Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn những khúc hát lễ hội nàng hai của người tày ở thạch an cao bằng...

Tài liệu Luận văn những khúc hát lễ hội nàng hai của người tày ở thạch an cao bằng

.PDF
156
106
122

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM --------------------------------- HOÀNG PHƢƠNG DUNG NHỮNG KHÚC HÁT LỄ HỘI NÀNG HAI CỦA NGƢỜI TÀY Ở THẠCH AN – CAO BẰNG Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hằng Phương THÁI NGUYÊN, 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Tiến Sĩ Nguyễn Hằng Phương - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành luận văn này. Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Triệu Thị Mai, anh Nông Hải Hùng - Trưởng Phòng Văn hoá huyện Thạch An - Cao Bằng và các cán bộ Thư viện tỉnh Cao Bằng… đã giúp đỡ em thực hiện công trình này. - Hoàng Phƣơng Dung - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn môc lôc MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 5 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................... 11 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 12 6. Đóng góp của luận văn ....................................................................... 12 7. Bố cục luận văn ................................................................................... 12 NỘI DUNG ................................................................................................. 13 Chƣơng 1: NHỮNG KHÚC HÁT LỄ HỘI NÀNG HAI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƢỜI TÀY Ở THẠCH AN - CAO BẰNG…. 9 1.1. Vài nét về cộng đồng ngƣời Tày ở Cao Bằng ................................. 13 1.1.1. Cộng đồng người Tày Cao Bằng .............................................. 13 1.1.2. Cộng đồng người Tày ở Thạch An - Cao Bằng ........................ 14 1.2. Một số vấn đề chung về lễ hội Nàng Hai của ngƣời Tày ở Thạch An - Cao Bằng .............................................................................................. 21 1.2.1. Lễ hội Nàng Hai trong đời sống tinh thần của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng .......................................................................... 21 1.2.2. Khái quát về những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng ............................................................................ 31 CHƢƠNG 2: ............................................................................................... 36 GIÁ TRỊ NỘI DUNG NHỮNG KHÚC HÁT LỄ HỘI NÀNG HAI Ở THẠCH AN - CAO BẰNG ........................................................................ 36 2.1. Bức tranh chân thực về cuộc sống lao động của đồng bào Tày xƣa ................................................................................................................. 36 2.2. Khúc hát Lƣợn Hai thể hiện trí tƣởng tƣợng phong phú, tƣ duy đậm sắc màu miền núi của nhân dân Tày Thạch An - Cao Bằng ........ 45 2.3. Ý nghĩa nhân văn trong những khúc hát lễ hội Nàng Hai của ngƣời Tày ở Thạch An - Cao Bằng .................................................................. 49 2.3.1. Khát vọng về một cuộc sống no đủ, yên bình, hạnh phúc ......... 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.3.2. Tình yêu thiên nhiên là nét nhân văn cao đẹp trong đời sống tâm hồn của người Tày Thạch An - Cao Bằng ......................................... 54 2.3.3. Khúc hát Lượn Hai tôn vinh sức mạnh và vẻ đẹp của người dân Tày Thạch An - Cao Bằng ................................................................... 64 2.3.4. Hướng đến những khúc hát lễ hội Nàng Hai, con người như được thanh lọc tâm hồn....................................................................... 78 CHƢƠNG 3: ............................................................................................... 82 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA NHỮNG KHÚC HÁT LỄ HỘI NÀNG HAI CỦA NGƢỜI TÀY Ở THẠCH AN - CAO BẰNG .............. 82 3.1. Ngôn ngữ lời thơ Lƣợn Hai ............................................................. 83 3.1.1. Nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ .......................................... 84 3.1.2. Sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ dân gianTày .......... 99 3.2. Diễn xƣớng những khúc hát lễ hội Nàng Hai của ngƣời Tày ở Thạch An - Cao Bằng ........................................................................... 105 3.2.1. Môi trường diễn xướng............................................................ 105 3.2.2. Hình thức diễn xướng ............................................................. 110 3.2.3. Nhân vật diễn xướng ............................................................... 120 3.2.4. Cử chỉ, động tác khi diễn xướng ............................................. 121 KẾT LUẬN ............................................................................................... 124 TƢ LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 128 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về phương diện khoa học Từ xưa, hội xuân đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân tộc Việt Nam. Trong cảnh đất trời được chúa xuân khoác lên mình một chiếc áo mới: rực rỡ, tươi nguyên và tràn trề nhựa sống ấy, lòng người lại chợt thấy xốn xang hơn trong những ngày trẩy hội. Hòa chung dòng chảy của con sông văn hóa Việt Nam, hội Nàng Hai (hay còn được gọi là hội Hai, hội Nàng Trăng, hội Hằng Nga, hội Hát mời trăng) của người Tày ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng như dòng nước ngọt ngào tưới mát tâm hồn của những người dân miền núi nơi đây. Chính vì vậy, hội Nàng Hai đã trở thành một phong tục đẹp, một điểm hẹn văn hóa để con người bày tỏ những ước mong của mình, để tâm hồn giao thoa cùng trời đất cỏ cây, để tấm lòng gặp gỡ những tấm lòng trong mỗi dịp đầu năm. Thế mới hiểu được hết câu hát: “Người về nuôi cái cùng con Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Và càng thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu lễ hội này là việc làm thực sự ý nghĩa và cần thiết. Trong lễ hội Nàng Hai, mọi lời nói, suy nghĩ, tình cảm và mong ước của con người được thể hiện rất độc đáo qua làn điệu dân ca đặc sắc của người Thạch An: Lượn Hai (hay Lượn Nàng Hai). Những khúc hát ấy được cất lên từ tâm hồn mộc mạc, giản dị với tình yêu tha thiết quê hương và con người xứ sở của người Tày nơi đây. Khúc hát Lượn Hai có vai trò vô cùng quan trọng trong lễ hội. Nếu không có những khúc hát ấy được hát lên trong suốt quá trình diễn ra lễ hội thì không còn được gọi là hội Nàng Hai nữa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn Chính vì vậy mà nó đã trở thành linh hồn và ngọn lửa hồng nuôi dưỡng sức sống trường tồn của hội. Phải khẳng định rằng hội Nàng Hai ở Cao Bằng là một đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên cứu. Đã có khá nhiều bài giới thiệu, bài báo, công trình nghiên cứu với qui mô khác nhau về lễ hội Nàng Hai ở Cao Bằng trên nhiều phương diện: nguồn gốc, quá trình diễn xướng, ý nghĩa xã hội, ý nghĩa tín ngưỡng… Song nghiên cứu về lời hát Lượn Hai trong lễ hội đó ở Thạch An Cao Bằng vẫn là một đề tài mở cho nhiều người yêu thích loại hình văn học dân gian này. 1.2. Về phương diện thực tiễn Khúc hát Nàng Hai thể hiện nét độc đáo trong sinh hoạt văn hóa của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng. Vì thế để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Cao Bằng, chúng ta cần quan tâm khai thác khúc hát Lượn Hai một cách khoa học, nhằm phát huy thế mạnh của nó trong đời sống hiện đại. Nhắc đến khúc hát Nàng Hai người ta nhớ ngay đến câu Lượn Hai thiêng liêng mà không kém phần trong trẻo, mượt mà và đằm thắm. Bao ước mong, bao nỗi niềm sâu kín của nhân dân được gửi gắm qua tiếng hát làm say đắm lòng người của những nghệ nhân dân gian. Do vậy mà việc nghiên cứu về khúc hát này sẽ góp phần vào việc gìn giữ, bảo lưu, phát huy tinh hoa của loại hình nghệ thuật này trong đời sống tinh thần của cư dân Tày Thạch An nói riêng và của các dân tộc Việt Nam nói chung. Là người con của Cao Bằng, cùng với niềm tự hào về mảnh đất giàu truyền thống văn hoá dân gian và mong muốn được đi tìm “những hạt ngọc sáng” còn ẩn giấu trong đời sống văn hoá mà cha ông mình để lại, nên chúng tôi chọn “Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng” làm đề tài nghiên của luận văn. Hy vọng, những nghiên cứu của đề tài ít nhiều góp phần hiệu quả vào việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian độc đáo này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn 2. Lịch sử vấn đề Văn hóa dân tộc Tày nói chung và văn hóa lễ hội Tày nói riêng là một mảng vô cùng đa dạng và phong phú. Trong đó, nổi bật lên là lễ hội gắn liền với nghi lễ nông nghiệp như hội Lồng Tồng (hay Xuống đồng) mà biến thái của nó là lễ hội Nàng Hai (hay còn gọi là Nàng Trăng, Cầu Trăng, Hát mời Trăng...). Trong mỗi lễ hội, các nghi thức và trò chơi dân gian mang ý nghĩa riêng, song có lẽ một trong những nghi thức mang đậm giá trị nhân văn nhất phải kể đến hát Lượn trong nghi lễ cầu mùa. Mục đích của những lễ hội trên là cầu mùa vụ mới tốt tươi, con người có sức khoẻ, vật nuôi đầy đàn, béo tốt... Mong muốn rất thực tế và chính đáng đó được cụ thể hoá trong lời hát Lượn. Nghiên cứu về lễ hội liên quan đến việc sản xuất nông nghiệp của người Tày cùng với những bài hát Lượn trong đó đã có khá nhiều công trình, bài nghiên cứu: Mùa xuân và phong tục Việt Nam (1976) của các nhà nghiên cứu: Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ [56] và Hội Lồng Tồng (Dân tộc Tày ở Bắc Thái) [7, Tr. 112 - 114], của tác giả Dương Kim Bội in năm 1977 là những bài nghiên cứu đầu tiên về hội xuân của người Tày. Trong những bài viết này, các tác giả đã khẳng định sự hấp dẫn của các trò chơi dân gian như: tung còn, kéo co, hát Sli, hát Lượn: “Mùa hoa mận trắng xoá, tiếng róc rách của suối nước, sự ồn ã của gió rừng... Người xem hội không muốn dứt khỏi những Lượn nàng, nhưng cũng không bỏ cơ hội để hoà vào sự nhộn nhịp, cái náo nức của những trò chơi dân gian như kéo co, tung còn, đánh yến...” [7, Tr. 112 - 114]. Cũng cùng chung tên Hội Lồng Tồng [39, Tr. 11] và [26, Tr. 361 - 362], đến năm 1983 và năm 1989 tác giả Lục Văn Pảo và tác giả Thu Linh đã đưa đến độc giả cái nhìn khái quát về lễ hội trên. Từ việc nghiên cứu về ý nghĩa tín Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn ngưỡng, giá trị văn hoá..., các tác giả gợi cho người đọc ý thức trân trọng, gìn giữ và bảo tồn loại hình sinh hoạt văn hoá này. Bàn tới hát Lượn, người viết dù chưa nhắc đến những bài hát Lượn cầu mùa song cũng đã cho ta thấy mùa xuân hát Lượn là nét đẹp nhân văn của ngày hội. Năm 1990, bài viết Đôi nét về hội Lồng Tồng và việc khôi phục nó [6, Tr. 62 - 64], in trên Tạp chí Dân tộc học số 10 của tác giả Phương Bằng một lần nữa khẳng định sự hấp dẫn cũng như giá trị văn hoá của lễ hội trên. Tác phẩm tuy không đi vào tìm hiểu sâu về lời ca cầu mùa song phân tích khá sâu sắc về tầm quan trọng cũng như nguy cơ bị mai một dần một số hình thức sinh hoạt dân gian như hát Then, hát Lượn trong những ngày hội đầu năm. Tác giả Hoàng Choóng cũng viết về Hội Lồng Tồng ở Văn Lãng [8, Tr. 66 - 67], năm 1991. Sau đó hai năm, nhóm tác giả Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sĩ Giáo và Lâm Bá Nam cho ra mắt độc giả công trình mang tên Lễ hội cầu mùa của các dân tộc Việt Nam [34], (1993). Cũng cùng thời gian này, bài viết: Đôi điều về hội xuống đồng cổ truyền của người Tày [44, Tr. 59 63], của Trần Hữu Sơn in trên Tạp chí nghiên cứu về văn hóa dân gian. Các bài viết đều cho thấy mục đích của lễ hội là cầu thần linh, cầu thần phật ban cho mùa màng tươi tốt, ấn no, hạnh phúc, con người được thư thái và trong những đó bà con còn tổ chức ném còn giao duyên và hát Lượn hát Sli tìm bạn. Năm 1994, Lễ hội hát mời trăng [5], của tác giả Nguyễn Duy Bắc và Lễ hội Nàng Trăng một sinh hoạt văn hoá dân gian của dân tộc Tày [50], của tác giả Nguyễn Đức Thụ đã nêu bật được giá trị văn hoá đặc sắc của lễ hội qua nghi thức cầu trăng và lời hát cầu trăng. Tuy bước đầu chưa đi sâu vào tìm hiểu về giá trị văn học dân gian của những bài hát Lượn cầu mùa song người viết đã nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của thể loại dân ca nghi lễ Lượn Hai: “Đến ngày hội Trăng, con người hát Lượn say sưa để mời trăng xuống trần, ban điều may mắn...” [5]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn Dù chưa bàn nhiều về các trò diễn dân gian, đặc biệt là hát Lượn nói chung và Lượn cầu mùa nói riêng mà nhưng Trần Hoàng với Ngày xuân đi hội Lồng Tồng [16], năm 1995 và Nguyễn Hải Hà với Trẩy hội Lồng Tồng [13], năm 1996, đều cùng đề cao vai trò của hát Lượn: Không gian, thời gian mùa xuân được làm sống dậy, tươi trẻ và ấm áp hơn bằng câu hát Lượn của người chơi hội. Triều Ân cũng là một trong nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến lễ hội cầu mùa của người Tày mà cụ thể là người Tày ở Cao Bằng. Trong cuốn Lễ hội Hằng Nga in năm 1997, đóng góp rất lớn của ông là đã giới thiệu, sưu tầm và biên dịch những khúc Lượn Hai của người Tày Cao Bằng. Trong phần đầu cuốn sách, ông đã viết: “những khúc hát trong lễ hội và hát hội đã gieo vào tâm hồn người đi dự hội một tình cảm trong sáng, lành mạnh, một niềm lạc quan tin tưởng để sau đó bắt tay vào vụ sản xuất”[1, Tr. 14]. Ngay trong năm tiếp theo, trên Tạp chí Văn hoá dân gian cũng giới thiệu Hội Lồng Tồng ở xã Yên Khánh Hạ, Lào Cai [29, Tr. 27 - 33], của Lê Hồng Lý. Đến năm 2001 và năm 2002 bạn đọc lại tiếp tục được đón nhận bài viết Lễ hội Lồng Tồng của người Tày [55, Tr. 14 - 16], do Lê Trung Vũ viết cùng với đề tài nghiên cứu mang tên Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc [28], do Hoàng Lương viết. Các tác giả tập trung bàn tới yếu tố tâm linh, tín ngưỡng của hội xuân cầu mùa. Bên cạnh đó hát Lượn không quên được nhắc đến như một nét đẹp rất riêng trong ngày hội: “Người ta hát Lượn để cầu mùa, cầu an, cầu phúc. Lượn còn để giúp cho người ta thấy yêu đời và yêu người hơn”[55, Tr. 14 - 16]. Tác giả Nguyễn Thị Yên trong năm 2003 công bố công trình: Lễ hội Nàng Hai của người Tày Cao Bằng. Có thể coi đây là công trình nghiên cứu lớn đầu tiên về lễ hội này ở Cao Bằng. Cùng với việc sưu tầm, biên dịch những bài Lượn Hai, công trình này đã đề cập đến nhiều vấn đề như nguồn gốc, đặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn điểm, bản chất và ý nghĩa tín ngưỡng, cũng như giá trị xã hội và văn hóa, văn học của lễ hội trên. Khi bàn tới ngôn ngữ thơ Lượn Hai, nhà nghiên cứu đã khẳng định: ngôn ngữ thơ Lượn Hai trở thành “một kho từ vựng tiếng nói dân tộc Tày từ cổ đến kim, từ nguyên thuỷ đến có sáng tạo...” [60, Tr. 130]. Tạp chí Dân tộc học số 4 năm 2005 cũng có in bài viết Đặc trưng lễ hội truyền thống của các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Bắc [46, Tr. 3 - 8.], của Nguyễn Ngọc Thanh. Bài viết chỉ ra đặc trưng trong lễ hội của nhân dân Tày, Nùng đó là hội xuân và các trò diễn gắn với việc sản xuất nông nghiệp. Gần đây nhất, nhà nghiên cứu Hoàng Văn Páo từ góc độ nghiên cứu văn hoá - lịch sử đã giới thiệu công trình Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Lạng Sơn, (2009). Khi tìm hiểu về hát Lượn gắn với các nghi thức cầu mùa, tác giả đã nhận xét: “đó là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mang đậm dấu ấn của cư dân nông nghiệp, thể hiện qua tín ngưỡng cầu thực, tín ngưỡng cầu mưa... qua đó giá trị con người được nâng lên cao hơn, tính thân thiện, nhân văn, nhân bản trong cộng đồng được phát huy mạnh mẽ...” [38, Tr. 161]. Qua việc tìm hiểu một số tài liệu trên, chúng ta có thể khẳng định có rất nhiều công trình nghiên cứu với qui mô lớn, nhỏ, ở nhiều góc độ khác nhau về hội cầu mùa của người Tày nói chung và hát Lượn trong lễ hội đó nói riêng. Mỗi bài viết là một sự đóng góp quí giá trong việc khẳng định, đề cao các giá trị (văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, văn học...) của hình thức dân gian đặc sắc này. Qua đó, chúng tôi cũng nhận thấy việc tìm hiểu về giá trị văn học dân gian từ những bài hát Lượn cầu mùa trong ngày hội xuân của người Tày nói chung và của người Tày ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng nói riêng vẫn còn là một đề tài mở hấp dẫn. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước thực sự chứa đựng nhiều tiền đề, bài học quí báu cho người đi sau triển khai, thực hiện đề tài này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu những giá trị nội dung và thi pháp của khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng. Qua việc tìm hiểu đó, chúng ta thấy được tài năng nghệ thuật của các nghệ nhân dân gian, từ đó biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những khúc hát lễ hội nói riêng và dân ca Tày nói chung. Cũng từ đó chúng ta hiểu thêm được đời sống vật chất và tâm tư tình cảm của nhân dân Tày ở Thạch An - Cao Bằng. - Thông qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc của người Tày nói chung và của nhân dân Tày ở Thạch An - Cao Bằng nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tế liên quan đến đề tài. - Khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, lý giải những vấn đề liên quan đến khúc hát Lượn Hai chủ yếu từ góc độ văn học dân gian - Trong điều kiện có thể, chúng tôi đi điền dã và sưu tầm thêm được một số khúc hát Lượn Hai ở Cao Bằng chưa được xuất bản, công bố... 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: đề tài chú trọng vào phần lời khúc hát Lượn Hai, tuy nhiên có chú ý đặt yếu tố ngôn từ trong đặc trưng nguyên hợp của văn học dân gian, nghĩa là yếu tố ngôn từ được đặt trong môi trường và nghệ thuật diễn xướng. - Phạm vi tư liệu nghiên cứu: + Triều Ân (1997), Khúc hát Hằng Nga, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc, H. + Nguyễn Thị Yên (2003), Lễ hội Nàng Hai của người Tày Cao Bằng, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, H. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn + Văn bản tiếng Tày sưu tầm từ thầy Pửt Nông Văn Lẩy ở bản Chu Lăng, xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. + Những bài Lượn Hai sưu tầm thêm được trong quá trình đi điền dã của tác giả luận văn. 4.2. Đối tượng nghiên cứu chính là lời hát của những khúc hát trong lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, điền dã - Phương pháp khảo sát, thống kê - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp nghiên cứu liên ngành 6. Đóng góp của luận văn - Góp phần tìm hiểu cụ thể và sâu sắc hơn giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của khúc hát lễ hội Nàng Hai ở Thạch An - Cao Bằng. Từ đó làm rõ hơn giá trị văn hóa tốt đẹp của người Tày ở Cao Bằng - Bồi dưỡng thêm sự hiểu biết, tình yêu dân ca Tày nói chung và khúc hát lễ hội Nàng Hai nói riêng trong mỗi con người Việt Nam. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tư liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được thể hiện trong ba chương: Chương I: Những khúc hát lễ hội Nàng Hai trong đời sống văn hoá của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng Chương II: Giá trị nội dung những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng Chương III: Một số đặc điểm thi pháp của những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn NỘI DUNG Chƣơng 1: NHỮNG KHÚC HÁT LỄ HỘI NÀNG HAI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƢỜI TÀY Ở THẠCH AN - CAO BẰNG 1.1. Vài nét về cộng đồng ngƣời Tày ở Cao Bằng 1.1.1. Cộng đồng người Tày Cao Bằng Cao Bằng là một tỉnh nằm ở biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Nơi đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Mông. Lô Lô… nhưng số lượng lớn nhất là người Tày, chiếm khoảng 43% dân số toàn tỉnh. Theo các nhà nghiên cứu, người Tày ở Cao Bằng được hình thành từ ba nhánh: Nhánh người Tày gốc còn gọi là thổ, có nghĩa là thổ dân, là chủ nhân của địa phương từ lâu đời. Nhánh này là con cháu lâu đời của người Tày cổ. Họ là những con người đã sáng tạo ra khúc hát trong lễ lội Nàng Hai độc đáo và hấp dẫn. Nhánh người Ngạn có nguồn gốc từ Quý Châu, Trung Quốc. Theo tài liệu cũ còn ghi chép: trong các cuộc giao tranh giữa các tộc người, người Ngạn đã dạt sang Cao Bằng sinh sống, sát nhập vào cư dân địa phương và trở thành người Tày. Nhánh người Kinh hóa Tày: là con cháu các viên quan và binh lính người Kinh ở dưới xuôi lên cai quản bảo vệ biên giới, họ lấy vợ là người Tày, sinh cơ lập nghiệp tại đây, lâu dần chuyển thành người Tày. Sách cũ còn ghi chép lại, vào thế kỉ 16, 17, triều đình lưu vong họ Mạc bị quân Lê Trịnh đánh đuổi, chạy lên trấn giữ vùng Cao Bằng trong non một thế kỷ. Sau khi họ Mạc diệt vong, con cháu và quan quân dư đảng thay tên đổi họ, sống hòa vào nhân dân địa phương, đồng hóa với người Tày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.1.2. Cộng đồng người Tày ở Thạch An - Cao Bằng 1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên, nơi cư trú của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng Theo Địa chí Cao Bằng [41]: huyện Thạch An nằm ở phía Đông Nam tỉnh Cao Bằng. Phía Nam giáp huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn. Phía Bắc giáp huyện Hòa An, phía Tây giáp huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn. Phía Đông giáp huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Huyện Thạch An hiện nay được chia thành 16 đơn vị hành chính cấp xã: Kim Đồng, Thái Cường, Vân Trình, Lê Lai, Thị Ngân, Thụy Hùng, Đức Long, Danh Sỹ, Thượng Pha, Đức Xuân, Lê Lợi, Trọng Con, Đức Thông, Canh Tân, Minh Khai, Quang Trọng và Thị trấn Đông Khê. Với tổng diện tích tự nhiên hơn 68 ha, Thạch An là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc cùng sinh sống: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Hoa và một số dân tộc ít người như Ngài, Chăm, Sán Chỉ, Ê Đê. Trong số những dân tộc này người Tày chiếm đa số. Với sự qui tụ của nhiều dân tộc trên một địa bàn cư trú đã tạo nên một bức tranh đa sắc màu về đời sống văn hóa tinh thần của những con người ở mảnh đất phía Đông Nam tỉnh Cao Bằng.. Đặc điểm địa hình là đồi thoải hay lượn với những thung lũng nhỏ bên cạnh dòng sông, dòng suối là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Khí hậu ở đây chia làm bốn mùa rõ rệt nên cư dân canh tác và trồng trọt theo mùa. Giới động thực vật khá phong phú và đa dạng. Cư dân Tày sống chủ yếu vào trồng trọt và cày cấy mùa màng và chăn nuôi gia súc. Ngay từ xa xưa, họ đã biết tận dụng những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng để lao động phục vụ cuộc sống. Mùa xuân thường không dài nhưng tiết trời ấm áp, tươi sáng, núi non ngập tràn trong sắc hương xuân. Đặc biệt đến tháng 3 âm lịch, rừng núi Thạch An xanh mướt một màu, cỏ hoa đang thì kết trái. Khung cảnh thật thi vị biết mấy. Thiên nhiên Thạch An hùng vĩ, thơ mộng, hiền hòa là vậy nhưng có lúc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn cũng thật dữ dội. Về mùa mưa, mưa nhiều đã gây nên tình trạng rửa trôi, xói mòn và lũ lụt, gây mất mùa. Cùng với việc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc trong mùa đông, các hiện tượng thời tiết như băng giá, sương muối gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống con người. Địa hình huyện Thạch An như một cánh cung đang căng lên. Những đám ruộng bậc thang uốn mình quanh sườn đồi. Những dòng suối, dòng sông như dải lụa bạc dài vô tận ẩn rồi lại hiện dưới thung lũng như lúc làm duyên, lúc giận hờn với đồi núi trập trùng. Khung cảnh sơn thủy hữu tình này dường như đã khơi nguồn cảm hứng thơ ca cho con người nơi đây. Để khiến ai đã từng đứng trên mảnh đất này trong lòng không thể không cất lên tiếng hát. Những câu Lượn ấy cất cao, thấm đẫm hơi thở của ruộng, của nương, của núi của rừng... Thạch An. Phải chăng, lễ hội Nàng Hai với những khúc hát ra đời trong lễ hội đó nhằm đáp ứng những nhu cầu thưởng thức văn nghệ và gửi gắm những khát vọng tinh thần của nhân dân miền núi nơi đây. Tự nhiên không chỉ là môi trường sống của con người mà còn là đối tượng để qua đó con người tác động, sản xuất ra của cải vật chất, phát triển xã hội và hình thành nên đời sống văn hoá của mình. Như vậy, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tồn tại của văn hóa, văn học nghệ thuật dân tộc Tày ở Thạch An - Cao Bằng. 1.1.2.2. Đặc điểm xã hội - văn hóa của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng Với địa hình miền núi với nhiều ưu ái nhưng cũng không ít bất thuận, thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ mà cũng dữ dằn… những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện sống, sinh hoạt, văn hóa, tính cách của người Tày Thạch An. Tuy vậy, trong quá trình phát triển của lịch sử, người Tày nơi đây cũng đã lao động cần cù và đấu tranh không ngừng để sáng tạo cho riêng mình một nền văn hoá giàu sức sống và đậm sắc thái bản địa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn Xã hội người Tày ở Cao Bằng trước Cách mạng tháng Tám đã chuyển sang chế độ phong kiến địa chủ nhưng phân hóa giai cấp chưa sâu sắc như ở miền xuôi nên quan hệ giữa các tầng lớp xã hội trong làng bản nói chung vẫn là quan hệ đoàn kết, tương thân tương trợ giữa những người trong họ hàng, làng xóm. Người Tày ở Thạch An sống qui tụ và đoàn kết với nhau thành từng làng, bản với khoảng 40 đến 60 gia đình trở lên. Trong quan hệ gia đình, người Tày vốn có lòng kính già yêu trẻ. Trong quan hệ với các dân tộc anh em, đồng bào có tập quán kết nghĩa anh em gọi là “lạo tồng”, thương yêu giúp đỡ nhau như người ruột thịt. Họ sống gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung sức sáng tạo nên một nền văn hóa với những giá trị vật chất và tinh thần phong phú, bền vững. Nhà ở của người Tày ở Thạch An thường là nhà sàn cao ráo, thoáng mát. Trong những nếp nhà sàn đơn sơ đó có 3 - 4 thế hệ cùng chung sống đầm ấm và chan hòa. Hầu hết các gia đình người Tày được xây dựng theo thể chế và chế độ hôn nhân một vợ một chồng, mang tính phụ hệ. Trước Cách mạng tháng Tám, người phụ nữ Tày không được đối xử bình đẳng với nam giới, không được hưởng gia tài, không được đi học. Tuy nhiên, họ vẫn được chồng con tôn trọng vì họ không chỉ có vai trò “giữ lửa” trong gia đình mà họ còn chính là người gìn giữ, nuôi dưỡng và làm giàu có thêm những điệu hát dân ca. Bà truyền dạy cho mẹ, mẹ truyền dạy cho con… Cứ như thế, ngọn lửa văn hóa cứ hồng mãi trong mỗi nếp nhà sàn và rồi thấm đượm, tỏa rạng trong tâm hồn của mỗi con người nơi đây. Không chỉ có vậy, phụ nữ Tày còn rất khéo tay. Họ không chỉ biết trồng bông, dệt vải, tự may quần áo, chăm màn... mà còn giỏi trong việc chế biến nhiều thứ bánh trái ngon phục vụ trong ngày thường và các dịp lễ tết. Cũng giống như người Tày ở nhiều địa phương khác, trang phục của người Tày Thạch An được làm từ vải bông dệt, nhuộm chàm nhưng cắt may Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn đơn giản, không thêu thùa hoa văn cầu kì như trang phục của một số dân tộc khác. Phụ nữ Tày mặc áo dài năm thân, cài cúc cổ. Áo dài tới bụng chân, có yếm lót theo kiểu của người Kinh. Ngoài áo dài ra, họ còn tạo ra áo ngắn xẻ tà, hở ngực, cài khuy, mặc lót bên trong áo dài. Để thuận tiện, các bà, các chị, các cô gái Tày thường mặc áo ngắn khi lao động. Váy hoặc quần của họ thường dài tới mắt cá chân. Váy có thắt lưng to bản làm bằng vải dệt thủ công, dài hơn 3m và rộng 30cm để quấn quanh eo, khiến người đẹp thêm duyên dáng. Việc cài nút thắt lưng cũng cho thấy người phụ nữ ấy thuộc tầng lớp nào trong xã hội. Nếu là con nhà quyền quí thì các nút thắt lưng buộc về phía trước trông điệu đà hơn. Nếu là con nhà bình thường thì các nút thắt được buộc khiêm tốn ra đằng sau. Trang phục của người Tày tuy không sặc sỡ nhưng các chị, các cô đã biết cách làm đẹp hơn bằng những vòng cổ, vòng tay, khuyên tai hay chuỗi xà tích bằng bạc. Người con gái nào càng có nhiều đồ trang sức bằng bạc, càng chứng tỏ họ là con nhà giàu có và biết chăm chút cho bản thân. Theo quan niệm của người Tày ở Cao Bằng, bạc là thứ không chỉ khiến họ trông đẹp hơn mà hơn nữa còn có thể giúp họ xua tà, trừ cảm mạo. Trai gái Tày khi yêu nhau hay trao cho nhau chiếc vòng bạc để làm vât tin, hẹn thề ước nguyện. Nam giới cũng mặc áo năm thân như nữ giới nhưng chỉ dài tới đầu gối hay mặc áo cánh, xẻ ngực cài cúc, quần lá ống rộng dài tới mắt cá chân. Nếu phụ nữ đi hài ná nhung đen hình mũi thuyền trông rất thanh thoát và duyên dáng thì nam giới Tày đi giày vải thô được khâu khéo léo bằng tay trông khỏe khoắn, vững vàng. Nhìn chung, trang phục của người Tày rất giản dị và mang một màu sắc rất đặc trưng: màu chàm. Sắc phục đã thể hiện phẩm chất của họ là giản dị, mộc mạc, chan hòa cùng núi rừng. Sắc chàm ấy là hội tụ của màu núi đá xanh thẫm, màu lá cây xanh ngắt đại ngàn, màu xanh trong của con sông quê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn hương hiền hòa và sắc tím thủy chung của tình nghĩa. Họ hòa trộn sắc áo của mình với cỏ ây hoa lá, như thể trân trọng hơn những gì mà thiên nhiên trao tặng cho cuộc sống hôm nay. Ai có dịp ở nơi xa đến Thạch An sẽ cảm thấy gần gũi và ấm áp bởi tình cảm hồn hậu, chân thành mến khách của người dân miền núi này. Với lối sống thân thiện và hòa hảo, cùng quan niệm khách của một nhà là khách của cả bản nên mỗi khi bản có người từ xa đến đều được mọi người trong bản thăm hỏi trò chuyện thân mật. Họ vui mừng đón tiếp khách xa rất phóng khoáng mà thành tâm: Mời rượu cả chum Mời quả cả cây Hơn nữa, để cho không khí vui tươi, để cho câu chuyện tế nhị, duyên dáng họ dùng những tiếng hát lời ca để ướm hỏi, chào mừng nhau: - Khách vào bản như mùa xuân hoa nở Em đây xin hát câu lượn chào mừng - Nàng mới đến như đêm trăng tỏ Như tối trời gặp lửa ấm nhà ai Nét phong tục độc đáo này chính là môi trường lí tưởng ươm mầm, nuôi dưỡng tiếng hát lời ca của nhân dân. Để rồi, những điệu hát dân ca cứ thế được lớn lên, lại quay trở lại nuôi dưỡng tâm hồn những con người của xứ sở áo chàm. Có một thời, tiếng hát Lượn đã ngập tràn làng bản, đồi núi, hòa vào tâm hồn, huyết mạch của đồng bào: Nửa đêm Nàng ới cháy lòng Khiến em dừng đường kim may vá Khiến anh vở giữa trang ngừng đọc Theo nhà nghiên cứu Vi Hồng, Lượn là lập luận, là lặp lại, là luyến, là ru… Lượn chính là khúc hát dân ca của người Tày. Lượn có nhiều tiểu loại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn nhưng người Tày ở Thạch An chủ yếu hát Lượn Hai và Lượn Slương. Trong đó Lượn Hai là một loại dân ca nghi lễ khá đặc biệt, chỉ được hát trong lễ hội Nàng Hai.Với tính chất đặc trưng của Lượn là vang xa, thiết tha, bày tỏ được những điều muốn nói một cách độc đáo và dễ lay động lòng người, do vậy mà nó đã trở thành một nhu cầu tinh thần không thể thiếu trong đời sống của họ. Hát Lượn có mặt khắp bản xa lũng vắng của người Tày. Trai gái đến tuổi trưởng thành mà không biết hát Lượn bị coi là ngố, là đụt như con gà trống không biết gáy, như con chim công chẳng biết làm dáng bên suối. Người Tày coi hát Lượn như một tiêu chuẩn để đánh giá một con người: Con gái nhà giàu không biết lượn Cũng bằng ngói vỡ để đầu nhà Con gái nhà nghèo hay tiếng lượn Còn hơn vàng mười để trong rương. Tiếng hát như phép màu xóa tan khoảng cách địa vị giữa người với người: Khi lượn không kể con quan Khi hát không kể người sang hay hèn Kẻ sang mà hát không nên Chẳng bằng tiếng hát kẻ hèn mà sang. Chính vì vậy mà có một thời, người ta nói với nhau có vần, có điệu, nói mà thành ca, thành hát. Người Tày giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ thuộc hệ Tày - Thái. Qua thời gian sàng lọc, tiếng Tày rất gần với tiếng Việt về hệ thống âm thanh và ngữ pháp. Tuy nhiên, chỉ những từ ngữ về thiên nhiên, về sự vật hiện tượng trong sinh hoạt giao tiếp mới là của người Tày, số còn lại thường vay mượn của tiếng Việt hoặc từ Hán Việt. Về chữ viết: Người Tày không có chữ viết riêng nên lịch sử thành văn của tộc người Tày rất ít. Có thể chia chữ viết của tộc người tày thành ba giai đoạn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn - Giai đoạn cổ đại: Không có chữ viết, chủ yếu giao tiếp bằng phương thức truyền miệng. - Giai đoạn trung đại: Có chữ Nôm Tày. Đây là thứ chữ phỏng theo chữ Hán của người Trung Quốc mà đặt ra. Nhìn từ góc độ văn tự, chữ Nôm Tày có một số nét khác biệt so với chữ Nôm Việt. Theo học giả Nguyễn Xuân Huyên: chữ Nôm Tày ảnh hưởng chữ Nôm Việt và có cấu tạo tương tự như chữ Nôm Việt. - Giai đoạn hiện đại: Người Tày vừa dùng chữ Nôm vừa dùng chữ Latinh. Do vốn từ còn nghèo nàn nên việc sử dụng chữ viết cũng như ngôn ngữ Tày trong các hoạt động hành chính, trong các ngành khoa học rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Năm 1954, một số lớp trí thức mới đã tự sáng lập ra chữ Latinh Tày nhưng không được phổ biến. Đến năm 1960, nhà nước đã giúp dân tộc Tày xây dựng hệ thống chữ viết mới theo lối chữ Quốc ngữ bằng chữ cái Latinh. Tiếng nói Tày sinh động về âm thanh, giàu có về từ ngữ và đặc biệt là rất sinh động về màu sắc biểu cảm. Việc ra đời của chữ viết tiếng Tày trở thành một phương tiện đắc dụng cho việc ghi chép lại tiếng nói Tày, thơ ca Tày Tín ngưỡng và lễ hội có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như đời sống tâm linh của nhân dân Tày Thạch An. Người Tày hầu như ít khi có chùa thờ Phật mà chủ yếu là có đình thờ thần. Trong xã hội của họ, có hẳn một lớp người chuyên làm nghề cúng bái được gọi là “Vửt”, “Then”, “Tào”... Tục lệ thờ tổ tiên đã có từ rất lâu trong đời sống tâm linh của nhân dân Tày. Bên cạnh đó, người Tày cũng thờ một số vị Thần, Phật như Phật bà Quan âm, Hoa Vương, Thánh Mẫu... Tín ngưỡng của người Tày bắt nguồn từ thuyết vạn vật hữu linh, chủ nghĩa đa thần trong nguyên thủy... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan