Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ...

Tài liệu Luận văn quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ

.PDF
103
96
83

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THIỀU NHẬT TÂN QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THIỀU NHẬT TÂN QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Đức THÁI NGUYÊN - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Thiều Nhật Tân ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến: - Ban Giám hiệu và Phòng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã trang bị cho tôi những kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. - Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ Khu di tích lịch sử Đền Hùng, luôn tạo điều kiện cho tôi trong quá trình công tác, học tập và nghiên cứu luận văn. - TS. Trần Văn Đức, là người thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, đã luôn động viên và chăm lo cho tôi trong quá trình học tập. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích giúp đỡ tôi trong học tập và hoàn thành luận văn./. Thái Nguyên, ngày 13 tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Thiều Nhật Tân iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...................................... vi DANH MỤC CÁC CÁC BẢNG .............................................................. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ...................................................... ix MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3 4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ................................................................. 3 5. Bố cục của luận văn ................................................................................ 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÍ, LỆ PHÍ ............................................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý phí và lệ phí.................................................. 5 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 5 1.1.2. Vai trò của quản lý phí và lệ phí ....................................................... 7 1.1.3. Đặc điểm của phí và lệ phí ở khu du lịch tâm linh ........................... 9 1.1.4. Nội dung quản lý phí và lệ phí .......................................................... 9 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý phí và lệ phí ............ 15 1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý phí và lệ phí............................................. 18 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương .............................................. 18 1.2.2. Bài học về quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền Hùng, tỉnh Phú Thọ ............................................................................................. 21 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 23 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 23 iv 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................... 23 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ................................ 25 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................... 30 2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh..................................................................................................... 30 2.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ ........................................................................... 31 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ......................... 34 3.1. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử và bộ máy tổ chức quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng...................................... 34 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của Khu di tích lịch sử Đền Hùng .... 34 3.1.2. Giá trị văn hóa, lịch sử .................................................................... 38 3.1.3. Bộ máy tổ chức ............................................................................... 43 3.1.4. Kết quả kinh doanh một số dịch vụ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng .................................................................................................. 46 3.2. Thực trạng quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng giai đoạn 2014-2016................................................................................. 48 3.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch quản lý phí và lệ phí ......................... 48 3.2.2. Quản lý thu phí và lệ phí ................................................................. 51 3.2.3. Quản lý sử dụng phí và lệ phí ......................................................... 55 3.2.4. Công tác quyết toán thu - chi phí và lệ phí ..................................... 57 3.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý phí và lệ phí ..................... 59 3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng trong những năm vừa qua ........................................... 61 3.3.1. Nhóm nhân tổ ảnh hưởng đến quản lý thu phí và lệ phí ................. 61 3.3.2. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng phí và lệ phí ... 70 v 3.4. Đánh giá chung về quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng .................................................................................................. 75 3.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 75 3.4.2. Những tồn tại và hạn chế ................................................................ 76 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................... 76 Chương 4. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ ........ 78 4.1. Định hướng, mục tiêu về quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử đền Hùng, tỉnh Phú Thọ .................................................................... 78 4.1.1. Định hướng...................................................................................... 78 4.1.2. Mục tiêu........................................................................................... 79 4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng .......................................................................................... 80 4.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý thu phí và lệ phí ..................... 80 4.2.2. Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý phí và lệ phí........ 81 4.2.3. Quy hoạch các điểm soát phí và thu lệ phí ..................................... 82 4.2.4. Xây dựng kế hoạch thu - chi phí và lệ phí ...................................... 83 4.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đa dạng hóa công tác tuyên truyền về chính sách, chế độ phí, lệ phí ................... 84 4.3. Kiến nghị ............................................................................................ 85 4.3.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan ở Trung ương........................... 85 4.3.2. Đối với UBND tỉnh Phú Thọ .......................................................... 86 4.3.3. Đối với Ban Quản lý khu di tích lịch sử đền Hùng......................... 87 KẾT LUẬN .............................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 89 PHỤ LỤC ................................................................................................. 91 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BTC : Bộ tài chính CT-TTg : Chỉ thị-Thủ tướng chính phủ CV : Chuyên viên CVCC : Chuyên viên cao cấp GRDP : Tổng sản phẩm quốc nội HĐND : Hội đồng nhân dân KH&ĐT : Kế hoạch và Đầu tư KT-XH : Kinh tế-xã hội NQ : Nghị quyết NQ-CP : Nghị quyết-chính phủ NSNN : Ngân sách nhà nước STC-QLG : Sử tài chính-Quản lý giá TĐ : Tương đương THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân VHTT&TT : Văn hóa thông tin và thể thao vii DANH MỤC CÁC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng 2.2: Bảng 3.1: Bảng 3.2: Bảng 3.3: Bảng 3.4: Bảng 3.5: Bảng 3.6: Bảng 3.7: Bảng 3.8: Bảng 3.9: Bảng 3.10: Bảng 3.11: Bảng 3.12: Bảng 3.13: Bảng 3.14: Bảng 3.15: Bảng 3.16: Đối tượng và mẫu điều tra .................................................. 25 Thang đo Likert .................................................................. 29 Doanh thu các dịch vụ chủ yếu tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng từ năm 2014-2016 ......................................................................... 46 Kết quả thu phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử đền Hùng từ năm 2014-2016 ................................................................... 52 Kết quả danh mục thu phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử đền Hùng từ năm 2014-2016 ..................................................... 52 Danh mục chi công tác tổ chức, quản lý thu phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử đền Hùng qua 3 năm từ năm 20142016..................................................................................... 55 Danh mục chi các nhiệm vụ được UBND tỉnh Phú Thọ giao tại Khu di tích lịch sử đền Hùng qua 3 năm từ năm 2014-2016 . 56 Kết quả thu nộp phí và lệ phí vào kho bạc nhà nước và quyết toán tại Khu di tích lịch sử đền Hùng từ năm 2014-2016 ...... 58 Số tiền thanh tra, kiểm tra quản lý thu tại khu di tích qua các năm 2014-2016 ................................................................... 60 Đánh giá về hiệu quả quản lý phí và lệ phí của cán bộ quản lý và nhân viên tại Khu di tích Đền Hùng .......................... 61 Đánh giá của cán bộ quản lý và cán bộ nhân viên về chính sách thu và sử dụng phí, lệ phí tại Khu di tích đền Hùng... 63 Đánh giá của du khách về các dịch vụ công tại Khu di tích lịch sử đền Hùng ................................................................. 64 Kết quả điều tra du khách về quan niệm hướng về cội nguồn của dân tộc tại Khu di tích lịch sử đền Hùng...................... 65 Số lượng du khách sử dụng các dịch vụ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng từ năm 2014-2016 ............................................. 67 Thời điểm khách hàng hương về Khu di tích Đền Hùng ... 68 Kết quả điều tra của du khách về sự chấp nhận mức phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng .................................. 69 Kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ qua các năm 2014-2016 ................................................................... 71 Tình hình nguồn nhân lực tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng qua các năm 2014-2016 ...................................................... 74 viii ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ: Biểu đồ 3.1: Doanh thu các dịch vụ chủ yếu tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng từ năm 2014-2016 ............................................... 47 Biểu đồ 3.2: Kết quả thu một số phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng từ năm 2014-2016 ....................................... 53 Biểu đồ 3.3: Số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng từ năm 2014-2016 ........................... 66 Sơ đồ: Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng.............................................................................. 44 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đã được ban hành theo hướng đổi mới, nhất là đối với việc đổi mới cơ chế hoạt động của khu vực sự nghiệp công. Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ công. Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tăng cường phân cấp và tăng tính tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với đặc điểm từng loại hình dịch vụ, nhu cầu thị trường, trình độ quản lý để xác định mức độ, bước đi phù hợp, thực hiện có lộ trình việc xóa bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ… Nhu cầu của người dân về dịch vụ công ngày càng đa dạng, hoạt động cung cấp dịch vụ công có thu phí, lệ phí do cơ quan nhà nước thực hiện ngày càng phát triển dẫn đến phát sinh nhiều loại phí, lệ phí. Phí và lệ phí được thu với mục đích bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí của Ngân sách Nhà nước. Chủ yếu nhằm bù đắp các khoản đầu tư, bảo dưỡng các công trình công cộng và duy trì hoạt động của dịch vụ công (y tế, giáo dục…) của Nhà nước. Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, được tái lập năm 1997, là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong vùng với cả nước và quốc tế. Dân số khoảng 1,370 triệu người (năm 2015), tổng diện tích toàn tỉnh là 3.533 km2, mật độ dân số là 388 người/km2. Tỷ lệ dân số sống tại nông thôn, vùng núi khoảng 81%, thu nhập bình quân đầu người GDP/người đạt 29,5 triệu đồng, gồm có 28 dân tộc cùng sinh sống. Tỉnh có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác để tạo thành nguồn lực mạnh mẽ cho sự phát triển. Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ là Di tích đặc biệt Quốc gia, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1272/2009/QĐ-TTg 2 ngày 12/9/2009 và phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị đến năm 2025 tại Quyết định số 552/QĐ-TTg ngày 21/04/2017. Ngày 06 tháng 12 năm 2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc Tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có. Khu di tích lịch sử Đền Hùng là đơn vị sự nghiệp có thu được UBND tỉnh Phú Thọ giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ, nay được thay thế bởi Nghị định số 16/2015/NĐCP ngày 14/02/2015 của Chính phủ. Để thực hiện được tự chủ về tài chính, trong những năm qua Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã rất tích cực cải cách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính, chủ động khai thác các nguồn thu, trong đó có nguồn thu từ phí và lệ phí. Nguồn thu từ phí và lệ phí đã bù đắp được chi phí hoạt động, thu nhập của cán bộ, nhân viên được đảm bảo. Bên cạnh đó, Khu di tích lịch sử Đền Hùng cũng đã nộp vào Ngân sách Nhà nước theo đúng chế độ quy định. Nhưng vẫn chưa xứng tầm với vai trò, vị trí là Di tích đặc biệt Quốc gia, đất Tổ Hùng Vương. Hàng năm có khoảng 8 triệu lượt khách hành hương về Đền Hùng, nhu cầu sử dụng các dịch vụ là rất lớn. Vậy, làm thế nào để Khu di tích lịch sử Đền Hùng khai thác tối đa tiềm năng về các nguồn thu từ phí và lệ phí, sử dụng hiệu quả các khoản chi? Làm thế nào để Đền Hùng trở thành Công viên văn hóa tâm linh về với cội nguồn và là điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương? Đề tài: “Quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ" đã được lựa chọn làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế, nhằm giải đáp những vấn đề cấp bách trên đây. 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu về thực trạng quản lý thu, sử dụng các khoản phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ từ năm 2014-2016; từ đó đưa ra các giải pháp để việc quản lý phí và lệ phí được tốt hơn, nhằm tăng thu cho ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống cán bộ, viên chức, người lao động. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý phí và lệ phí. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng trong giai đoạn nghiên cứu. Từ đó chỉ ra những mặt đã làm được và những mặt chưa làm được, nguyên nhân của những tồn tại. - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi hoàn thiện công tác quản lý phí và lệ phí để nâng cao hiệu quả việc thu, sử dụng phí và lệ phí. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu từ năm 2014-2016 và số liệu sơ cấp được điều tra năm 2017. - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý các khoản phí và lệ phí mà Khu di tích lịch sử Đền Hùng thu và sử dụng (thuộc Ngân sách cấp tỉnh quản lý). 4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Với đề tài này, tác đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý phí, lệ phí. Đánh giá đúng thực trạng và phân tích được các nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý phí và lệ phí và đề xuất phương hướng và một số giải pháp 4 chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý phí và lệ phí, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng giai đoạn 2017 - 2022 phù hợp với đặc thù của địa phương. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thúc đẩy các nghiên cứu tiếp theo tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, để khám phá những nhân tố mới cũng như tầm quan trọng của các nhân tố trong việc quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Kết quả nghiên cứu của đề tài, là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đồng thời tạo tính mở làm tiền đề cho các nghiên cứu khác mở rộng tiếp tục nghiên cứu hoặc kế thừa nghiên cứu sâu hơn. 5. Bố cục của luận văn Bố cục của luận văn bao gồm: Phần mở đầu, kết luận và 04 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý phí, lệ phí. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Thực trạng quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Chương 4. Các giải pháp tăng cường quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÍ, LỆ PHÍ 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý phí và lệ phí 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm quản lý Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau: Theo Henrry Fayol (1886-1925): là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”, tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Theo Henrry Fayol (1886-1925): là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ cận - hiện đại tới nay, quan niệm rằng: Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều hiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich trong khi nhấn mạnh tới hiệu quả sự phối hợp hoạt động của nhiều người đã cho rằng: Quản lý là một quá trình do một người hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được. Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. 6 Cách tiếp cận theo vai trò quản lý là một cách tiếp cận mới đối với lý thuyết quản lý thu hút được sự chú ý của cả các nhà nghiên cứu lý luận và các nhà thực hành. Về căn bản, cách tiếp cận này nhằm quan sát những cái mà thực tế các nhà quản lý làm và từ các quan sát như thế đi tới những kết luận xác định hoạt động (hoặc vai trò) quản lý là gì,... Từ những cách tiếp cận khác nhau đó, có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý như: - Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thông qua nỗ lực của người khác. - Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đa ra các quyết định. - Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự trong cùng một tổ chức. - Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục đích của tổ chức. Hoặc đơn giản hơn nữa, quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó... Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp...) đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý). Từ đó có thể đưa ra khái niệm: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động. [Hồ Văn Vĩnh, 2003] 1.1.1.2. Khái niệm về phí và lệ phí Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công theo quy định. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí 7 hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trên cơ sở dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước. [Luật phí và lệ phí, 2015] Nguyên tắc xác định mức thu phí: mức thu phí được xác định cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân. [Ủy ban tài chính, 2013] Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định. [Luật phí và lệ phí, 2015] Nguyên tắc xác định mức thu lệ phí: mức thu lệ phí được ấn định trước, không nhằm mục đích bù đắp chi phí; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân. [Ủy ban tài chính, 2013]. Quản lý thu phí và lệ phí là quá trình sử dụng hệ thống các công cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu phí và lệ phí nhằm đảm bảo khai thác tối đa các khoản thu, chống thất thoát cho ngân sách nhà nước [Lê Chi Mai, 2004]. Quản lý sử dụng phí và lệ phí là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng các nguồn thu từ phí và lệ phí nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của cơ quan nhà nước. Quản lý sử dụng các nguồn thu từ phí và lệ phí là chi tiêu của cơ quan nhà nước từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng nguồn thu đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của nhà nước phục vụ các mục tiêu của cơ quan. [Lê Chi Mai, 2004]. 1.1.2. Vai trò của quản lý phí và lệ phí 1.1.2.1. Vai trò của phí và lệ phí Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước để đầu tư cung cấp dịch vụ công cộng đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội. 8 Đảm bảo công bằng giữa pháp nhân, thể nhân trong khai thác hưởng thụ lợi ích từ dịch vụ công cộng do nhà nước đầu tư cung cấp. Phục vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế. Nâng cao ý thức trách nhiệm người dân với giá trị vật chất, giá trị tinh thần cộng đồng xã hội, tránh lạm dụng dịch vụ công cộng. [Vũ Thanh Sơn, 2009] 1.1.2.2. Vai trò của quản lý phí và lệ phí Quản lý thu phí và lệ phí là nhằm khai thác, phát hiện, tính toán chính xác các nguồn tài chính của đất nước để có thể động viên được và cũng đồng thời không ngừng hoàn thiện các chính sách, các chế độ thu để có cơ chế tổ chức quản lý hợp lý. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế. Quản lý thu phí và lệ phí góp phần tạo môi trường bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa nhà nước với người dân trong việc sử dụng các dịch vụ công. Với hình thức thu và mức thu thích hợp, thu phí và lệ phí có tác động trực tiếp đến quá trình sử dụng dịch vụ công của người dân. Với sự tác động quản lý thu phí và lệ phí, sẽ góp phần tạo nên môi trường thuận lợi đối với quá trình sử dụng dịch vụ công. Đồng thời nó là công cụ quan trọng góp phần thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động của xã hội. Thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi từ phí và lệ phí nhằm tăng hiệu quả sử dụng, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả. Thông qua quản lý phí và lệ phí sẽ có tác động khác nhau đến đời sống KT-XH, giữ vững ổn định, đặc biệt là giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội như: xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, các hoạt động mang tính cộng đồng. Quản lý phí và lệ phí có hiệu quả sẽ tác động chống thất thoát cho ngân sách nhà nước, kích cầu khi nền kinh tế bị giảm sút hoặc cắt giảm chi tiêu chính phủ để bình ổn giá cả thúc đẩy sản xuất phát triển, hình thành quỹ dự phòng để ứng phó với những biến động của thị trường. [Vũ Thanh Sơn, 2009] 9 1.1.3. Đặc điểm của phí và lệ phí ở khu du lịch tâm linh Phí và lệ phí tại khu du lịch tâm linh không mang tính chất bắt buộc mà để đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ của cá nhân, tổ chức khi hành hương đến khu du lịch tâm linh. Bên cạnh đó, nguồn phí, lệ phí thu được để duy trì, bảo dưỡng, trùng tu các công trình phúc lợi công cộng, đảm bảo hoạt động của khu du lịch tâm linh. Phí, lệ phí bao gồm các nhóm sau: - Phí sử dụng diện tích bán hàng: là phí mà các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng diện tích mặt bằng trong phạm vi khu vực khu du lịch tâm linh phải trả để bán hàng, cung cấp dịch vụ thường xuyên hoặc không thường xuyên. - Phí vệ sinh: là khoản phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt mà các cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh trong khu vực khu du lịch tâm linh. - Phí vận chuyển hành khách bằng xe ô tô điện: là khoản phí mà hành khách phải trả khi sử dụng dịch vụ đón, đưa đến các điểm trong khu du lịch tâm linh. - Phí dịch vụ trông giữ xe: là phí mà các cá nhân, tổ chức phải trả khi gửi phương tiện tại các bãi trông, giữ xe. Mức thu phí, lệ phí tại khu du lịch tâm linh ở địa phương nào sẽ do UBND địa phương đó quy định. 1.1.4. Nội dung quản lý phí và lệ phí 1.1.4.1. Xây dựng kế hoạch Xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong quản lý phí và lệ phí. Tại quá trình này, tổ chức xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ trong từng năm và xác định các nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu quản lý phí và lệ phí đã đề ra. Để có chương trình hành động phù hợp thì trước hết, phải nhận thức được đúng hiện trạng của công tác quản lý phí và lệ phí hay phân tích, đánh giá thực trạng của các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và các kế hoạch đã có hoặc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan