Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn quản lý nhà nước về trật tự, an toàn, xã hội từ thực tiễn quận hải châu...

Tài liệu Luận văn quản lý nhà nước về trật tự, an toàn, xã hội từ thực tiễn quận hải châu, thành phố đà nẵng

.PDF
90
91
79

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HỮU CÔNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN, XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HỮU CÔNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN, XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÁI THỊ TUYẾT DUNG HÀ NỘI, năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài luận văn của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn, xã hội từ thực tiễn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng” là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định, không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Lê Hữu Công MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI ................................................... 9 1.1. Các khái niệm có liên quan ............................................................................. 9 1.2. Chủ thể, đối tượng, nội dung và tầm quan trọng của quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn xã hội ............................................................................................13 1.3. Phương pháp và nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội ..........19 1.4. Quy định pháp luật về quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội ..............23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG................................................................................................................................. 28 2.1. Các yếu tố đặc thù của quận Hải Châu có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội .......................................................................................28 2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quận Hải Châu......................................................................................................................32 2.3. Đánh giá về công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội ................48 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY................................ 57 3.1. Định hướng và mục tiêu hoàn thiện về quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quận Hải Châu giai đoạn đến năm 2030 ...............................57 3.2. Các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quận Hải Châu giai đoạn mới.....................................................63 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 XHCN Xã hội chủ nghĩa 2 QLNN Quản lý nhà nước 3 TTATXH Trật tự an toàn xã hội 4 UBND Ủy ban nhân dân 5 TTXH Trật tự xã hội 6 HĐND Hội đồng nhân dân 7 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 8 PCCC Phòng cháy chữa cháy 9 CBCS Cán bộ cảnh sát 10 CAQ Công an Quận 11 CATP Công an Thành phố 12 CAND Công an nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 2.1 Tên bảng Thống kê công tác giải quyết tin báo, tố giác tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu qua các năm Trang 45 Thống kê khái quát tình hình tội phạm và xử lý vi phạm 2.2 pháp luật về trật tự xã hội trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2015 đến năm 2019 50 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Trong quá trình nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, những vấn đề xã hội nói chung và nói riêng vấn đề trật tự an toàn xã hội là lĩnh vực rất nhạy cảm trước những rủi ro do thị trường gây nên. Tình trạng tăng trưởng kinh tế bền vững hay không bền vững thường biểu thị rõ nét ở lĩnh vực xã hội. Dưới góc nhìn chiến lược trong quản lý điều hành Nhà nước, nếu các vấn đề xã hội được giải quyết tốt sẽ góp phần tạo lập sự cân bằng cuộc sống và ổn định xã hội, là kết quả của sự tái tạo nguồn đầu vào cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Liên hệ đến Đà Nẵng là Thành phố trực thuộc trung ương, mà trong đó quận Hải Châu là trung tâm phát triển về kinh tế, thương mại, dịch vụ, văn hóa, chính trị và giáo dục của thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là nơi tập trung đông dân cư với mật độ dân cư rất cao và các cơ quan, văn phòng của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, nên quận Hải Châu có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của TP. Đà Nẵng về tất cả mọi mặt. Tuy vậy so với yêu cầu thực tiễn quản lý sự phát triển mới, với mật độ lớn về dân cư và là nơi tập trung đô thị hóa cao ở quận Hải Châu đã và đang làm phát sinh các vấn đề phức tạp và bất ổn về mặt xã hội trong điều kiện cơ chế, chính sách xã hội còn chưa hoàn thiện, chậm đổi mới và công tác quản lý nhà nước về xã hội vẫn còn bộc lộ không ít bất cập, nhất là vấn đề cấp bách đặt ra cần phải giải quyết trật tự an toàn xã hội như: tình hình cư trú - tạm trú của dòng người nhập cư đổ về đô thị tăng lên; vấn đề phân hóa giàu nghèo và bất công xã hội đang còn diễn ra, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội thiết yếu đang còn khó khăn cho nhóm hộ có thu nhập thấp hoặc yếu thế; tình hình trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, vi phạm pháp luật về môi trường, phòng cháy, chữa cháy; sự gia tăng các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khó kiểm soát… đã tác động ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn ở thời gian qua. 1 Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội theo hướng hiệu lực, hiệu quả trở nên rất cấp thiết. Với lý do này, tác giả đăng ký lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn, xã hội từ thực tiễn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng” để thực hiện luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là vấn đề mà các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu khoa học cũng được bàn luận nhiều, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tiêu biểu nêu ra một số nghiên cứu như: - Đề tài cấp Bộ “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội tại các địa bàn công cộng đô thị - Thực tiễn tình hình và những kiến nghị đề xuất”, của tác giả Vương Đức Phong, năm 2012. Đề tài đã nghiên cứu làm rõ nhiều nội dung QLNN về TTATXH tại các địa bàn công cộng đô thị; qua đó đánh giá thực trạng tình hình và đề xuất nhiều giải pháp đảm bảo TTATXH tại các địa bàn công cộng đô thị. - Phạm Ngọc Hải (2016), Quản lý nhà nước về cư trú trên địa bàn Hà Nội theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội. Công trình này đã tổng hợp những vấn đề lí luận liên quan đến công tác quản lý nhà nước về cư trú theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Đồng thời, nghiên cứu tình hình đặc điểm có liên quan, thực trạng cư trú và tình hình vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn Hà Nội, cơ cấu tổ chức của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tại Hà Nội (chỉ ra một số kết quả và những tồn tại cùng nguyên nhân của của nó). Từ đó, đưa ra những giải pháp, kiến nghị liên quan đến công tác quản lý nhà nước về cư trú của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. - Hà Việt Dũng (năm 2002), Quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với các văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, thương nhân nước ngoài ở Việt Nam - 2 thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội. Luận án này đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về an ninh, trật tự và quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; qua đó nghiên cứu làm rõ những vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự đối với các văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, thương nhân nước ngoài. - Vũ Thành Chương (2018), Quản lý cư trú đối với công dân theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an thành phố Hải Phòng, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội. Công trình này đã trình bày lý luận về cư trú và quản lý cư trú đối với công dân theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Đổng thời, khảo sát về tình hình cư trú và thực trạng công tác quản lý cư trú đối với công dân của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2008 đến tháng 6/2017; và đưa ra đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra dự báo và xây dựng các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an thành phố Hải Phòng trong quản lý cư trú đối với công dân thời gian tới. - Hội thảo khoa học: “Quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã phối hợp với Tạp chí Cộng sản và Chương trình trọng điểm cấp nhà nước KX.01/16-20 (Bộ Khoa học và Công nghệ) đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia vào ngày 22/12/2018 tại Hà Nội. Tại Hội thảo này với 40 bài tham luận trao đổi, tập trung đề cập nhiều nội dung về quản lý phát triển xã hội gắn với chế định của bối cảnh thực hiện mới với việc xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, gắn với hội nhập quốc tế, nền kinh tế số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư; qua đó cung cấp luận cứ khoa học cho báo cáo của Chương trình và đưa đến những khuyến nghị về chính sách cho Đảng, Nhà nước về quản lý phát triển xã hội trong bối cảnh mới; đề xuất với Bộ Khoa 3 học và Công nghệ thiết kế lại các chương trình khoa học giai đoạn 2021 - 2025 cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thể chế phát triển. - Bài viết “Khái niệm phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội nước ta hiện nay” của GS. TS. Trịnh Duy Luân, Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học đăng trên website: https://vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/ KhoaHocCongNghe/View_Detail.aspx?ItemID=78. Bài viết này, bên cạnh nêu khái niệm thì tập trung thống kê nêu ra 10 vấn đề của phát triển xã hội ở Việt Nam cần phải quản lý, đó là: (1) Giải quyết việc làm; (2) Xóa đói giảm nghèo; (3) Hòa nhập xã hội; (4) Tăng cường vai trò của gia đình; (5) Phát triển giáo dục; (6) Dân số, kế hoạch hóa gia đình; (7) Chăm sóc sức khỏe nhân dân; (8) Bảo trợ xã hội; (9) Môi trường; (10) Hạn chế, ngăn ngừa các hành vi phạm tội, ma túy, mại dâm, buôn lậu, tham nhũng, làm giàu bất chính,... - Đinh Quang Hà (2014), Di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội, Luận án tiến sĩ chuyên ngành xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Công trình này dựa trên cơ sở tiếp cận khung lý thuyết về di dân để nghiên cứu khảo sát thực tiễn di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp để đấu tranh ngăn chặn tác động tiêu cực của di dân tự do đến trật tự xã hội ở đô thị, cụ thể gồm: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cụm, khu công nghiệp ở khu vực nông thôn, ngoại thành để thu hút lao động ở nông thôn; Hiện đại hóa quản lý hành chính, quản lý con người; Chú trọng tuyên truyền nếp sống văn minh cho nhóm di dân tự do, đẩy mạnh xây dựng kỷ cương, văn minh đô thị. - Đinh Mạnh Toàn (2018), Phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Tội phạm học và Điều tra tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội. Công trình này trình bày vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Đổng thời, nghiên cứu tình hình đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế, xã hội và tình hình an ninh trật tự; thực tiễn về tổ chức lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Qua đó, Luận án này đánh giá thực trạng phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội 4 về kết quả đạt được; hạn chế, thiếu sót và tìm ra những nguyên nhân của nó. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. - Đặng Thị Thanh (2012), Phòng ngừa tội phạm do người lao động tự do ngoại tỉnh gây ra ở các thành phố lớn của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội. Công trình này đã trình bày một số lý luận chung về phòng ngừa tội phạm. Đồng thời, phân tích thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm do người lao động tự do ngoại tỉnh gây ra ở các thành phố lớn của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người lao động tự do ngoại tỉnh gây ra ở các thành phố lớn của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội. Ngoài ra, còn có Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2007 “Thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về cư trú” do tác giả Nguyễn Xuân Yêm làm chủ nhiệm. Tuy vậy, đề cập nghiên cứu cụ thể về vấn đề quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào trùng lặp, nên việc nghiên cứu nó có ý nghĩa thời sự. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội. - Phân tích đánh giá thực trạng của quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng thời gian qua. 5 - Đề xuất giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận Hải Châu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội. - Phạm vi không gian: Trên địa bàn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý nhà nước ở lĩnh vực trật tự an toàn xã hội. Mặt khác, luận văn sử dụng cách tiếp cận liên ngành khoa học xã hội để nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng chủ yếu một số phương pháp nghiên cứu cụ thể trong khoa học xã hội như sau: - Phương pháp phân tích văn bản quy phạm pháp luật, thu thập thông tin, phân tích tài liệu thứ cấp. - Phương pháp phân tích logic tổng hợp, khảo sát thực địa, thống kê so sánh... - Phương pháp tiếp cận hệ thống cấu trúc... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu góp phần hệ thống hóa làm rõ một số vấn đề lý luận 6 và cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ thực tiễn tình hình và đánh giá thực trạng của quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng thời gian qua để cung cấp luận cứ thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay. Qua đó, góp phần làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách quản lý ở cấp địa phương về trật tự an toàn xã hội hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Bên cạnh phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội. 1.1. Các khái niệm có liên quan 1.1.1. Khái niệm về trật tự, an toàn xã hội 1.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội 1.2. Chủ thể, nội dung và tầm quan trọng của quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn xã hội 1.2.1. Chủ thể quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn xã hội 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội 1.2.3. Tầm quan trọng của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội 1.3. Phương pháp và nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội 1.3.1. Phương pháp quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội 1.3.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội 1.4. Quy định pháp luật về quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội Chương 2. Thực trạng của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng 2.1.Các yếu tố đặc thù của quận Hải Châu có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội 7 2.2.Thực tiễn quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quận Hải Châu. 2.2.1.Công tác ban hành các văn bản và chỉ đạo triển khai thực hiện 2.2.2.Công tác bố trí công chức và tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội 2.2.3.Công tác tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về trật tự, an toàn xã hội 2.2.4.Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội 2.3. Đánh giá về công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay. 3.1. Định hướng và mục tiêu hoàn thiện về quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quận Hải Châu giai đoạn đến năm 2030. 3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quận Hải Châu giai đoạn đến năm 2030. 8 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI 1.1. Các khái niệm có liên quan 1.1.1. Khái niệm về trật tự, an toàn xã hội “Trật tự, an toàn xã hội” (TTATXH) là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống xã hội và chúng được đề cập ở nhiều văn bản quản lý, ở nhiều tài liệu, sách, bài viết,… Thuật ngữ TTATXH chính thức được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “trật tự trị an” từ những năm 1970 đến nay. Đúng vậy, Văn kiện Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1976) đã đề cập: Giáo dục nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho quần chúng nhân dân, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và TTATXH. Tại Điều 45 của Hiến pháp năm 1992 và Điều 46 của Hiến pháp năm 2013 cũng đã đề cập TTATXH. Tác giả Nguyễn Lân, trật tự là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau... An toàn là yên ổn trọn vẹn, yên ổn hẳn, không sợ tai nạn. [28; tr. 16 và 704] Theo đó, trật tự xã hội là trạng thái xã hội được hình thành có trật tự và được điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở khu vực công cộng buộc các thành phần xã hội và mọi người phải tuân theo. Trật tự xã hội là trạng thái đối lập với rối loạn xã hội (hoạt động của các thành phần của cơ cấu xã hội bất ổn với các hành động của các chủ thể xã hội thường mâu thuẩn xung đột với nhau bởi có sự khác biệt lợi ích hoặc thiếu hụt các giá trị, chuẩn mực xã hội để đối chiếu). Trật tự xã hội chỉ có thể có được khi tất cả các thành phần trong xã hội thực hiện tốt chức năng của mình và các cơ quan quyền lực thực hiện tốt chức năng kiểm soát xã hội, duy trì được tính chuẩn mực của các hành động xã hội, đảm bảo cho môi trường xã hội ổn định và trật tự. Nói cách khác, trật tự xã hội chính là sự hoạt động ổn định hài hòa của các thành phần xã hội trong cấu trúc xã hội, nó là thước đo về tính tổ chức của đời sống xã hội, tính chuẩn mực 9 của các hành động xã hội nhằm làm cho hệ thống xã hội đạt được sự ổn định, duy trì được tính ổn định trong sự phát triển xã hội. Cơ chế bảo đảm tính trật tự xã hội có hiệu quả là các thiết chế xã hội vận hành kiểm soát được sự tác động của môi trường các yếu tố bên trong và bên ngoài. Ở khía cạnh này, trật tự xã hội là một bộ phận cấu thành quan trọng của TTATXH, có nội dung bao gồm khung quy định về lĩnh vực trật tự xã hội. Chẳng hạn, đó là sự tuân thủ các quy định của pháp luật và văn hóa phong tục, tập quán sinh hoạt được cộng đồng người thừa nhận; đó còn là tình trạng yên ổn, có trật tự, tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người… Đối với an toàn xã hội, để một xã hội phát triển bình yên và đạt được mức độ tương đối “an toàn” cho điều kiện sinh tồn của mọi cá nhân trong xã hội đó, điểm cốt lõi quan trọng là phải đáp ứng đủ các nhu cầu cho sự tồn tại của họ, đó là quyền được sống, được thụ hưởng ngay cả khi đang ở trong độ tuổi lao động hay khi không còn sức khỏe để lao động. Có thể hiểu, an toàn xã hội dùng để chỉ trạng thái vận động và phát triển của xã hội trong một môi trường ổn định và quản lý được những mâu thuẫn, rủi ro bất ổn nảy sinh ngay trong quá trình xã hội đó. Từ cơ sở tiếp cận này cho thấy, tính chỉnh thể của xã hội chỉ có thể đạt được khi có sự ổn định, an toàn và hài hòa trong cấu trúc xã hội, tạo nên một trật tự xã hội nhất định. Như vậy, TTATXH tạo dựng cho hệ thống xã hội đạt được sự ổn định, hoạt động có hiệu quả dưới sự tác động của các yếu tố. Nói cách khác, TTATXH được xác định là trạng thái duy trì các hoạt động của xã hội đi vào ổn định, an toàn, có trật tự, kỷ cương. Bởi trật tự, kỷ cương xã hội được xác lập trên cơ sở của các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành (hệ thống các quy phạm pháp luật) và những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức, văn hóa truyền thống được cộng đồng người trong xã hội thừa nhận, tôn trọng, tuân thủ; mà qua đó mọi người có được cuộc sống yên ổn. Về thực chất, các hành vi vi phạm TTATXH chính là những hành vi gây ra làm sai lệch chuẩn mực xã hội. Nếu một khi xã hội không có sự trật tự, kỷ cương, an toàn thì sẽ rơi vào trạng thái xã hội rối loạn/ hỗn loạn, mâu thuẩn xung 10 đột bùng phát, đời sống xã hội trong trạng thái không yên ổn, người dân sẽ luôn âu lo, bất an. Đúng vậy, xã hội chỉ có thể ổn định và phát triển khi và chỉ khi phải chú trọng giữ gìn TTATXH. Trong Từ điển Bách khoa nghiệp vụ Công an (năm 2000), thuộc Viện Chiến lược và Khoa học Công an, Bộ Công an cũng xác định: TTATXH là tình trạng xã hội có tổ chức, có kỷ luật, mọi người được sống yên vui lành mạnh trong xã hội theo quy định bằng các luật lệ của nhà nước, quy phạm của đạo đức, quy phạm của cuộc sống cộng đồng và thuần phong mỹ tục. Còn theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam (năm 2005): TTATXH là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Từ những phân tích trên và kế thừa các quan niệm đã nêu, TTATXH được hiểu là trạng thái duy trì sự vận động của xã hội ổn định, hài hòa, có trật tự, kỷ cương, được xác lập trên cơ sở hệ thống các quy định của pháp luật, các quy tắc, giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội được tôn trọng và thừa nhận, mà từ đó mọi người dân có cuộc sống bình yên, môi trường an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp không bị xâm hại, mọi hoạt động của nhà nước, tổ chức và cá nhân được thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật. Từ khái niệm này, có thể xác định nội hàm của TTATXH được thể hiện qua các dấu hiệu cơ bản: (1) Đó là một trạng thái duy trì trật tự, kỷ cương, nề nếp, sự ổn định, an toàn và yên bình của xã hội; (2) Trạng thái xã hội đó chỉ đạt đến sự ổn định và bền vững khi và chỉ khi có sự tự giác của mọi người tuân thủ quy phạm pháp luật và đạo đức trong xã hội; (3) TTATXH là kết quả tổng hợp của công tác quản lý, gìn giữ, bảo vệ trật tự an toàn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, có sự đóng góp quan trọng của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội. 1.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội Quản lý nhà nước ở nghĩa rộng, đó là các hoạt động của cơ quan nhà nước về lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Còn quản lý nhà nước ở nghĩa hẹp, đó là hoạt động 11 chấp hành và điều hành được cấu thành bởi các yếu tố có tính tổ chức để thực hiện việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, được đảm bảo thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước [24]. Trong khuôn khổ luận văn này chủ yếu tiếp cận nghiên cứu quản lý nhà nước ở nghĩa hẹp, mà cụ thể là quản lý nhà nước về TTATXH. Đối với TTATXH dưới góc nhìn quản lý lấy mục đích: an ninh xã hội được bảo đảm; công tác phòng chống tội phạm đạt hiệu quả; trật tự, an toàn giao thông luôn bảo đảm thông suốt; trật tự công cộng được giữ vững; tệ nạn xã hội được kiềm chế [7; tr.13-14]. Nên công tác bảo đảm TTATXH gồm nhiều hoạt động: phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội; giữ gìn trật tự công cộng; .v.v… Trong các hoạt động đó, nổi lên các nội dung chủ yếu: quản lý hành chính Nhà nước; giữ gìn trật tự nơi công cộng; giữ gìn trật tự giao thông; đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Quản lý Nhà nước về TTATXH trước hết nhằm đem lại sự bình yên trong hoạt động của các cơ quan, các tổ chức xã hội và cá nhân, bảo vệ trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân, đấu tranh có hiệu quả với tình trạng phạm tội, với các vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Năm 1998, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm đã đưa ra quan niệm: Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, TTATXH là hoạt động chấp hành và điều hành các cơ quan nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thi hành luật nhằm thực hiện trong cuộc sống hàng ngày các chức năng của nhà nước trong lĩnh vực an ninh quốc gia, TTATXH.[44] Về thực chất, quản lý Nhà nước về TTATXH gắn liền với một số đặc điểm chủ yếu, đó là: (1) Một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước (hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan Nhà nước) để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người liên quan đến TTATXH; (2) Sự tác động có tổ chức, có hệ thống theo ý chí của Nhà nước bằng công cụ pháp luật, các thiết chế có chức năng để điều chỉnh có hiệu lực, hiệu quả đối với các quan hệ xã hội và hành vi xã hội, tạo môi trường bảo đảm vững chắc cho một nền TTATXH; (3) Chủ thể quản lý là Nhà nước, trong đó chủ thể trực tiếp 12 là lực lượng nòng cốt Công an nhân dân để bảo đảm TTATXH; (4) Đối tượng quản lý Nhà nước về TTATXH là mọi cơ quan, tổ chức, các nhóm xã hội, cộng đồng dân cư, các cá nhân tham gia những mối quan hệ liên quan đến TTATXH. Như vậy, quản lý Nhà nước về TTATXH được hiểu là sự tác động hướng đích của Nhà nước thông qua hoạt động chấp hành và điều hành của một hệ thống các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội được Nhà nước ủy quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thi hành luật pháp nhằm tạo nên môi trường ổn định, an toàn cho quốc gia trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, hướng tới thực hiện đạt được các mục tiêu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. 1.2. Chủ thể, đối tượng, nội dung và tầm quan trọng của quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn xã hội 1.2.1. Chủ thể và đối tượng quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn xã hội * Chủ thể quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn xã hội Quản lý nhà nước về TTATXH gắn liền với hoạt động chấp hành, điều hành của một hệ thống các cơ quan công quyền, nên chủ thể quản lý cao nhất đối với hoạt động TTATXH áp dụng trên phạm vi toàn quốc là Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Nhà nước ta. Do hoạt động quản lý điều hành của Chính phủ được thực hiện theo chế độ lãnh đạo tập thể, hoạt động quản lý trên từng lĩnh vực đều phải thông qua các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc cơ cấu của Chính phủ (Bộ, cơ quan ngang Bộ). Bộ Công an chính là cơ quan chuyên biệt giúp Chính phủ thực hiện việc quản lý TTATXH thống nhất ở phạm vi quốc gia. Hiện nay, hệ thống các cơ quan quản lý TTATXH ở Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành – lĩnh vực và quản lý theo lãnh thổ. Nên tương ứng ở mỗi cơ quan quản lý có thẩm quyền chung (UBND các cấp) của một cấp hành chính địa phương thì có một cơ quan chuyên ngành – lĩnh vực cùng cấp có nhiệm vụ giúp cơ quan quản lý thẩm quyền chung đó thực hiện việc quản lý TTATXH (ngoài ra, còn có các cơ quan có chức năng liên quan phối hợp thực hiện). Với UBND cấp tỉnh thì cơ quan chuyên môn là Sở Công an; 13 UBND cấp huyện có Công an huyện; và UBND cấp xã có chức danhTrưởng Công an cấp xã cùng lực lượng của cấp mình. * Đối tượng quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn xã hội Đối tượng quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, đó là tất cả những tổ chức, cơ quan, các nhóm xã hội, cộng đồng người và những cá nhân tham gia những mối quan hệ thuộc phạm trù trật tự, an toàn xã hội. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội Xuất phát từ mục tiêu của quản lý Nhà nước về TTATXH là nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ an toàn các cơ quan nhà nước, các tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội; phòng ngừa và ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả đối với tình trạng phạm tội, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn trạng thái xã hội luôn bình yên, an toàn, trật tự, nề nếp kỷ cương... Nên đối với nội dung quản lý Nhà nước về TTATXH bao gồm: Một là, Nhà nước hoạch định các văn bản quy phạm pháp luật về TTATXH và đưa vào tổ chức thực hiện trong thực tiễn đời sống. Để quản lý Nhà nước về TTATXH, Nhà nước mà trước hết là Quốc hội và Chính phủ phải xác lập ban hành khung pháp lý về lĩnh vực TTATXH cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhiệm vụ của hệ thống cơ quan Nhà nước, nhất là các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương và các cá nhân người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền là phải thể chế hóa các đạo luật của Quốc hội, Nghị định, Thông tư… của Chính phủ về TTATXH cùng các văn bản hướng dẫn thi hành để tổ chức triển khai thực hiện lĩnh vực, ngành mà mình quản lý. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để thiết lập môi trường điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước về TTATXH cũng như bảo đảm lợi quyền hợp pháp, chính đáng của công dân. Việc hoạch định (xây dựng và ban hành) hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở của nhận thức về quá trình động, phát triển của xã hội. Trước sự vận động không ngừng của thực tiễn phát triển, nhất là đối với những quốc gia thừa nhận cơ chế thị trường và mở cửa nền kinh tế sẽ luôn luôn đặt ra nhu cầu khách quan rất cần thiết (thể hiện sự ghi nhận của Nhà nước về nhu cầu điều 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan