Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước đáp ứ...

Tài liệu Luận văn quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính

.PDF
188
256
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ------------------------ PHẠM ĐỨC TOÀN QUẢN LÝ CÔNG CHỨC THEO NĂNG LỰC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ------------------------ PHẠM ĐỨC TOÀN QUẢN LÝ CÔNG CHỨC THEO NĂNG LỰC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải 2. PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến HÀ NỘI – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Phạm Đức Toàn i LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính quốc gia, tôi đã hoàn thành luận án “Quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính”. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tập thể nhà khoa học đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận án: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, Học viện Hành chính quốc gia và PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Đồng thời, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới lãnh đạo Học viện Hành chính quốc gia, lãnh đạo Ban quản lý sau đại học, các thầy cô giáo tại Học viện Hành chính quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ, góp ý về chuyên môn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã chia sẻ, hỗ trợ về tài liệu, động viên về tinh thần trong suốt quá trình tác giả nghiên cứu. Nội dung luận án có thể còn tồn tại những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét thêm nhằm ứng dụng phù hợp vào thực tiễn cải cách hành chính ở nước ta. Nghiên cứu sinh mong muốn nhận được sự góp ý hoàn thiện để tiếp tục nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Tác giả luận án ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 CBCC Cán bộ, công chức 2 CCHC Cải cách hành chính 3 CQHCNN 4 ĐTBD Đào tạo - bồi dưỡng 5 HCNN Hành chính nhà nước 6 KNL Khung năng lực 7 NNL Nguồn nhân lực 8 QLNN Quản lý nhà nước 9 VTVL Vị trí việc làm Cơ quan hành chính nhà nước iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 5 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6 6. Đóng góp mới của luận án 8 7. Kết cấu của luận án 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về công chức trong cơ quan hành chính nhà nước 9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu công chức trong tổng thể cải cách chế độ công vụ 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chế độ, chính sách đối với công chức 11 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh công chức trong cơ quan hành chính nhà nước 13 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực và năng lực công chức 15 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về mô hình năng lực 15 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về năng lực và khung năng lực 18 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực và quản lý công chức theo năng lực 22 1.3.1. Các công trình nghiên cứu mô hình quản lý nguồn nhân lực theo năng lực 22 iv 1.3.2. Các công trình nghiên cứu về tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực theo năng lực 23 1.3.3. Các công trình nghiên cứu về đãi ngộ nguồn nhân lực theo năng lực 26 1.4. Nhận xét, đánh gía về các công trình 29 1.4.1. Những vấn đề đã được làm rõ trong các công trình 29 1.4.2. Những vấn đề chưa được làm rõ cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ CÔNG CHỨC THEO NĂNG LỰC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 38 2.1. Lý luận về quản lý nguồn nhân theo năng lực 38 2.1.1. Năng lực và các yếu tố cấu thành năng lực 38 2.1.2. Quản lý nguồn nhân lực 43 2.1.3. Quản lý nguồn nhân lực theo năng lực 45 2.2. Công chức hành chính nhà nước 47 2.2.1. Khái niệm 47 2.2.2. Đặc điểm của công chức hành chính nhà nước 48 2.3. Quản lý công chức trong cơ quan hành chính nhà nước theo năng lực 49 2.3.1. Khái niệm 49 2.3.2. Đặc điểm 50 2.3.3. So sánh quản lý công chức theo năng lực với quản lý công chức theo chức nghiệp và theo vị trí việc làm 52 2.3.4. Nội dung quản lý nguồn nhân lực theo năng lực 53 2.4. Sự cần thiết của quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính v 59 2.4.1. Cải cách hành chính - bối cảnh đổi mới cách thức quản lý công chức Việt Nam 59 2.4.2. Sự cần thiết của quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước 60 2.5. Kinh nghiệm quản lý công chức theo năng lực tại các quốc gia trên thế giới 62 2.5.1. Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển 62 2.5.2. Những kinh nghiệm rút ra đối với quản lý công chức theo năng lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 73 2.6. Các điều kiện để áp dụng quản lý nguồn nhân lực dựa trên năng lực 77 2.6.1. Xác định rõ các năng lực của các vị trí và tích hợp được chúng vào một khung năng lực 77 2.6.2. Hình thành một khung pháp lý điều chỉnh chính thức và bảo đảm tính hệ thống giữa các nội dung quản lý công chức 78 2.6.3. Sự sẵn sàng thay đổi văn hóa tổ chức 79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 81 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 82 3.1. Thực trạng quy định pháp luật về quản lý công chức trong cơ quan hành chính nhà nước 82 3.2. Thực trạng quản lý công chức trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam 86 3.2.1. Về tuyển dụng công chức 86 3.2.2. Về sử dụng công chức 89 3.2.3. Về bồi dưỡng công chức 91 3.2.4. Về đánh giá công chức 94 3.2.5. Về trả lương và đãi ngộ công chức 97 vi 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý công chức trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay 99 3.3.1. Những ưu điểm 99 3.3.2. Những nhược điểm 101 3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 108 3.3.4. Những vấn đề đặt ra đối với quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước 112 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 117 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG CHỨC THEO NĂNG LỰC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 118 4.1. Cơ sở quản lý công chức theo năng lực ở Việt Nam 118 4.1.1. Cơ cở chính trị 118 4.1.2. Cơ sở pháp lý 119 4.1.3. Cơ sở thực tiễn 120 4.2. Quan điểm về quản lý công chức theo năng lực 122 4.2.1. Thể chế hóa các quan điểm và định hướng của Đảng về đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức theo năng lực, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 122 4.2.2. Quản lý công chức theo năng lực cần gắn liền với các mục tiêu/yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước 123 4.2.3. Quản lý công chức theo năng lực cần kế thừa các bài học kinh nghiệm của các nước đã áp dụng quản lý công chức theo năng lực 124 4.2.4. Quản lý công chức theo năng lực cần một hệ thống giải pháp đồng bộ 125 4.3. Giải pháp quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam 126 vii 4.3.1. Nâng cao nhận thức về quản lý theo năng lực trong các cơ quan hành chính nhà nước 126 4.3.2. Thể chế hóa quản lý công chức theo năng lực, hòan thiện phân tích công việc, xác định vị trí việc làm trong CQHCNN 128 4.3.3. Ứng dụng quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam 130 4.4. Các điều kiện cần để ứng dụng quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước 144 4.4.1. Tăng cường vai trò của lãnh đạo trong xây dựng môi trường để thực hiện quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 144 4.4.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật cán bộ công chức nhằm quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 145 4.4.3. Xây dựng hệ thống khung năng lực - công cụ then chốt nhằm quản lý công chức theo năng lực 148 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 168 KẾT LUẬN 169 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN viii DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO viii ix MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền công vụ, bộ máy HCNN được vận hành chủ yếu thông qua đội ngũ công chức hành chính. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các CQHCNN phụ thuộc rất lớn vào năng lực thực thi công việc của mỗi công chức. Họ vừa là những người trực tiếp triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, vừa là các nhà quản lý, hoạch định cho sự phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình đòi hỏi đội ngũ công chức phải có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức, không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Xây dựng đội ngũ CBCC nói chung và công chức nói riêng có đủ năng lực , phẩm chất là uy tín là mục tiêu nhưng đồng thời là yêu cầu trọng tâm của CCHCNN. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 Khoá VII nhấn mạnh: "Xây dựng và từng bước hoàn thiện chế độ công vụ và quy chế công chức, chú trọng cả yêu cầu về phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực". Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm(2011 – 2015) trong đó tập trung vào: “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã nhận định rằng sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII về Chiến lược cán bộ, đội ngũ cán bộ các cấp có bước trưởng thành, phát triển về nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc, ngành nghề, lĩnh vực công tác có sự cân đối, hợp lý hơn; nguồn cán bộ quy hoạch khá dồi dào, cơ bản bảo đảm sự chuyển tiếp giữa các thế hệ. 1 Tuy nhiên, với thực trạng quản lý công chức hiện nay ở Việt Nam chưa thể được mục tiêu trên của CCHC là xây dựng đội ngũ công chức có năng lực. Nhìn tổng thể, đội ngũ cán bộ đông nhưng chưa mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ xảy ra ở nhiều nơi; sự liên thông giữa các cấp, các ngành còn hạn chế. Thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực. Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế, yếu kém; nhiều cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu tính chuyên nghiệp, làm việc không đúng chuyên môn, sở trường; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ. Từ đó, Nghị quyết xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025 phải: Tiếp tục hoàn thiện, chuẩn hoá, đồng bộ các quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; Xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định. Chính vì vậy đổi mới quản lý công chức ở Việt Nam là một xu thế tất yếu. Quản lý theo năng lực là một phương thức quản lý mới đối với NNL trong tổ chức, phát triển, bắt đầu được áp dụng vào khu vưc công những năm 70 của thế kỷ 20, phát triển mạnh ở các quốc gia thuộc khối OECD, được coi là chiến lược quan trong trong cải cách HCNN ở nhiều quốc gia phát triển. Quản lý nguồn nhân lực theo năng lực là cách tiếp cận quản lý thể hiện sự đáp ứng đối với những thay đổi về hiệu quả tổ chức và văn hóa đang diễn ra tại nhiều quốc gia. Quản lý nguồn nhân lực theo năng lực luôn gắn với việc xác định năng lực, xây dựng một khung năng lực và sử dụng khung năng lực đó như một căn cứ để tuyển chọn, đào tạo, phát triển, đãi ngộ và các khía cạnh khác của công tác quản lý nguồn nhân lực. Năng lực và khung năng lực có thể được áp dụng trong các nội dung của quản lý nguồn nhân lực khác nhau. Hệ thống quản lý nhân lực theo năng lực được tập trung vào việc xác định các năng 2 lực cần thiết để đạt được hiệu quả thực thi công vụ và phát triển các năng lực đó trong lực lượng lao động. Trong đó, tư duy về năng lực trở thành một sợi chỉ xuyên suốt trong tổ chức, từ lập kế hoạch đến tuyển chọn nhân viên, chỉ đạo và khen thưởng hiệu quả thực thi công việc của họ. Một hệ thống quản lý năng lực tốt sẽ là nền tảng quan trọng nhất trong quá trình quản lý tài năng của tổ chức. Việt Nam đang trong quá trình cải cách hành chính giai đoạn 2 (2011 2020), Chính phủ tiếp tục đặt ra mục tiêu "Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC”. Để hiện thực hóa mục tiêu này, nhiều văn bản pháp lý đã được ban hành như: Luật cán bộ, công chức 2008 và nhiều chính sách có liên quan tới việc nâng cao năng lực đội ngũ, thu hút, trọng dụng người tài vào khu vực công đã được xây dựng. Trong bối cảnh cải cách hành chính tại Việt Nam hiện nay, một phương thức quản lý NNL khu vực công mới, tiên tiến và hiệu quả cần phải được nghiên cứu áp dụng. Mô hình quản lý theo năng lực được Chính phủ Việt Nam quan tâm. Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP có thể nói là một bước đi nhằm cụ thể hóa đề án "Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức" theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2012. "Năng lực” và "Khung năng lực " được đề cập đến trong Nghị định và Thông tư nêu trên. Tuy nhiên, nội dung này chưa có bất kỳ hướng dẫn hay nội hàm cụ thể nào được cụ thể hóa và còn là những khái niệm khá mới mẻ với nền công vụ Việt Nam. Xây dựng một đội ngũ có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm và nâng cao chất lượng hoạt động thưc thi công vụ của công chức là một câu hỏi lớn đối với hệ thống công vụ Việt Nam hiện nay. Quản lý công chức theo năng lực nếu được vận dụng một cách khoa học, đúng đắn sẽ là một giải pháp để thúc đẩy và hiện thực hóa những mục tiêu của CCHC. 3 Tuy nhiên, trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay, có rất ít hoặc thậm chí thiếu vắng những công trình nghiên cứu được thực hiện về hệ thống lý thuyết quản lý theo năng lực cũng như phân tích, xem xét lựa chọn những khả năng và phương thức hay mô hình quản lý công chức nào phù hợp có thể vận dụng cho nền công vụ của Việt Nam. Những luận giải trên cho thấy việc nghiên cứu chuyên sâu về năng lực công chức và quản lý công chức theo năng lực ở nước ta nhằm bổ sung thêm hệ thống lý luận về phát triển năng lực công chức và nghiên cứu ứng dụng trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam là hết sức cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Quản lý công chức theo năng lực trong các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam” để thực hiện. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực theo năng lực và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý công chức, luận án đề xuất quan điểm và giải nhằm pháp quản lý công chức theo năng lực đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để xác định các nội dung và những đóng góp mới, có giá trị lý luận và thực tiễn của luận án; - Nghiên cứu và khái quát hóa khung lý thuyết về quản lý công chức theo năng lực làm căn cứ đánh giá thực trạng quản lý công chức hiện nay ở Việt Nam. Bao gồm tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ công chức; - Phân tích, luận giải thực trạng để chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. từ đó khẳng định sự cần thiết của quản lý công chức theo năng lực, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở nước ta; 4 - Đề xuất hệ thống các giải pháp và lộ trình để từng bước áp dụng cơ chế quản lý công chức theo năng lực, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống quản lý năng lực công chức trên các khía cạnh: tuyển dụng công chức theo năng lực; sử dụng công chức theo năng lực; đào tạo – bồi dưỡng công chức theo năng lực; đánh giá công chức; trả lương và đãi ngộ công chức theo năng lực; Về thời gian, đề tài nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật và các số liệu báo cáo thống kê kể từ khi Luật Cán bộ, công chức 2008 được ban hành. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Năng lực của đội ngũ công chức ảnh hưởng như thế nào tới hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước? - Để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, công chức cần trang bị những năng lực gì? - Tại sao nên quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam? - Những điều kiện tiên quyết nhằm áp dụng quản lý công chức theo năng lực ở Việt Nam là gì? - Để có thể quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam, các chủ thể quản lý có thẩm quyền cần phải làm gì? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu CCHC nhà nước ở Việt Nam đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ công chức. Tuy nhiên, quản lý công chức hiện nay chưa đảm bảo thực hiện 5 được yêu cầu này. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo động lực thực thi công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính thì cần phải quản lý công chức theo năng lực. Nhằm áp dụng quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước cần bảo đảm triển khai đồng bộ việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ công chức theo năng lực trên cơ sở một khung năng lực phù hợp với yêu cầu của các vị trí việc làm. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật). Các nội dung nghiên cứu được luận giải theo quan điểm hệ thống nhằm đảm bảo tính khái quát trong phân tích các quy định pháp luật và quan điểm lịch sử cụ thể để đảm bảo tính khách quan, hợp lý đối với những trường hợp, hoàn cảnh cụ thể khi đề xuất ứng dụng. Về mô hình lý thuyết, luận án nghiên cứu trào lưu Quản lý công mới (NPM) như là nền tảng tư duy, tiếp cận để nghiên cứu quản lý nhân lực theo năng lực trong khu vực công. Quản lý theo năng lực là một phương thức quản lý mới đối với NNL trong tổ chức, phát triển, bắt đầu được áp dụng vào khu vưc công những năm 70 của thế kỷ 20, phát triển mạnh ở các quốc gia thuộc khối OECD, được coi là chiến lược quan trong trong cải cách HCNN ở nhiều quốc gia phát triển. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể, kết hợp sử dụng các phương pháp này để dẫn dắt, phân tích, luận giải, chứng minh, đề xuất và tổng hợp các vấn đề nhằm nghiên cứu năng lực công chức và quản lý công chức theo năng lực như sau: - Phương pháp phân tích: Luận án sử dụng phương pháp phân tích để lý giải tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng mà vấn đề nghiên cứu đặt ra trong hoàn 6 thiện chế độ quản lý công chức theo năng lực ở nước ta hiện nay. Luận án cũng đi vào phân tích, làm rõ mục đích của tổng thể luận án và những nhiệm vụ cụ thể để định hướng nội dung nghiên cứu theo từng chương mục. Phương pháp phân tích cũng được tối đa hóa công dụng của mình để lý giải làm sáng rõ các giải pháp được kiến nghị áp dụng nhằm nâng cao tính thuyết phục và giá trị thực tiễn của luận án. - Phương pháp tổng hợp: Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm lược nội dung sau mỗi phần luận giải, phân tích nhằm đánh giá tổng quan. Luận án khái quát hóa về lý luận, xác định những điều kiện tiên quyết cho áp dụng quản lý công chức theo năng lực. Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong tóm lược nội dung của từng mục, các kết luận từng chương và toàn bộ luận án. - Phương pháp so sánh: Quản lý nguồn nhân lực theo năng lực đã được triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới với những mức độ thành công khác nhau. Bởi vậy, luận án sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu những quy định ở các nước. Từ đó, xác định những nét tương đồng và khác biệt về các nội dung quản lý công chứchiện nay. Từ đó, rút ra các bài học, vận dụng các kinh nghiệm của các quốc gia khác một cách thích hợp. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp để tiếp cận các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; nghiên cứu chính sách, pháp luật của Nhà nước ta qua các thời kỳ lịch sử về chế độ quản lý công chức. - Phương pháp thống kê số liệu: Luận án sử dụng phương pháp thống kê trong sử dụng số liệu về đội ngũ công chức, số liệu đánh giá các nội dung quản lý công chức các cấp trên cơ sở các tài liệu thứ cấp, nhất là các báo cáo tổng kết về đội ngũ của Bộ Nội vụ trình Chính Phủ thời gian qua để chứng minh cho các lập luận trong phần thực trạng. Từ đó, chỉ ra thực tiễn quản lý công chức Việt Nam hiện nay trong tương quan so sánh với lý thuyết quản lý theo năng lực. 7 6. Đóng góp mới của luận án - Các kết quả nghiên cứu của luận án hệ thống hóa lý thuyết về quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước. Qua đó, bổ sung hoàn thiện thêm nền tảng lý luận đối với chuyên ngành quản lý công. - Các kết quả nghiên cứu của luận án đề xuất sửa đổi và hoàn thiện các quy định của pháp luật và cơ chế, chính sách hiện hành về quản lý công chức theo năng lực. Đồng thời, đề xuất ứng dụng các nội dung quản lý công chức theo năng lực vào quá trình cải cách hành chính. - Kết quả nghiên cứu của luận án đề xuất các điều kiện để ứng dụng quản lý công chức theo năng lực, đặc biệt là cách thức xây dựng khung năng lực mẫu cho một số vị trí việc làm tại cơ quan Bộ, làm cơ sở để quản lý công chức bằng khung năng lực. 7. Kết cấu của luận án Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước Chương 3: Thực trạng quản lý công chức trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam Chương 4: Định hướng và giải pháp quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam. 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về công chức trong cơ quan hành chính nhà nước 1.1.1. Các công trình nghiên cứu công chức trong tổng thể cải cách chế độ công vụ Nhóm các tài liệu về quản lý nhà nước, cải cách hành chính trong đó có các nội dung bàn về sự cần thiết, ý nghĩa của việc nâng cao năng lực người làm việc trong bộ máy quản lý nhà nước. Tài liệu của Ngân hàng thế giới năm 1999 “Administrative and civil service Reform, The civil service General Statute” đưa ra phân tích và làm rõ các xu hướng cải cách trong xã hội bùng nổ thông tin và một nền dân chủ phát triển. Trong cuốn “New Public Managerment: The transformation of ideas and practice” của Tom Christensen and Per Legreid xuất bản năm 2001 cũng lý giải những thay đổi căn bản trong cách thức quản lý đội ngũ người làm việc công theo một cách tư duy mới trong đó chú trọng hiệu quả thay cho cách tư duy về hành chính truyền thống trước đây trong hoạt động của Chính phủ các nước; Cùng trào lưu cải cách công vụ, cuốn “Change and Reform of the Civil Service in the EU” xuất bản năm 2009 tại Washington giới thiệu quá trình cải cách công vụ một số nước thuộc liên minh Châu Âu. Các tài liệu tiếng Anh về quản lý như “Management” của James. A.F. Stoner , Prince Hall Australia Publising House; “Greater Expectation: A New Vision for Learning as Nation Goes to College” - National Panel Report (2002). The American Association of Colleges and Universities; “Building a Leadership Vision: Eleven Strategic Challenges for Higher Education” của Donald E. Hanna (2003); “Management” của Stephen P. Robbins, Rolf Bergman, Ian Stagg (Prentice Hall, 1997). Có rất nhiều tác phẩm trong nước đã nghiên cứu về công vụ, công chức gắn với tiến trình cải cách thể chế công vụ và tiếp cận với các trào lưu mới. Tác 9 giả Tô Tử Hạ (1998) trong cuốn Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội giới thiệu kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức của các nước trên thế giới và quá trình hình thành, phát triển đội ngũ công chức nước ta từ sau cách mạng tháng Tám; Nguyễn Phú Trọng và tập thể tác giả (2003) với Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội nghiên cứu các vấn đề chung về chất lượng đội ngũ, sự cần thiết và những yêu cầu mới đặt ra và giải pháp trong việc nâng cao chất lượng cán bộ công chức trong tình hình mới. Tác giả Phạm Hồng Thái (2004) với cuốn sách Công vụ, công chức nhà nước, NXB Tư pháp, Hà Nội tập trung giới thiệu những vấn đề lý luận về công vụ, công chức trên cơ sở phân tích pháp luật thực định của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay và chỉ ra xu hướng điều chỉnh của pháp luật về công vụ, công chức qua các thời kỳ lịch sử; Tác giả Thang Văn Phúc (2004) với cuốn Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội giới thiệu và phân tích các hệ thống công vụ điển hình trên thế giới, đồng thời đưa ra quan điểm cải cách và xu hướng cải cách công vụ tạo cơ sở áp dụng qua các bài học kinh nghiệm cho cải cách ở Việt Nam. Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước mã số ĐTĐL – 2004/25 do tác giả Nguyễn Trọng Điều làm chủ nhiệm: “Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam”(2006) đã nghiên cứu cơ sở khoa học về công vụ, công chức, nghiên cứu nền công vụ trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác. Đồng thời đề tài thực hiện việc so sánh các loại hình công vụ và cải cách công vụ ở một số nước trên thế giới cũng như đưa ra một số giải pháp xây dựng nền công vụ ở nước ta, tạo tiền đề xây dựng Luật công vụ ở Việt Nam. Đề tài giới thiệu những vấn đề về cơ sở khoa học của công vụ và chế độ công vụ. Bao gồm khái niệm và cơ sở khoa học về công vụ và công chức, trong đó làm rõ các bộ phận chính cấu thành nền công vụ, vấn đề nhà nước pháp quyền, các mô hình 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan