Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn thế giới nghệ thuật truyện ngắn hà lâm kỳ...

Tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật truyện ngắn hà lâm kỳ

.PDF
95
94
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– CHU THỊ LEN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN HÀ LÂM KỲ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– CHU THỊ LEN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN HÀ LÂM KỲ Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CAO THỊ HẢO THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận của khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Chu Thị Len Xác nhận của khoa chuyên môn Xác nhận của người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Cao Thị Hảo i LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn là PGS.TS. Cao Thị Hảo - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô giáo Khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khóa 24 chuyên ngành Văn học Việt Nam, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, quan tâm, chia sẻ và và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khóa học này. Thái Nguyên tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Chu Thị Len ii MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 8 6. Đóng góp của luận văn................................................................................................. 8 7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................... 9 NỘI DUNG ....................................................................................................................10 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HÀ LÂM KỲ ...............................................................................10 1.1. Những vấn đề lí luận chung....................................................................................10 1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật .............................................................................10 1.1.2. Các yếu tố cơ bản liên quan đến thế giới nghệ thuật ........................................11 1.2. Hành trình sáng tác của Hà Lâm Kỳ......................................................................19 1.2.1. Tiểu sử con người.................................................................................................19 1.2.2. Hành trình sáng tác...............................................................................................20 1.2.3. Hà Lâm Kỳ trong dòng chảy văn học Tày.........................................................28 Tiểu kết chương 1 ...........................................................................................................31 Chương 2: NHỮNG MẠCH NGUỒN CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA HÀ LÂM KỲ ....................................................32 2.1. Cảm hứng tự hào về thiên nhiên miền núi tươi đẹp và gắn bó với con người .......................................................................................................................32 2.1.1. Thiên nhiên miền núi tươi đẹp, phong phú ........................................................32 iii 2.1.2. Thiên nhiên gắn bó với cuộc sống con người miền núi....................................36 2.2. Cảm hứng ngợi ca những con người tha thiết yêu quê hương ............................43 2.3. Cảm hứng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao ...............................................................................................50 2.3.1. Cảm hứng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của ông cha ...........50 2.3.2. Cảm hứng trân trọng những phong tục, nếp sống sinh hoạt đời thường của người dân ..................................................................................................................56 Tiểu kết chương 2 ...........................................................................................................61 Chương 3: CỐT TRUYỆN, NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT, NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HÀ LÂM KỲ .......62 3.1. Cốt truyện .................................................................................................................62 3.1.1. Cốt truyện lịch sử .................................................................................................62 3.1.2. Cốt truyện cổ tích, dân gian .................................................................................66 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật................................................................................70 3.2.1. Xây dựng nhân vật qua khắc họa yếu tố ngoại hình .........................................70 3.2.2. Xây dựng nhân vật qua miêu tả tính cách ..........................................................73 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật ...............................................................................................75 3.3.1. Ngôn ngữ giản dị mang màu sắc văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số ........75 3.3.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, đậm chất thơ ..............................................................80 Tiểu kết chương 3 ...........................................................................................................83 KẾT LUẬN ....................................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................86 iv MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học các dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng của văn học Việt Nam. Bằng sự độc đáo riêng biệt của mình, văn học dân tộc thiểu số (DTTS) đã góp phần tạo nên sự đa sắc diện cho nền văn học Việt Nam hiện đại và trở thành một bộ phận có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống văn học. Trong đó, truyện ngắn dân tộc thiểu số miền núi đã có một quá trình nỗ lực tự hoàn thiện để hòa nhập với trình độ phát triển chung của văn học nước nhà. Truyện ngắn DTTS ngày càng có xu hướng cởi bỏ những trì níu đã lỗi thời của cách tư duy thô mộc. Tiếp tục kế thừa truyền thống nhưng ít nhiều đã thấy cốt truyện linh hoạt, biến ảo hơn, nhân vật đa chiều, phóng túng và gần với đời thực hơn. Trong đội ngũ các nhà văn là người dân tộc thiểu số Việt Nam, nhà văn dân tộc Tày - Hà Lâm Kỳ đã đóng góp cho truyện ngắn dân tộc thiểu số một phong cách riêng mang đậm bản sắc văn hóa Tày và màu sắc riêng của quê hương Yên Bái. 1.2. Ở Yên Bái, văn học thiểu số đang ngày càng được quan tâm và được đề xuất đưa vào chương trình giảng dạy Ngữ văn địa phương tại các trường THCS trong tỉnh. Hà Lâm Kỳ là cây bút viết sớm và có nhiều đóng góp cho nền văn học DTTS. Qua truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ, bạn đọc có thể khám phá nhiều điều thú vị về thiên nhiên và con người nơi mảnh đất vùng cao Yên Bái, với các tác phẩm tiêu biểu như: Chim Ri núi, Gió Mù Cang, Làng nhỏ, Kỷ vật cuối cùng, Đi tìm chú Cuội, Những đứa con lên núi, Suối làng…. Với tình cảm và sự tâm huyết dành cho mảnh đất quê hương, Hà Lâm Kỳ xứng đáng với các giải thưởng mà nhà văn được trao tặng như: Giải C (không có giải A) cho truyện dài Kỷ vật cuối cùng trong cuộc thi sáng tác về đề tài thiếu nhi do Hội Nhà văn và TW Đoàn tổ chức năm 1991; Giải Ba của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam với tác phẩm Mỗi nét hoa văn (2005); Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tặng thưởng huy chương “Vì sự nghiệp văn học nghệ 1 thuật” (2004); Giải thưởng của UBND tỉnh Yên Bái cho tác phẩm Chim Ri núi và Gió Mù Căng. Chính vì vậy, nghiên cứu truyện ngắn Hà Lâm Kỳ sẽ bổ sung thêm nguồn tư liệu học tập và nghiên cứu về văn học địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là văn học địa phương Yên Bái. 1.3. Các sáng tác của Hà Lâm Kỳ có một vị trí nhất định trong nền văn học dân tộc thiểu số. Nghiên cứu truyện ngắn Hà Lâm Kỳ là đóng góp vào việc nghiên cứu văn học dân tộc Tày nói chung và văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung. Nếu đề tài này được thực hiện thành công thì đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy văn học địa phương ở các trường THCS thuộc tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung. Với tất cả những lý do thực tiễn và khoa học trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ”, cho luận văn thạc sĩ của mình. Hi vọng đề tài sẽ góp phần khẳng đinh vị trí của nhà văn Hà Lâm Kỳ trong dòng chảy văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Giữa cuộc sống và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hà Lâm Kỳ với quê hương, dân tộc mình có một sự gắn bó sâu sắc. Quê hương, dân tộc đã sản sinh ra một Hà Lâm Kỳ tài năng. Bằng ngòi bút sắc sảo, Hà lâm Kỳ đã làm đẹp thêm, làm cho mọi người hiểu thêm về quê hương, dân tộc vùng cao. Bằng những tác phẩm đầy tâm huyết, nhà văn đã góp một bông hoa tươi thắm vào vườn hoa nhiều sắc hương của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Trong các công trình nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số, nhà văn Hà Lâm Kỳ được nhắc đến với những sáng tác tiêu biểu ở nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, ký, nghiên cứu, phê bình, sưu tầm văn hóa, văn học dân gian. Có thể kể đến các cuốn sách như: Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - Diện mạo và đặc điểm (Trần Thị Việt Trung chủ biên); Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam (Đào Thủy Nguyên chủ biên); Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - Một số đặc điểm (Trần Thị Việt Trung - Cao Thị Hảo - Đồng chủ biên); Văn học miền 2 núi (Lâm Tiến); Văn học dân tộc thiểu số và vấn đề đội ngũ tác giả người dân tộc (Hoàng Tuấn Cư)… Tác giả Đào Thủy Nguyên trong cuốn Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam đã đánh giá: Hà Lâm Kỳ là một trong những nhà văn “có tiếng nói mới của nhiều cây bút thuộc thế hệ thứ hai, nhiệt tình, năng nổ, thiết tha với văn hóa quê hương, nặng lòng với cội nguồn dân tộc” [31, tr. 66]. Trong Báo cáo đề dẫn của Hội thảo về nhà văn Hà Lâm Kỳ với chủ đề “Hà Lâm Kỳ - Nhà văn quê hương” trên chính quê hương ông, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nhà văn Hoàng Việt Quân đã đặt vấn đề: “Cuộc đời Hà Lâm Kỳ dù ở môi trường nào, tâm hồn, tình cảm của anh vẫn hướng về tuổi trẻ về nguồn cội. Anh tự hào về quê hương Đại Lịch của mình. Anh thao thức, trăn trở với lớp lớp thanh niên dân tộc miền núi quê hương mình một thời chống Pháp, chống Mỹ, về những di sản văn hóa của cha ông để lại. Có lẽ vì thế mà lòng anh dâng trào cảm xúc khi viết về quê hương, về tuổi trẻ”[36]. Tác giả đã khẳng định đóng góp của Hà Lâm Kì cho quê hương Yên Bái khi viết về những người con ưu tú của quê hương. Đồng quan điểm trên, thạc sĩ Hoàng Thị Lan Hương (với tham luận “Nhà văn Hà Lâm Kỳ- nhà văn quê hương”) cũng cho rằng: “Tôi gọi Hà Lâm Kỳ là nhà văn quê hương bởi trong mỗi trang viết của nhà văn đều thấm đượm những nét văn hóa truyền thống của người miền núi, của đồng bào dân tộc và những trang viết ấy hấp dẫn hơn, tự nhiên hơn khi viết về vùng quê Đại Lịch” [16]. Văn hoá truyền thống đã trở thành nét phong cách riêng được thể hiện trong sáng tác của Hà Lâm Kì. Trong tham luận “Đôi điều cảm nhận về văn xuôi Hà Lâm Kỳ” nhà văn Vũ Xuân Tửu đã nhận xét: “Nhà văn Hà Lâm Lỳ được sinh ra trong cái nôi quê hương Đại Lịch đầy ắp truyền thống văn hóa, lịch sử, thiên nhiên hùng vĩ, hữu tình. Nhà văn như con chim biết chọn hạt, đã hấp thu tinh hoa văn hóa quê hương và sáng tác lên những tác phẩm văn học có giá trị” [56]. 3 Trong tham luận “Một tiếng nói góp vào trang sử người Mông”, tác giả Khang A Chua - dân tộc Mông, Cử nhân Văn hóa, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Có đã đánh giá: “Hà Lâm Kỳ không chỉ là nhà văn, mà còn là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian và lịch sử địa phương, trong đó có những sáng tác và nghiên cứu về văn hóa dân gian Mông. Truyện “Gió Mù Cang” của Hà Lâm Kỳ lấy bối cảnh là cuộc kháng chiến chống Pháp. Những nhân vật có thật ngoài đời đi vào tác phẩm bằng lối viết giản dị, mộc mạc, mang đậm sắc thái văn hóa Mông. Tác phẩm đã góp phần quảng bá truyền thống văn hóa, lịch sử kháng chiến của đồng bào Mông nói chung, đồng bào Mông Mù Cang Chải Yên Bái nói riêng” [6]. Tác giả Hoàng Hiền với tham luận “Làng nhỏ - thế giới thần tiên của trẻ thơ”, cho rằng: “Nhà văn Hà Lâm Kỳ đã kể lại chính câu chuyện tuổi thơ quê núi của mình và còn khéo léo kể những câu chuyện lịch sử quê hương mình, cùng với ngòi bút miêu tả khung cảnh làng quê miền núi rất nên thơ và tình yêu quê hương hồn hậu, tha thiết. Tất cả đã tái hiện một làng quê miền núi giàu bản sắc văn hóa, lịch sử, hấp dẫn trẻ thơ” [12]. Thạc sĩ Hoàng Thị Vân Mai lại cho rằng yếu tố nhân văn là một đặc sắc trong các sáng tác của Hà Lâm Kỳ. Trong tham luận “Hà Lâm Kỳ- nhà giáo, nhà văn”, chị khẳng định: “Với Hà Lâm Kỳ, ông không chịu sự áp đặt, sáng tạo của ông luôn hướng tới chất nhân văn, dù ông viết về đối tượng nào, trong môi trường nào, chất nhân văn ấy không thể khác” [28]. Với tham luận “Hà Lâm Kỳ- một tâm hồn thơ đa cảm” nhà thơ Nguyễn Thế Quynh đã chỉ rõ: “Về mặt nghệ thuật thơ Hà Lâm Kỳ không phải là sự sắp đặt câu chữ cầu kỳ mà cảm xúc tự nhiên bộc bạch thành lời. Việc lập tứ thơ cũng được anh chú trọng, khá nhiều bài thơ có cấu tứ chặt chẽ. Trong thơ anh thi liệu là cảnh sắc, con người Tây Bắc mà đậm nét là quê hương Đại Lịch. Đặc sắc nhất vẫn là những câu thơ mang giọng điệu của người vùng cao” [37]. Theo Tiến sĩ Hà Thị Hải Yến (cháu ruột nhà văn) trong tham luận “Người thắp đèn gom nhặt chuyện quê”, thì điều tạo nên chất dân gian, dân tộc 4 trong các sáng tác của Hà Lâm Kỳ là: “Nhiều đêm chú tôi đốt đóm hay xách đèn bão đi gặp người già trong làng gom nhặt những tư liệu quý để tập viết. Sau này những chất liệu đó được chú xử lý thật khéo léo trong các sáng tác của mình” [58]. Với luận văn Thạc sĩ khoa học: Hà Lâm Kỳ - nhà văn Tày vùng cao Tây Bắc, tác giả Triệu Thị Thành đã tập trung nghiên cứu về nhà văn Hà Lâm Kỳ và những sáng tác của ông ở các thể loại: Văn xuôi, thơ, nghiên cứu, phê bình và sưu tầm văn hóa, văn học dân gian dân tộc thiểu số. Luận văn chỉ rõ: các tác phẩm văn xuôi của Hà Lâm Kỳ đã đi sâu khám phá thế giới nhân vật là thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số, những nhân vật hành động rất quả cảm, bộc lộ chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến ngay từ thời niên thiếu. Đó là những tác phẩm giàu tính chất lịch sử, phong phú về mặt nội dung và có những nét đẹp riêng về nghệ thuật. Qua luận văn, người đọc còn cảm nhận được tình yêu quê hương, thiên nhiên, con người miền núi của Hà Lâm Kỳ được ẩn chứa trong những tác phẩm thơ trữ tình. Hơn thế, Hà Lâm Kỳ còn là một nhà nghiên cứu, phê bình và sưu tầm văn hóa văn học dân gian dân tộc thiểu số. Ông luôn có ý thức cao trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp đã có từ lâu đời của dân tộc. Nhà văn luôn trăn trở làm sao để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc đích thực. Như vậy, công trình nghiên cứu của tác giả Triệu Thị Thành đã khắc họa bức chân dung văn học Hà Lâm Kỳ - nhà văn đa tài của vùng núi cao Tây Bắc. Tuy nhiên, ở thể loại văn xuôi, công trình này chỉ tập trung nghiên cứu sâu về mảng văn xuôi viết cho thiếu nhi. Ngoài ra những khía cạnh khác của văn xuôi vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và trọn vẹn, đặc biệt là những truyện ngắn tiêu biểu của Hà Lâm Kì chưa được khảo sát một cách cụ thể. Ngoài những tham luận đã trình bày tại hội thảo, còn có một số bài nghiên cứu về Hà Lâm Kỳ đã đăng tải trên một số sách, báo, tạp chí trung ương và địa phương. Trong bài viết: Đọc Kỷ vật cuối cùng của nhà văn Hà Lâm Kỳ, 5 nhà văn Ma Văn Kháng đã nhận xét về bút pháp của Hà Lâm Kỳ: “Hà Lâm Kỳ rất thông thuộc cảnh trí, sinh hoạt, tâm lý con người vùng quê Đại Lịch. Có cảm giác anh viết thật thoải mái. Câu chuyện liền mạch, sự việc tiếp nối sự việc, không ngưng nghỉ, trong một dòng chảy thật tự nhiên, tạo nên một lực hấp dẫn rất đáng kể” [21, tr. 545]. Cùng quan điểm trên với nhà văn Ma Văn Kháng, còn khá nhiều các bài viết của nhiều tác giả khác. Trong bài “Văn xuôi Hà Lâm Kỳ, tập sách quý về tuổi trẻ quê hương miền núi”, nhà nghiên cứu- phê bình Hán Trung Châu khẳng định: “Có thể coi miền núi Tây Bắc là vùng đất riêng thuộc về Hà Lâm Kỳ. Anh đã chọn đất này bởi nó màu mỡ, trầm tích nhiều tầng cho những hạt mầm văn học của anh nảy nở tốt tươi. Anh đã chọn trời này bởi nó lộng gió cao xanh, là không gian sống lành mạnh cho cây cành, hoa lá văn học của anh hít thở ngày một xum xuê” [5]. Những nhận định từ nhiều tác giả đều khẳng định Hà Lâm Kỳ là một nhà văn miền núi chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Các sáng tác của Hà Lâm Kỳ chủ yếu lấy chất liệu từ cuộc sống thực nên rất giản dị, gần gũi, gắn bó và đặc biệt dễ hiểu đối với bạn đọc. Hà Lâm Kỳ đã cho ra đời nhiều sáng tác đặc sắc mang hơi hướng “bản sắc dân tộc” và phảng phất “dấu ấn chiến trường”. Các sáng tác của ông thường rất mộc mạc, gần gũi nhưng không kém phần ám ảnh, sâu sắc khiến người đọc phải tự vấn, chiêm nghiệm. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể và thấu đáo về truyện ngắn Hà Lâm Kỳ. Vì vậy rất cần có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống về các sáng tác của Hà Lâm Kỳ để thấy được vị trí và vai trò, đóng góp của Hà Lâm Kỳ đối với nên văn học dân tộc thiếu số Việt Nam hiện đại. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ cho luận văn thạc sĩ của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ với những nét tiêu biểu về thế giới nghệ thuật. 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi khảo sát tất cả các tác phẩm truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ, tập trung trong cuốn “Văn xuôi Hà Lâm Kỳ” của Nhà xuất bản Hội nhà văn, trong đó tập trung vào một số phương diện cơ bản trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ: Những mạch nguồn cảm hứng trong sáng tác của Hà Lâm Kỳ, cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật. Vì ranh giới thể loại trong sáng tác của Hà Lâm Kỳ chưa thực sự rõ ràng, nên trong luận văn này, chúng tôi sẽ khảo sát thêm một số tác phẩm truyện vừa, truyện dài của Hà Lâm Kỳ. Cụ thể chúng tôi tập trung khảo sát ở 26 tác phẩm bao gồm truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài được in trong cuốn “Văn xuôi Hà Lâm Kỳ”, Nhà xuất bản Hội Nhà văn (2014). Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu một số tác phẩm khác của các nhà văn dân tộc thiểu số để so sánh, đối chiếu. Chúng tôi cũng tham khảo một số sách lý thuyết, lý luận văn học làm cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu của mình. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ, chúng tôi nhằm mục đích làm rõ hơn những nét riêng của nhà văn Hà Lâm Kỳ. Từ đó, góp phần khẳng định những đóng góp toàn diện của Hà Lâm Kỳ cho nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại về phương diện truyện ngắn. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ để chỉ ra những đóng góp tiêu biểu và khẳng định vị trí của nhà văn trong dòng chảy văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. - Qua việc nghiên cứu góp phần quảng bá rộng rãi hơn về văn học DTTS nói chung và nét đẹp của văn hóa các dân tộc thiểu số vùng núi cao Yên Bái nói riêng. 7 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau: 5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây được xác định là phương pháp chủ đạo của đề tài. Trên cơ sở phân tích các truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ, chúng tôi sẽ tổng hợp để chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: vận dụng lí thuyết thi pháp học để nghiên cứu cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật… trong truyện ngắn Hà Lâm Kỳ. 5.3. Phương pháp khảo sát - thống kê: Chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát - thống kê để chỉ ra những yếu tố lặp lại và được nhấn mạnh trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. 5.4. Phương pháp hệ thống: Là một trong những yếu tố cấu thành chỉnh thể tác phẩm,… Sử dụng phương pháp này giúp cho việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ đạt đến cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn. 5.5. Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng để khu biệt những đặc điểm của truyện ngắn Hà Lâm Kỳ so với các nhà văn dân tộc thiểu số khác. 5.6. Phương pháp nghiên cứu, phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại: luận văn sử dụng phương pháp này để đi sâu phân tích nét riêng trong truyện ngắn Hà Lâm Lỳ. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định những đóng góp của Hà Lâm Kỳ cho truyện ngắn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Đồng thời bổ sung tài liệu tham khảo về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại vốn chưa được nghiên cứu sâu, rộng. 8 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và hành trình sáng tác của Hà Lâm Kỳ. Chương 2: Những mạch nguồn cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Lâm Kỳ. Chương 3: Cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Lâm Kỳ. 9 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HÀ LÂM KỲ 1.1. Những vấn đề lí luận chung 1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật Thế giới nghệ thuật là một cụm từ gần đây được sử dụng khá phổ biến trong đời sống và trong học thuật. Vào những năm 70 của thế kỉ XX, ở Liên Xô cũ đã có một số công trình nghiên cứu quan tâm tới vấn đề này như: Thế giới nghệ thuật của M.Gorki, Thế giới nghệ thuật của Sôlôkhốp... Ở Việt Nam khái niệm này được nhắc đến vào những năm 80 nhưng cách hiểu của các tác giả chưa hoàn toàn thống nhất về một số phương diện. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thế giới nghệ thuật là “khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu)”, “là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy” [8, tr. 302]. Trong thế giới nghệ thuật luôn tồn tại một không gian riêng, thời gian riêng, theo những quy luật tâm lý, xã hội riêng… chỉ xuất hiện một lần trong các sáng tác nghệ thuật. Trong thế giới cổ tích, con người, loài vật, cây cối, thần Phật đều có thể nói chung một thứ tiếng của con người, đôi hài có thể đi một bước bảy dặm. Trong văn học cách mạng, nhân vật thường được chia thành hai tuyến địch - ta, người chiến sĩ cách mạng và quần chúng. Trong văn học lãng mạn, mối quan hệ nhân vật lại được xây dựng trên cơ sở cảm hóa. Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung được tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của sáng tạo nghệ thuật. Và tư duy nghệ thuật ấy được bắt nguồn từ trong thế giới quan, văn hoá nghệ thuật và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, thế giới nghệ thuật là cấu tạo đặc biệt, có sự thống nhất không thể tách rời, vừa có sự phản ánh hiện thực, vừa có sự tưởng tượng sáng tạo của tác giả, đồng thời có sự khúc xạ thế giới bên trong 10 của nhà văn. Thế giới này chỉ có trong tác phẩm và trong tưởng tượng nghệ thuật…Thế giới nghệ thuật là thế giới tư tưởng, thế giới thẩm mỹ, thế giới tinh thần của con người. Có thể nói, một thế giới nghệ thuật nhất định không chỉ mang đặc trưng cho tác phẩm đó, mà còn đặc trưng chung cho cả nhà văn. Nghiên cứu cấu trúc của thế giới nghệ thuật vừa cho ta hiểu hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa có thể khám phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình thành phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Như vậy, có thể hiểu thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người, là thế giới hình tượng được sáng tạo, xây dựng nên trong tác phẩm nghệ thuật theo những nguyên tắc tư tưởng - thẩm mĩ nhất định của người nghệ sĩ. Đó là một chỉnh thể nghệ thuật sống động, cảm tính, được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ và các phương thức, phượng tiện nghệ thuật đặc thù. Là đứa con tinh thần của nghệ sỹ, thế giới nghệ thuật luôn hàm chứa và thể hiện quan niệm riêng của người nghệ sỹ về thế giới, con người và sự sáng tạo. Đó không phải là một thế giới tĩnh mà là một thế giới động, phản ánh những biến chuyển tinh vi và phức tạp trong tư tưởng của người nghệ sĩ. Mỗi nhà văn sẽ có một thế giới nghệ thuật riêng trong các sáng tác của mình. Mỗi thế giới nghệ thuật tương ứng với một quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa riêng về thế giới. Nếu thế giới của thần thoại gắn liền với những quan niệm về các sự vật, hiện tượng có thể biến hóa lẫn nhau thì thế giới nghệ thuật trong cổ tích lại gắn liền với quan niệm thế giới không có sức cản… 1.1.2. Các yếu tố cơ bản liên quan đến thế giới nghệ thuật 1.1.2.1. Các mạch nguồn cảm hứng nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, cảm hứng là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của người tiếp nhận tác phẩm” [8, tr. 38]. Nói cách khác, nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học đích 11 thực không bao giờ chỉ là một sự lý giải đơn thuần mà nó luôn gắn với những trạng thái cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ. Những cảm xúc mãnh liệt ấy sẽ truyền cho người đọc sự đồng cảm, đồng điệu cùng tác giả. Nó khiến con người biết yêu thương, biết trân trọng cái đẹp, cái thiện, biết căm ghét, lên án những cái xấu. Tất cả những điều đó được thể hiện trong hiện thực đời sống của tác phẩm văn học. Đọc Chí Phèo của Nam Cao, người đọc nhận thấy cảm hứng nhân đạo được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm. Đó là tấm lòng yêu thương, đồng cảm, trân trọng của Nam Cao với những người nông dân bần cùng trong xã hội. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh; Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện; Họ phải được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ khốn cùng, bế tắc, đầy bi kịch xót xa. Với tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, nguồn cảm hứng trào lộng được thể hiện qua các tình huống truyện, nhân vật. Hay với Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), mạch nguồn cảm hứng nghệ thuật xuyên suốt tác phẩm đó là cảm hứng sử thi, cảm hứng anh hùng ca. Tác phẩm tái hiện lại sống động cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nói lên tinh thần yêu nước căm thù giặc và tấm lòng anh dũng kiên trung của thế hệ trẻ đối với Đảng và Cách Mạng. Như vây, mạch nguồn cảm hứng nghệ thuật chính là mạch tư tưởng, tình cảm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, qua đó thể hiện quan niệm, tư tưởng, tình cảm của tác giả. Trong truyện ngắn của các nhà văn dân tộc thiểu số, có ba mạch nguồn cảm hứng cơ bản, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc vùng cao. Thứ nhất là cảm hứng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong mạch nguồn cảm hứng này, các nhà văn tập trung thể hiện vẻ đẹp tiêu biểu của con người miền núi. Họ là những con người có tính cách hồn nhiên, chân thực, giàu lòng nhân ái, khoan dung, giàu đức hy sinh 12 (nàng Thu Khoan trong Dòng Sông nước mắt của Vi Hồng, Hồng Lê trong Bạn cùng lứa của Triều Ân, nhân vật thầy Hạc trong Ngôi nhà xưa bên suối, hay Hoán trong Thằng Hoán của Cao Duy Sơn…). Họ là những con người dũng cảm, lạc quan, có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt (Cô gái Tày Ngọc Lan trong Nắng vàng bản Dao của Triều Ân, cô Đàng trong Vãi Đàng của Vi Hồng, Hoàng trong Tháng năm biết nói…). Họ là những con người thủy chung, giàu khát vọng về tình yêu, tự do và hạnh phúc (tình yêu của lão Sinh- bà Ếm trong Chợ tình, lão Khơ- bà Dình trong Hoa bay cuối trời, ông Thim trong Người săn gấu.. của Cao Duy Sơn). Và hơn nữa, họ còn là những con người có tâm hồn nghệ sĩ vô cùng lãng mạn (nhân vật A Pá trong Tiếng khèn A Pá của Triều Ân, An trong Cực lạc, Xẩm Ky trong Đàn trời của Cao Duy Sơn…). Đó là những nét phẩm chất vô cùng tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Thứ hai, là cảm hứng tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống. Bởi văn xuôi dân tộc thiểu số luôn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp về đời sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào các dân tộc miền núi. Đó là nét đẹp văn hóa trong các lễ hội, trong những ngày chợ phiên, trong những câu hát giao duyên hay cả trong những phong tục bình dị nhất của cuộc sống đời thường như phong tục tang ma, cưới xin, phong tục sinh nở, kết bạn... Tất cả được hiện lên một cách chân thực trong trái tim chất chứa tình yêu tha thiếu với quê hương của các nhà văn dân tộc thiểu số. Ta có thể bắt gặp nguồn cảm hứng này trong các sáng tác của nhà văn Tô Hoài, Mã A Lềnh, Hà Lâm Kỳ và một số nhà văn khác. Thứ ba, là cảm hứng trữ tình về thiên nhiên miền núi. Trong những trang truyện ngắn của các nhà văn dân tộc thiểu số, thiên nhiên là một đối tượng nghệ thuật khách quan mang đậm màu sắc miền núi: vừa hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng vô cùng thơ mộng, lãng mạn, trữ tình. Thiên nhiên ấy chính là môi trường sống, là không gian sống, gắn bó chặt chẽ với đời sống con người vùng cao. Thiên nhiên thấu hiểu, cảm thông, sẻ chia, nuôi dưỡng và bồi đắp cho tâm hồn của con người. 13 Như vậy, trong mỗi tác phẩm cụ thể của mỗi nhà văn đều chứa đựng mạch nguồn cảm hứng nghệ thuật riêng. Tuy nhiên, cảm hứng trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, những phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là đề cao vẻ đẹp về tâm hồn, tính cách của con người miền núi giường như đã trở thành một mạch nguồn cảm hứng nghệ thuật xuyên suốt trong sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. 1.1.2.2. Nhân vật Trong cuốn lý Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên), các tác giả khẳng định: “Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học” [26, tr. 277]. Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Đó có thể là những nhân vật có tên (như Tấm, Cám, chị Dậu, Chí Phèo…) đó có thể là những nhân vật không tên (như anh đi thả ống lươn, bác phó cối, người đàn bà góa mù… trong Chí Phèo của Nam Cao), hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình - ta trong ca dao...). Trong tác phẩm văn học, nhân vật có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều đối với tác phẩm. Nghĩa là nhân vật có thể được thể hiện dưới những hình thức khác nhau. Trong các tác phẩm tự sự, đó có thể là những nhân vật được miêu tả đầy đủ cả về ngoại hình lẫn nội tâm, cả về tiểu sử lẫn tính cách. Hoặc đó có thể là những nhân vật trữ tình chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, suy nghĩ trong thơ. Đôi khi, khái niệm nhân vật còn được sử dụng một cách ẩn dụ, nghĩa là nhân vật không chỉ một con người cụ thể nào, với một ngoại hình, tâm lý, tính cách nào mà chỉ một hiện tượng, một đối tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Đọc Chiến tranh 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan