Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn thực thi chính sách tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng khô...

Tài liệu Luận văn thực thi chính sách tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không nghiên cứu trường hợp cảng hàng không quốc tế vân đồn​

.PDF
94
250
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- LÊ NGUYÊN KHANG THỰC THI CHÍNH SÁCH TƯ NHÂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ VÂN ĐỒN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội – 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- LÊ NGUYÊN KHANG THỰC THI CHÍNH SÁCH TƯ NHÂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ VÂN ĐỒN Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 834 04 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THỊ THANH THỦY Hà Nội – 2019 LỜI CAM ĐOAN Học viên cam đoan Luận văn Thạc sỹ “Thực thi chính sách tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không - Nghiên cứu trường hợp Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn” là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân học viên dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Thị Thanh Thủy. Tất cả các tư liệu, số liệu và trích dẫn trong Luận văn được lấy từ các nguồn tài liệu đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác./. LỜI CẢM ƠN Trước hết, học viên trân trọng gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Trần Thị Thanh Thủy, Phó Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, là người đã được phân công hướng dẫn học viên thực hiện và hoàn thành luận văn này. Các ý kiến góp ý cũng như sự tận tình hướng dẫn, chỉ bảo của PGS. TS. Trần Thị Thanh Thủy là động lực chính để học viên hoàn thành luận văn. Học viên cũng trân trọng gửi lời cảm ơn tới Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, cảm ơn các anh chị tại Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế đã hỗ trợ, giúp đỡ và đặc biệt là cảm ơn các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ học viên trong suốt thời gian diễn ra khóa học. Trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp trong ngành từ Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP, Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn, các đồng nghiệp quốc tế từ Cảng HKQT Schiphol, Hà Lan, Công ty Tư vấn NACO trong việc cung cấp các tài liệu, số liệu cần thiết, cũng như giải đáp các thắc mắc một cách cặn kẽ trong quá trình học viên xây dựng luận văn. TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn của học viên gồm phần mở đầu và 3 chương. Phần mở đầu bao gồm các nội dung về sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 1 là tổng quan về tình hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cơ sở lý luận và pháp lý về thực thi chính sách tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không, trong đó bao gồm các nội dung liên quan tới khái niệm chính sách công, quy trình tổ chức thực thi chính sách, khái niệm về hợp tác Công – Tư. Sau đó, đưa ra các tiêu chí để đánh giá kết quả thực thi chính sách và nêu các kinh nghiệm thực tiễn tổ chức tại Châu Âu. Chương 2 bao gồm hiện trạng về thực thi chính sách tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nói chung và phát triển cơ sở hạ tầng hàng không nói riêng tại Việt Nam. Sau khi nêu quá trình thực thi chính sách dựa trên một số đặc điểm của tỉnh Quảng Ninh và lý do lựa chọn Vân Đồn để thực hiện dự án xây dựng Cảng HKQT Vân Đồn và tại sao lại triển khai theo hình thức BOT, học viên đánh giá kết quả thực hiện chính sách tại Cảng HKQT Vân Đồn. Chương 3 đưa ra một số khuyến nghị về chính sách bao gồm hoàn thiện khung pháp lý về PPP trong lĩnh vực hàng không, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực giám sát các dự án PPP trong lĩnh vực hàng không và lựa chọn dự án, chuẩn bị đầu tư theo hình thức PPP. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của Đề tài .......................................................................................... 1 2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 5 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5 5. Kết cấu luận văn ....................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1...................................................................................................... 7 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH TƯ NHÂN HÓA (PPP) TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG ........................................................................................................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................ 7 1.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 11 1.3. Khung phân tích .................................................................................................. 11 1.4. Cơ sở lý luận và pháp lý về thực thi chính sách tư nhân hóa (PPP)............... 12 1.4.1. Khái niệm chính sách công .......................................................................... 12 1.4.2. Quy trình tổ chức thực thi chính sách ......................................................... 14 1.4.3. Hệ thống các văn bản chính sách chính về tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không ............................................................................................... 20 1.4.4. 1.5. Hợp tác Công – Tư........................................................................................ 22 Vai trò của việc thực thi chính sách hợp tác Công – Tư.................................. 32 1.6. Kinh nghiệm thực tiễn quốc tế về tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không tại Châu Âu ............................................................................................... 36 CHƯƠNG 2.................................................................................................... 40 HIỆN TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TƯ NHÂN HÓA (PPP) TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG VÀ CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ VÂN ĐỒN ..................................................... 40 2.1. Quan niệm về cơ sở hạ tầng hàng không .......................................................... 40 2.2. Thực thi chính sách tư nhân hóa (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không tại Việt Nam ........................................................................................................ 41 2.2.1. Sự cần thiết của việc áp dụng mô hình PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không tại Việt Nam ............................................................................................ 41 2.2.2. Quy trình thực thi chính sách tư nhân hóa theo mô hình PPP trong ngành hàng không Việt Nam ................................................................................................. 42 2.2.3. PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại Việt Nam ......... 52 2.3. Quá trình và kết quả thực thi chính sách tư nhân hóa (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không tại Cảng HKQT Vân Đồn ................................................. 55 2.3.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và định hướng, mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh................................................................................................................. 55 2.3.2. Sự cần thiết xây dựng Cảng HKQT Vân Đồn theo hình thức BOT ........... 58 2.3.3. Thực thi chính sách tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không tại Cảng HKQT Vân Đồn ................................................................................ 60 2.3.4. Kết quả thực thi chính sách tư nhân hóa tại Cảng HKQT Vân Đồn ......... 63 CHƯƠNG 3.................................................................................................... 72 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TƯ NHÂN THEO HÌNH THỨC PPP TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG .................................................................. 72 3.1. Hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực hàng không .............................................................................................................. 72 3.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư ................................................................................................................... 72 3.1.2. Nghiên cứu sửa đổi Luật hàng không dân dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến quản lý, khai thác công trình hạ tầng hàng không ............ 73 3.1.3. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về giá dịch vụ chuyên ngành hàng không ......................................................................................... 74 3.2. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ................................................................. 75 3.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực về PPP trong lĩnh vực hàng không .................... 75 3.2.2. Đào tạo về quản lý khai thác CHKSB cho nhân sự của Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đầu tư theo hình thức PPP .................................................................. 76 3.3. Tổ chức bộ phận giám sát hoạt động quản lý, khai thác CHKSB do tư nhân đầu tư .............................................................................................................................. 77 3.4. Lựa chọn dự án và chuẩn bị đầu tư theo hình thức PPP ................................ 77 3.5. Học tập các quốc gia trên thế giới về chính sách tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không .............................................................................................. 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU TT NGUYÊN NGHĨA 1 ACV Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP 2 Bộ GTVT Bộ Giao thông vận tải 3 BOT Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao 4 BT Xây dựng – Chuyển giao 5 BTO Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành 6 CHKSB Cảng hàng không, sân bay 7 Cảng HKQT Cảng Hàng không quốc tế 8 ICAO Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế 9 KT – XH Kinh tế – Xã hội 10 PPP Hợp tác Công – Tư DANH MỤC CÁC BẢNG TT BẢNG NỘI DUNG TRANG 1 Bảng 1.1 Các loại hợp đồng cơ bản của hình thức PPP 25 2 Bảng 1.2 Tư nhân hóa tại một số cảng hàng không lớn 38 của Châu Âu 3 Bảng 2.1 Trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến 43 triển khai chính sách PPP theo quy định của Chính phủ 4 Bảng 2.2 Danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình 49 thức PPP 5 Bảng 2.3 So sánh một số giá dịch vụ của Cảng HKQT Vân Đồn và các cảng hàng không do ACV quản lý đối với chuyến bay quốc tế 70 DANH MỤC HÌNH TT HÌNH NỘI DUNG TRANG 1 Hình a Thị phần vận tải hàng không toàn cầu 2018 01 2 Hình 1.1 Khung phân tích về thực thi chính sách tư 12 nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không tại Cảng HKQT Vân Đồn để đưa ra các khuyến nghị chính sách 3 Hình 1.2 Chu trình chính sách 13 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Vận tải hàng không là mô hình vận tải hiện đại, giúp kết nối mạng lưới vận tải toàn cầu và mang lại rất nhiều lợi ích cho các hoạt động giao lưu thương mại, kinh doanh, du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của vận tải hàng không cũng tạo đà tăng trưởng cho các phương thức vận tải khác (đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa), tạo thành chuỗi cung ứng liên tục, xuyên suốt trong mô hình vận tải đa phương thức mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. THỊ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH HÀNG KHÔNG TOÀN CẦU 2018 Châu Á - Thái Bình Dương Châu Âu Bắc Mỹ Mỹ Latin Trung Đông 2% 9% 5% 35% 22% 27% Hình a. Thị phần vận tải hàng không toàn cầu 2018 1 Châu Phi Năm 2018, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực có tốc độ tăng trưởng về vận tải hành khách cao nhất thế giới, chiếm 35% tổng thị phần toàn cầu. Có được kết quả này là do sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế trong khu vực cũng như các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang đẩy mạnh việc tự do hóa vận tải hàng không. Trong đó, Việt Nam đóng vai trò là một trong các thị trường phát triển nhanh nhất trong khu vực cũng như trên thế giới, được Boeing nhận định là “động lực phát triển của hàng không khu vực”. Trong nước, vận tải hàng không Việt Nam trong nhiều năm vừa qua luôn giữ tốc độ tăng trưởng hai con số. Năm 2018, sản lượng hành khách thông qua các CHKSB của Việt Nam đạt hơn 103 triệu lượt hành khách và sản lượng hàng hóa đạt 1,5 triệu tấn hàng hóa; trong đó, sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt xấp xỉ 70 triệu lượt hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa. Hiện nay, ngoài sự hiện diện của 5 hãng hàng không nội địa (Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines, Bamboo Airways và VASCO), còn có sự tham gia khai thác của 72 hãng hàng không nước ngoài từ 27 quốc gia/vùng lãnh thổ, vận hành trong mạng lưới từ các điểm đi quốc tế tới 22 CHKSB tại Việt Nam. Trong bối cảnh vận tải hàng không phát triển nhanh như nêu trên, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều hạn chế về năng lực, đặc biệt là năng lực của hệ thống CHKSB. Ví dụ như tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra. Ngoài ra, Cảng HKQT Nội Bài và một số sân bay địa phương lớn tại Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định hay Quảng Bình cũng quá tải cục bộ khi lượng hàng khách tăng đột biến. Theo số liệu báo cáo năm 2018, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất công suất 28 triệu lượt hành 2 khách/năm nhưng đã đón hơn 38,3 triệu lượt hành khách, Cảng HKQT Cam Ranh (Khánh Hòa) công suất khoảng 6,5 triệu lượt hành khách/năm nhưng đã đón 8,2 triệu lượt hành khách, Cảng Hàng không Đồng Hới (Quảng Bình) công suất 400 nghìn lượt hành khách/năm nhưng đã thông qua gần 800 nghìn lượt hành khách. Tình trạng quá tải nói trên đang tạo ra áp lực đến hạ tầng hàng không nói chung, dẫn đến nhiều vấn đề như chậm chuyến, hủy chuyến... làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của các hãng hàng không dân dụng, gây không ít phiền hà cho hành khách cũng như làm mất đi hình ảnh đẹp của Việt Nam trong mắt du khách quốc tế. Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh của vận tải hàng không, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo quy hoạch nêu trên, đến năm 2020 Việt Nam khai thác 23 cảng hàng không, gồm 13 cảng hàng không quốc nội và 10 cảng hàng không quốc tế; tiến hành nâng cấp, mở rộng 21 cảng hàng không hiện hữu (Nội Bài, Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc, Điện Biên, Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau); triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn 1 CHKQT Long Thành; đầu tư xây dựng mới các cảng hàng không Vân Đồn, Phan Thiết, Sa Pa và các cảng hàng không khác theo quy hoạch. Cũng theo quy hoạch nêu trên, đến năm 2030, Việt Nam khai thác 28 cảng hàng không, gồm 15 cảng hàng không quốc nội và 13 CHKQT; tập trung đầu tư các dự án trọng điểm như: đầu tư xây dựng giai đoạn 2 CHKQT Long Thành, đầu tư xây dựng mở rộng CHKQT Nội Bài, Đà Nẵng, Chu Lai. 3 Căn cứ quy hoạch được phê duyệt, các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, Cảng HKQT Nội Bài,… và đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành đang được Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo triển khai khẩn trương, quyết liệt để sớm đưa vào khai thác nhằm tăng năng lực phục vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, thực tế khách quan là nhà nước không đủ nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hàng không theo quy hoạch. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải huy động nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng CHKSB nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hàng không nói chung và CHKSB nói riêng là lĩnh vực đầu tư đặc thù đòi hỏi phải tuân thủ không chỉ quy định của pháp luật Việt Nam mà còn phải tuân thủ quy định của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế. Thực tiễn từ trước đến nay hầu hết CHKSB đều do nhà nước đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành. Trong mấy năm gần đây có một vài công trình đã được đầu tư theo hình thức BOT như nhà ga hành khách cảng hàng không Phan Thiết, đặc biệt cảng HKQT Vân Đồn là cảng hàng không đầu tiên của Việt Nam được xây dựng và vận hành bởi 100% vốn tư nhân theo hình thức BOT. Từ nhu cầu cấp bách về nguồn vốn đầu tư như nêu trên và thực tiễn các dự án đầu tư theo hình thức BOT đã thực hiện, việc nghiên cứu về chính sách tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không là rất cần thiết để xác định rõ hiện trạng và tìm ra các giải pháp phù hợp để tiếp tục triển khai nhằm thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân vào việc hiện thực hóa quy hoạch phát triển hệ thống CHKSB đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng của thị trường vận tải hàng không của Việt Nam. 4 Với tất cả những lý do nêu trên, trong khuôn khổ kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc của mình, học viên xin chọn đề tài “Thực thi chính sách tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không - Nghiên cứu trường hợp Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn”. 2. Câu hỏi nghiên cứu Chính sách tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không tại Cảng HKQT Vân Đồn được tổ chức thực thi và đạt kết quả như thế nào? 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: - Làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về chính sách tư nhân hóa, trong đó có khái niệm chính sách công, quy trình thực thi chính sách công, phân tích các lợi thế của mô hình tư nhân hóa, cụ thể là PPP, trong xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng hàng không nói riêng; - Phân tích, đánh giá quá trình và kết quả thực thi chính sách tư nhân hóa theo mô hình PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng Cảng HKQT Vân Đồn; - Đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm thu hút, thúc đẩy đầu tư tư nhân theo mô hình PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tư nhân hóa là khái niệm chỉ việc chuyển đổi tài sản thuộc sở hữu công thành tài sản thuộc sở hữu của tư nhân. Có nhiều hình thức tư nhân hóa như: Tư nhân hóa hoàn toàn tài sản công, tư nhân hóa một phần tài sản công hoặc chuyển hoàn toàn một đơn vị sự nghiệp công thành doanh nghiệp. Trong các hình thức tư nhân hóa nói trên thì hình thức tư nhân hóa một phần tài sản công được áp dụng nhiều trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng theo mô hình hợp tác công tư, 5 trong đó hình thức hợp đồng BOT là hình thức được sử dụng nhiều nhất. Vì vậy, để phù hợp với chủ thể nghiên cứu của Đề tài, Đề tài này chỉ tập trung vào đối tượng nghiên cứu là thực thi chính sách tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không theo mô hình hợp tác công tư (PPP) sử dụng hình thức hợp đồng BOT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Cảng HKQT Vân Đồn. - Về thời gian: Từ năm 2010 khi đưa ra chủ trương đầu tư Cảng HKQT Vân Đồn theo hình thức BOT đến năm 2019 khi đưa Cảng HKQT Vân Đồn vào khai thác. 5. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cơ sở lý luận và pháp lý về thực thi chính sách tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không. - Chương 2: Hiện trạng thực thi chính sách tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không và tại Cảng HKQT Vân Đồn. - Chương 3: Một số khuyến nghị về chính sách nhằm thu hút đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không. 6 CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH TƯ NHÂN HÓA (PPP) TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về chính sách tư nhân hóa và thực thi chính sách tư nhân hóa Có thể nêu một vài nghiên cứu như sau : Parker và nhóm các tác giả (1998) đã đưa ra trong nghiên cứu “Privatization in the European Union: Theory and Policy Perspectives” cái nhìn tổng quan về tư nhân hóa, so sánh lý thuyết và thực tiễn chính sách tư nhân hóa tại các quốc gia Châu Âu và vai trò của EU trong việc xây dựng chính sách. Nghiên cứu “Privatization in Malaysia: Regulation,Rent-Seeking and Policy Failure” của Jeff Tan (2008) đưa ra câu hỏi về sự cần thiết đối với việc tư nhân hóa tại các quốc gia đang phát triển, các nguyên nhân về sự thất bại của tư nhân hóa, các điều kiện cần thiết để thực hiện tư nhân hóa thành công, và đưa ra các lý giải áp dụng vào các trường hợp thực tiễn về tư nhân hóa tại Malaysia. Michal Mejstrik và nhóm tác giả của nghiên cứu “The privatization process in East-Central Europe: Evolutionary Process of Czech Privatization” (1997) đã phân tích quá trình thay đổi của tư nhân hóa tại Czech những năm 1990 với góc nhìn khách quan và nhận định rằng tư nhân hóa không phải là mục tiêu mà chỉ là điều kiện cần có cho việc tái cấu trúc nền kinh tế. Kothenburger và các tác giả (2006) trong ấn phẩm “Privatization Experiences in the European Union” đã đưa ra khung khái niệm về tư nhân hóa và thực tiễn tư nhân hóa tại các nước Châu Âu và đi đến kết luận rằng tác động của tư nhân hóa phụ thuộc vào hình thức tư nhân hóa và quốc gia đó lựa chọn 7 và thường bị bỏ qua bởi các các thiết chế chính trị và văn hóa vốn có tại các quốc gia đó khi hướng tới tư nhân hóa. Hơn nữa, thước đo phù hợp đối với sự thành công hoặc thất bại của tư nhân hóa vẫn là một vấn đề chưa có câu trả lời, mà hiện chỉ mới dừng ở mức phận loại mức độ thành công/thất bại dựa trên kinh nghiệm của từng quốc gia. Ấn phẩm “Privatization and After: Monitoring and Regulation” của Ramanadham (1994) tổng hợp các thảo luận về sự cần thiết của việc giám sát tư nhân hóa nhằm đánh giá việc đạt được các mục tiêu và sự đóng góp của tư nhân hóa cho phát triển kinh tế, phân tích quy định pháp luật của Anh Quốc và hàm ý cho các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra còn nhiều ấn phẩm tổng hợp khác của Bennett (How does privatization work? – 1998), Baldassarri (Privatization Processes in Eastern Europe: Theoretical Foundations and Empirical Results – 1993), MacAvoy (Privatization and State-Owned Enterprises: Lessons from the United States, Great Britain and Canada – 1989), hay Kessides (Reforming Infrastructure. Privatization, Regulation, and Competition – 2005) là các ấn phẩm có giá trị tham khảo trong các nghiên cứu về tư nhân hóa nói chung. 1.1.2. Thực thi chính sách tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không Tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng hàng không, đã là xu hướng nổi lên trên thế giới trong nhiều năm trở lại đây. Trong rất nhiều các lý do đằng sau xu hướng này, lý do chủ yếu là để tiếp cận nguồn vốn tư nhân đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời nâng cao chất lượng vận hành, khai thác dịch vụ. Trong nghiên cứu “Privatization, corporatization, ownership forms and their effects on the performance of the world’s major airports” (2006), nhóm 8 tác giả Oum, Adler, và Yu đã đưa ra trong nghiên cứu của mình so sánh về hiệu quả quản lý giữa mô hình quản lý CHKSB bởi nhà nước và tư nhân và cho rằng, sự quản lý của nhà nước luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong khi sự quản lý của tư nhân thì luôn đạt hiệu quả do được điều chỉnh bởi yếu tố tối đa hóa lợi nhuận. Lập luận này cũng được bổ sung bởi Gillen (The evolution of airport ownership and governance – 2011) khi ông cho rằng các CHKSB thuộc sở hữu nhà nước sẽ chỉ tập trung vào chức năng chính của nó mà không quan tâm đến các yếu tố về giá trị thương mại, và sẽ “không có sự nhất quán giữa chính sách và việc sử dụng hiệu quả các cơ sở hạ tầng của CHKSB”. Trong nghiên cứu của Bennett và Johnson (Tax Reduction without Sacrifice Private-Sector Production of Public Services – 1980), nhiều chứng minh cũng được đưa ra để bổ trợ cho lập luận sở hữu tư nhân mang lại sự quản lý tốt hơn sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, cũng có những lập luận theo chiều hướng trung lập hơn. Vickers and Yarrow (Economic perspectives on privatization – 1991) chỉ ra rằng sở hữu tư nhân cũng có những lợi thế nhất định, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với sự thiếu hiệu quả của sở hữu nhà nước. Hơn nữa, tính hiệu quả của khai thác CHKSB phụ thuộc nhiều vào yếu tố cạnh tranh chứ không phải do vấn đề thuộc quyền sở hữu. Tác giả Palhares và Santo Jr. (2001) trong nghiên cứu “A comparison study of medium airport management in different countries” đã phân tích các chỉ số liên quan đến lợi nhuận và chi phí tại các cảng hàng không của Canada, Australia và một số quốc gia khác, và đặt câu hỏi về việc sử dụng các chỉ số này để đánh giá sự thành công của việc tư nhân hóa CHKSB. Trong tài liệu thảo luận “Airport Privatization in India”, tác giả Ohri (2009) nghiên cứu về tư nhân hóa cảng hàng không tại Ấn Độ và đưa ra kết 9 luận về tầm quan trọng của việc xây dựng hợp đồng nhượng quyền giữa nhà nước và tư nhân, đồng thời xây dựng cơ chế kiểm soát phù hợp để đạt được các lợi ích của việc tư nhân hóa. Gong và nhóm tác giả (2012) thông qua nghiên cứu “The impact of airport and seaport privatization on efficiency and performance: A review of the international evidence and implications for developing countries” đã rút ra các kết luận quan trọng cho việc xây dựng chính sách tư nhân hóa cảng hàng không và cảng biển, đó là: (1) Quá trình đánh giá sự thành công của một dự án tư nhân hóa cần phải có thời gian đủ dài để nghiên cứu những sự thay đổi trong hoạt động khai thác của dự án đó; (2) Đối với việc đánh giá các mô hình sở hữu, thì việc đánh giá sự thay đổi trong quản lý của một mô hình công ty trước và sau khi tiến hành tư nhân hóa sẽ thường mang lại kết quả đáng tin cậy hơn; và (3) Ngoài các chỉ số về kỹ thuật thì các chỉ số về tài chính, cũng như đánh giá của hành khách đối với chất lượng dịch vụ cũng cần được vận dụng để đánh giá tổng thể đối với chính sách tư nhân hóa. Tuy vậy, cũng có ý kiến trái chiều, không ủng hộ tư nhân hóa cảng hàng không như tác giả Kriesler trong nghiên cứu “Why privatize airports?” (1996) cho rằng, do giá trị mua bán của cảng hàng không thường thấp hơn giá thị trường, đồng thời nguồn thu từ khai thác cũng không chảy vào ngân sách, nguồn tiền từ việc bán cảng hàng không sẽ thấp hơn giá trị thực tại cũng như giá trị gia tăng của chính cảng hàng không đó, và như vậy, tư nhân hóa không phải là một lựa chọn tốt. Trong nước cũng có một số nghiên cứu về tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, cụ thể là cơ chế hợp tác Công – Tư. Đề tài khóa luận tốt nghiệp với tiêu đề “Cơ chế hợp tác Nhà nước - Tư nhân trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Trí Dũng, Trần Diễm Lan, Nguyễn Thị Thanh Tâm do TS. Hồ Sĩ Hùng (Cục Phát triển 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan