Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn thơ nôm tứ tuyệt từ hồ xuân hương đến trần tế xương...

Tài liệu Luận văn thơ nôm tứ tuyệt từ hồ xuân hương đến trần tế xương

.PDF
110
217
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NÔNG VĂN MƢU THƠ NÔM TỨ TUYỆT TỪ HỒ XUÂN HƢƠNG ĐẾN TRẦN TẾ XƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NÔNG VĂN MƢU THƠ NÔM TỨ TUYỆT TỪ HỒ XUÂN HƢƠNG ĐẾN TRẦN TẾ XƢƠNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Ngô Gia Võ Thái Nguyên, năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017 Tác giả luận văn Nông Văn Mƣu i LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, các giảng viên Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến TS. Ngô Gia Võ, người đã hết sức tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017 Tác giả Nông Văn Mƣu ii MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề đề tài ..........................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................11 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................11 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................11 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................12 7. Dự kiến đóng góp của luận văn ......................................................................12 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................13 PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 14 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .......................................................... 14 1.1. Quan niệm về thơ tứ tuyệt ...........................................................................14 1.1.1. Về thuật ngữ tứ tuyệt ............................................................................... 14 1.1.2. Hình thức của một bài tứ tuyệt ................................................................ 17 1.2. Thơ Nôm tứ tuyệt trước Hồ Xuân Hương ...................................................18 1.2.1. Thơ Nôm tứ tuyệt trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi .................... 19 1.2.2. Thơ Nôm tứ tuyệt trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm... 22 1.3. Hoàn cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội, thời đại Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương ..................................................................................................23 1.3.1. Hoàn cảnh lịch sử - văn hóa – xã hội, thời đại Hồ Xuân Hương ............ 23 1.3.2. Hoàn cảnh lịch sử - văn hóa – xã hội, thời đại Trần Tế Xương .............. 25 * Tiểu kết chương 1 ............................................................................................26 iii Chƣơng 2 SỰ VẬN ĐỘNG VỀ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG TƢ TƢỞNG TRONG THƠ NÔM TỨ TUYỆT TỪ HỒ XUÂN HƢƠNG ĐẾN TRẦN TẾ XƢƠNG ................................................................................ 28 2.1. Quy mô số lượng .........................................................................................28 2.1.1. Quy mô số lượng thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương ............................. 28 2.1.2. Quy mô số lượng thơ Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương............................... 29 2.2. Hệ thống đề tài chủ đề .................................................................................31 2.2.1. Hệ thống đề tài, chủ đề trong thơ Hồ Xuân Hương ................................ 31 2.2.2. Hệ thống đề tài chủ đề trong thơ Trần Tế Xương ................................... 33 2.3. Giá trị nội dung tư tưởng .............................................................................37 2.3.1. Giá trị nội dung tư tưởng trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương ....... 37 2.3.2. Giá trị nội dung tư tưởng trong thơ Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương ......... 47 * Tiểu kết chương 2 ............................................................................................63 Chƣơng 3 SỰ VẬN ĐỘNG VỀ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NÔM TỨ TUYỆT TỪ HỒ XUÂN HƯƠNG ĐẾN TRẦN TẾ XƯƠNG ............................................................................................................ 64 3.1. Cấu trúc bài thơ, các vấn đề về niêm, vần, luật, nhịp trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương .............................................. 64 3.1.1. Cấu trúc bài thơ, các vấn đề về niêm, vần, luật, nhịp trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương ............................................................................. 64 3.1.2. Cấu trúc bài thơ, các vấn đề về niêm, vần, luật, nhịp, kết cấu trong thơ Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương .................................................................. 68 3.2. Nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương ................................................................................................. 72 3.2.1. Nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương ............. 72 3.2.2. Nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương ............... 76 3.3. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương ..................................................................................................82 iv 3.3.1. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương ........... 82 3.3.2. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương ............. 86 * Tiểu kết chương 3 ............................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 100 v PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề đề tài Diện mạo thơ tứ tuyệt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX có một quá trình phát triển lâu dài và tồn tại ở cả hai bộ phận chữ Hán và chữ Nôm. Ở chặng đường đầu, thơ tứ tuyệt chỉ được viết bằng chữ Hán, đến chặng sau mới xuất hiện thơ tứ tuyệt chữ Nôm, nội dung cũng chuyển dần từ cảm quan Phật giáo sang các vấn đề khác như chính trị, triết học và đời sống thế tục... Khác biệt với thơ chữ Hán, bộ phận thơ tứ tuyệt chữ Nôm đã tạo nên bảng màu sắc rực rỡ, mới mẻ cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Trong tiến trình phát triển, hai tác giả tiêu biểu cho thể thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Nôm không thể không nhắc đến là Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương. Đây là hai tác giả có số lượng thơ Nôm tứ tuyệt vào loại nhiều nhất trong lịch sử văn học thời kỳ Trung đại, chứng tỏ họ đã dành nhiều tâm huyết và tài năng sáng tạo cho thể thơ này và họ đã rất thành công khi dùng thể thơ tứ tuyệt để trào phúng. Từ những đặc điểm nội dung và hình thức đặc thù của thể thơ tứ tuyệt, qua việc sử dụng hiệu quả từ ngữ giản dị nhưng hàm súc của phép lặp từ, lặp cấu trúc trong đối liên và tiểu đối, của thủ pháp tỉnh lược, các yếu tố chỉ chủ thể, các động từ, hư từ, câu thơ tứ tuyệt có thể đạt được yêu cầu nén chặt thông tin, để mỗi chữ đều có sức nặng tư tưởng, sức ám ảnh, góp phần tạo nên thành công của các bài tứ tuyệt. Chính sự giản dị của lời thơ, sự chân thành của tình cảm và tài năng nghệ thuật của các nhà thơ đã góp phần quan trọng làm cho các bài thơ tứ tuyệt có được sức sống lâu bền trong tâm hồn người đọc. Bởi vậy, thể thơ này đã được nhiều thế hệ người đọc đón nhận và yêu thích. Thơ tứ tuyệt là một thể thơ được coi là “cao diệu” trong thơ Đường đồng thời cũng là mảng thơ thành công nhất của Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương. Những sáng tác của Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương về thơ Nôm tứ tuyệt đã đánh dấu quá trình phát triển rực rỡ của thể loại thơ Nôm Đường 1 luật, khẳng định một bước tiến quan trọng của thơ ca dân tộc. Đồng thời, đây cũng là mảng thơ quan trọng trong việc khẳng định cá tính sáng tạo và vị thế của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương cũng như tài năng nghệ thuật độc đáo của Trần Tế Xương. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy đây là một đề tài thú vị có thể có những đóng góp nhất định để góp phần khám phá những đặc điểm độc đáo trong sự nghiệp sáng tác của cả hai nhà thơ. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy bộ phận thơ Nôm tứ tuyệt đã xuất hiện từ thời Nguyễn Trãi và kéo dài đến hết thời kỳ trung đại, với các tác giả lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, tạo thành một dòng chảy riêng biệt và có những đóng góp độc đáo về phương diện nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật. Qua quan sát và khảo sát bước đầu, kết quả cho thấy hai tác giả Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương có số lượng thơ Nôm tứ tuyệt nhiều nhất. Bên cạnh việc dùng thơ Nôm tứ tuyệt sáng tác theo các đề tài, chủ đề truyền thống, hai tác giả này còn dùng thơ Nôm tứ tuyệt để trào phúng, mở ra nhữngphương diện mới về khả năng chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực của thơ Nôm tứ tuyệt. Đặc biệt, giá trị trào phúng trong thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương, được hình thành từ những điều kiện lịch sử - văn hoá - xã hội đặc thù cũng như thân thế và cá tính sáng tạo của hai tác giả. Đi tìm hiểu hành trình thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương, rất có thể ta phát hiện ra những quy luật vận động, phát triển của thể thơ này trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về thơ Nôm tứ tuyệt của hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương, để từ đó có cái nhìn tổng quát hơn và chỉ ra được những điểm tương đồng, điểm khác biệt giữa hai tác giả, cũng như những đóng góp của họ trong tiến trình phát triển của thơ Việt Nam thời kỳ Trung đại. Mặc dù vấn đề nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương không còn là điều mới 2 mẻ, những sáng tác của họ đã có rất nhiều tác giả, nhiều công trình đề cập đến nhưng tiến trình phát triển của thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến thơ Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương vẫn chưa trở thành đối tượng nghiên cứu chính của bất cứ công trình nào. Do vậy, đề tài luận văn Thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương sẽ tổng hợp và đánh giá toàn diện tiến trình phát triển của thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương, khẳng định thành tựu nghệ thuật đặc sắc của hai tác giả quan trọng này. Người viết hi vọng luận văn này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn học Trung đại nói chung và thơ văn Hồ Xuân Hương cũng như Trần Tế Xương nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương là hai nhà thơ lớn của dân tộc bởi vậy việc sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của họ là vấn đề được quan tâm chú ý nhiều năm qua. Do đó, từ đầu thế kỷ XX đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hai tác giả này. 2.1. Tác gia Hồ Xuân Hƣơng Hồ Xuân Hương nổi tiếng với những sáng tác bằng chữ Nôm. Đã có nhiều công trình và nhiều bài viết về thơ Hồ Xuân Hương ngay từ trước Cách mạng, có thể kể đến những tác giả như Tản Đà, Nguyễn Hữu Tiến, Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh… Sau cách mạng tháng Tám, rất nhiều công trình nghiên cứu công phu về Hồ Xuân Hương đã xuất hiện. Nhà nghiên cứu Trương Tửu cho rằng: “Hồ Xuân Hương là một thiên tài đặc biệt của Việt Nam và bình dân. Thiên tài ấy phát hiện ra ở ba đặc tính là trữ tình, trào phúng, huê nguyệt”[52, tr.78]. Theo Trương Tửu, “Trong ba đặc tính ấy cái dâm là căn bản não trạng Hồ Xuân Hương. Hai đặc tính kia cũng nảy nở dưới ánh sáng của cái dâm đó. Ta cũng có thể nói như thế này: cái nhãn quan độc nhất của Hồ Xuân Hương về sự vật là một nhãn quan dâm”[52, tr.78]. Sau đó, tác giả kết luận: “Cái cười 3 của Hồ Xuân Hương cũng tết bằng hình tượng giao hợp. Cái cười, cái giận, cái nhớ ở thi sỹ đều có tính cách tiếu lâm, câu đố, ca giao huê nguyệt và đều chống đối tục lệ hay ý thức hệ cá nhân phong kiến”[52, tr.84]. Trong những đánh giá trên, Trương Tửu đã gắn liền Hồ Xuân Hương và thơ Hồ Xuân Hương với cái dâm. Tác giả cũng đánh giá rất cao thơ trào phúng của bà. Tác giả Nguyễn Sĩ Tế thì cho rằng: “Khuynh hướng thi ca của Hồ Xuân Hương là khuynh hướng tình cảm trào phúng”[43, tr.90]. Cũng theo Nguyễn Sĩ Tế thì ở Hồ Xuân Hương: “Thơ tình cảm và thơ trào phúng phối hợp chặt chẽ đến nỗi nếu tách rời nhau thì thơ Hồ Xuân Hương đổi hẳn bộ dạng, không còn là thơ Hồ Xuân Hương nữa”[43,tr.89]. Sau khi đã đưa ra những dẫn chứng về thơ trào phúng trong cuộc sống, trong văn chương nói chung và trong văn chương bác học nói riêng, ông đã khẳng định: “Thơ trào phúng không còn là điều mới lạ. Cái mới lạ của nó trong câu chuyện này là nó đã kết phát nhằm đúng một con người mà không ai ngờ tới, một người đàn bà, vào một thời mà người đàn bà chỉ được xã hội giành cho một “chỗ ngồi” nhỏ bé riêng trong gia đình Hồ Xuân Hương. Có thể nói Hồ Xuân Hương là phần tử nữ giới đầu tiên đã làm thơ để chế giễu đời ở nước ta”[43, tr.101]. Tác giả Phạm Thế Ngũ lại bàn luận về những đặc sắc trong thơ Hồ Xuân Hương, đề cập tới vấn đề “hình ảnh dâm tục” và viết: Đọc thơ Hồ Xuân Hương, Tản Đà có phê một câu là: “Thi trung hữu quỷ”: “Thật vậy, trong hầu hết nếu không phải là toàn thể các bài thơ của Hồ Xuân Hương, người đọc đều có thể tìm ra một cảnh tượng dâm tục gây ra sự quyến rũ ma quái. Tác giả thường đem hình ảnh của cái giống (lesexe) hoặc cử động tính giao (Iacte sexuel) mà gửi gắm bóng gió vào đó những bài tả đồ vật, vịnh sử việc hay phong cảnh”[27, tr.112]. Phạm Thế Ngũ cũng một phần đồng ý với quan niệm Trương Tửu khi gắn hình ảnh “dâm tục” là một trong những đặc điểm của thơ Hồ Xuân Hương. 4 Tác giả Nguyễn Hồng Phong cũng đã đánh giá rất cao thơ trào phúng Hồ Xuân Hương : “Thi sĩ Xuân Hương là một thi sĩ châm biếm trào lộng và trữ tình, mà châm biếm trào lộng là chủ yếu. Ngay những lúc trữ tình tha thiết nhất, nàng cũng vẫn cười cợt, mỉa mai. Với những cái vũ khí ấy, Xuân Hương đánh cho đẳng cấp phong kiến những đòn tinh thần rất sâu cay độc địa, cái độc địa của một thứ thuốc đắng. Tất cả những gì mà xã hội phong kiến thường đề cao, thường cho là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, thường quét một lớp vàng son lộng lẫy bên ngoài thì trong thơ nó đều trở thành những cái tầm thường, lố bịch, tục tĩu, những cái nhỏ bé đáng thương hại” [33, tr.124]. Tác giả khẳng định tài năng nghệ thuật độc đáo của Hồ Xuân Hương: “Xuân Hương chơi chữ là để trào lộng hoặc mỉa mai châm biếm, làm cho câu thơ trở nên duyên dáng vô cùng. Xuân Hương là nhà thơ thi sĩ độc nhất dùng những lời nói rất thông thường nôm na, giản dị vào trong thơ mà dùng một cách rất khéo léo, rất táo bạo. Xuân Hương cũng là nhà thi sĩ độc nhất có ngòi bút tả thực một cách sắc sảo, có một bút pháp tả thực và trào lộng bậc thầy. Về bút pháp tả thực trừ Nguyễn Du, tất cả các nhà thơ dưới thời phong kiến không ai có thể sánh với Hồ Xuân Hương”[33, tr.134]. Tác giả Nguyễn Hồng Phong rất khâm phục tài thơ của Hồ Xuân Hương đặc biệt là tài trào lộng mỉa mai và châm biếm vào “bậc thầy” và “độc nhất” của văn học Việt Nam trung đại. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc nói về Hồ Xuân Hương: “Thơ Hồ Xuân Hương một mặt thông cảm, bênh vực phụ nữ, đề cao ngời phụ nữ, mặt khác đả kích tất cả những nhân vật tiêu biểu của xã hội phong kiến từ đám sĩ tử, nhà sư, đến bọn quan lại, những hiền nhân quân tử và trên tất cả là bọn vua chúa. Bà vạch trần lối sống đạo đức giả, trái tự nhiên của bọn chúng. Hồ Xuân Hương kế thừa truyền thống của truyện tiếu lâm dân gian thường dùng cái tục làm phương tiện đả kích. Nghệ thuật đả kích của bà sắc bén “đánh một cái chết tươi”[22, tr.28]. Tác giả dành một phần lớn trong công trình của 5 mình để đi sâu tìm hiểu thơ trào phúng và khẳng định thơ Hồ Xuân Hương là sản phẩm của một “đầu óc tỉnh táo, một lí trí lành mạnh”,“bà là một nghệ sĩ chân chính”, “chứ không thể coi là một nhà thơ dâm đãng được”[22, tr.285286]. Có thể nói, Nguyễn Lộc là một trong những người đánh giá khá toàn diện và đúng mực giá trị thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương. Trong cuốn Ba thi hào dân tộc, nhà thơ Xuân Diệu đã xếp Hồ Xuân Hương là một thi hào bên cạnh những tên tuổi lớn của dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Điều này cho thấy Xuân Diệu rất đề cao Hồ Xuân Hương. Hơn nữa, với cách cảm nhận thơ và cách đánh giá của một thi sĩ, Xuân Diệu đã tôn bà là “Bà chúa thơ Nôm” và viết “Chúa đây là một cách nói như „hoa hồng là chúa hoa‟ chứ không phải là ông hoàng, bà chúa. Thơ Hồ Xuân Hương đã làm cho chữ „nôm na‟ không đồng nghĩa với „mách qué‟ nữa, mà nôm na là đồng nghĩa với thuần tuý, trong trẻo, tuyệt vời. Bà chúa thơ Nôm là chúa cả nội dung và hình thức”[4, tr.486]. Xuân Diệu cũng đã phân tích rất nhiều tác phẩm thơ Nôm Hồ Xuân Hương để khẳng định tài năng độc đáo của bà, đặc biệt là tài năng sáng tác thơ Nôm trào phúng. Với năng lực bình thơ tinh tế, Xuân Diệu đã để lại những trang viết tài hoa và đầy ấn tượng về thơ Hồ Xuân Hương. Tác giả Ngô Gia Võ tập trung công sức nghiên cứu và đã có rất nhiều bài viết về thơ Hồ Xuân Hương. Tác giả khẳng định: “Hồ Xuân Hương đả kích phê phán để mà ca ngợi, khẳng định và bênh vực. Đó là giá trị nhân đạo quan trọng nhất trong tác phẩm của bà. Và giá trị này là ngọn nguồn quan trọng nhất khiến cho thơ Hồ Xuân Hương tươi thắm với thời gian, vượt qua biên giới, hấp dẫn cả những bạn bè xa gần trên thế giới”[56, tr.72]. Tác giả còn góp phần lí giải hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương [89], và cho rằng: “hiện tượng cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương có nguyên nhân tổng hợp từ nhiều điều kiện cụ thể” trong đó có điều kiện “hoàn cảnh lịch sử- thời đại”, điều kiện “cảnh đời và cá tính sáng tạo”, điều kiện “ảnh hưởng trực tiếp của văn 6 học dân gian”, điều kiện “sản phẩm của một trào lưu nhân văn” và điều kiện “sản phẩm của tư duy trung đại”. Đặc biệt, tác giả đã có một công trình nghiên cứu rất công phu về thơ Hồ Xuân Hương với nhan đề: Hồ Xuân Hương với dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng, trong đó tác giả đã đề cập đến đối tượng trào phúng, nguồn gốc cảm hứng trong thơ trào phúng chống phong kiến của Xuân Hương. Từ đó đưa ra nhận xét: “Thứ nhất Hồ Xuân Hương đề cao tài năng, trí tuệ và đặc biệt là yêu cầu hạnh phúc tình dục, chống lại sự phủ định nhu cầu tình dục và tình dục tự do. Thứ hai, bà chống lại sự lí tưởng hoá đối với những quyền uy trung đại như cường quyền, thần quyền và nam quyền trên các phương diện danh vị xã hội, thực chất khả năng trí tuệ… Thứ ba Hồ Xuân Hương chống lại những tập tục phong kiến khắc nghiệt, vô nhân đạo đối với người phụ nữ”[55, tr.125]. Tác giả còn cho rằng: “Trong tiến trình văn học viết dân tộc, Hồ Xuân Hương đã sử dụng đầy sáng tạo một phương tiện nghệ thuật “đặc dị” là cái “tục” để xây dựng tiếng cười trào phúng độc đáo của mình. Đây là một phương tiên nghệ thuật lớn bao hàm trong nó nhiều phương diện nghệ thuật khác ở cấp độ nhỏ hơn như ngôn ngữ, kết cấu, hình ảnh…”[55, tr.133]. Sau đó, tác giả đi sâu khám phá nghệ thuật trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, đặc biệt là nghệ thuật cái tục trong thơ bà và đưa ra kết luận “Một lần nữa cần khẳng định Hồ Xuân Hương là một tác giả trào phúng lớn đã kết tinh tổng hợp và phát triển những thành tựu trào phúng đa dạng từ trước đó qua hai nguồn văn học dân gian và văn học viết, đặc biệt là qua thơ Nôm Đường luật trào phúng”[54, tr.188], và “Hồ Xuân Hương là một đỉnh cao của dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng Việt Nam”[55, tr.193]. 2.2. Tác gia Trần Tế Xƣơng Tú Xương là người suốt đời lận đận trong con đường “hoạn lộ” mà vẫn không thành danh, do đó văn chương của ông đương thời ít được ghi chép lại. Vì thế, việc nghiên cứu thơ Tú Xương giai đoạn trước 1945 cũng chưa được 7 đặt ra đúng mức. Tuy nhiên, nghiên cứu văn học giai đoạn này vẫn đạt được những thành tựu nhất định. Cuốn Trông dòng sông Vị (Trần Thanh Mại 1935) đã khẳng định Tú Xương là nhà thơ trào phúng, trong đó những bài thơ giả giọng phong lưu chiếm một phần quan trọng nhất trong cuộc đời sáng tác của ông. Đó là những tiếng cười gàn “Cười ra nước mắt”. Có thể nói, đây là tập phê bình văn học đầu tiên về Tú Xương có tính công phu, hệ thống nhất ở giai đoạn này. Việc sưu tầm nghiên cứu, phê bình thơ văn Tú Xương còn có tác giả: Vũ Đăng Văn với Thân thế và thơ văn Tú Xương (1951- NXB Cây Thông, Hà Nội), tác giả Nguyễn Duy Diễn với Luận đề Trần Tế Xương (1953), ông đã đề cao và coi Tú Xương là ông tổ trào phúng Việt Nam. Việc nghiên cứu thơ Tú Xương thực sự phát triển mạnh mẽ kể từ sau 1954, đặc biệt từ lễ kỉ niệm 50 năm ngày mất của nhà thơ (29/1/1907 29/1/1957). Nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại được xem là một trong những người có công phát hiện và nghiên cứu sớm nhất về Tú Xương, người có nhiều bài viết nhất về Tú Xương trong đó có bài tiểu luận Đấu tranh chống lại quan điểm sai lầm về Tú Xương. Trong bài viết này, ông đã kiên quyết bảo vệ nhà thơ trước những cách hiểu sai lạc và tiếp tục khẳng định Tú Xương là một nhà thơ lớn. Cũng trong năm này, công trình nghiên cứu, giới thiệu văn thơ Tú Xương do Hoàng Ngọc Phách - Lê Thước - Đỗ Đức Hiểu biên soạn giới thiệu (NXB Bộ Giáo dục, HN, 1957) có tác động tích cực trong việc nghiên cứu Trần Tế Xương. Vấn đề nghiên cứu thơ văn Tú Xương càng được nhấn mạnh hơn khi các nhà nghiên cứu giảng dạy văn học nhóm Lê Quý Đôn trong bộ giáo trình văn học sử đã xác định: “Tú Xương là một tác gia văn học lớn, là nhà thơ có biệt tài là người vận dụng ngôn ngữ một cách tài tình”, từ đó đi đến kết luận: “Sau Hồ Xuân Hương, trong thời kì văn học cận đại, Tú Xương là nhà thơ kế nghiệp xứng đáng nhất của văn thơ trào 8 phúng nhân dân cả về phương diện tư tưởng và nghệ thuật” (Đỗ Đức Hiểu, thơ văn Tú Xương trong sách Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam tập 3, NXB Xây dựng, HN 1957). Đến năm 1958, nhà nghiên cứu Văn Tân trong bài: Tính chất và giá trị nhân văn thơ trào phúng của Tú Xương trong sách Văn học trào phúng Việt Nam quyển 3 NXB Văn Sử Địa, HN, [41, tr.5-66] đã đặt Tú Xương trong dòng mạch thơ ca trào phúng dân tộc bên cạnh nhiều đại biểu ưu tú như: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Mỡ…Trong bài viết này, ở phần tính chất và giá trị thơ văn trào phúng Tú Xương, tác giả đã phân tích một cách sâu sắc các nội dung: “Cá tính Tú Xương hay những nhân tố tạo thành, ý thức tư tưởng Tú Xương”, “nội dung tư tưởng Tú Xương”, “Tú Xương với cái túng”, “Tú Xương với cái tết”. Đặc biệt, tác giả rất chú ý các phương tiện nghệ thuật: “Tạo ra những hiện tượng không thể có để có cớ mà mỉa mai trào lộng”, hay “Vạch ra những mâu thuẫn sự vật để giễu cợt, châm biếm, đưa lên mây xanh để nếm xuống bùn đen, không chửi mà hoá chửi, ít lời nhiều ý, kết thúc đột ngột bất ngờ, hình ảnh trong thơ Tú Xương…”[41, tr.5-66]. Tiếp đó phải kể đến công trình: Tú xương - con người và thơ văn (NXB Văn hoá, HN, 1961) của hai tác giả Trần Thanh Mại - Trần Tuấn Lộ là công trình tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về Tú Xương. Ngoài ra, những nhà văn nhà thơ quen thuộc với chúng ta như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân cũng có những bài viết nghiên cứu về thơ Tú Xương; Nguyễn Công Hoan với bài “Về việc nghiên cứu thơ Tú Xương”, (Tạp chí Văn học số 3) [14, tr.120-125]; Nguyễn Tuân với bài “Thời và thơ Tú Xương”( Tạp chí văn học số 11/1969) [50, tr.18], là những bài viết sâu sắc góp phần khai mở cho người đọc hiểu sâu hơn về thời đại và con người Tú Xương. Sau khi nước nhà hoàn toàn độc lập thống nhất, việc nghiên cứu thơ văn Tú Xương tiếp tục phát triển, nhà văn Nguyễn Tuân trong tập sách chuyện nghề (NXB Tác phẩm mới, HN, 1986) có hai bài: “Giọng cười trong 9 tiếng nói Tú Xương” và “Hiện thực và trữ tình trong thơ Tú Xương”. Nhà văn đã phát hiện đến tận cùng cái hay, cái đẹp của chữ và nghĩa trong thơ Tú Xương. Tác giả Nguyễn Đình Chú trong cuốn sách Tú Xương - Tác phẩm và giai thoại (Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh xuất bản 1998) khẳng định Tú Xương là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông viết: “Tú Xương xứng đáng là nhà thơ tiên phong và cũng là tiêu biểu nhất trong việc viết về người thực, việc thực, ngôn ngữ thơ Tú Xương là ngôn ngữ lấy từ cuộc sống bình thường, trần trụi từ khẩu ngữ dân gian…”. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử với phương thức tiếp cận, cách nhìn nhận, hướng đánh giá mới, ông nhấn mạnh phương diện ý thức cá nhân và tiếng cười giải thoát trong thơ Tú Xương: “Tự cảm thấy không phải với vợ và với chính mình, nhà thơ đã dùng tiếng cười tự trào để giải thoát cho mình, tự khẳng định nhân cách mình, tạo thành một thế cân bằng mới, Tú Xương đi ngược lại với truyền thống thơ ngôn chí, làm thơ ra để khẳng định cái chí hướng, ý tưởng của mình”[37, tr.189]. Sang đầu thế kỷ XX, cuốn Trần Tế Xương - về tác gia và tác phẩm do Vũ Văn Sỹ - Đinh Minh Hằng - Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu là một công trình nghiên cứu, sưu tầm về thơ văn Tú Xương một cách quy mô và khoa học nhất (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001). Công trình này đã sưu tầm và lựa chọn được những tiểu luận tiêu biểu, giúp cho bạn đọc hình dung rõ hơn toàn bộ tiến trình nghiên cứu thơ văn Tú Xương với tất cả các giá trị lịch sử cụ thể của từng giai đoạn. Về thơ tứ tuyệt cũng có một vài công trình nghiên cứu về thể thơ này như luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Lê Tuấn với đề tài Thơ tứ tuyệt thời Lý hay luận án phó tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Phúc với đề tài Thơ Nôm Đường luật, hoặc công trình Thơ tứ tuyệt trong văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX của tác giả Nguyễn Kim Châu. Những công trình này đã nghiên cứu khá kĩ lưỡng về đặc điểm thơ tứ tuyệt của từng thời kỳ của nhiều tác giả. 10 Tóm lại mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hai tác giả như vừa điểm qua và một số công trình nghiên cứu về thơ tứ tuyệt. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về thơ tứ tuyệt đặc biệt là thơ Nôm tứ tuyệt của hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương. Do vậy thực hiện đề tài này tôi thiết nghĩ việc tìm hiểu hành trình thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương, rất có thể ta phát hiện ra những quy luật vận động, phát triển của thể thơ này trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương trên hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật để thấy được giá rị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của những bài thơ Nôm tứ tuyệt của cả hai tác giả. Đồng thời, qua đó đánh giá, nhận xét để thấy được sự thay đổi vận động trong sáng tác Nôm tứ tuyệt của hai nhà thơ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tập hợp những bài thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương, nghiên cứu một số vấn đề như: chủ đề, đối tượng, nội dung, bút pháp, ngôn ngữ nghệ thuật. Trên cơ sở đó, so sánh thơ Hồ Xuân Hương với thơ Trần Tế Xương để có cái nhìn bao quát và rõ nét về sự vận động tiếp nối và phát triển của thơ tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương, từ đó góp phần khẳng định thêm vị thế độc đáo của hai nhà thơ trong tiến trình thơ Việt Nam thời kỳ Trung đại. 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các bài thơ Nôm tứ tuyệt của hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương trong hệ thống các bài thơ Nôm của hai tác giả. - Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi sẽ tìm hiểu, giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của 15 bài thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương và 33 bài thơ 11 Nôm tứ tuyệt của Trần Tế Xương, với những bài cụ thể như sau: Tác giả Hồ Xuân Hương có các bài: Mời trầu, Dỗ người đàn bà khóc chồng, Bánh trôi nước, Quả mít,, Khóc Tổng Cóc,Đề đề Sầm Nghi Đống, Sư bị ong châm, Kiếp tu hành, Mắng học trò dốt I, II. Trách Chiêu Hổ I, II, III, Đồng tiền hoẻn, Con ốc nhồi. Tác giả Trần Tế Xương có những bài sau: Phố Hàng song, Đùa ông Phủ, Chế ông đốc học, Đùa ông Hàn, Thành pháo, Hót của trời, Đề ảnh, Bỡn ông Ấm Điền, Giếu ông Đội, Chế ông huyện, Chữ Nho, Giễu người thi đỗ, Khoa canh tý, Than sự thi,, Đổi thi, Ông tiến sĩ mới, Ông Cử Nhu, Mừng ông lang, Sông Lấp, Ba cái lăng nhăng, Ngón trầu, Cái nhớ, Hóa ra dưa, Hát tuồng, ngày xuân bỡn làng thơ, Chửi cậu Ấm, Sư ở tù, hỏi đùa mình, Thái vô tích, Chợt giấc, Chiêm bao, Dạ hoài, Thi phúc. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm phù hợp với đối tượng và mục đích nghiên cứu như: - Phương pháp nghiên cứu tác giả: Sử dụng để tìm hiểu về thời đại, hoàn cảnh sống, hoàn cảnh gia đình riêng của từng tác giả. Qua đó thấy được sự ảnh hưởng của yếu tố này trong sáng tác của hai nhà thơ. - Phương pháp thống kê - phân loại: Được sử dụng để liệt kê hệ thống đề tài, chủ đề, số lượng các bài thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương và cả các tác giả đi trước. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích để làm rõ hơn điểm tương đồng và khác biệt giữa thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Sử dụng để phân tích khái quát, đánh giá từ giá trị nội dung đến hình thức nghệ thuật qua đó thấy được sự vận trong thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương. 7. Dự kiến đóng góp của luận văn Luận văn được hoàn thành sẽ góp phần nhận thức sâu sắc hơn, chân dung văn học của hai tác giả, cũng như những đóng góp quan trọng của hai 12 nhà thơ vào trong kho tàng thơ Nôm nói chung và thơ Nôm tứ tuyệt nói riêng, góp phần mở ra những khía cạnh mới trong việc nghiên cứu thơ Nôm tứ tuyệt, phục vụ cho việc nghiên cứu giảng dạy, thẩm bình các tác phẩm văn chương trong nhà trường. 8. Cấu trúc luận văn - Mở đầu - Nội dung chính: gồm 3 chương + Chương 1. Những vấn đề chung + Chương 2. Sự vận động về phương diện nội dung tư tưởng trong thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương. + Chương 3. Sự vận động về phương diện nghệ thuật trong thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương. - Kết luận 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan