Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn phát triển kinh tế huyện thái thụy, tỉnh thái bình...

Tài liệu Luận văn phát triển kinh tế huyện thái thụy, tỉnh thái bình

.PDF
143
1378
112

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo TS. Đỗ Thuý Mùi. Người thầy đã tận tình động viên, giúp đỡ và hướng dẫn cho tác giả trong suốt quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tác giả trân trọng cảm ơn sâu sắc đến quý thầy, cô trong Khoa Địa Lí trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy. Những người thầy giáo, cô giáo đã không quản ngại sự xa cách về mặt địa lí, truyền đạt cho tác giả những tri thức chuyên ngành rất quý báu và hữu ích. Đồng thời, luôn giúp đỡ tác giả rất nhiệt tình trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành huyện Thái Thuỵ: Phòng Văn hoá và Thông tin, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Công Thương, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính và Kế hoạch, Phòng Thống Kê,... đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp thông tin, tư liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và lớp Cao học Địa lý K24 trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã cổ vũ, động viên nhiệt tình và tạo điều kiện giúp đỡ mọi mặt để tác giả hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu đề tài khoa học này. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Trần Quang Thi MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................................2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn đề tài .....................................................................4 4. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................7 7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ....................................................................................................................9 1.1. Cơ sở lí luận .........................................................................................................9 1.1.1. Các khái niệm ....................................................................................................9 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ................................................12 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế cho cấp huyện ..................................17 1.1.4. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ......................................................20 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................23 1.2.1. Vài nét về phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng .......................23 1.2.2. Khái quát tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình ..............................29 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................41 Chương 2: NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THÁI THUỴ....42 2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ .............................................................................42 2.1.1. Vị trí địa lí .......................................................................................................42 2.1.2. Phạm vi lãnh thổ..............................................................................................43 2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ....................................................43 2.2.1. Địa hình, địa mạo ............................................................................................43 2.2.2. Khí hậu ............................................................................................................43 2.2.3. Tài nguyên đất .................................................................................................46 2.2.4. Tài nguyên nước..............................................................................................48 2.2.5. Tài nguyên rừng ..............................................................................................49 2.2.6. Tài nguyên biển ...............................................................................................49 2.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội ..........................................................................49 2.3.1. Dân cư và nguồn lao động .............................................................................49 2.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật..........................................................53 2.3.3. Thị trường........................................................................................................57 2.3.4. Vốn đầu tư .......................................................................................................58 2.3.5. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội .............................................................58 2.4. Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn ...................................................59 2.4.1. Những thuận lợi ..............................................................................................59 2.4.2. Những khó khăn ..............................................................................................60 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................61 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THÁI THUỴ....... 62 3.1. Khái quát chung về sự phát triển kinh tế............................................................62 3.1.1. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ....................................62 3.1.2. Cơ cấu giá trị sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...............................64 3.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ..............................................................65 3.2.1. Nông - lâm - thuỷ sản ......................................................................................65 3.2.2. Công nghiệp ....................................................................................................88 3.2.3. Dịch vụ ........................................................................................................... 94 3.2.4. Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế huyện Thái Thuỵ ..............................................99 3.3. Đánh giá chung ................................................................................................101 3.3.1. Những thành tựu............................................................................................101 3.3.2. Những hạn chế ..............................................................................................102 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 103 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THÁI THUỴ ..........................................................................................................104 4.1. Định hướng phát triển kinh tế ..........................................................................104 4.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế huyện Thái Thuỵ ............................104 4.1.2. Định hướng....................................................................................................106 4.2. Một số giải pháp cơ bản ...................................................................................118 4.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực ........................................................................118 4.2.2. Giải pháp về hệ thống chính sách quản lí và sử dụng tài nguyên .................120 4.2.3. Phát triển khoa học và công nghệ .................................................................120 4.2.4. Cải thiện cơ sở hạ tầng ..................................................................................121 4.2.5. Thu hút vốn đầu tư và huy động vốn ............................................................122 4.2.6. Thị trường......................................................................................................123 4.2.7. Tăng cường liên kết, hợp tác .........................................................................124 4.3. Khuyến nghị .....................................................................................................125 Tiểu kết chương 4 ..................................................................................................126 KẾT LUẬN ............................................................................................................127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................129 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCN : Cụm công nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật CN – XD : Công nghiệp – xây dựng CN – TTCN : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng GTSX : Giá trị sản xuất GTVT : Giao thông vận tải HTX : Hợp tác xã KCN : Khu công nghiệp KT – XH : Kinh tế – xã hội KTTĐ : Kinh tế trọng điểm KH – KT : Khoa học – kĩ thuật MĐDS : Mật độ dân số N – L – TS : Nông – Lâm – Thủy sản QL : Quốc lộ TP : Thành phố TTCN : Tiểu thủ công nghiệp VLXD : Vật liệu xây dựng DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành giai đoạn 2005 - 2015 ..... 38 Bảng 2.1. Diện tích và cơ cấu các loại đất huyện Thái Thuỵ năm 2015 ..................46 Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất huyện Thái Thuỵ năm 2005 và 2015 ....................47 Bảng 2.3. Dân số trung bình và gia tăng dân số tự nhiên huyện Thái Thuỵ giai đoạn 2005 - 2015 ...............................................................................................................50 Bảng 2.4. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của huyện Thái Thuỵ năm 2015 ...................51 Bảng 2.5. Số dân thành thị của huyện Thái Thuỵ giai đoạn 2005 – 2015 ................51 Bảng 2.6. Nguồn lao động của huyện Thái Thuỵ qua một số năm ...........................52 Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và giá trị sản xuất bình quân/người của huyện Thái Thuỵ qua một số năm .........................................................................................................62 Bảng 3.2. Cơ cấu GTSX nhóm ngành nông – lâm – thủy sản giai đoạn 2005 – 2015 ... 66 Bảng 3.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Thái Thuỵ giai đoạn 2005 - 2015 .......67 Bảng 3.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm cây trồng Giai đoạn 2005 - 2015 ..............................................................................................................69 Bảng 3.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lương thực giai đoạn 2005 - 2015 ..........70 Bảng 3.6. Diện tích, sản lượng lúa các loại giai đoạn 2005 - 2015 ..........................72 Bảng 3.7. Diện tích, năng suất và sản lượng khoai lang của huyện Thái Thuỵ giai đoạn 2005 - 2015 .......................................................................................................76 Bảng 3.8. Diện tích gieo trồng rau – thực phẩm huyện Thái Thuỵ giai đoạn 2005 - 2015 .................................................................................................. 77 Bảng 3.9. Diện tích, sản lượng, năng suất của một số cây công nghiệp hàng năm chính của huyện Thái Thuỵ .......................................................................................78 Bảng 3.10. Tình hình chăn nuôi của huyện Thái Thuỵ từ 2005 - 2015 ....................80 Bảng 3.11. Sản lượng thuỷ sản của huyện, giai đoạn 2005 – 2015 ..........................84 Bảng 3.12. Giá trị sản xuất công nghiệp và tốc độ tăng trưởng công nghiệp một số năm .......................................................................................................... 88 Bảng 3.13. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp một số năm ...............................................................................................................89 Bảng 3.14. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện Thái Thuỵ giai đoạn 2005 - 2015 ...............................................................................................................91 Bảng 3.15. Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển hàng hóa huyện Thái Thuỵ giai đoạn 2005 – 2015......................................................................................98 Bảng 4.1. Các chỉ tiêu chính về phát triển kinh tế huyện Thái Thuỵ đến năm 2025 ...... 107 Bảng 4.2. Diện tích và sản lượng một số cây lương thực và cây công nghiệp chủ yếu huyện Thái Thuỵ năm 2025 ....................................................................................109 Bảng 4.3. Dự kiến một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu huyện Thái Thuỵ năm 2025 .................................................................................................... 113 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2015 ............35 Hình 2.1 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa huyện Thái Thuỵ .....................................44 Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất huyện Thái Thuỵ giai đoạn 2005 - 2015 ..... 63 Hình 3.2. Cơ cấu GTSX theo ngành huyện Thái Thuỵ giai đoạn 2005 - 2015 ........64 Hình 3.3. Giá trị sản xuấ ngành nông - lâm - thuỷ sản huyện Thái Thuỵ giai đoạn 2005 - 2015 ..............................................................................................................65 Hình 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Thái Thuỵ theo giá hiện hành năm 2005 và 2015 ...........................................................................................68 Hình 3.5. Cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây huyện Thái Thuỵ giai đoạn 2005 - 2015 ..............................................................................................................70 Hình 3.6. Diện tích và sản lượng ngô của huyện Thái Thuỵ giai đoạn 2005 – 201575 Hình 3.7. Giá trị sản xuất thuỷ sản của huyện Thái Thuỵ giai đoạn 2005 – 2015 ..... 83 Hình 3.8. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ huyện Thái Thuỵ giai đoạn 2005 – 2015 ......... 95 DANH MỤC BẢN ĐỒ 1. Bản đồ hành chính huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 2. Bản đồ nguồn lực phát triển kinh tế huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 3. Bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong xu thế phát triển nền kinh tế thế giới hiện nay, Việt Nam đã và đang từng bước đổi mới, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản đưa nước ta trở thành nước công nghiệp. Từ sau đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế trên địa bàn cả nước và các tỉnh thành. Thái Bình cũng là tỉnh luôn được quan tâm đến phát triển kinh tế để xóa đói, giảm nghèo. Thái Bình nằm ở phía đông nam vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), là tỉnh không có địa hình đồi núi, nhưng lại giáp biển, nên có những lợi thế riêng: Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Các điều kiện về kinh tế – xã hội (KT – XH) cũng rất thuận lợi: dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, cần cù, khéo tay và có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Đó là những lợi thế để kinh tế Thái Bình phát triển khởi sắc trong những năm gần đây. Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế của tỉnh, huyện Thái Thụy cũng đã có những chiến lược, những định hướng riêng nên kinh tế cũng đã có nhiều khởi sắc. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), kinh tế của huyện đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, khẳng định vị thế của mình trong sự phát triển chung của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, kinh tế Thái Thụy phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, sản phẩm chủ yếu mang tính chất tự cung, tự cấp. Công nghiệp còn chậm phát triển, các ngành dịch vụ chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một trong những nguyên nhân đó là do huyện chưa có những đánh giá đầy đủ về tiềm năng, thực trạng để có những định hướng cụ thể phát triển kinh tế. Để kinh tế của huyện phát triển mạnh mẽ hơn cần đánh giá những tiềm năng chưa được huy động vào phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, nhằm tránh lãng phí, hạn chế suy giảm nguồn tài nguyên. Luận văn: “Phát triển kinh tế huyện Thái Thụy, 1 tỉnh Thái Bình” sẽ nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp để phát triển kinh tế của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Nghiên cứu phát triển KT - XH là một nội dung rất quan trọng của Địa lí học và Kinh tế học. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế. Có những công trình nghiên cứu lý luận về phát triển, tăng trưởng kinh tế, có những công trình nghiên cứu về các nguồn lực phát triển kinh tế, có công trình nghiên cứu về thực trạng và những định hướng phát triển kinh tế. Cũng có những công trình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ kinh tế của các tỉnh thành. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu chủ yếu theo các hướng: cơ sở lý luận chung về phát triển kinh tế, tiềm năng, thực trạng phát triển kinh tế, tổ chức lãnh thổ nền kinh tế… Các tác giả nghiên cứu tiêu biểu như: GS.TS Lê Thông, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS Đỗ Thị Minh Đức, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng… Ngoài ra, còn có nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học cũng nghiên cứu phát triển kinh tế của các tỉnh, các huyện, thị… GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng trong Giáo trình kinh tế phát triển đã tổng kết những vấn đề lí luận chung về tăng trưởng và phát triển kinh tế; các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế; các chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam. GS.TS Lê Thông trong Địa lý kinh tế- xã hội Việt Nam cũng đã đánh giá về tiềm năng, thực trạng phát triển KT- XH, định hướng phát triển KT - XH của Việt Nam, của các vùng kinh tế tổng hợp và các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam. GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS Đỗ Thị Minh Đức trong giáo trình Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam cũng phân tích nguồn lực phát triển kinh tế và sự phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ của nước ta. PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ có công trình nghiên cứu về các vùng kinh tế của Việt Nam. PGS cũng phân tích, đánh giá về những tiềm năng, thực trạng phát triển của các vùng kinh tế. Ngoài ra, còn nhiều giáo trình khác cũng có những nghiên cứu đánh giá sắc sảo về các vùng kinh tế. GS.TS Lê Thông cũng có những nghiên cứu về sự phát triển kinh tế của các tỉnh thành trong cả nước. Nội dung của bộ sách giới thiệu một cách tổng quát các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 2 của nước ta với các vấn đề: vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, tự nhiên, dân cư, sự phát triển kinh tế. Về phát triển kinh tế của các tỉnh, thành có nhiều học viên, nghiên cứu sinh nghiên cứu. Một số công trình tiêu biểu như: Phát triển kinh tế tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2000 - 2010 và tầm nhìn 2020 của Phan Văn Quý, Luận văn thạc sỹ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012. Luận văn này nghiên cứu đánh giá về tiềm năng, thực trạng và đề xuất định hướng phát triển kinh tế tỉnh Hưng Yên. Tác giả Nguyễn Thị Phượng cũng nghiên cứu về sự phát triển kinh tế huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La, tác giả đã đánh giá về những thuận lợi, khó khăn, thực trạng phát triển kinh tế và đề xuất những giải pháp để phát triển kinh tế của huyện. Ở tỉnh Thái Bình cũng có một số công trình nghiên cứu như: “Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH tỉnh Thái Bình” của Trần Ngọc Điệp, Luận văn thạc sỹ Địa lý, Đại học Sư phạm Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu lí luận và thực tiễn cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH ở tỉnh Thái Bình. GS. TS Lê Thông trong “Địa lí các tỉnh, thành phố Việt Nam”, tập 1 các tỉnh về đồng bằng sông Hồng đã nghiên cứu về địa lí các tỉnh, thành phố Việt Nam trong đó có tỉnh Thái Bình. GS đã nghiên cứu về nguồn lực phát triển kinh tế, thực trạng phát triển kinh tế và các định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Về huyện Thái Thụy đã có một số báo cáo và các chương trình đánh giá tình hình phát triển kinh tế của huyện. Những thông tin về tình hình phát triển kinh tế huyện Thái Thụy có thể tham khảo trong một số tài liệu đáng tin cậy sau như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thái Thụy đến năm 2020. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình, huyện Thái Thụy; Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH hàng năm và các mục tiêu, giải pháp và các kế hoạch năm sau. Các nguồn tài liệu trên giúp cho tác giả có cách nhìn nhận, đánh giá một cách đầy đủ về phát triển kinh tế, đó cũng là những tư liệu hữu ích của tác giả khi nghiên cứu về phát triển kinh tế huyện Thái Thụy. 3 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn đề tài 3.1. Mục tiêu Vận dụng cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế, luận văn tập trung phân tích, đánh giá các nguồn lực, thực trạng phát triển kinh tế huyện Thái Thụy. Từ đó, đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế phù hợp với tiến trình CNH, HĐH của tỉnh. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế, áp dụng vào địa bàn nghiên cứu. - Phân tích và đánh giá nguồn lực phát triển kinh tế huyện Thái Thụy. - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế huyện Thái Thụy giai đoạn 2005 - 2015. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế huyện Thái Thụy theo hướng CNH, HĐH. 3.3. Giới hạn của đề tài - Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các nguồn lực, thực trạng phát triển kinh tế huyện Thái Thụy, cơ cấu kinh tế theo ngành (nông - lâm - thuỷ sản (N – L – TS) (trong đó tập trung đi sâu vào nghiên cứu sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản), công nghiệp và dịch vụ) và đề cập khái quát cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ, đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế ở huyện Thái Thụy đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. - Về không gian: lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn toàn bộ huyện Thái Thụy với sự phân hóa lãnh thổ đến cấp xã, thị trấn, đặt trong mối quan hệ với cấp tỉnh. - Về thời gian: luận văn sử dụng nguồn số liệu trong giai đoạn 2005 – 2015 và đề xuất giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Quan điểm nghiên cứu 4.1. Quan điểm tổng hợp Các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, quan điểm tổng hợp thực chất là việc vận dụng quan điểm biện chứng trong địa lí. Với quan điểm này đòi hỏi người nghiên cứu cần 4 phải xem xét các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ giữa chúng, không tách rời hoặc xem xét một mặt, hoặc xem xét riêng biệt. Theo quan điểm tổng hợp, nghiên cứu kinh tế huyện Thái Thụy cần phải đặt trong mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau từ điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội của địa phương trong huyện, giữa các huyện trong địa bàn tỉnh và vùng ĐBSH. 4.2. Quan điểm lãnh thổ Quan điểm lãnh thổ còn được gọi là quan điểm “vùng” và là quan điểm đặc thù của ngành Địa lí. Trong thực tế, các sự vật hiện tượng địa lí luôn phân hóa đa dạng theo từng lãnh thổ, tạo nên những đặc trưng cho mỗi lãnh thổ, đó được gọi là “sự sai biệt lãnh thổ”. Vận dụng quan điểm lãnh thổ khi nghiên cứu kinh tế huyện Thái Thụy, người nghiên cứu cần phải tìm ra những nét đặc trưng của huyện để có thể so sánh với các địa bàn khác trong tỉnh. Đồng thời khi nghiên cứu người nghiên cứu cũng phải đặt huyện Thái Thụy trong mối quan hệ tổng thể với tỉnh Thái Bình và các tỉnh kề cận trong vùng ĐBSH. 4.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mỗi hiện tượng địa lí kinh tế trong một lãnh thổ nào cũng có một quá trình phát triển theo nhiều giai đoạn và không bao giờ bất biến. Do đó, đòi hỏi người nghiên cứu cần phải chú ý đến sự hình thành và phát triển của các sự vật hiện tượng nghiên cứu. Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu kinh tế huyện Thái Thụy là tìm đến nguồn gốc của các sự vật hiện tượng, để lí giải được nguyên nhân và phần nào dự báo được xu hướng phát triển. 4.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững đang là yêu cầu và xu thế tất yếu của xã hội loài người. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa 3 mặt, gồm: phát triển kinh tế (nền tảng là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo 5 vệ môi trường (mục tiêu là xử lí, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Đối với nghiên cứu phát triển kinh tế huyện Thái Thụy cũng phải đặt trong mối quan hệ giữa ba bộ phận cấu thành phát triển bền vững, về kinh tế, về xã hội và môi trường. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thống kê Phương pháp thu thập tài liệu và xử lí số liệu là phương pháp phổ biến và không thể thiếu được trong nghiên cứu địa lí. Đề tài nghiên cứu, đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế ở huyện Thái Thụy nên có khá nhiều nguồn số liệu về sự phát triển kinh tế của các ngành, các xã. Các số liệu thu thập được, tác giả phải phân tích, chọn lọc để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Những tài liệu, số liệu luôn được cập nhật, đảm bảo cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Tác giả đã thống kê các nguồn số liệu từ niên giám thống kê tỉnh Thái Bình, các văn kiện, nghị quyết của tỉnh Thái Bình, của huyện Thái Thụy. Trên cơ sở các nguồn đó, tác giả có phân tích, đối chiếu so sánh với nguồn thống kê của Việt Nam. Nhìn chung, việc thống kê các nguồn số liệu đã giúp cho tác giả có số liệu đáng tin cậy, cập nhật để phân tích rút ra kết luận. 5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Phương pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lí các tài liệu trong phòng dựa trên cơ sở các số liệu, tư liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ thực tế. Tổng quan tài liệu có được cho phép kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, cập nhật những vấn đề trong và ngoài nước. Vì thế, đây là phương pháp thường được sử dụng trước tiên và khá phổ biến, đóng vai trò cơ sở, điều kiện cần thiết để phục vụ trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Dựa trên nguồn tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm khái quát được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế; đánh giá chính xác nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế ở huyện Thái Thụy tỉnh Thái 6 Bình. Các tài liệu, số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, cần được phân tích, tổng hợp và xử lí phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, cần so sánh, đối chiếu giữa các tài liệu, đặc biệt số liệu giữa các mốc thời gian và giữa các đơn vị lãnh thổ. 5.3. Phương pháp thực địa Đây là phương pháp đặc trưng khi nghiên cứu thực tế. Phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu cần đi khảo sát, tìm hiểu trực tiếp các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đồng thời, tham khảo ý kiến các nhà quản lí, nhà lãnh đạo, người dân địa phương về thực trạng nơi họ đang sống và sản xuất sẽ góp phần làm sáng tỏ nhận định về vấn đề cần nghiên cứu. Từ những chuyến đi thực địa đó cũng giúp cho tác giả có những phân tích, đánh giá đúng đắn. Những giải pháp đề ra để phát triển kinh tế có những kết quả từ chuyến đi thực địa. Vì thế những giải pháp sẽ không xa rời thực tiễn. 5.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ, GIS Bản đồ nguồn tri thức rất quan của Địa lí học, được ví như là cuốn sách giáo khoa thứ hai. Vận dụng phương pháp bản đồ trong nghiên cứu vừa có ý nghĩa như một nguồn tư liệu vừa có ý nghĩa như phản ánh kết quả nghiên cứu. Các bản đồ được thành lập với sự hỗ trợ của công nghệ GIS với nhiều phần mềm khác nhau, nhằm xây dựng các bản đồ chuyên đề phù hợp với nội dung của đề tài. Trong luận văn tác giả sẽ biên tập một số bản đồ chính sau: Bản đồ hành chính huyện Thái Thụy; bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế huyện Thái Thụy; bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế huyện Thái Thụy. Ngoài ra, các số liệu trong luận văn được tác giả thể hiện một cách trực quan hoá, sinh động bằng các biểu đồ nhằm thể hiện sự phát triển của các đối tượng địa lí. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn hoàn thành có một số đóng góp cơ bản sau đây: - Tổng quan và làm sáng tỏ được những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế, xác định các tiêu chí đánh giá, vận dụng vào nghiên cứu trên địa bàn huyện Thái Thuỵ. 7 - Phân tích, chỉ ra được những thế mạnh và hạn chế trong nguồn lực phát triển KT – XH của huyện Thái Thụy. - Phân tích được hiện trạng kinh tế huyện Thái Thụy, làm rõ được những thành tựu và những hạn chế trong phát triển kinh tế của huyện. - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những hạn chế, đẩy mạnh phát triển kinh tế huyện đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế; Chương 2: Nguồn lực phát triển kinh tế huyện Thái Thuỵ; Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế huyện Thái Thụy; Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế huyện Thái Thụy. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là một thuật ngữ không thể thiếu khi nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế. Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tăng trưởng kinh tế. Theo quan điểm của kinh tế chính trị, tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Theo quan điểm phổ biến hiện nay, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về thu nhập của nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Sự tăng trưởng đó được thể hiện ở cả qui mô và tốc độ. Qui mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn qui mô tăng nhanh hay chậm hơn so với thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Thu nhập của nền kinh tế biểu hiện dưới 2 dạng vật chất hoặc giá trị, thu nhập bằng giá trị biểu thị qua các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP viết tắt của Gross Domestic Product), tổng sản phẩm quốc dân (GNI viết tắt của Gross National Income), hoặc GDP, GNI bình quân đầu người. Tăng trưởng kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nó không những là điều kiện cần thiết để mở rộng qui mô nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn là điều kiện rất cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết các vấn đề xã hội cho một quốc gia dân số đông hơn 90 triệu người. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quá cao hoặc quá thấp đều có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Nếu tăng trưởng kinh tế quá cao, lạm phát sẽ gia tăng làm cho nền kinh tế thiếu bền vững. Ngược lại, nếu tăng trưởng quá thấp thì qui mô nền kinh tế chậm mở rộng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, các điều kiện về mặt xã hội sẽ chậm được cải thiện. Vì vậy, việc xác định được mức tăng trưởng hợp lí phù hợp với khả năng của quốc gia trong mỗi thời kì là một vấn đề hết sức quan trọng. 9 1.1.1.2. Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế được xem như là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Là quá trình biến đổi cả về lượng và chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ của hai vấn đề kinh tế và xã hội. [7] Phát triển kinh tế được hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, gồm cả sự tăng lên về qui mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về cả lượng và chất của nền kinh tế và chính là tiền đề để thực hiện tiến bộ xã hội. Do vậy, phát triển kinh tế là một quá trình lâu dài và nội lực chính là yếu tố quyết định. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát qua 3 tiêu thức.[6]: Một là, sự gia tăng tổng thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người. Đây là tiêu thức phản ánh quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế. Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tiêu thức này thể hiện sự biến đổi về chất của nền kinh tế của một quốc gia. Ba là, phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội. Bởi mục tiêu cuối cùng của sự phát triển đó chính là đời sống vật chất và tinh thần của con người. 1.1.1.3. Cơ cấu kinh tế Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về cơ cấu kinh tế: “cơ cấu kinh tế là thuộc tính có ý nghĩa quyết định của nền kinh tế, nó phản ánh tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế, phản ánh số lượng, chất lượng các phần tử hợp thành trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên hệ thống kinh tế vận động và phát triển không ngừng’’[4]. “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành” [16]. Cơ cấu kinh tế là sự hợp thành của: cơ cấu kinh tế theo ngành, cơ cấu kinh tế theo thành phần và cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ, trong đó cơ cấu kinh tế theo ngành đóng vai trò quyết định nhất. 10 Cơ cấu kinh tế theo ngành: là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Cơ cấu kinh tế theo ngành là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Hiện nay có hai cách phân chia phổ biến. Thứ nhất, chia nền kinh tế thành 3 khu vực: khu vực I (gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản), khu vực II (gồm công nghiệp và xây dựng), khu vực III (dịch vụ). Thứ hai, các ngành kinh tế được chia làm hai khu vực sản xuất chính: khu vực sản xuất vật chất (gồm các ngành, lĩnh vực trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng); Khu vực phi vật chất (gồm các ngành hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ). 1.1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế trên ba mặt (theo ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế) biểu hiện của cơ cấu kinh tế nhằm hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế theo các mục tiêu KT - XH đã xác định cho từng thời kì phát triển. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi về số lượng các nhóm ngành và ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa chúng, giữa các vùng và theo các thành phần. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu thành một cơ cấu kinh tế phù hợp hơn. Trong quá trình phát triển kinh tế, tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng (KVII) và dịch vụ (KVIII) trong GDP và trong tổng nguồn lao động đang làm việc tăng lên, trong khi tỷ trọng của nông – lâm – thuỷ sản (KVI) giảm; đồng thời tỷ trọng dân cư đô thị tăng lên trong khi tỷ trọng dân cư nông thôn giảm. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế phản ánh mức độ thay đổi của phương thức sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại, những khu vực có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn, có tốc độ phát triển cao hơn và thay thế dần những khu vực sản xuất, kinh doanh có năng suất lao động và giá trị gia tăng thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc và có khả năng hội nhập với khu vực, thế giới. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan