Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn quan niệm sinh tử trong thơ trung đại việt nam thế kỷ x xv...

Tài liệu Luận văn quan niệm sinh tử trong thơ trung đại việt nam thế kỷ x xv

.PDF
155
187
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGÔ THỊ THẮM QUAN NIỆM SINH TỬ TRONG THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM THẾ KỶ X – XV Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thị Phƣơng Thái Thái Nguyên – 2016 Xác nhận khoa chuyên môn Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Phạm Thị Phƣơng Thái i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Ngô Thị Thắm ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, trƣờng Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS Phạm Thị Phƣơng Thái đã luôn tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Ngô Thị Thắm iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 1.1. Lý do khoa học .........................................................................................................1 1.2. Lý do thực tiễn ..........................................................................................................2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 2 2.1. Quan niệm sinh tử trong thơ trung đại thế kỷ X – XV từ góc nhìn Phật giáo .................2 2.2. Quan niệm sinh tử trong thơ trung đại thế kỷ X – XV từ góc nhìn Nho giáo .................5 2.3. Quan niệm sinh tử trong thơ trung đại thế kỷ X – XV từ góc nhìn Đạo giáo .................7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................9 3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 9 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................10 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................. 10 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 11 6. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................11 7. Kết cấu của đề tài.......................................................................................................11 CHƢƠNG 1: NỀN TẢNG HỌC THUYẾT QUAN NIỆM SINH TỬ TRONG THƠ TRUNG ĐẠI THẾ KỶ X - XV .........................................................................12 1.1. Điểm lƣợc diện mạo thơ ca trung đại Việt Nam thế kỷ X – XV ............................ 12 1.2. Sự ảnh hƣởng của các học thuyết tôn giáo đối với nền thơ ca trung đại thế kỷ X – XV 15 1.2.1. Triết học Phật giáo – luận thuyết khởi sinh dòng thơ Thiền đạt đạo ..................15 1.2.2. Tƣ tƣởng Nho giáo – học thuyết nhân văn nhìn từ mối quan hệ Tam Tài...............18 1.2.3. Đạo giáo với quan niệm hƣớng tới chủ nghĩa tự nhiên, lý tính ôn hòa ...............20 1.3. Quan niệm về vấn đề sinh tử trong thơ ca trung đại thế kỷ X - XV.......................23 1.3.1. Quan niệm lẽ sinh tử ............................................................................................ 23 1.3.2. Quan niệm sinh tử trong dòng chảy thơ ca trung đại thế kỷ X – XV dƣới góc nhìn của Nho – Phật – Đạo ............................................................................................ 26 CHƢƠNG 2: QUAN NIỆM SINH TỬ TRONG THƠ CA TRUNG ĐẠI THẾ KỶ X- XV DƢỚI GÓC NHÌN PHẬT GIÁO ...................................................................31 2.1. Quy luật sinh tử - triết lý tuần hoàn của nhà Phật ..................................................31 iv 2.1.1. Sinh tử đời ngƣời là vô thƣờng bất biến .............................................................. 31 2.1.2. Luân hồi sinh tử trong Thập nhị nhân duyên ......................................................36 2.2. Chấp nhận lẽ sinh tử - biện pháp khai phóng tâm lý của ngƣời theo đạo Thiền ................41 2.2.1. Đốn ngộ quy luật sinh tử khi đang sống .............................................................. 41 2.2.2. Đón nhận cái chết trong thanh bình, an lạc ......................................................... 47 2.3. Nhận thức về sự sống – cái chết qua một số biểu tƣợng ........................................51 2.3.1. Hiện tƣợng sinh – diệt thể hiện qua thiên nhiên ..................................................52 2.3.2. Dấu hiệu tuổi già đời ngƣời .................................................................................57 CHƢƠNG 3: QUAN NIỆM SINH TỬ CỦA NHO GIÁO VÀ ĐẠO GIÁO TRONG THƠ CA TRUNG ĐẠI THẾ KỶ X – XV ..................................................64 3.1. Lẽ sinh tử trong quan niệm của Nho giáo .............................................................. 64 3.1.1. Vấn đề sinh tử nhìn từ thuyết Thiên mệnh………………………………….….64 3.1.2. Thái độ ứng xử trƣớc quy luật sinh tử .................................................................76 3.2. Đạo giáo trong cách luận giải về lẽ sinh tử kiếp ngƣời…………………………..88 3.2.1. Sinh tử theo quan niệm của thuyết Vô vi ............................................................ 88 3.2.2. Biện chứng sinh tử theo quan niệm của Đạo gia .................................................99 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do khoa học Hành trình tồn tại của con ngƣời luôn khởi nguồn và kết thúc trong vòng xoay của sinh tử. Song, sự sống là gì? Bản chất của cái chết là nhƣ thế nào? Có thật cuộc sống của con ngƣời sẽ kết thúc khi giã từ cuộc đời này, liệu rằng có một thế giới khác đang tồn tại và sẽ đón lấy chúng ta hòa nhập vào một cuộc sống mới...? Từ cổ chí kim, đó luôn là những câu hỏi lớn của đời ngƣời. Cuộc sống với mỗi con ngƣời luôn là điều quan trọng nhất. Ai trên đời này lại không yêu cuộc sống. Đó là điều không thể phủ nhận. Cái chết, theo đó cũng trở thành sự ám ảnh bởi họ coi đó là nỗi sợ hãi và bất hạnh lớn nhất khi con ngƣời không còn hơi thở trên cõi đời này. Trên thực tế, trong sự sống luôn ẩn tàng nhân tố của cái chết, rồi ai cũng phải trải qua giai đoạn đó. Thế nhƣng, bất luận từ xƣa đến nay, từ Đông sang Tây, vấn đề sinh tử không đƣợc nhiều ngƣời nhắc tới, thậm chí là né tránh. Mặc dù vậy, sinh tử vẫn luôn là vấn đề quan trọng của mỗi cá nhân mà bất cứ ai dù thuộc thành phần nào cũng phải một lần đối diện. Sự sống – cái chết không phải là một khoảnh khắc mà luôn là hai mặt của một chu trình có liên quan mật thiết với nhau trên lộ trình sinh tồn của một kiếp ngƣời. Là hai phạm trù quan trọng trên hành trình nhân sinh đời ngƣời, vấn đề sinh tử, nhƣ một lẽ tất yếu, trực tiếp ảnh hƣởng nhiều đến các hình thái ý thức xã hội cụ thể, trong đó có văn học. Xét trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc, văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X – XV giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần phản ánh diện mạo nền văn học trung đại mƣời thế kỷ qua. Ở giai đoạn đầu nền văn học chuyển mình từ văn học dân gian sang văn học thành văn, văn học thời kỳ này chịu ảnh hƣởng và có mối quan hệ khăng khít với các học thuyết tƣ tƣởng ngoài Mác xít, gắn liền với các cảm quan tôn giáo, trong đó có Nho – Phật – Đạo. Do chịu ảnh hƣởng của các luận thuyết tƣ tƣởng “tam giáo”, đồng thời, nhận chân đƣợc tầm quan trọng của sự sống và cái chết trên lộ trình tồn tại của con ngƣời, các thi sĩ đã trình bày cách nhìn nhận của mình về lẽ sinh tử đời ngƣời nhìn dƣới quan điểm sinh tử của Nho – Phật – Đạo. Tuy nhiên, mỗi học thuyết lại có cách nhìn nhận, quan niệm và kiến giải khác nhau về sự sống và cái chết. Nếu nhƣ Phật giáo coi lẽ sinh tử là vô thƣờng bất biến, là triết lý tuần hoàn 2 của nhà Phật trong vòng quay sinh trụ dị diệt; thì Nho giáo nhìn nhận sinh tử trong mối quan hệ tam tài, do thiên mệnh quy định; còn Đạo giáo lại quan niệm sinh tử có số mệnh, có căn nguyên của nó nên Đạo giáo hƣớng con ngƣời sống thuận theo tự nhiên bởi con ngƣời sau khi chết đi sẽ quay trở về với cái bụi – trạng thái trở lại với đại tự nhiên. Bằng những cách nhìn nhận, lí giải khác nhau, các thi sĩ đã vận dụng thấu triệt phạm trù sinh tử của Nho – Phật – Đạo nhƣ một đối tƣợng hết sức quan trọng, giúp cho thơ ca giai đoạn này mang đậm màu sắc tôn giáo, độc đáo và trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Đây cũng chính là điểm thu hút chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quan niệm sinh tử trong thơ trung đại Việt Nam thế kỷ X – XV”. 1.2. Lý do thực tiễn Trên diễn trình phát triển mƣời thế kỷ trung đại, thơ ca giai đoạn từ thế kỷ X – XV là dấu mốc quan trọng góp phần tạo nên diện mạo thơ ca trung đại Việt Nam. Trong đó, sự cộng hƣởng giữa thơ ca và mạch văn hóa Nho – Phật – Đạo nói chung và quan điểm sinh tử luận giải theo “tam giáo” này nói riêng không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử thời đại mà trở thành khuôn mẫu ứng xử, đạo đức rất riêng của Việt Nam cổ truyền. Với vị trí quan trọng trong nền văn hóa, văn học nƣớc nhà, những tác phẩm thơ ca thời kỳ này đã đƣợc lựa chọn trong chƣơng trình đào tạo ở các cấp học từ phổ thông cho đến chuyên nghiệp, đồng thời gợi mở ra nhiều hƣớng nghiên cứu liên ngành cho hàng loạt các công trình nghiên cứu khoa học có giá trị. Thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn góp thêm một tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, học tập, giảng dạy những sáng tác thơ ca trung đại từ thế kỷ X – XV. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Quan niệm sinh tử trong thơ trung đại thế kỷ X – XV từ góc nhìn Phật giáo Sự xuất hiện của các nhà sƣ – thi sĩ – chính trị gia trong nền thơ ca trung đại Việt Nam thế kỷ X – XV đã làm cho văn chƣơng giai đoạn này mang màu sắc Phật giáo độc đáo, đặc biệt là ở thời đại Lý – Trần. Hiện tƣợng hiếm có này đã phản ánh sự phong phú và cởi mở trong tâm hồn, ý thức xã hội Việt Nam thời kì dựng nƣớc. Thấm nhuần tƣ tƣởng Phật giáo, thơ Thiền đặc biệt chú ý thể hiện một trong những quan niệm về bản thể đó là lẽ sinh tử đời ngƣời trên con đƣờng tu chứng và giải thoát. 3 Trong nhiều chục năm trở lại đây, giới nghiên cứu phê bình văn học đã đặt ra một số vấn đề nhìn nhận, kiến giải lẽ sinh tử của Phật giáo thể hiện trong các tác phẩm thi ca trung đại giai đoạn thế kỷ X – XV qua những công trình mang tính phác họa. Qua sơ khảo một số công trình viết về lẽ sinh tử, trong tầm khả năng cho phép, chúng tôi sẽ điểm diện một số công trình, bài viết mang tính mở đầu, đƣợc xem là chỉ dẫn quan trọng và liên quan mật thiết đến đối tƣợng nghiên cứu của đề tài. Dƣới góc nhìn văn hóa học – nhân chủng học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử với bài viết “Con ngƣời cá nhân trong văn học Lý – Trần”, Nghiên cứu Phật học, số 4/1995 đã nhận định quy luật sinh tử là tuần hoàn bất biến, đồng thời nhấn mạnh tâm thế, thái độ chấp nhận lẽ sinh tử nhƣ một biện pháp khai phóng tâm lý của ngƣời theo đạo Thiền. Tác giả Đoàn Thị Thu Vân với bài “Quan niệm về con ngƣời trong thơ thiền Lý Trần”, Tạp chí Văn học, số 2 (2003) có sự khám phá mới lạ hình tƣợng con ngƣời từ mối quan hệ giữa văn chƣơng và tôn giáo, trong đó, tác giả chỉ ra những biểu hiện con ngƣời cá nhân thấu triệt chân lý, quan điểm nhân sinh của Phật giáo. Năm 2004, Nguyễn Hữu Sơn xuất bản cuốn Văn học trung đại Việt Nam – Quan niệm về con người và tiến trình phát triển, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Trong đó, tác giả lý giải sự ảnh hƣởng của văn hóa Phật giáo nói chung và lẽ sinh tử nói riêng qua bài viết Căn rễ văn hóa của nền văn học thời Lý – Trần thông qua một số bài thơ tiêu biểu. Tác giả nhận định: “Văn học Lý - Trần đặc biệt chú ý thể hiện quan niệm về bản thể với các dạng thức tồn tại như pháp, pháp bản, chân thân, huyễn thân, thân tâm… Đương nhiên, sự biểu cảm các dạng thức tồn tại đó bao giờ cũng phải bộc lộ qua các mối liên hệ như hữu – vô, sinh – tử, tu chứng – giải thoát…”[37, 132]. Đây là một trong những sự gợi mở quý báu giúp chúng tôi tìm hiểu lẽ sinh tử trong thơ ca dƣới góc nhìn Phật giáo. Năm 2008, luận án tiến sĩ Ngữ văn Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm của Trần Lý Trai đã lý giải các sáng tác của các tác giả thuộc Thiền phái về các mặt nhƣ: cảm hứng nhân văn – thế sự, cảm hứng thiên nhiên, cảm hứng bản thể giải thoát… 4 Năm 2009, tác giả Trần Thị Thu Hiền tiến hành luận văn Thạc sĩ Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam, trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh. Đây là công trình có giá trị tƣ tƣởng đặc sắc, trong đó tác giả đã đề cập đến những vần thơ viết về lẽ sinh tử của Tuệ Trung và coi đó là một trong những địa hạt quan trọng trên con đƣờng tu tịnh của thi sĩ. Cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII do Đinh Gia Khánh chủ biên (NXB Giáo dục Việt Nam, 2010) là công trình nghiên cứu sâu về văn học trung đại gần mƣời thế kỷ. Trong đó, nhóm tác giả nhấn mạnh cách luận giải vấn đề sinh tử của Phật giáo trong thơ ca giai đoạn từ thế kỷ X – XV đó là cái chết chỉ là sự hủy diệt của thân xác, bản thể mới là cái tồn tại vĩnh viễn. Tác giả Trần Nho Thìn với cuốn Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 khi bàn về phạm trù Tâm – một trong những vấn đề quan trọng của Phật giáo. Trong đó, nhà nghiên cứu kiến giải cách nhìn nhận lẽ sinh tử thông qua việc giữ Tâm (nghĩ đến sống chết nhƣ ngƣời bình thƣờng), diệt Tâm (tự do tự tại, không vƣớng bận sống chết). Bàn về lẽ sinh tử, tác giả Nguyễn Đức Diện viết cuốn Tư tưởng triết học Thiền của Tuệ Trung Thượng Sĩ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014. Qua đó, nhà nghiên cứu đã chỉ ra cách nhìn nhận về sự sống và cái chết của Tuệ Trung đó là bản chất của sinh tử là vô thƣờng, sinh – tử là hai mặt của quan hệ duyên sinh: “tử và sinh là hai mặt của một vấn đề, cái này làm tiền đề cho cái kia, cứ như vậy theo vòng tuần hoàn, nó tự nhiên nhi nhiên, như sự thay đổi của thời tiết…”[5, 59]. Trong bài “Bài kệ của Ni sƣ Diệu Nhân về sống và chết”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 05/2014, tr. 36 – 42, tác giả Hà Thúc Minh đƣa ra những căn cƣớc quý báu luận bàn về lẽ sinh tử: “Sinh – lão – bệnh – tử là Khổ (dukha) đầu tiên được đề cập trong Khổ đế. Đó là nỗi khổ về sinh lý con người. Khi đã sinh ra thì ắt phải có tử. Chẳng thể nào có sinh mà không có tử hoặc có tử mà không có sinh” [25]. “Vần thơ sinh tử của Vô Nhị Thƣợng Nhân” của tác giả Nhật Chiêu đăng trên Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 8 (2014) có thể nói là bài viết tiêu biểu cho cái nhìn liễu sinh tử (rõ cái chết), coi thân xác chỉ là hƣ huyễn. Và theo ông, chỉ khi nhận chân thấy điều đó, con ngƣời mới đạt đến sự giác ngộ tuyệt đối 5 Bài viết “Cội nguồn triết học của tinh thần Thiền nhập thế của Trần Nhân Tông”do tác giả Nguyễn Kim Sơn viết, đăng trên web Văn học và Ngôn ngữ, trƣờng Đại học KHXH & NV Tp Hồ Chí Minh, 2015 đã đi đến nhận định tinh thần hƣớng nội vào bản Tâm chính là hƣớng tới sự giải thoát, từ đó thể ngộ đƣợc sự an lạc khi đứng trƣớc quy luật sinh tử kiếp ngƣời. Kế tiếp đó, bài viết Hình tượng con người thâm ngộ triết lý Phật giáo qua một số bài thơ Thiền Lý – Trần của Hoàng Trọng Tâm là bài viết sâu sắc luận bàn về triết lý vô thƣờng, lấy đó làm tiền đề luận giải quan niệm sinh – diệt của kiếp ngƣời, từ đó giác ngộ tinh thần thảnh thơi, vô sự trƣớc quy luật sinh tử đời ngƣời. Tác giả Hà Văn Hoàng với bài Sự đốn ngộ của các bậc chân tu qua thơ Thiền Lý – Trần đã cho ngƣời đọc thấy rõ những vấn đề về nhân sinh quan, mà tiêu biểu là quy luật sinh – lão - bệnh - tử của đời ngƣời. Đồng thời, phản ánh tƣ tƣởng nhập thế của các bậc Thiền sƣ trên con đƣờng đạt Đạo, hƣớng tới tinh thần “phá chấp”, tịch diệt. Ngoài ra, còn có rất nhiều chuyên khảo nghiên cứu về thơ ca ảnh hƣởng của Phật giáo nói chung và lẽ sinh tử dƣới góc nhìn Phật giáo nói riêng nhƣ hai chuyên luận của tác giả Nguyễn Công Lý: Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý – Trần (NXB Văn hóa Thông tin, 1977), Văn học Phật giáo thời Lý Trần – diện mạo và đặc điểm (NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, 2002) và nhiều bài nghiên cứu, bài viết nhỏ lẻ luận bàn về quan niệm sinh tử trong thơ ca trung đại giai đoạn từ thế kỷ X – XV. Trong phạm vi giới hạn, chúng tôi chƣa thể khảo tả một cách đầy đủ và trọn vẹn. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, đó là những bài viết mang tính gợi mở, định hƣớng quý báu cho chúng tôi thực hiện đề tài này. 2.2. Quan niệm sinh tử trong thơ trung đại thế kỷ X – XV từ góc nhìn Nho giáo Trong học thuyết Nho giáo không luận bàn nhiều về cái chết, bởi giáo lý chủ yếu đó là bàn về đạo đức, con đƣờng tu thân của con ngƣời. Tuy nhiên, từ quan niệm đạo đức xuất phát từ con ngƣời, lấy con ngƣời làm trung tâm của sự phản ánh, nên trong thơ ca của các nhà Nho, vấn đề sinh tử đã đƣợc nhắc đến rất nhiều lần. Trong phạm vi ban đầu, chúng tôi xin điểm lƣợc một số công trình có liên quan đến phạm vi đề tài nghiên cứu. 6 Công trình nghiên cứu của Trần Đình Hƣợu mang tên Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, NXB Giáo dục, 1999 là một công trình nghiên cứu sắc sảo, lập luận một cách hệ thống, lý giải các vấn đề về nội dung và hình thức văn học giai đoạn này. Đặc biệt, tác giả đề cập đến những vấn đề cơ bản trong thơ Nguyễn Trãi đối với việc hình thành mẫu ngƣời anh hùng lý tƣởng. Bài viết “Mấy phƣơng diện thẩm mĩ của thơ Nho gia và Thiền gia” của tác giả Nguyễn Kim Sơn – Trần Thị Mĩ Hòa in trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ X – XIX(Trần Ngọc Vƣơng chủ biên, NXB Giáo dục, 2007) chỉ ra khởi nguyên từ sự vận động của thiên nhiên, các tác giả nhận định đó là phạm trù thẩm mĩ của hiện tƣợng sinh sinh hài hòa của đời ngƣời, và vì thế, ngƣời quân tử cần coi đó làm tinh thần tu dƣỡng then chốt của nhà Nho. Tác giả Trần Nho Thìn với cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009 đã đặt chủ thể con ngƣời trong mối quan hệ tam tài (Thiên – Địa - Nhân) dƣới góc nhìn của Nho giáo. Do đó, một mặt, tất cả cảm quan, đạo đức xã hội con ngƣời cần phải vận hành theo lẽ tự nhiên. Điều này phù với cách nhìn nhận quan niệm sinh tử theo thuyết Thiên mệnh của luận thuyết Nho giáo. Cũng trong công trình Văn học Việt Nam thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII do Đinh Gia Khánh chủ biên (NXB Giáo dục Việt Nam, 2010), nhóm tác giả đã đi sâu nghiên cứu văn học thế kỷ XV và chỉ ra cảm hứng anh hùng là âm điệu chủ đạo trong dòng thơ ca thời kỳ này. Chính vì thế, Nho sĩ coi trọng nền tảng đạo đức của ngƣời quân tử, lập thân hành đạo chứ không xuất phát từ nguyên giá trị của thân xác. Điều này cũng giúp chúng ta hiểu đƣợc một phần quan niệm về cái chết toàn thây của Nho gia. Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – đầu XIX với vấn đề cái chết của tác giả Vƣơng Thị Phƣơng Thảo, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, 2011 đã điểm lƣợc lại vấn đề viết về cái chết trong văn học Việt Nam trƣớc thế kỷ XVIII. Trong đó, tác giả đề cập đến cách nhìn nhận cái chết của nhà Nho trong thơ ca giai đoạn thế kỷ X – XV đó là tinh thần sẵn sàng chết để bảo toàn nghĩa lớn, trung thần tiết nghĩa, coi lẽ sinh tử là thƣờng niên… 7 Trong bài viết Con người cá nhân trong văn học Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVII, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đề cập tới con ngƣời Nho giáo trong văn học thế kỷ XV là hƣớng tới tƣ tƣởng tu thân, dƣỡng thân, “sát thân thành nhân – xả thân thủ nghĩa”, từ đó sự sống chết của thể xác không có nghĩa lý gì so với việc thực hành điều nhân nghĩa. Đồng quan điểm với cách nhìn nhận sinh tử của Trần Đình Sử, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trong cuốn Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 một lần nữa nhấn mạnh phạm trù chữ Thân của con ngƣời. Tác giả nhận định rằng, con ngƣời sở dĩ sợ cái chết vì thân xác còn chứa đựng những ham muốn bản năng, vật chất. Theo đó, các bậc trí tuệ giác ngộ đạo lý Nho gia, vƣợt thoát phạm trù con ngƣời trần tục, thì cái chết không còn đáng sợ nữa, chỉ mong muốn chết vì đạo nghĩa: “thân xác tuy thiêng liêng vì là máu thịt của cha mẹ nhưng khi cần có thể hy sinh cho lý tưởng đạo đức cao đẹp theo mô thức sát thân thành nhân, xả thân thủ nghĩa”[51, 54]. Tác giả Trần Văn Đoàn với bài viết Sinh tử trong Nho giáo đăng trên Tạp chí văn hóa Nghệ An, tháng 12/2012 có thể nói là một trong những căn cƣớc cội gốc chỉ ra các đề chính về quan niệm sinh tử trong luận thuyết Nho giáo của Khổng Tử và sự ảnh hƣởng của nó trong thơ ca giai đoạn thế kỷ XV. Bàn về lẽ sinh tử dƣới cái nhìn Nho giáo, trong bài viết Quan điểm Nho – Phật – Đạo và tinh thần tam giáo đồng nguyên thời Trần của tác giả Phúc Nguyên khẳng định các nhà Nho luôn lấy tu thân làm gốc, đòi hỏi sự khắc kỉ đối với thân xác, coi nhẹ cái chết vô nghĩa. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí chủ yếu viết về vai trò của Nho giáo đối với văn học và những quan điểm, cách nhìn nhận của luận thuyết Nho gia về sự sống và cái chết trong một số tác phẩm của các nhà thơ tiêu biểu thế kỷ XV nhƣ Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông… 2.3. Quan niệm sinh tử trong thơ trung đại thế kỷ X – XV từ góc nhìn Đạo giáo Khác với Nho giáo đề cao những giá trị đạo đức làm nên sự bất tử của tinh thần, Đạo giáo nhìn nhận sự sống và chết là nhƣ nhau. Quan niệm về sự sống chết của Đạo gia là sinh đạo tƣơng hợp, dƣỡng sinh toàn thân, thản nhiên đón nhận sự sống chết. Tƣ 8 tƣởng này ít nhiều cũng ảnh hƣởng đến các sáng tác thơ ca của các thi sĩ trong giai đoạn thế kỷ X – XV. Tuy nhiên, trong quá trình khảo cứu, chúng tôi nhận thấy không có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của quan niệm tƣ tƣởng dƣới góc nhìn Đạo giáo trong thơ ca giai đoạn thế kỷ X – XV. Năm 2003, tác giả Lê Thu Yến và các cộng sự đã cho ra đời cuốn Văn học Việt Nam trung đại những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục. Trong đó, nhóm tác giả đã tập hợp những bài viết nghiên cứu về tác gia Nguyễn Trãi viết về thiên nhiên, nhân tình thế thái trong những năm sống ẩn dật. Thông qua những hình ảnh thiên nhiên, thi sĩ đã lý giải đƣợc cái vô cùng và hữu hạn đời ngƣời, hƣớng tới cái tâm vô vi của Đạo giáo, coi cái chết là lẽ tự nhiên, trở về với đại tự nhiên. Trong công trình Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn đã nghiên cứu bi kịch tinh thần của nhà Nho khảo sát qua trƣờng hợp của Nguyễn Trãi. Theo đó, tác giả nhận định, ngoài sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho gia, những vần thơ sáng tác khi về ở ẩn, hƣớng tới tinh thần xuất thế của Nguyễn Trãi khi viết về quy luật thiên nhiên, lẽ sinh tử đời ngƣời cũng là một trong những phƣơng diện thể hiện tƣ tƣởng vô vi của Lão Trang. Điều đó thể hiện lẽ sống thuận theo tự nhiên, sống nhàn, phủ nhận lợi danh ở đời. Trong bài viết Quan điểm vô vi của Lão tử và vô vi của đạo Phật của tác giả Thích Pháp Nhƣ luận bàn về tƣ tƣởng vô vi với tự nhiên, kiếp ngƣời. Tác giả đã trích dẫn một số vần thơ tiêu biểu viết về lẽ sinh tử và đi đến kết luận, mạng sống của con ngƣời chỉ là tạm thời, tự nhiên mới là trƣờng cửu. Nếu con ngƣời tuân theo sinh tử vô vi thì sẽ trở về với sự tốt đẹp của tự nhiên. Luận bàn sâu về sự ảnh hƣởng của Đạo giáo, tác giả Ngô Thị Thu Thủy với bài viết Văn học Việt Nam trong mối quan hệ với tư tưởng Lão Trang, nhà nghiên cứu chỉ rõ lối sống ẩn dật, vui nhàn của một số nhà Nho giai đoạn thơ ca thế kỷ XV nhằm di dƣỡng tính tình, giữ trọn khí tiết chốn lâm tuyền điền viên, coi nhẹ vấn đề thân xác, đặc biệt là coi thƣờng cái chết. Năm 2012, tác giả Nguyễn Khánh Linh tiến hành luận văn Thạc sĩ Đạo đức kinh, Nam hoa kinh trong văn học cổ điển Việt Nam, ảnh hưởng của tư tưởng lão Trang đến thơ 9 Nôm Nguyễn Trãi: biểu hiện, nguồn gốc kinh điển, giá trị nghệ thuật, Trƣờng Đại học KHXH & NV Tp.Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và khẳng định sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Lão Trang trong cách sống vô vi, thuận theo tự nhiên trong nhiều tác phẩm thơ ca của Nguyễn Trãi… Trên cơ sở tổng hợp những ý kiến, nhận định của các nhà nghiên cứu trong các bài viết trên, chúng tôi tạm thời đƣa ra hai kết luận: - Các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn thấu triệt và đƣa ra những nhận định mang tính khái quát về vấn đề sinh tử dƣới góc nhìn Nho – Phật – Đạo. - Chỉ ra sự ảnh hƣởng của triết lý sinh tử từ thế giới quan Nho – Phật – Đạo trong tiến trình thơ ca trung đại thế kỷ X – XV thông qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Tuy nhiên, vấn đề sinh tử trong thơ ca thế kỷ X – XV dƣới góc nhìn Tam giáo chƣa đƣợc nhìn nhận nhƣ một đối tƣợng chuyên biệt trong nghiên cứu văn học mà chỉ đƣợc đề cập đến nhƣ một khía cạnh chủ chốt. Vì vậy, trên cơ sở những dẫn liệu đã có, chúng tôi sẽ mở rộng, hoàn thiện vấn đề này trên một đƣờng mạch nghiên cứu liên ngành nhằm đƣa ra cái nhìn thấu đáo và toàn diện hơn, góp phần vào cuộc hành trình khám phá sự độc đáo, hấp dẫn của thơ ca trung đại dƣới góc nhìn văn hóa. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Quan niệm sinh tử trong thơ ca trung đại Việt Nam thế kỷ X – XV, luận văn nhằm hƣớng đến những mục đích sau: - Nghiên cứu các phƣơng thức biểu hiện của quan niệm sinh tử trong thơ ca trung đại thế kỷ X – XV dƣới sự ảnh hƣởng của luận thuyết Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. - Khẳng định sự ảnh hƣởng về tƣ tƣởng văn hóa Nho – Phật – Đạo đối với các nhà thơ trung đại giai đoạn thế kỷ X – XV khi luận bàn về vấn đề sinh tử, đồng thời xác lập vị trí quan trọng của quan niệm sinh tử trong việc tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn của thơ ca giai đoạn này. 10 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nói trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ sau đây: - Tìm hiểu những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài. - Chỉ ra và phân tích các biểu hiện của quan niệm sinh tử trong thơ ca dƣới góc nhìn của Phật giáo giai đoạn từ thế kỷ X – XV. - Phân tích các phƣơng diện thể hiện của quan niệm sinh tử trong thơ Nho gia thế kỷ X – XV. - Phân tích và lý giải sự ảnh hƣởng của quan niệm sinh tử của Đạo giáo trong thơ ca giai đoạn thế kỷ X – XV. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Thực hiện đề tài chúng tôi xác định: Quan niệm sinh tử trong thơ trung đại Việt Nam thế kỷ X – XV là đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài. 4.2.1. Phạm vi vấn đề nghiên cứu Những biểu hiện về quan niệm sinh tử trong thơ ca trung đại thế kỷ X – XV dựa trên các giáo lý cơ bản bàn về lẽ sinh tử của các luận thuyết Nho – Phật – Đạo. 4.2.2. Phạm vi tƣ liệu nghiên cứu, khảo sát - Nhiều tác giả (1977), Thơ văn Lý – Trần (tập 1), NXB Khoa học xã hội, H. - Nhiều tác giả (1988), Thơ văn Lý – Trần (tập 2, Quyển thƣợng), NXB Khoa học xã hội, H. - Nhiều tác giả (1978), Thơ văn Lý – Trần (tập 3), NXB Khoa học xã hội, H. - Nhiều tác giả (2006), Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (Tập 1, văn học thế kỷ X - XV), NXB Giáo dục, H. - Lê Mạnh Thát (1999), Thiền uyển tập anh, NXB Đại học Vạn Hạnh, Tp.Hồ Chí Minh. - Phạm Luận (phiên âm và chú giải) (2012), Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết tốt mục tiêu đặt ra của đề tài, chúng tôi tiến hành những phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: tạo cơ sở lý luận vững chắc, đảm bảo tính khoa học, tính chính xác cho đề tài. - Phƣơng pháp thống kê phân loại: Để làm căn cứ tổng hợp và phân tích, khái quát các hiện tƣợng biểu hiện cho lẽ sinh tử trong thơ ca theo quan niệm của Tam giáo. - Phƣơng pháp so sánh: Để tạo ra tƣơng quan so sánh nhằm chỉ ra sự tƣơng đồng và khác nhau trong cách luận giải sinh tử quan trong thơ ca dƣới góc nhìn của Nho – Phật – Đạo. Tiếp nối cũng nhƣ tính sáng tạo mới mẻ riêng biệt của đối tƣợng nghiên cứu. - Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành (Văn hóa học, tôn giáo – lịch sử, nhân học văn hóa, nghiên cứu văn học sử, đặc biệt là tôn giáo): chỉ ra đƣợc sự ảnh hƣởng, vai trò của các tôn giáo trong đời sống thơ ca thế kỷ X - XV 6. Đóng góp của đề tài Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về quan niệm sinh tử trong thơ ca trung đại thế kỷ X – XV, chúng tôi hy vọng đề tài sẽ phác họa khuôn diện các đặc điểm, biểu hiện của quan niệm sinh tử trong thơ ca giai đoạn này dƣới góc nhìn luận giải của các luận thuyết Nho – Phật – Đạo. Đồng thời, góp phần khẳng định sự độc đáo, hấp dẫn của thơ ca giai đoạn này thông qua việc lý giải lẽ sinh tử - một trong những giáo lý quan trọng của Tam giáo trong nền thơ ca trung đại Việt Nam. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc đề tài gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Nền tảng học thuyết quan niệm sinh tử trong thơ ca trung đại thế kỷ X – XV Chương 2: Quan niệm sinh tử của Phật giáo trong thơ ca trung đại thế kỷ X – XV Chương 3: Quan niệm sinh tử của Nho giáo và Đạo giáo trong thơ ca trung đại thế kỷ X – XV. 12 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NỀN TẢNG HỌC THUYẾT QUAN NIỆM SINH TỬ TRONG THƠ TRUNG ĐẠI THẾ KỶ X - XV 1.1. Điểm lƣợc diện mạo thơ ca trung đại Việt Nam thế kỷ X – XV Xét trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc, văn học trung đại Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng, với một nền móng vững chắc đƣợc xây dựng và gìn giữ ngót mƣời thế kỉ, trở thành một tài sản hết sức quý báu đối với các thời kì phát triển tiếp sau của kiến trúc thƣợng tầng xã hội. Nhìn lại chặng đƣờng hàng nghìn năm phát triển, văn học trung đại đã phản ánh đƣợc diện mạo đất nƣớc Việt, con ngƣời Việt, đồng thời là ý thức của ngƣời Việt về tổ quốc, dân tộc. Dựa trên lịch sử phân kỳ các giai đoạn văn học trung đại, thì giai đoạn văn học từ thế kỷ X – XV chính là bƣớc đệm quan trọng giúp hình thành và đẩy mạnh tiến trình phát triển của các giai đoạn văn học trung đại sau này, trên nữa là của cả một nền văn học dân tộc. Văn học trung đại từ thế kỷ X – XV thai nghén từ chiếc nôi của nền văn học dân gian, hình thành và nảy nở trong quá trình đấu tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc vĩ đại của dân tộc, đồng thời có sự tiếp thu, tiếp biến từ khu vực văn hóa chữ Hán. Cũng ở giai đoạn này, dòng văn học viết xuất hiện nhƣ một tất yếu lịch sử, sáng tác bởi chữ Hán và chữ Nôm, trong đó, mảng thơ ca chiếm ƣu thế và đƣợc phát triển mạnh. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã chấm dứt ách thống trị của phong kiến phƣơng Bắc và mở ra thời kỳ quốc gia độc lập, biểu hiện ý chí nối liền quốc thống với thời độc lập của nƣớc Âu Lạc xƣa. Sau khi Ngô Quyền mất, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn Mƣời hai sứ quân năm 968, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt (sau này đƣợc Lý Thánh Tông đổi là Đại Việt) biểu hiện niềm tự hào về dân tộc. Năm 981, Lê Hoàn đã dựa vào ý chí ấy mà chiến thắng giặc Tống xâm lƣợc. Với sự nghiệp đấu tranh thành công của các tƣớng sĩ tài ba, thế kỷ X đã chính thức mở ra trang sử hào hùng với sự thành lập của Nhà nƣớc phong kiến Đại Việt và lòng tự hào Tổ quốc sâu sắc. Nhà nƣớc độc lập là cơ sở cho việc hình thành một nền văn học viết của trí thức bên cạnh dòng văn học truyền miệng dân gian vốn đƣợc phát triển liên tục từ thời kỳ Văn Lang 13 – Âu Lạc, tồn tại nhƣ một bộ phận không thể thiếu nhằm khẳng định nƣớc Đại Việt tự cƣờng. Văn học dân tộc, đặc biệt là sự phát triển nở rộ của thơ ca, đã đƣợc hình thành trong quá trình phát triển nhà nƣớc ấy, trở thành tấm gƣơng phản chiếu diện mạo đời sống lịch sử - xã hội lúc bấy giờ. Văn học là một hiện tƣợng xã hội. Cho nên, thơ ca giai đoạn từ thế kỷ X – XV nảy sinh trên mảnh đất màu mỡ của dân tộc không chỉ phản ánh hệ ý thức tƣ tƣởng mà còn động lực của quá trình hình thành dân tộc. Từ thế kỷ X, giai cấp phong kiến Đại Việt đƣợc độc lập nhƣng ít nhiều các thiết chế cai trị vẫn mô phỏng theo nhà nƣớc phong kiến phƣơng Bắc. Vậy nên, về mặt văn hóa thì Hán học rất đƣợc coi trọng. Chữ Hán đƣợc dùng làm văn tự chính thức, cũng là thứ chữ dùng để sáng tác thơ ca là chủ yếu. Bên cạnh đó, thơ ca sáng tác bằng chữ Nôm cũng đƣợc hình thành, nhƣng chủ yếu phát triển toàn diện ở thế kỷ XV. Nhƣ đã khái lƣợc ở trên, thơ ca giai đoạn thế kỷ X –XV chịu sự tác động sâu sắc và mạnh mẽ của tiến trình đấu tranh chống xâm lƣợc và dựng nƣớc. Dễ hiểu vì sao chủ đề lớn có tính chất thời đại đó là khẳng định dân tộc Đại Việt, khẳng định chủ quyền, lãnh thổ, nền văn hiến, lịch sử truyền thống của cộng đồng. Sáng tác thơ ca, ngay cả với thể loại thơ ca tôn giáo hay hành chính cũng thấm nhuần cảm hứng dân tộc. Nhiều nhà thơ viết về thời hậu chiến, thời tái thiết quốc gia, thời văn trị thái bình đều thể hiện cảm hứng yêu nƣớc, anh hùng, ƣu ái, nhân nghĩa nhƣ Đỗ Pháp Thuận, Mãn Giác, Quảng Nghiêm, Lý Thƣờng Kiệt, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Trƣơng Hán Siêu, Phạm Sƣ Mạnh, Đỗ Nhuận… Lực lƣợng sáng tác của thơ ca thế kỷ X – XV là các tăng lữ, quý tộc, quan chức và nho thần. Trong vài thế kỷ đầu thời nhà Lý, tác giả phần nhiều là các nhà sƣ: Đỗ Pháp Thuận, Vạn Hạnh Thiền sƣ, Mãn Giác Thiền sƣ, Không Lộ, Giác Hải, Diệu Nhân ni sƣ… Điều đó cũng dễ hiểu, vì lúc bấy giờ Phật giáo rất thịnh hành, có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, đặc biệt trong đời sống tâm linh của đông đảo tín đồ. Nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê đều đã phần nào dựa vào thế lực của tăng lữ, nên xuất hiện một số tác giả ngoài nhà chùa sùng tín đạo Phật nhƣ Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thƣờng Kiệt… với những tác phẩm mang đậm màu sắc Phật giáo. Sang thời nhà Trần, lực lƣợng sáng tác thơ ca ngoài thiền sƣ, cƣ sĩ: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Huyền Quang,… còn có quý tộc, vua quan, tƣớng lĩnh: Trần Thánh 14 Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão… Từ giữa triều Trần đến hết triều Hồ chủ yếu là các nho thần: Trƣơng Hán Siêu, Chu Văn An, Phạm Sƣ Mạnh… Đến thế kỷ XV, nổi lên các tác gia tên tuổi lẫy lừng: Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn… Đây chính là các tác gia tân tiến sĩ thời Lê sơ, khi Nho giáo chiếm lĩnh vị trí chính thống. Đáng chú ý là cuối thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông đã lập ra Hội Tao đàn với 28 văn thần gọi là Tao đàn nhị thập bát tú. Các tác giả của các lực lƣợng sáng tác kể trên, với sự ảnh hƣởng của quan niệm Nho – Phật – Đạo tuy nhiều lúc khác nhau, nhƣng đều có chung một điểm đích đó là sáng tác thơ ca hƣớng đến tinh thần dân tộc cao cả, thiêng liêng. Tình hình sáng tác thơ ca từ thế kỷ X – XV phong phú, đa dạng qua nhiều giai đoạn phân kỳ chia nhỏ. Từ thế kỷ X – XII, đây là văn học thời Lý đang trong giai đoạn mở đầu nên số lƣợng tác giả và tác phẩm chƣa nhiều, chủ yếu là các sáng tác thơ ca của các thiền sƣ nhƣ Thị đệ tử (Vạn Hạnh thiền sƣ), Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sƣ), Sinh lão bệnh tử (Diệu Nhân ni sƣ), Thị tật (Quảng Nghiêm thiền sƣ)…. Ngoài ra, còn có một số các tác phẩm tiêu biểu của các tác giả ngoài nhà chùa chịu ảnh hƣởng của Phật giáo nhƣ Sắc không (Lê Thị Ỷ Lan), Thị chư Thiền lão tham vấn Thiền chỉ (Lý Thái Tông), Thông Huyền đạo nhân (Lý Nhân Tông)… Sang thế kỷ XII –XIV, thơ ca phát triển rầm rộ với các thi tập nhƣ Thái Tông thi tập (Trần Thái Tông), Thánh Tông di tập (Trần Thánh Tông), Lạc Đạo tập (Chiêu Minh Vƣơng Trần Quang Khải),… Đáng chú ý hơn cả là các thi tập của các nhà Nho nhƣ Cúc hoa bách vịnh (Trƣơng Hán Siêu), Tiều ẩn thi tập (Chu Văn An), Hiệp Thạch tập (Phạm Sƣ Mạnh),… Cũng ở giai đoạn này, thơ ca sáng tác bằng chữ Nôm đã ra đời, tạo cơ sở cho việc xây dựng những tác phẩm thơ Nôm ở đời sau. Ở thế kỷ XV, thơ ca chủ yếu do các nho sĩ sáng tác. Tiêu biểu là tác gia Nguyễn Trãi với Ức Trai thi tập (chữ Hán) và Quốc âm thi tập (chữ Nôm) và một số tập thơ chữ Hán nhƣ Chuyết Am thi tập (Lý Tử Tấn), Cưu đài tập (Nguyễn Húc), Trúc Khê thi tập (Trình Thanh),… Điểm lƣợc diện mạo thơ ca giai đoạn thế kỳ X – XV, có thể thấy đƣợc sự trƣởng thành và ngày càng lớn mạnh của đội ngũ tác giả từ những ngày đầu mới hình thành văn học viết, cùng với đó là sự tăng lên đáng kể về số lƣợng, chất lƣợng tác phẩm. Thơ ca đã thể hiện hào khí dân tộc, chủ nghĩa yêu nƣớc, chủ nghĩa anh hùng của thời đại trong sự nghiệp đấu tranh, phục hƣng và xây dựng đất nƣớc. Vị thế chính
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan