Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nghiên cứu thực trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn ven biển huy...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu thực trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng giai đoạn 2000 2015

.PDF
93
262
126

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGUYỄN CÔNG ĐOÀN HÀ NỘI, NĂM 2019 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 NGUYỄN CÔNG ĐOÀN CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 8440301 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: HƢỚNG DẪN 1: PGS.TS. MAI SỸ TUẤN HƢỚNG DẪN 2: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH HÀ NỘI, NĂM 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Nguyễn Công Đoàn Hiện đang là học viên cao học lớp CH3A.MT2 - Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội. Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn và PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Số liệu và kết quả của luận văn hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ Nguyễn Công Đoàn ii LỜI CẢM ƠN Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000 - 2015” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau thời gian theo học chƣơng trình cao học chuyên ngành Khoa học môi trƣờng tại Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội. Qua trang viết này, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới những ngƣời đã giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua. Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Sỹ Tuấn và PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh là ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp, định hƣớng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Hồng Tính, ThS. Nguyễn Xuân Tùng, ThS. Lê Đắc Trƣờng đã góp ý, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các bạn Nguyễn Hà My, Nguyễn Thị Hƣơng Giang, Võ Văn Thành – Lớp Cao học CH3A.MT2, Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội đã luôn đồng hành cùng tôi trong thời gian đi thực địa. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo chính quyền địa phƣơng và bà con nhân dân huyện Tiên Lãng nhiệt tình hỗ trợ, hợp tác, cung cấp số liệu về hiện trạng, hiện trạng quản lý rừng ngập mặn tại địa phƣơng và các thông tin về hoạt động sinh kế tại địa phƣơng. Trân trọng cảm ơn đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo xu hƣớng thay đổi hệ sinh thái rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ”, mã số TNMT.2018.05.06 đã hỗ trợ kinh phí thực địa, điều tra tại địa phƣơng. Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Quý thầy cô Khoa Môi trƣờng, Trƣờng đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức để tôi có thể thực hiện đƣợc nội dung nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn! HỌC VIÊN Nguyễn Công Đoàn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii THÔNG TIN LUẬN VĂN ............................................................................................ vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................3 3.1. Nghiên cứu thực trạng, biến động diện tích của rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000 – 2015 ..................................................................3 3.2. Ảnh hƣởng của các hoạt động sinh kế tới rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng .......................................................................................................3 3.3. Ảnh hƣởng của điều kiện khí tƣợng, thủy văn đến rừng ngập mặn .........................4 3.4. Hiện trạng quản lý lý rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. 4 3.5. Nguyên nhân và đề xuất biện pháp quản lý rừng ngập mặn ....................................4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................5 1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn ...................................................................................5 1.1.1. Phân bố rừng ngập mặn trên thế giới ....................................................................6 1.1.2. Phân bố rừng ngập mặn tại Việt Nam ...................................................................7 1.2. Sinh kế và sinh kế bền vững ...................................................................................10 1.3. Vai trò của rừng ngập mặn .....................................................................................14 1.3.1. Cung cấp môi trƣờng sống và thức ăn cho các loài động vật ..............................14 1.3.2. Làm chậm dòng chảy, giảm độ cao của sóng khi triều cƣờng ............................16 1.3.3. Hạn chế tác hại của sóng thần và bão lớn ...........................................................17 1.3.4. Tác dụng làm sạch môi trƣờng nƣớc ...................................................................19 1.3.5. Vai trò trong chu trình Cacbon ............................................................................20 1.3.6. Hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nƣớc ngầm ....................................................21 iv 1.3.7. Cung cấp sinh kế cho con ngƣời .........................................................................22 1.4. Các nghiên cứu về thực trạng và biến động rừng ngập mặn tại Việt Nam .................23 1.5. Điều kiện tự nhiên huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng ..................................25 1.5.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................25 1.5.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn .................................................................................28 1.6. Tình hình kinh tế - xã hội .......................................................................................29 1.7. Hiện trạng các nguồn tài nguyên ven biển huyện Tiên Lãng .................................31 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................35 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................................35 2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................35 2.3. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................................35 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................36 2.4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu ..............................................................................36 2.4.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ............................................................................36 2.4.3. Phƣơng pháp điều tra xã hội học .........................................................................36 2.4.4. Phƣơng pháp chuyên gia .....................................................................................37 2.4.5. Phƣơng pháp xử lý bản đồ ...................................................................................37 2.4.6. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ..............................................................38 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................39 3.1. Hiện trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải phòng giai đoạn 2000 - 2015 .........................................................................................39 3.2. Ảnh hƣởng của khí tƣợng và thủy văn đến diện tích rừng ngập mặn ....................45 3.3. Ảnh hƣởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng ...........................................................................................52 3.3.1. Sinh kế, cơ cấu ngành nghề và thu nhập bình quân ............................................52 3.3.2. Ảnh hƣởng của các hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn.................................56 3.4. Hiện trạng quản lý rừng ngập mặn của huyện Tiên Lãng ......................................61 3.4.1. Công tác chỉ đạo, điều hành, ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến rừng ngập mặn........................................................................................................................61 3.4.2. Việc phân cấp quản lý rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng ...............................62 v 3.4.3. Về quyền khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên ven biển tại huyện Tiên Lãng ..64 3.4.4. Kế hoạch về quản lý và phục hồi RNM ..............................................................65 3.4.5. Các hình thức quản lý và bảo vệ RNM tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. ............................................................................................................................66 3.4.6. Những khó khăn, còn tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ, khôi phục RNM ..68 3.5. Đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ rừng ngập mặn .................................................69 3.5.1. Tăng cƣờng thể chế, chính sách và năng lực quản lý ..........................................69 3.5.2. Thực hiện định kỳ việc đánh giá hiện trạng, giám sát môi trƣờng định kỳ................71 3.5.3. Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý, bảo vệ RNM ...................................72 3.5.4. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngƣời dân .............73 3.5.5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế ...................................................................................74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................77 vi THÔNG TIN LUẬN VĂN Họ và tên học viên: Nguyễn Công Đoàn Lớp: CH3A.MT2 Khóa: 2017 - 2019 Cán bộ hƣớng dẫn: Hƣớng dẫn 1: PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn Hƣớng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000 - 2015 Tóm tắt luận văn: Để cung cấp thông tin và cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, quản lý, phát triển rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đồng thời tìm hiểu thực trạng biến động diện tích rừng ngập mặn, sự ảnh hƣởng của các mô hình sinh kế tới hệ sinh thái rừng, luận văn Nghiên cứu thực trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000 – 2015 đã đƣợc triển khai thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2000 – 2015, diện tích rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng có sự gia tăng rõ rệt. Biểu hiện của biến đổi khí hậu, tình hình bão lũ thất thƣờng có ảnh hƣởng tới rừng, làm diện tích rừng ngập mặn chƣa phát triển đƣợc nhƣ kỳ vọng, một số khu vực rừng ngập mặn trồng mới bị chết, một số khu vực liên tục phải trồng bổ sung. Biến động diện tích của rừng đã đƣợc thể hiện bằng bản đồ một cách trực quan. Các hoạt động sinh kế ảnh hƣởng tới rừng ngập mặn là Nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trong rừng. Hoạt động sinh kế ít ảnh hƣởng tới rừng ngập mặn là di lịch sinh thái, trồng lúa, hoa màu gần đê, nuôi ong và chăn thả gia súc trên đê. Hoạt động sinh kế không ảnh hƣởng đến rừng ngập mặn là sản xuất công nghiệp, xây dựng và kinh doanh, chăn nuôi theo mô hình VAC. Luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm góp phần quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phƣơng một cách hiệu quả. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổ khí hậu Cs Cộng sự IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change) IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) HST Hệ sinh thái NTTS Nuôi trồng thủy sản NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn RNM Rừng ngập mặn CNM Cây ngập mặn UBND Ủy ban nhân dân viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Hiện trạng diện tích và độ che phủ rừng các tỉnh ven biển miền Bắc tính đến ngày 31/12/2015 ............................................................................................................10 Bảng 1.2. Đặc điểm bãi triều vùng ven biển huyện Tiên Lãng .....................................32 Bảng 1.3. Chỉ tiêu quy hoạch không gian của từng xã và toàn vùng ven biển huyện Tiên Lãng đến năm 2030 ...............................................................................................33 Bảng 3.1. Biến động diện tích rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, giai đoạn từ 2000 - 2015 ...................................................................................................... 40 Bảng 3.2. Diện tích trồng và phục hồi RNM tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng do ACTMANG tài trợ ........................................................................................................42 Bảng 3.3. Thống kê về diện tích rừng ngập mặn đã đƣợc trồng tại ba xã ven biển theo các giai đoạn vừa qua ....................................................................................................43 Bảng 3.4. Điều kiện khí tƣợng tỉnh Hải Phòng từ năm 2000 - 2015 .............................45 Bảng 3.5. Thống kê số cơn bão đổ bộ, ảnh hƣởng tới Tiên Lãng, Hải Phòng từ 2000 – 2015 ...................................................................................................... 49 Bảng 3.6. Tình hình dân số thống kê tƣơng ứng với diện tích các xã Đông Hƣng, Tiên Hƣng, Vinh Quang, huyện Tiên Lãng ...........................................................................52 Bảng 3.7. Cơ cấu các lĩnh vực nghề nghiệp tại xã Tiên Hƣng, xã Đông Hƣng và xã Vinh Quang....................................................................................................................54 Bảng 3.8. Thu nhập bình quân từ các hoat động sinh kế tại xã Đông Hƣng, Tiên Hƣng và Vinh Quang ...............................................................................................................56 Bảng 3.9. Hiện trạng sinh kế của các nhóm đối tƣợng nghiên cứu ...............................57 Bảng 3.10. Diện tích đầm nuôi trồng thuỷ sản tại các xã ven biển huyện Tiên Lãng ...58 Bảng 3.11. Kết quả điều tra nguyên nhân chính ảnh hƣởng tiêu cực đến diện tích rừng ngập mặn........................................................................................................................60 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Phân bố rừng ngập mặn trên thế giới ...............................................................7 Hình 1.2. Khung sinh kế bền vững theo DFID..............................................................11 Hình 1.3. Hiệu quả giảm sóng của Rừng ngập mặn ......................................................17 Hình 1.4. Vị trí địa lý huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng – Khu vực nghiên cứu26 Hình 1.5. Hình thái địa hình khu vực huyện Tiên Lãng ................................................27 Hình 3.1. Sơ họa vị trí rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, Hải Phòng ...........................39 Hình 3.2. Biến động diện tích rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000 – 2015 ...................................................................................................40 Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng .....................................................................................................44 Hình 3.4. Mối tƣơng quan nhiệt độ - lƣợng mƣa huyện Tiên Lãng ..............................47 năm 2000 - 2015 ............................................................................................................47 Hình 3.5. Biểu đồ tổng diện tích RNM và số ngày có dông bão huyện Tiên Lãng 2000 – 2015 ...................................................................................................... 48 Hình 3.6. Tổng diện tích RNM và số lƣợng cơn bão tại huyện Tiên Lãng giai đoạn 2000 - 2015 ....................................................................................................................50 Hình 3.7. So sánh cơ cấu ngành nghề tại xã Đông Hƣng, Tiên Hƣng ..........................55 và Vinh Quang ...............................................................................................................55 Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện kết quả điều tra nguyên nhân chính có ảnh hƣởng tiêu cực đến diện tích rừng ngập mặn .........................................................................................60 Hình 3.9. Số vụ vi phạm về RNM huyện Tiên Lãng giai đoạn 2000 – 2015 ................67 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Rừng ngập mặn là một loại rừng ở những cửa sông lớn ven biển, nơi nƣớc mặn hòa với nƣớc ngọt. Khu vực rừng ngập mặn là một hệ sinh thái quan trọng có vai trò rất lớn ở các vùng cửa sông, ven biển nhƣ: Cung cấp sinh kế cho con ngƣời, bảo vệ chống lại thiên tai, giảm xói lở và bảo vệ đất, giảm ô nhiễm, cung cấp thức ăn, môi trƣờng sống cho nhiều loài sinh vật và làm giảm tác động của biến đổi khí hậu. Với đƣờng bở biển dài 3.260 km (không kể các đảo), Việt Nam là quốc gia có diện tích rừng ngập mặn lớn, trải dài dọc từ Bắc vào Nam. Việc tận dụng và phát huy tối đa những lợi ích từ rừng ngập mặn đem lại sẽ giúp Việt Nam giải quyết đƣợc nhiều vấn đề bao gồm cả việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng đặc biệt là trong tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng mạnh ảnh hƣởng lớn tới hoạt động sinh hoạt, phát triển kinh tế của con ngƣời. Tuy nhiên, trong thời gian qua, diện tích rừng ngập mặn tại nƣớc ta đã bị suy thoái một phần do lịch sử chiến tranh, do sức ép về dân số và kinh tế. Tình trạng khai thác bừa bãi, phá rừng sản xuất nông nghiệp, làm ruộng muối, làm đầm nuôi tôm... đã dẫn tới sự suy giảm cả về diện tích, cấu trúc và chất lƣợng của rừng ngập mặn. Trƣớc những thực trạng trên, Chính phủ đã có chủ trƣơng, ban hành các bộ Luật, Quyết định, Quy định, hệ thống các Văn bản pháp luật nhằm bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ rừng ngập mặn, quản lý và phát triển hiệu quả nguồn tài nguyên này. Để có những thông tin, dữ liệu góp phần phục vụ công việc đƣa ra các biện pháp, chính sách quản lý phù hợp cho cơ quan nhà nƣớc, sự nhận thức chung và cùng vào cuộc của cộng đồng dân cƣ tại khu vực rừng ngập mặn ven biển thì việc có những nghiên cứu, đánh giá về thực trạng và biến động của rừng ngập mặn là rất cần thiết. Huyện Tiên Lãng là một huyện đồng bằng ven sông, ven biển nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hải Phòng với ba mặt giáp sông và một mặt giáp Vịnh 2 Bắc bộ. Khu vực ven biển Tiên Lãng là khu vực trọng yếu bởi khu vực này không có đảo che chắn phía ngoài nên hàng năm nơi đây chịu ảnh hƣởng trực tiếp 5 - 6 cơn bão đổ bộ từ biển Đông, gây thiệt hại không nhỏ đến đời sống nhân dân và hơn 7 km đê quốc gia. Chính vì vậy, việc trồng và bảo vệ thảm thực vật ngập mặn ven biển đƣợc chính quyền và nhân dân ở đây đặc biệt coi trọng, bởi đó thực sự là bức tƣờng xanh che chắn, bảo vệ cuộc sống của ngƣời dân ven biển. Rừng trồng nơi đây chủ yếu là trồng thuần loài trang (Kandelia obovata), bần chua (Sonneratia caseolaris) hoặc trồng hỗn giao hai loài trang và bần chua, rừng phát triển tốt trải dài dọc theo đê quốc gia và tiến ra biển. Để cung cấp thông tin và cơ sở khoa học cho việc bảo vệ rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đồng thời tìm hiểu thực trạng biến động diện tích rừng ngập mặn, ảnh hƣởng của các mô hình sinh kế của ngƣời dân đến rừng, từ đó tìm ra những giải pháp bảo vệ rừng phát triển bền vững, tôi lựa chọn nội dung nghiên cứu đề tài luận văn: “Nghiên cứu thực trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000 - 2015”. Đề tài nghiên cứu sẽ đánh giá về vai trò, sự biến động diện tích rừng qua các thời kỳ, sự tác động qua lại giữa rừng ngập mặn với ngƣời dân ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá đƣợc biến động diện tích rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000 – 2015. - Xác định đƣợc nguyên nhân biến động diện tích rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng và đề xuất đƣợc các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn hiệu quả 3 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu thực trạng, biến động diện tích của rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000 – 2015 Điều tra khảo sát tại vị trí nghiên cứu. Thu thập tài liệu tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng và Trung Tâm nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn về: - Diện tích rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng ở thời điểm hiện tại và trong giai đoạn 2000 đến 2015. - Diện tích các khu vực rừng ngập mặn đƣợc trồng mới hoặc bị phá bỏ. - Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng - Thành phần các loài cây rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu. Lập Bản đồ thể hiện thực trạng và biến động diện tích của rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000 – 2015 3.2. Ảnh hƣởng của các hoạt động sinh kế tới rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng Thu thập tài liệu tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng liên quan đến kinh tế - xã hội huyện Tiên Lãng, thành phố Hà Nội - Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng và các xã triển khai thực hiện điều tra xã hội học - Báo cáo diện tích nuôi trồng thủy sản, nông sản, lâm sản của huyện Tiên Lãng giai đoạn từ năm 2000 đến 2015. Xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra, tiến hành điều tra xã hội học với 02 đối tƣợng (Nhà quản lý cấp huyện và cấp xã (03 xã) với tổng số phiếu là 40; Điều tra trên đối tƣợng là các hộ gia đình thuộc 03 xã với tổng số phiếu là 120). Kết quả điều tra xác định: - Các hoạt động sinh kế của ngƣời dân sinh sống tại khu vực rừng ngập mặn, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời qua các năm. - Mức độ hiểu biết, quan tâm của ngƣời dân đối với việc bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phƣơng. 4 - Các khó khăn, bất cập mà ngƣời dân gặp phải trong quá trình khai thác – bảo vệ rừng ngập mặn. 3.3. Ảnh hƣởng của điều kiện khí tƣợng, thủy văn đến rừng ngập mặn - Thu thập số liệu về Khí tƣợng, Thủy văn tại Trạm khí tƣợng Thủy văn của huyện giai đoạn 2000 - 2015. - Thống kê các trận bão trong giai đoạn 2000 - 2015 - Ảnh hƣởng của nhiệt độ, lƣợng mƣa, các trận bão đến RNM 3.4. Hiện trạng quản lý lý rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. - Hiện trạng quản lý, phƣơng pháp quản lý của cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Cơ cấu sử dụng đất tại huyện Tiên Lãng giai đoạn năm 2000 đến 2015. - Các Văn bản do UBND thành phố Hải Phòng, Sở Tài nguyên Môi trƣờng Hải Phòng, UBND huyện Tiên Lãng, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Tiên Lãng đã ban hành trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. - Các thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn. 3.5. Nguyên nhân và đề xuất biện pháp quản lý rừng ngập mặn - Xác định nguyên nhân biến động diện tích rừng ngập mặn giai đoạn 2000 – 2015. - Đề xuất biện pháp quản lý nhằm giải quyết những khó khăn vƣớng mắc mà ngƣời dân và cơ quan quản lý Nhà nƣớc gặp phải trong quá trình quản lý rừng ngập mặn. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn Rừng ngập mặn là quần xã đƣợc hợp thành từ thực vật ngập mặn ảnh hƣởng bởi nƣớc triều ven biển nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Nằm trong mối tƣơng tác giữ đất liền và biển, rừng ngập mặn là sinh cảnh quan trọng và quý giá về khả năng thích nghi. Phổ biến trong rừng ngập mặn là cây chịu mặn, hải sản, chim nƣớc, chim di cƣ, khỉ, lợn rừng, kỳ đà, trăn, chồn. Rừng ngập mặn bao gồm nhiều loại cây sống trong các vùng nƣớc mặn ven biển trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi những thực vật khác rất khó sinh trƣởng. Những khu vực này lộ ra khi thủy triều thấp và ngập trong nƣớc mặn khi triều lên. Với các đặc tính của mình, cây ngập mặn vẫn có thể sống và sinh trƣởng tốt trong những điều kiện khắc nghiệt đó. Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, đặc trƣng ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rừng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng vai trò to lớn trong việc điều hòa khí hậu, lƣu giữ và phân hủy các chất ô nhiễm làm sạch môi trƣờng biển, chống gió bão, hạn chế xói lở, giữ phù sa, tạo điệu kiện mở rộng đất liền lấn ra biển...Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có khả năng tích lũy cacbon trong cây, trong đất, góp phần làm giảm khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009)[7], (Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cs, 2016)[9]. Trong RNM, các cây ngập mặn (CNM) sống ở vùng chuyển tiếp giữa môi trƣờng biển và đất liền. Tác động của các nhân tố sinh thái ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phân bố của chúng. Tuy nhiên, đến nay chƣa có ý kiến tống nhất về vai trò, mức độ tác động của từng nhân tố. Một khó khăn lớn thƣờng gặp là các loài CNM có biên độ thích nghi rất rộng với điều kiện khí hậu, đất, nƣớc, độ mặn. Do đó, khi đƣa vào một khu phân bố cụ thể nào đó để nhận định về tác động của môi trƣờng, có thể không áp dụng đƣợc ở vùng khác hoặc không thể suy ra tính chất chung của thảm thực vật này (Phan Nguyên Hồng, 1991)[14]. 6 1.1.1. Phân bố rừng ngập mặn trên thế giới Trên thế giới, RNM phân bố chủ yếu ở vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới hai bán cầu, trong khoảng 32º Bắc và 38º Nam, dọc bờ biển Châu Phi, Châu Đại Dƣơng, Châu Á và Châu Mỹ. Năm 2010 các nhà khoa học cho biết sau khi phân tích dữ liệu từ Hệ thống vệ tinh chụp ảnh Trái đất (Landsat) của NASA, họ ƣớc tính RNM còn tồn tại chiếm 12,3% diện tích bề mặt Trái đất (tƣơng đƣơng khoảng 137.760 km²) và phân bố trên 123 nƣớc trên thế giới. Các rừng ngặp mặn phân bố trong phạm vi rộng ở các vùng biển ấm. Vị trí xa nhất của RNM ở Bắc bán cầu là vịnh Agaba thuộc Hồng Hải (30oB) và Nam Nhật Bản (32oB); ở Nam bán cầu là Nam Autralia (38oN), đảo Chatham và phía Tây New Zeyland (44oN) (Walter,1971; Blasco F., 1984; Molony B. và M. Sheaves., 1995). Trong đó có khoảng 42% RNM trên thế giới đƣợc tìm thấy tại châu Á, theo sau là châu Phi với 21%, 15% thuộc Bắc và Trung Mỹ, 12% tại châu Đại Dƣơng và cuối cùng là Nam Mỹ với 11%. Diện tích RNM lớn nhất là tại Indonesia chiếm tới 21%, Brasil chiếm khoảng 9% và Úc chiếm 7% tổng diện tích RNM trên thế giới. Con số trên sẽ tiếp tục giảm trong tƣơng lai: RNM toàn cầu đang biến mất nhanh chóng do biến đổi khí hậu làm mực nƣớc biển dâng cao, phá rừng để phát triển kinh tế ven biển, làm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc năm 2010, sự biến mất của các khu RNM nhanh hơn gấp 4 lần so với các khu rừng trên cạn. Theo Đài Quan sát Trái đất (EO) của NASA, Indonesia có 17.000 hòn đảo nhỏ và chiếm gần ¼ diện tích RNM trên thế giới. Tuy nhiên, các khu rừng này đã bị giảm một nửa trong ba thập kỷ qua - cụ thể giảm từ 4,2 triệu ha năm 1982 xuống còn 2 triệu trong năm 2000. Trong phần rừng còn lại, có gần 70% là “trong tình trạng nguy kịch và bị thiệt hại nặng”[54]. 7 Hình 1.1 Phân bố rừng ngập mặn trên thế giới (Nguồn: Giri, C., Z. Zhu, L.L. Tieszen, A. Singh, S. Gillette and J.A. Kelmelis, 2008) [43] 1.1.2. Phân bố rừng ngập mặn tại Việt Nam Theo Đề án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 2008-2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại CV số 405/TTg-KTN ngày 16/3/2009), vùng ven biển nƣớc ta có thể chia làm 5 vùng. Tổng diện tích quy hoạch cho mục đích phát triển rừng ngập mặn là 323.712ha. Trong đó có 209.741ha đã có rừng (152.131ha là rừng trồng và 57.610ha là rừng tự nhiên), phân bố tại các vùng nhƣ sau: Vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh và đồng bằng Bắc Bộ, gồm 5 tỉnh (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Phòng, Nam Định và Ninh Bình): 88.340ha. Trong đó, diện tích có rừng 37.651ha. Phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh. 8 Vùng ven biển Bắc Trung Bộ, gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế): 7.238ha. Trong đó, diện tích có rừng 1.885ha. Phân bố chủ yếu ở tỉnh Thanh Hóa. Vùng ven biển Nam Trung Bộ: gồm 6 tỉnh (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa): 743ha. Trong đó, diện tích có rừng không đáng kể. Vùng ven biển Đông Nam Bộ: gồm 5 tỉnh (Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh): 61.110ha. Trong đó, diện tích có rừng là 41.666ha. Phân bố chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh. Vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long: gồm 8 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau): 166.282ha. Trong đó diện tích có rừng128.537ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Dựa vào các yếu tố địa lý, khảo sát thực địa và một phần kết quả ảnh viễn thám, Phan Nguyên Hồng (1991,1999)[14][15] đã chia RNM Việt Nam thành 4 khu vực và 12 tiểu khu: - Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn (Hải Phòng). Bờ biển Đông Bắc là khu vực phức tạp nhất, thể hiện ở các đặc điểm về địa mạo, thủy văn và khí hậu; có những mặt thuận lợi cho sự phân bố của rừng ngập mặn nhƣ có các đảo che chắn, nhƣng cũng có những nhân tố hạn chế sự sinh trƣởng và mức độ phong phú của các loài cây nhƣ: lƣợng mƣa không cao, nhiệt độ thấp trong mùa đông, ít phù sa. RNM tập trung ở các vùng cửa sông nhƣ Tiên Yên – Ba Chẽ, nơi có điều kiện thuận lợi cho các cây ngập mặn. Khu vực này gồm những loài chịu mặn cao, không có các loài ƣa nƣớc lợ điển hình, trừ các bãi lầy nằm sâu trong nội địa nhƣ Yên Lập và một phần phía Nam sông Bạch Đằng, do chịu ảnh hƣởng mạnh của dòng chảy. Đáng chú ý là những loài phổ biến ở đây nhƣ đƣớc, vẹt dù, trang lại rất ít gặp ở rừng ngập mặn Nam Bộ. 9 - Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch Trường (Thanh Hóa). Rừng ngập mặn tự nhiên phát triển ở những vùng cửa sông có dạng hình phễu với sự có mặt của các đảo cát ngầm trƣớc cửa sông và mũi Đồ Sơn, ngăn cản một phần cƣờng độ của sóng. Ở phía Nam, có địa hình phẳng, bãi triều rộng, giàu phù sa, lƣợng nƣớc ngọt nhiều về mùa mƣa. Nhƣng do địa hình trống trải nên chịu tác động mạnh của sóng do gió bão và gió mùa đông bắc nên phần nào ngăn cản hình thành RNM tự nhiên. - Khu vực III: Ven biển Trung Bộ, từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu. Do địa hình trống trải, sóng lớn, bờ biển dốc, các sông ngắn, ít phù sa nên nói chung không có RNM dọc bờ biển, trừ các bờ biển hẹp phía Tây các bán đảo nhỏ ở Nam Trung Bộ nhƣ bán đảo Cam Ranh, bán đảo Quy Nhơn (nay rừng ở đây đã không còn do bị phá làm đầm tôm). Chỉ ở phía trong các cửa sông, cây ngập mặn mọc tự nhiên, thƣờng phân bố không đều, do ảnh hƣởng của địa hình và tác động của cát bay. Ngoài các loài cây ngập mặn ở phía Bắc, có một số loài vây ngập mặn ở phía Nam di cƣ đến nhƣ bần trắng (Sonneratia alba), mắm trắng (Avicennia alba), vẹt khoang (Bruguiera cylindrical), cóc đỏ (Lunizera littorea),… - Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải - Hà Tiên (Kiên Giang). Điều kiện tự nhiên ở khu vực này rất thuận lợi cho cây ngập mặn phát triển nhƣ nhiệt độ cao, lƣợng mƣa lớn, phù sa màu mỡ, ít khi có bão… Rừng ngập mặn ở khu vực này rất đa dạng, phong phú với sự có mặt của hầu hết các loài cây ngập mặn ở Việt Nam. Đầu thế kỷ XX tại khu vực này có tới trên 250.000ha RNM. Tuy nhiên, phần lớn diện tích RNM tự nhiên ở khu vực này đã bị phá hủy do chiến tranh và do sức ép của sự gia tăng dân số dẫn đến việc khai thác quá mức và phá RNM nuôi tôm không có kế hoạch làm cho hơn một nửa diện tích ngập mặn của khu vực này bị phá hủy.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan