quyết định về công tác quy hoạch bảo vệ môi trường (QHBVMT), quy hoạch phát triển KT-XH tại vùng ven biển tỉnh Thái Bình. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc trong 3 chương: - Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường. - Chương 2: Cách tiếp cận, phương pháp và khu vực nghiên cứu. - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƢỜNG 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới, việc phân vùng đã được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch đô thị, điều chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Australia,... Ở Châu Âu, kiểm soát phát triển ở các thành phố được thực hiện từ cuối thể kỷ 19 mà ngày nay được biết như phân vùng chức năng. Ở Mỹ, thành phố New York thực hiện phân vùng đầu tiên vào năm 1916. Vào cuối những năm 1920, nhiều nước đã thực hiện việc điều chỉnh phân vùng chức năng đáp ứng nhu cầu phát triển. PVMT là công cụ được các chính quyền sử dụng nhằm tối ưu hóa việc tổ chức sử dụng không gian lãnh thổ, cũng như bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên [10]. Bộ Môi trường và Tài nguyên Paraguay đã tiến hành PVMT nhằm bảo vệ thượng nguồn lưu vực sông Paraguay. Dựa trên các yếu tố địa chất, hình thái địa hình, khí hậu và độ che phủ thực vật, lưu vực sông được chia thành 34 đơn vị môi trường tự nhiên, trong đó có 24 đơn vị có địa hình cao và 10 đơn vị có địa hình đồng bằng, đôi khi bị ngập lũ. Dựa vào các yếu tố KT-XH như hiện trạng sử dụng đất, tình hình sản xuất, cơ sở hạ tầng và tổ chức trong vùng, lưu vực sông được chia thành 33 đơn vị môi trường - kinh tế - xã hội [10]. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc đã đưa ra phương pháp tiếp cận quy hoạch không gian mới. Nếu trước đây sự phân vùng là theo định hướng kinh tế thì sau này, vùng được chia theo cách tiếp cận định hướng chức năng. Cách tiếp cận này cố gắng hợp lý hóa sự phát triển vùng của Trung Quốc và khẳng định rằng mỗi vùng nên có chức năng riêng biệt để tập trung phát huy tinh chất, điều kiện và yêu cầu của nó. Với cách tiếp cận định hướng chức năng của vùng, chính phủ có thể giám sát sự phát triển của vùng và địa phương, vì vậy phân vùng chức năng được coi là một công cụ để hướng quy hoạch không gian tới sự phát triển bền 5 vững dài hạn. Việc phân vùng được chia cho 2 cấp thực hiện: Cấp quốc gia và cấp tỉnh. Quốc gia thực hiện phân vùng 2/5 diện tích lãnh thổ, các tỉnh thực hiên phân vùng diện tích còn lại. Kết quả phân vùng gồm có 4 loại vùng: (1) Vùng tối ưu phát triển, (2) Vùng ưu tiên phát triển, (3) Vùng hạn chế phát triển, gồm vùng chức năng sinh thái và vùng sản xuất nông nghiệp và (4) Vùng cấm phát triển [30]. Úc là quốc gia đã thực hiện phân vùng chức năng của hệ sinh thái (HST) tại khu vực vịnh Moreton. Phương pháp phân vùng chức năng của HST được xây dựng không chỉ nhằm bản đồ hóa dịch vụ HST theo cách tiếp cận đơn giản về sử dụng đất đai mà còn nhằm nâng cao nhận thức về sự phụ thuộc giữa phúc lợi của con người với khả năng cung cấp các dịch vụ HST theo các chức năng của HST. Để xây dựng các bản đồ phân vùng các HST, Úc đã dựa trên mô tả về từng chức năng HST và xây dựng thành 19 bản đồ tương ứng với 19 chức năng. Các bước thực hiện cơ bản bao gồm: Xác định và thu thập các bộ dữ liệu thông tin địa lý (GIS) đại diện cho 19 hợp phần về sinh học, địa hóa học và vật lý trong các HST; thành lập bản đồ chức năng sinh thái đơn lẻ; thành lập bản độ chức năng sinh thái tổng hợp. Trong khi các chuyên gia và các nhà quản lý có thể thu được lợi ích từ các lớp chức năng HST độc lập, riêng biệt thì các nhà ra quyết định chính sách ở cấp địa phương và vùng lại muốn có được thông tin tổng hợp về các cấp độ chức năng. Do đó, Moreton đã xác định xây dựng hai loại bản đồ là bản đồ chồng lớp các chức năng sinh thái và bản đồ chính sách. Các bản đồ đươc xây dựng đã hỗ trợ và bổ sung các giá trị, thông tin cho quy hoạch và quản lý hiện tại về các khu vực cung cấp chức năng HST tại Vịnh Moreton. Đây được coi là bộ sản phẩm hỗ trợ đắc lực cho quá trình ra quyết định tại khu vực này. Chính phủ Brazil đã ban hành Luật số 6938 về chính sách môi trường quốc gia năm 1981, tại điều 9, khoản II đưa ra nội dung: “Phân vùng môi trường - The Environmental zoning”. Sau đó, ngày 10/07/2002, Chính phủ nước này đã ban hành Nghị định số 4297 quy định cụ thể điều 9, khoản II, Luật số 6938. Nghị định này gồm 5 chương, trong đó: Chương I - Mô tả mục tiêu và nguyên tắc; Chương II Chuẩn bị phân vùng; Chương III - Nội dung của phân vùng; Chương IV - Sử dụng, 6 bảo quản, lưu, quảng cáo dưa liệu và thông tin; Chương V - Các điều khoản khác. Tại điều 12 của Nghị định đã quy định về việc xác định từng vùng/khu vực phải dựa trên: (i) Đánh giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khuôn khổ KT-XH và pháp lý, thể chế. (ii) Hệ thống thông tin địa lý và (iii) Kịch bản và lựa chọn thay thế [31]. Trên cơ sở đó, trong quy hoạch chiến lược và hành động của thành phố Belo Horizonte, Brazil, các nhà quản lý đã tích hợp các vấn đề môi trường vào trong quy hoạch chung của thành phố. Trong đó, hai kiểu PVMT đã được sử dụng, bao gồm: Các vùng bảo vệ cảnh quan và môi trường nhằm bảo tồn chất lượng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực; và các vùng BVMT nhằm duy trì các khu vực hỗ trợ cho sự cân bằng môi trường của thành phố [32]. Từ năm 2006, các nhà khoa học ở Cục Môi trường Trung Quốc (Qinhua Fang và nnk, 2008) đã tiếp cận phân vùng chức năng sinh thái, mà bản chất là PVCNMT để lập QHMT ở các cấp khác nhau nhằm lồng ghép vấn đề BVMT vào các hoạt động phát triển KT-XH. Trong đó, các tác giả đã coi phân vùng chức năng sinh thái như là bước chìa khóa để thực hiện lập QHMT và thí điểm cho TP. Hạ Môn. Đồng thời, một phương pháp hiệu quả cho phân vùng chức năng sinh thái cũng được đề xuất [30]. Nghiên cứu đã nêu rõ, phân vùng chức năng sinh thái không chỉ đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao khả năng thích ứng và sự chấp nhận các QHMT mà trong cả công tác QLMT và ra quyết định. Kinh nghiệm nghiên cứu cho thấy, các phương pháp phân vùng chức năng sinh thái có thể áp dụng như một nguyên tắc trong quản lý thích ứng, dựa vào nguồn tài nguyên và cộng đồng. Do vậy, nó có thể cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình ra quyết định nhằm hạn chế quan điểm chủ quan của nhà quy hoạch và sự mẫu thuẫn trong sử dụng tài nguyên giữa các bên liên quan. Những vấn đề môi trường cần giải quyết trong tương lại cũng được chỉ ra dựa trên tiếp cận phân vùng chức năng sinh thái. Như vậy, trên thế giới PVMT hay phân vùng chức năng sinh thái (bản chất là PVCNMT) được sử dụng như một công cụ phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong một không gian lãnh thổ, hoặc QHMT. Cơ sở để PVMT là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và KT-XH tại mỗi vùng. 7 1.1.2. Tại Việt Nam Hiện nay, tại Việt Nam chưa có công trình nào viết rõ về phương pháp luận PVCNMT. Tuy nhiên, thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu, dự án liên quan đến PVMT, PVCNMT phục vụ lập QHMT, QHBVMT đã được thực hiện. Một số nghiên cứu liên quan đến PVCNMT đã được thực hiện, như đề tài: “Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ phát triển KT-XH vùng đồng bằng sông Hồng” và “Nghiên cứu xây dựng QHMT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ BVMT và phòng tránh thiên tai” (KC08), “Nghiên cứu vấn đề QHMT vùng lãnh thổ, lấy Hạ Long - Quảng Ninh làm ví dụ”, “Nghiên cứu xây dựng QHBVMT vùng đồng bằng sông Cửu Long”, “QHMT vùng Đông Nam Bộ” [10]. Trên cơ sở nghiên cứu môi trường tự nhiên, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng môi trường, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến động, các cảnh quan sinh thái có nguồn gốc tự nhiên, các yếu tố nổi trội trong phát triển KT-XH để tiến hành đánh giá các biến đổi môi trường, kết quả của đề tài “Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ phát triển KT-XH vùng đồng bằng sông Hồng” đã phân đồng bằng sông Hồng thành 3 phụ vùng và 10 tiểu vùng [14], bao gồm: - Núi đồi, với các tiểu vùng: Núi có lớp phủ rừng; núi đá; gò đồi. - Đồng bằng, với các tiểu vùng: Đồng ruộng; thủy vực; đô thị và KCN. - Cửa sông ven biển, với các tiểu vùng: Rừng ngập mặn; đồng ruộng; bãi bồi (có lớp phủ và chưa có lớp phủ thực vật); đô thị và KCN. Một số địa phương đã tiến hành xây dựng QHBVMT. Để QHBVMT thì cần thực hiện PVCNMT, ví dụ: - Tỉnh Hải Dương, trong QHBVMT và định hướng phát triển kinh tế, được phân thành 4 vùng chức năng môi trường: Vùng I - môi trường khu vực công nghiệp với 4 tiểu vùng; Vùng II - môi trường đô thị với 7 tiểu vùng; Vùng III - môi trường nông nghiệp và nông thôn với 5 tiểu vùng; Vùng IV - môi trường lâm nghiệp và khu du lịch với 4 tiểu vùng [10].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan