Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học hóa học lớp 10 trung...

Tài liệu Luận văn thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông

.PDF
193
142
139

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- Trần Thị Ngọc Khánh THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC TP HỒ CHÍ MINH, 2012 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- Trần Thị Ngọc Khánh THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hoá học Mã số : 60.14.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRANG THỊ LÂN TP HỒ CHÍ MINH, 2012 3 LỜI CẢM ƠN Luận văn này là một công trình nghiên cứu khoa học rất quan trọng đối với bản thân tôi. Bởi vì trong quá trình thực hiện, tôi có điều kiện tổng hợp, củng cố kiến thức và tích lũy thêm các kinh nghiệm cần có trong chuyên môn và nghiệp vụ. Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy/cô giáo, các đồng nghiệp, các em học sinh và người thân. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - TS. Trang Thị Lân đã cho tôi những góp ý chuyên môn vô cùng quý báu, cũng như đã quan tâm và động viên tôi trước những khó khăn khi thực hiện đề tài. - PGS.TS. Trịnh Văn Biều đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. - Tất cả các Thầy/cô đã giảng dạy tôi trong quá trình học tập, cung cấp kiến thức và tư liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn. - Các anh chị đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi về chuyên môn trong quá trình giảng dạy. - Giáo viên và học sinh các trường thực nghiệm đã hợp tác và hỗ trợ cho tôi. - Các anh chị lớp Cao học khóa 21 đã động viên tinh thần và chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích. Cuối cùng,, tôi muốn gửi đến gia đình lời yêu thương vì cha mẹ và các anh chị đã luôn cho tôi chỗ dựa vững chắc, tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012 Trần Thị Ngọc Khánh 4 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 3 MỤC LỤC ........................................................................................................ 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ 7 DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 8 DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. 10 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 11 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............ 14 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................14 1.2. Câu hỏi trong dạy học ........................................................................................16 1.2.1. Câu hỏi .....................................................................................................16 1.2.2. Câu hỏi dạy học .......................................................................................16 1.2.3. Phân loại câu hỏi ......................................................................................17 1.2.4. Câu hỏi hiệu quả cao–highly effective questioning.................................26 1.2.5. Bộ câu hỏi khung định hướng bài học .....................................................31 1.3. Việc sử dụng câu hỏi trong dạy học ...................................................................33 1.3.1. Vai trò của việc sử dụng câu hỏi trong dạy học ......................................33 1.3.2. Yêu cầu đối với câu hỏi dạy học..............................................................35 1.3.3. Các hình thức sử dụng câu hỏi .................................................................40 1.3.4. Một số kĩ thuật khi sử dụng câu hỏi ........................................................42 1.3.5. Một số kinh nghiệm giúp việc sử dụng câu hỏi hiệu quả ........................47 1.4. Thực trạng sử dụng câu hỏi trong dạy học Hóa học ở trường THPT ................50 1.4.1. Mục đích điều tra .....................................................................................50 5 1.4.2. Đối tượng điều tra ....................................................................................50 1.4.3. Kết quả điều tra ........................................................................................52 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT ................................ 60 2.1. Tổng quan về chương trình Hóa học lớp 10 THPT ...........................................60 2.1.1. Mục tiêu ...................................................................................................60 2.1.2. Cấu trúc và nội dung chương trình Hóa học lớp 10 THPT .....................61 2.1.3. Phân phối chương trình Hóa học lớp 10 THPT .......................................63 2.1.4. Tổng quan một số chương mục chương trình Hóa học lớp 10 THPT .....64 2.2. Những định hướng thiết kế hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa học lớp 10 THPT .....................................................................................................................69 2.2.1. Những yêu cầu đối với hệ thống câu hỏi .................................................69 2.2.1. Quy trình thiết kế hệ thống câu hỏi .........................................................74 2.2.3. Quy trình sử dụng câu hỏi trong hoạt động dạy học ...............................76 2.3. Hệ thống câu hỏi dùng trong dạy học Hóa học lớp 10 ban cơ bản ....................80 2.3.1. Hệ thống câu hỏi chương 1. Nguyên tử ...................................................80 2.3.2. Hệ thống câu hỏi chương 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn ............................................................................................88 2.3.3. Hệ thống câu hỏi chương 5. Nhóm halogen ...........................................96 2.4. Một số giáo án có sử dụng hệ thống câu hỏi đã thiết kế ..................................111 2.4.1. Giáo án bài 4. Cấu tạo vỏ nguyên tử .....................................................111 2.4.2. Giáo án bài 7. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ..........................115 BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC .......................... 118 6 2.4.3. Giáo án bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn. .........................................................................................122 2.4.4. Giáo án bài 22. Clo ................................................................................128 Tóm tắt chương 2 .............................................................................................136 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................. 137 3.1. Mục đích thực nghiệm ...............................................................................137 3.2. Nội dung thực nghiệm ...............................................................................137 3.3. Đối tượng thực nghiệm ..............................................................................137 3.4. Xử lí kết quả ..............................................................................................138 3.5. 3.4.1. Phương pháp định lượng .................................................................138 3.4.2. Phương pháp định tính ....................................................................139 Kết quả thực nghiệm..................................................................................140 3.5.1. Kết quả định lượng ..........................................................................140 3.5.2. Phân tích kết quả định lượng ...........................................................150 3.5.3. Kết quả định tính .............................................................................150 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 162 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 166 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTH Bảng tuần hoàn ĐC Đối chứng ĐHSP Đại học Sư phạm ĐHQG Đại học Quốc gia GV Giáo viên HH Hóa học HS Học sinh NXB Nhà xuất bản PP Phương pháp PTHH Phương trình hóa học PƯHH Phản ứng hóa học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại câu hỏi theo Socrate .................................................................26 Bảng 1.2. Tổng hợp phiếu thăm dò thực trạng ở giáo viên thống kê theo địa điểm 51 Bảng 1.3. Tổng hợp phiếu thăm dò thực trạng ở giáo viên thống kê theo thâm niên giảng dạy ..................................................................................................................51 Bảng 1.4. Tổng hợp phiếu thăm dò thực trạng ở học sinh .......................................52 Bảng 1.5. Mục đích sử dụng câu hỏi dạy học ..........................................................52 Bảng 1.6. Việc chuẩn bị câu hỏi khi lên lớp ............................................................53 Bảng 1.7. Nội dung chính các câu hỏi thường tập trung vào ...................................53 Bảng 1.8. Đối tượng học sinh khi đặt câu hỏi ..........................................................54 Bảng 1.9. Những ưu điểm khi sử dụng câu hỏi trong dạy học ................................54 Bảng 1.10. Những khó khăn của việc sử dụng câu hỏi ............................................55 Bảng 1.11. Ý kiến của học sinh về việc đặt câu hỏi của giáo viên Error! Bookmark not defined. Bảng 1.12. Thực trạng trả lời câu hỏi của học sinh trên lớp .. Error! Bookmark not defined. Bảng 1.13. Ý kiến của học sinh về việc nhận xét câu trả lời . Error! Bookmark not defined. Bảng 1.14. Mong muốn của học sinh về việc sử dụng câu hỏi trên lớp .......... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.1. Nội dung chương trình hóa học lớp 10 THPT .........................................62 Bảng 2.2. Phân phối chương trình Hóa học lớp 10 THPT .......................................64 Bảng 3.1. Danh sách lớp TN và ĐC....................................................................... 138 Bảng 3.2. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 1 ...............................140 Bảng 3.3. Bảng điểm kiểm tra lần 1 ....................................................................... 140 Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm tra lần 1 .......... 141 Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 ......................................... 142 Bảng 3.6. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 2 ...............................142 9 Bảng 3.7. Bảng điểm kiểm tra lần 2 .......................................................................143 Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm tra lần 2 .......... 143 Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 ......................................... 144 Bảng 3.10. Tổng hợp cá tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 3 .............................. 145 Bảng 3.11. Bảng điểm kiểm tra lần 3 .....................................................................145 Bảng 3.12. Phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm tra lần 3 ........146 Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 .......................................147 Bảng 3.14. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 4 .............................147 Bảng 3.15. Bảng điểm kiểm tra lần 4 .....................................................................148 Bảng 3.16. Phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm tra lần 4 ........148 Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 4 ....................................... 149 Hình 3.8. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 4 .............................................149 Bảng 3.18. Số lượng phiếu thăm dò .......................................................................150 Bảng 3.19. Tâm trạng của học sinh khi được đặt nhiều câu hỏi ............................151 Bảng 3.20. Ý kiến của học sinh về những ưu điểm của việc sử dụng câu hỏi .......151 Bảng 3.21. Ý kiến của học sinh để việc sử dụng câu hỏi đạt hiệu quả .................. 152 10 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Các bước đặt câu hỏi của Ivan Hannel ........................................................29 Hình 2.1. Sơ đồ soạn câu hỏi tùy vào đối tượng học sinh .......................................72 Hình 2.2. Quy trình thiết kế hệ thống câu hỏi ..........................................................74 Hình 2.3. Quy trình sử dụng câu hỏi trong hoạt động dạy học ................................77 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1 ................................................141 Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 .............................................142 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2 ................................................144 Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 .............................................144 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3 ................................................146 Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 .............................................147 Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 4 ................................................149 Hình 3.8. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 4 .............................................149 11 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hóa học vừa là bộ môn khoa học lí thuyếtvừa là khoa học thực nghiệm. Từ những cơ sở lí thuyết làm nền tảng, người học có thể dự đoán phản ứng hóa học và hiện tượng xảy ra. Do đó, đây là bộ môn đòi hỏi người học nói chung vừa phải nắm vững lí thuyết cơ bản, vừa phải biết vận dụng kiến thức để giải quyết các yêu cầu liên quan. Chính vì vậy, việc vừa kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức, vừa kiểm tra kĩ năng vận dụng lí thuyết, kĩ năng giải toán, kĩ năng phân tích… làm cho kiểm tra đánh giá đo lường kết quả học tập trong dạy học hóa học có những nét riêng đặc thù. Có thể nói, câu hỏi hóa học là một công cụ hữu hiệu để củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh. Ngoài ra, việc sử dụng câu hỏi trong dạy học góp phần quan trọng giúp giáo viênphát hiện ra khả năng tư duy của học sinh, tìm ra lỗi sai, yếu điểm, lỗ hổng kiến thức của học sinh. Đặc biệt, các câu hỏi nếu được thiết kế một cách hệ thống, khoa học, logic còn có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, học sinh có thể tự chiếm lĩnh kiến thức, tăng khả năng tư duy, liên hệ thực tiễn… Hiện nay, việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu dựa vào hình thức thi viết, phần lớn học sinh còn chưa làm quen với hình thức thi vấn đáp nên khả năng diễn đạt tư duy bằng lời của học sinh chưa cao. Thực tế dạy họccho thấy, các giáo viên sử dụng câu hỏi vấn đáp trong dạy học còn rất ít, chưa đòi hỏi khả năng tư duy cao hay khả năng vận dụng kiến thức mới chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản. Từ những thực tế như vậy, chúng tôi thấy rằng trong nhiều phương pháp dạy học, hệ thống câu hỏi chưa được quan tâm đúng mức. Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu việc sử dụng hệ thống câu hỏi hóa học để định hướng tư duy, phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh…nhưng phạm vi nghiên cứu, số lượng câu hỏi còn khá hạn chế, chưa mở rộng đến từng nội dung bài học hay chưa áp dụng cho các đối tượng học sinh khác nhau. 12 Chính với những lí do trên, chúng tôi đã quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”. 2. Mục đích của việc nghiên cứu Nghiên cứu, thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa học lớp 10 ban cơ bản ở trường trung học phổ thông, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu tổng quan vấn đề. - Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: + Cơ sở lí thuyết về câu hỏi trong dạy học hóa học. + Quy trình thiết kế hệ thống câu hỏi trong dạy học hóa học. + Quy trình sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học hóa học. - Nghiên cứu nội dung, chương trình hóa học lớp 10 ban cơ bản. - Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng câu hỏi trong dạy học Hóa học lớp 10 ở một số trường THPT. - Xây dựng hệ thống câu hỏi Hóa lớp 10 ban cơ bản. - Thiết kế một số bài lên lớp có sử dụng hệ thống câu hỏi đã xây dựng. - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả của hệ thống câu hỏi đã thiết kế. - Kết luận và đề xuất. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa học lớp 10 ban cơ bản. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu. - Giới hạn nội dung: 3 Chương thuộc chương trình Hóa học lớp 10 ban cơ bản. + Chương 1. Nguyên tử. + Chương 2. Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 13 + Chương 5. Nhóm Halogen. - Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh ĐakLak, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Giới hạn về thời gian: Năm học 2011 – 2012. 6. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được hệ thống câu hỏi đảm bảo tính khoa học, logic, khả thi và hiệu quả thì học sinh dễ dàng theo dõi bài, tư duy đúng hướng và vận dụng các kiến thức đã học một cách hiệu quả, chất lượng của việc dạy học được tăng lên. 7. Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu  Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận - Đọc và nghiên cứu cơ sở lí luận về tâm lí học, giáo dục học và về bài tập hóa học, câu hỏi hóa học. - Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lí thuyết về các dạng câu hỏi hóa học.  Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát - Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn - Phương pháp điều tra thu thập thông tin - Phương pháp chuyên gia - Thực nghiệm sư phạm  Các phương pháp toán học - Xử lí số liệu thực nghiệm bằng thống kê toán học - Sử dụng các phần mềm tin học 8. Điểm mới của đề tài Thiết kế hệ thống câu hỏi Hóa học lớp 10 ban cơ bản có chất lượng, khoa học, hợp lí và phù hợp với từng loại đối tượng học sinh. 14 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đặt câu hỏi của giáo viên đứng lớp là một vấn đề hết sức quan trọng. Nhiều giáo viên có thâm niên giảng dạy đã cho rằng, việc đặt câu hỏi trong quá trình giảng dạy là một vấn đề hết sức khó và phức tạp. Vì nó vừa là kiến thức, vừa là kinh nghiệm sống, vừa là nghệ thuật. Do đó, người ta nói rằng, qua câu hỏi ta biết ngay tầm trí tuệ của người đó. Thêm vào đó, khối lượng kiến thức đặc thù của môn Hóa học cũng không phải là ít, dễ khiến học sinh quá tải và dần quên lãng. Chính vì thế, cần một hệ thống câu hỏi để học sinh dễ dànghệ thống hóa và khái quát hóa nội dung bài học. Khi nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi nhận thấy có những nguồn tài liệu bổ ích như sau: - TS. Trịnh Văn Biều (2005), Các kĩ năng dạy học, ĐHSP. TP.HCM. - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh (1995), Vấn đề đặt câu hỏi của giáo viên đứng lớp, kiểm tra đánh giá việc học tập của học sinh, NXB Hà Nội. - Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. - TS. Lê Phước Lộc (2005), Câu hỏi và việc sử dụng câu hỏi trong dạy học, Tạp chí nghiên cứu khoa học, Trường Đại Học Cần Thơ. - Ivan Hannel (2006), Highly Effective Questioning, Percival Matthews - Nicholas Krump (editors). Các nguồn tài liệu trên đã đưa ra cơ sở lí luận về việc sử dụng câu hỏi trong dạy học và các quy tắc cần có trong việc đặt câu hỏi cũng như quy trình hình thành một hệ thống câu hỏi khả thi, Đặc biệt là tài liệu do tác giả Ivan Hannel biên soạn đã phần nào mở ra một phương pháp đặt câu hỏi phù hợp với các học sinh tuổi thiếu niên hiện nay. Các luận án, luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi có tham khảo: - Lê Anh Quân (2005), Lựa chọn, xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập về phản ứng oxi hóa khử (Ban KHTN), Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. 15 - Ngô Đức Thức (2002), Phát triển tư duy cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học các nguyên tố phi kim ở trường THPT, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. - Vũ Hồng Nhung (2006), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. - Phạm Ngọc Thanh Tâm (2009), Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 THPT chương trình nâng cao, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM - Đỗ Thị Thúy Hằng (2001), Sử dụng câu hỏi và bài tập hóa hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. Nhận xét chung những tài liệu trên, các tác giả đã đưa ra được: + Khái niệm câu hỏi. + Phân loại câu hỏi. + Những yêu cầu của câu hỏi. + Kĩ thuật sử dụng câu hỏi trong dạy học. + Xây dựng một số câu hỏi hóa học tiêu biểu. + Thiết kế một số bài lên lớp. + Thực nghiệm định lượng để đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên, các câu hỏi đưa ra chưa mang tính hệ thống hóa cao, chưa thật sự gắn liền với thực tiễn cũng như cơ sở lí luận đưa ra chưa chặt chẽ và đầy đủ. Kết luận: Câu hỏi trong dạy học thật sự đóng vai trò quan trọng, đòi hỏi giáo viên cần quan tâm, nghiên cứu và biên soạn một cách hoàn chỉnh, đầy đủ và khoa học. Vì vậy, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài theo hướng thiết kế hệ thống câu hỏi Hóa học nhằm rèn khả năng tư duy, phát huy tiềm năng và góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, giúp học sinh yêu thích môn học hơn. 16 1.2. CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC 1.2.1. Câu hỏi [43], [44], [45], [46] Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Tự điển ngôn ngữ, Hà Nội – 1992, trang 455), “Hỏi” tức là : - Nói ra điều người muốn người ta cho mình biết với yêu cầu được trả lời. - Nói ra điều mình đòi hỏi hoặc mong muốn ở người ta với yêu cầu được đáp ứng. Đại từ điển tiếng Việt đã định nghĩa:“câu hỏi là câu biểu thị sự cần biết hoặc không rõ với những đặc trưng của ngữ điệu và từ hỏi”. Trên thế giới chắc không ai quên được, Socrate ngày xưa là người thuyết phục giỏi nhất thế giới. Ông đã bán rất chạy những ý kiến của ông đến nỗi ngày nay người ta còn học hỏi ông. Bí quyết lớn nhất của ông là “đặt những câu hỏi”. Voltaire cũng đã nói: “Hãy xét người qua câu hỏi của họ chứ không xét người qua lời đáp”. Rudyard Kipling nhà hùng biện nổi tiếng trên thế giới đã phát biểu: “Tôi có sáu người bạn trung thành. Họ đã dạy cho tôi tất cả những gì mà tôi đã biết.Tên của họ là“Cái gì?”, “Tại sao?”, “Khi nào”, “Như thế nào”, “Ở đâu” và “Ai”. Với những quan niệm đó thì ta có thể quả quyết rằng, câu hỏi có một tầm quan trọng vô cùng lớn trong cuộc sống nói chung và trong dạy học nói riêng. Có thể nói, việc sử dụng câu hỏi chỉ là một phần trong quá trình dạy học, tuy nhiên nó có vị trí cực kì quan trọng. Giáo viên sử dụng những câu hỏi hay, hiệu quả và đúng trọng tâm sẽ giúp học sinh hiểu bài và hình thành kĩ năng tư duy ở mức độ cao, từ đó sẽ nâng cao chất lượng dạy học. 1.2.2. Câu hỏi dạy học [13], [17], [45] Theo TS. Lê Phước Lộc “Câu hỏi dạy học được định nghĩa là những câu hỏi hoặc yêu cầu có tính chất hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức, giúp giáo viên kiểm tra kiến thức của học sinh hoặc tạo ra những tương tác tâm lý tích cực khác giữa giáo viên và học sinh nhằm hoàn thành mục tiêu dạy học”. 17 Theo PGS.TS Nguyễn Đình Chỉnh “Câu hỏi của người giáo viên đặt ra trong quá trình giảng dạy khác với câu hỏi bình thường trong cuộc sống. Trong cuộc sống khi người ta hỏi ai một điều gì thường người hỏi chưa biết điều đó hoặc là biết một cách lơ mơ chưa rõ. Nhưng câu hỏi mà người giáo viên đặt ra trong quá trình giảng dạy là những cái mà giáo viên đã biết. Vì vậy, câu hỏi đặt ra trong quá trình giảng dạy không phải để đánh đố học sinh mà là câu hỏi mở. Điều này có nghĩa là đặt câu hỏi cho học sinh về những vấn đề mà học sinh đã học hoặc là từ những kiến thức đã được học mà suy ra”. Theo Ancher, người được gọi là giáo viên bậc thầy trong việc đặt câu hỏi đã truyền lại rằng “Đặt câu hỏi là một trong những cách dạy học cơ bản mà qua đó người thầy có thể kích thích việc học và suy nghĩ của học sinh”. Theo Frander, qua cuộc điều tra của ông vào năm 1970, việc đặt câu hỏitrong dạy học là một trong 10 tiêu chí cho những người thầy cần phải nghiên cứu. Thực tế dạy học hiện nay cho thấy, các giáo viên sử dụng câu hỏi vấn đáp trong dạy học còn rất ít, nếu có chỉ mang tính câu hỏi lí thuyết, nặng về tính chất “trả bài”, câu hỏi một chiều hay câu hỏi “đúng – sai”. Do đó, trong phạm vi đề tài này, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu, xây dựng và làm rõ những câu hỏi “nói” – vấn đáp là chủ yếu. 1.2.3. Phân loại câu hỏi [5], [6], [13], [15], [17], [27] Hiện nay có nhiều cách phân loại câu hỏi khác nhau. Tùy từng tác giả, từng cách nhìn nhận mục đích hay nội dung mà người ta có những kiểu phân loại, có thể hoàn toàn khác biệt, hoặc có thể có liên quan hoặc có thể một câu hỏi bao gồm nhiều loại. Chính vì sự phong phú trong cách phân loại nên chúng ta có thể đề cập tới những kiểu tiêu biểu sau đây. 1.2.3.1. Phân loại câu hỏi theo chức năng tổ chức quá trình lĩnh hội  Câu hỏi nhằm củng cố tri thức và các kĩ năng, kĩ xảo - Tái hiện những điều đã học. - Hệ thống hóa các sự kiện, khái niệm. 18 - Rèn luyện các kỹ năng. Ví dụ: Em hãy viết phương trình phản ứng chứng minh axit sunfuric đặc có tính oxi hóa mạnh. (Bài 33 SGK HH 10)  Câu hỏi giúp học sinh nắm vững logic và các PP tư duy, sáng tạo - Hệ thống phân tích, tổng hợp (so sánh, khái quát, đánh giá, rút ra kết luận). - Đào sâu, làm giàu hệ thống tri thức (xác định rõ, cụ thể hóa, phát triển…). Ví dụ:Nêu tính chất hóa học cơ bản của halogen và giải thích chiều biến đổi tính chất hóa học cơ bản đó. (Bài 21 SGK HH 10)  Áp dụng tri thức trong thực tế - Thực tế các hành động. - Hình thành công việc. - Nắm vững các kỹ năng. Ví dụ: Làm thế nào để tinh chế NaCl có lẫn tạp chất NaBr ở thể rắn? (Bài 25 SGK HH 10) 1.2.3.2. Phân loại câu hỏi về mặt nội dung  Câu hỏi về chức năng Thể hiện ở 3 dạng - Chức năng kiểm tra kiến thức, kỹ năng, phương pháp của học sinh. - Chức năng kiểm tra tính trung thực của học sinh. - Chức năng tâm lý: giúp giáo viên biết được những điều mà mình muốn tìm hiểu. Loại câu hỏi này thường tạo ra sự gần gũi, hứng thú, xóa bỏ “hàng rào tâm lý”, giảm bớt quan hệ căng thẳng giữa thầy và trò.  Câu hỏi về sự kiện Là những câu hỏi đặt ra để hỏi về những vụ việc, những sự kiện liên quan đến việc học tập, đời sống, gia đình… có ảnh hưởng đến việc học tập nói chung và bộ môn hoặc từng bài dạy của giáo viên nói riêng. Mục đích của loại câu hỏi này là bổ sung để kiểm tra chất lượng. 19  Câu hỏi về nội dung Là những câu hỏi nhằm vào các vấn đề chính mà giáo viên cần biết, cần kiểm tra (chủ yếu là những câu hỏi về những kiến thức đã học). Các loại câu hỏi này được bố trí xen kẽ nhau để làm giảm bớt sự căng thẳng tâm lí ở học sinh. 1.2.3.3. Phân loại câu hỏi theo hình thức câu hỏi  Câu hỏi đóng Các câu hỏi đóng là những câu hỏi có giới hạn, cho phép trả lời đúng hoặc sai. Lọai câu hỏi này chỉ có một đáp án đúng duy nhất. Ví dụ:(Bài 7 SGK HH 10) Ta có thể xác định vị trí của một nguyên tố dựa vào cấu hình electron nguyên tử không? A. Có. B. Không.  Câu hỏi mở Câu hỏi mở kích thích học sinh đào sâu suy nghĩ và đưa ra nhiều quan điểm. Không chỉ có một câu trả lời đúng. Đưa ra các câu hỏi mở cho nhóm học sinh sẽ thu được vô số các ý tưởng và câu trả lời khác nhau. Câu hỏi mở dùng để: cung cấp thông tin, thảo luận thêm hoặc đặt thêm câu hỏi, thúc ép đối thoại. Các loại câu hỏi mở: - Câu hỏi mang tính sự kiện, sự thực. - Câu hỏi mở rộng. - Câu hỏi bào chữa, biện hộ. - Câu hỏi giả định. Ví dụ:(Phụ lục 1) Những khó khăn của việc sử dụng câu hỏi trong quá trình dạy học là: Thời lượng tiết học không đủ cho việc đặt nhiều câu hỏi. Học sinh chưa tích cực tham gia trả lời. 20 Chưa có được một số câu hỏi hay, có tính vấn đề. Số lượng học sinh quá nhiều nên chỉ hỏi được một số em. Học sinh chưa hiểu được trọng tâm câu hỏi hướng đến. Ý kiến khác: ......................................................................................... 1.2.3.4. Phân loại câu hỏi theo hình thái câu trả lời  Câu hỏi hội tụ Câu hỏi hội tụ nghiêng về một câu trả lời đúng nhất, hoặc câu trả lời hoàn chỉnh chỉ có một, hoặc chỉ duy nhất có một phương án đúng. Có một số ít câu hỏi hội tụ khó trả lời, đòi hỏi phải suy nghĩ, sáng tạo. Ví dụ: Ai là người đầu tiên tìm ra electron?  Câu hỏi phân kì Câu hỏi phân kì nhằm vào nhiều câu trả lời khác nhau, tức là có nhiều đáp án khó xác định đâu là phương án trả lời đúng nhất. Nó có thể được gọi là câu hỏi mở, không có đáp án đơn trị. Phần lớn các câu hỏi phân kì là câu khó. Nó bao hàm nội dung kiến thức phong phú, không bao giờ trả lời được hết một cách hoàn chỉnh. Ví dụ: - Sự ô nhiễm môi trường sẽ dẫn tới những hậu quả nào ? - Để có sức khỏe tốt chúng ta phải làm gì? 1.2.3.5. Phân loại câu hỏi theo cấu trúc  Câu hỏi đơn giản Câu hỏi đơn giản nhằm câu trả lời đơn giản, tuy không hẳn là dễ và ở trình độ thấp, bởi có câu hỏi đơn giản nhưng rất khó. Thường thì câu hỏi đơn giản thì dễ. Ví dụ: Tính chất hóa học đặc trưng của Oxi là gì? Oxi và Lưu huỳnh có những điểm gì giống và khác nhau về tính chất hóa học? (Bài 34 SGK HH 10)  Câu hỏi phức tạp Câu hỏi phức tạp cần có câu trả lời phức tạp về cấu trúc nhưng chưa chắc đã khó về nội dung.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan