Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc và miề...

Tài liệu Luận văn tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía bắc

.PDF
108
180
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM THỊ DUNG TIỂU THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI THỔ PHỈ CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN VIẾT VỀ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. CAO THỊ HẢO THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ XÁC NHẬN XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN TS. Cao Thị Hảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Thị Dung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía Bắc, đến nay chúng tôi đã hoàn thành và được phép bảo vệ luận văn. Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Với sự biết ơn chân thành tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Cao Thị Hảo người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá tình thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm GDTX thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ và động viên trong trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè cùng gia đình và những người thân đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khóa học này. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Thị Dung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 8 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 8 6. Đóng góp mới của luận văn .................................................................................. 9 7. Bố cục của luận văn .............................................................................................. 9 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 10 Chƣơng 1: ĐỀ TÀI THỔ PHỈ TRONG DÒNG VĂN HỌC VIẾT VỀ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI ................................................................................................. 10 1.1. Đề tài là gì? ..................................................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm đề tài ........................................................................................ 10 1.1.2. Các phương diện biểu hiện của đề tài ....................................................... 11 1.2. Những đề tài tiêu biểu trong văn học dân tộc và miền núi .............................. 14 1.2.1. Đề tài “truyện đường rừng” ....................................................................... 14 1.2.2. Đề tài về chiến tranh, cách mạng .............................................................. 15 1.2.3. Đề tài xây dựng cuộc sống mới của đồng bào miền núi ........................... 17 1.3. Đề tài thổ phỉ trong dòng văn học viết về dân tộc và miền núi ....................... 20 Chƣơng 2: HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI MIỀN NÚI TRONG CUỘC ĐẤU TRANH TIỄU PHỈ ............................................................. 25 2.1. Hiện thực cuộc sống cay đắng, tủi nhục của đồng bào miền núi phía Bắc và tội ác man rợ của thổ phỉ trong những năm loạn phỉ .................................. 25 2.1.1. Hiện thực cuộc sống cay đắng, tủi nhục của đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc...................................................................................................... 25 2.1.2. Hiện thực tội ác của thổ phỉ....................................................................... 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.2. Những con người lương thiện, thức tỉnh, đấu tranh bảo vệ cuộc sống yên bình ....... 43 2.2.1. Những cán bộ cách mạng kiên cường bám dân, chống phỉ ...................... 43 2.2.2. Những người con của núi rừng giác ngộ và đi theo cách mạng ................ 50 2.2.2.1. Những người đứng đầu thôn bản, dòng họ, có uy tín............................. 50 2.2.2.2. Những thanh niên có nhiệt huyết, giác ngộ và đi theo cách mạng xây dựng cuộc đời mới ......................................................................... 54 Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU.................. 61 3.1. Cốt truyện và yếu tố ngoài cốt truyện .............................................................. 61 3.1.1. Cốt truyện ...................................................................................................... 61 3.1.1.1. Kiểu cốt truyện lịch sử ........................................................................... 62 3.1.1.2. Kiểu cốt truyện đời tư............................................................................. 66 3.1.2. Yếu tố ngoài cốt truyện ............................................................................. 70 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ...................................................................... 76 3.2.1. Khắc họa nhân vật qua miêu tả ngoại hình ............................................... 76 3.2.3. Khắc họa nhân vật qua miêu tả nội tâm .................................................... 83 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật .................................................................................... 90 3.3.1. Sử dụng phổ biến nghệ thuật so sánh ........................................................ 90 3.3.2. Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian của các dân tộc thiểu số....... 93 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đề tài miền núi là một trong những mảng đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Hiện thực miền núi đã được nhiều cây bút quan tâm, nhận thức, thể hiện và đạt được nhiều thành tựu. Mỗi nhà văn khơi sâu vào một “mạch nguồn riêng” về số phận và bản sắc của mỗi dân tộc để góp phần tạo nên tầm vóc riêng cho văn xuôi hiện đại. Có thể thấy “mảnh đất bình dị này” là nơi duy nhất có sự hiện diện đầy đủ của văn hóa các dân tộc anh em. Nhiều thế hệ nhà văn bao gồm cả những tài năng từ miền xuôi lên gắn bó máu thịt với miền núi như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Mạc Phi, Ma Văn Kháng, Trung Trung Đỉnh... Cùng những nhà văn vốn là người dân tộc thiểu số đã không ngừng lao động nghệ thuật để hình thành nên một “bộ phận đẹp đẽ” của văn học viết về dân tộc và miền núi. Văn học viết về dân tộc và miền núi có vị trí rất quan trọng trong nền văn học dân tộc. Với khả năng khơi gợi cái riêng, sự đặc sắc của mỗi dân tộc, vùng miền, nó đã đem lại sự phong phú, đa dạng và tầm vóc riêng cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Nhà nghiên cứu Phong Lê đã từng nhận xét rất chính xác: “Văn xuôi miền núi chiếm lĩnh được một vẻ riêng, không thay thế được, không ai bắt chước được”. Có thể nói, văn học dân tộc và miền núi vừa thể hiện được đặc trưng riêng của mỗi dân tộc, vừa góp phần làm phong phú, giàu có cho đời sống văn học Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu về văn học dân tộc và miền núi hứa hẹn nhiều khám phá thú vị, góp phần hoàn chỉnh diện mạo nền văn học dân tộc. 1.2. Nhắc đến văn học viết về chiến tranh của đồng bào dân tộc miền núi, chúng ta đều không thể không nhắc đến Bức thư làng mục của Nguyễn Chí Trung, Em đợi bộ đội Awa Hồ của Y Điêng, Đất nước đứng lên, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Bài ca chim Chơrao của Thu Bồn và đặc biệt là Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải của Ma Văn Kháng, Rừng động của Mạc Phi, Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ, Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam... Các tác phẩm này đã thể hiện tấm lòng yêu nước mãnh liệt của đồng bào dân tộc như sông, như suối với không khí cách mạng hừng hực, phản ánh sinh động những tháng năm lịch sử đau thương và anh dũng của những người con dân tộc miền núi. Mỗi nhà văn với phong cách và bút Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ pháp khác nhau, đã phần nào phản ánh được cái hồn của đồng bào dân tộc qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Tác phẩm của các nhà văn dường như đều hướng tới cái nhìn hiện thực. Văn học trở về với bản chất đích thực của nó, đó là cuộc sống, đó là những mất mát, đớn đau có thực nhưng cũng là sự trưởng thành của mỗi dân tộc từ tự phát đến tự giác đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù, giải phóng quê hương đem lại cuộc sống tự do và hạnh phúc. 1.3. Nghiên cứu về tiểu thuyết của các giả Phượng Vũ, Mạc Phi, Đoàn Hữu Nam, Ma Văn Kháng đã có khá nhiều bài viết, bình luận, đánh giá, nhận xét về nội dung và phong cách nghệ thuật,... Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu đề tài thổ phỉ trong tiểu thuyết của các nhà văn này để thấy được đời sống hiện thực, thấy được một giai đoạn lịch sử của đồng bào các dân tộc miền núi thì vẫn là một khoảng trống. Hi vọng, đề tài này sẽ giúp cho chúng ta có thêm những hiểu biết về một thời kì lịch sử của các đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc nói riêng và lịch sử dân tộc Việt nói chung. Đồng thời, qua đó góp phần khẳng định những đóng góp của các nhà văn cho văn học nước nhà. Những tiểu thuyết viết về đề tài thổ phỉ như Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải của Ma Văn Kháng, Rừng động của Mạc Phi, Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ, Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam,… tiếp tục mở rộng và hoàn thiện bức tranh hiện thực miền núi với sự tái hiện trên quy mô lớn của quá trình cách mạng, những giai đoạn lịch sử hào hùng của các dân tộc ít người vùng địa đầu của tổ quốc. 2. Lịch sử vấn đề Có thể nói, các tác phẩm Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải của Ma Văn Kháng, Rừng động của Mạc Phi, Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ, Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam đã tái hiện những giai đoạn lịch sử cách mạng sôi động, dữ dội mà bi tráng, oai hùng của các dân tộc Thái, H‟mông, Mường, Dao. Ngay từ khi ra đời, các tiểu thuyết về đề tài miền núi này đã nhận được sự quan tâm của giới phê bình và bạn đọc. Mặc dù còn có nhiều ý kiến khen chê khác nhau nhưng không thể phủ nhận những đóng góp của các nhà văn cho nền văn học nước nhà với mảng đề tài về dân tộc và miền núi. Cho đến nay, đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về các tác giả và các tác phẩm này. Trong lời giới thiệu Tiểu thuyết về đề tài dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện viết: Bộ ba tiểu thuyết của ông làm “sống lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bức tranh đời sống hiện thực mang tính chất sử thi về con đường của các dân tộc miền núi phía Bắc làm cuộc đổi đời, đi theo cách mạng mà vẫn giữ gìn và phát huy được phẩm cách của mình” [39, tr. 11]. Cũng trong bài viết này, Nguyễn Ngọc Thiện đã khẳng định rằng thế giới nhân vật trong bộ ba tiểu thuyết (Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn) của Ma Văn Kháng mang nét đặc sắc hơn cả: “Tác giả đã xây dựng được những chân dung chân thực, đầy chất biếm họa về loại hình nhân vật địch, nhân vật tiêu cực,... Rực rỡ, bừng sáng lên là số lượng đông đảo các nhân vật đáng kính, đáng yêu hoặc đáng được thông cảm về những vấp váp, không may mắn trong số phận của họ,... Nổi bật lên, trở thành hình tượng văn học sống động trong lòng người đọc là những người con yêu quý của dân tộc Hmông: Pao, Seo Ly, Seo Cả, Giàng A Pùa. Đó là những Paven Coocxaghin, Đavưđốp, Đankô của Việt Nam” [39, tr. 12]. Để khẳng định thành công của tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe cả về nội dung và nghệ thuật, Trần Đăng Xuyền cho rằng: “Đồng bạc trắng hoa xòe tái hiện thực tế lịch sử của Lào Cai từ 1945 đến 1947... Có những cảnh viết sinh động... Có những nhân vật được Ma Văn Kháng xây dựng rất công phu... Bằng hình tượng nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã chứng minh rằng đồng bào các dân tộc ít người, mặc dù bị chìm đắm trong đau khổ, tăm tối nhưng đều có mầm mống, khả năng cách mạng”. Tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế như “nhiều nhân vật trong “Đồng bạc trắng hoa xòe” có hiện tượng hành động lấn át tâm lí” [42]. Trong bài viết Chiều sâu một vùng đất biên giới của Nghiêm Đa Văn. Tác giả cho rằng: “Ma Văn Kháng đã dựng lại trong “Đồng bạc trắng hoa xòe” bức tranh toàn cảnh xã hội và phong tục đặc biệt bằng những hình tượng sinh động cụ thể... Ma Văn Kháng đã huy động đến hàng trăm nhân vật thuộc các dân tộc khác nhau... Nhiều nhân vật được khắc họa có số phận đầy đặn, có diện mạo rõ ràng. Đồng bạc trắng hoa xòe là một cái mốc bên đường đánh dấu sự vươn lên của anh từ thể loại nhỏ đến tiểu thuyết quy mô có tầm sử thi” [41]. Cũng trong khoảng thời gian này, bài viết Đọc Đồng bạc trắng hoa xòe của nhà văn Hoàng Tiến đã đưa ra những ý kiến xác đáng rằng, Ma Văn Kháng đã “tái hiện một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi nhưng rắc rối vào bậc nhất của Cách mạng Việt Nam hiện đại, tiến hành trên một vùng núi thế tập phiên thần nghèo nàn và lạc hậu”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hoàng Tiến còn chú ý đến những thủ pháp nghệ thuật như “uống rượu sớm mai", “vẽ long trong mây” để tạo nên cái duyên ngầm trong tác phẩm Đồng bạc trắng hoa xòe. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra một nhược điểm lớn: “Nhiều nhân vật xử lí chưa hết mức. Có những nhân vật xuất hiện ở phần một rồi mất hút... Tác giả giống như một phù thủy non tay quyết gọi âm binh lên dày đặc, nhưng không đủ sức sai phái chúng làm hết việc, để chúng rơi vãi, thậm chí quên cả chúng đi” [29]. Cùng với đánh giá chung về bộ ba tiểu thuyết về dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng, còn có nhiều bài phê bình, nhiều bài nghiên cứu tập trung viết về tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe. Bài viết Đọc các sáng tác miền núi của Ma Văn Kháng, nghĩ về trách nhiệm của nhà văn trước một đề tài lớn, nhà phê bình Nguyễn Văn Toại đã quan tâm đánh giá về nội dung phản ánh cuộc sống mới, con người mới ở đề tài miền núi của nhà văn: “Ma Văn Kháng đã phát hiện và biểu dương kịp thời những nhân tố tích cực, dù mới chỉ manh nha trong cuộc sống và con người các dân tộc, hi vọng góp thêm một tiếng nói riêng vào việc đổi mới cách nhìn hiện thực miền núi” [35]. Nhà nghiên cứu Trần Bảo Hưng trong bài Đồng bạc trắng hoa xòe của Ma Văn Kháng đã thể hiện sự đánh giá khách quan, công bằng về thành công cũng như hạn chế của tác phẩm. Tác giả khẳng định “Khó nhất đối với Ma Văn Kháng khi viết “Đồng bạc trắng hoa xòe” vẫn là vấn đề xây dựng nhân vật, vì kinh nghiệm chưa có là bao... Bản thân sự kiện đã rất hấp dẫn, nhiều khi tác giả cũng bị lôi cuốn theo không cưỡng lại được. Nhân vật trong tác phẩm do đó chưa thật nổi, còn chìm vào sự kiện, tác giả chưa làm chủ được sự kiện”. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra thành công mà tiểu thuyết đã đạt được trong việc xây dựng nhân vật: “Ma Văn Kháng chú ý xây dựng các tuyến nhân vật đan kẽ nhau, các nhân vật cứ tầng tầng, lớp lớp xuất hiện và hoạt động, tạo cho tác phẩm ít nhiều có không khí sử thi. Tính ra “Đồng bạc trắng hoa xòe” có tới hơn sáu chục nhân vật,... Nhân vật nào ra, mở đầu ở đâu, cắt ở đâu, anh ấy rất lưu ý, nên người đọc thấy không rối, mà người viết thì đỡ vất vả” [8, tr. 4]. Từ những chi tiết về phong tục tập quán, ngôn ngữ hàng ngày của nhân vật,... Nhà phê bình Nguyễn Văn Toại đã từng có nhận xét về Mạc Phi qua bộ tiểu thuyết “Rừng động” và vấn đề thể hiện con người miền núi trong sáng tác văn học: “Nhà văn thông thuộc ngôn ngữ của nhân vật khó có thể đem tiếng nói của người này đặt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vào cửa miệng của người kia. Sẽ càng thô thiển, thậm chí buồn cười nếu lấy thành phần của một dân tộc nào gán cho nhân vật có dòng họ Thái”. Sức hấp dẫn trong tiểu thuyết của Mạc Phi đối với người đọc không chỉ ở cách viết độc đáo, người đọc còn nhận ra ông có trái tim nhân hậu, giàu lòng yêu thương con người, nhất là khi ông miêu tả các nhân vật phụ nữ có cuộc sống bất hạnh: “Mạc Phi đặc biệt trân trọng và nhiệt tình đề cập đến những nhân vật phụ nữ. Đó là những con người hầu hết đều trẻ về tuổi đời, tính cách có nhiều nét đáng yêu. Nhà văn nhìn họ chủ yếu dưới góc độ của cái đẹp, về lí tưởng, về sức vươn lên” [33]. Lời nhận xét của nhà phê bình Nguyễn Văn Toại cũng là lời khẳng định cách viết độc đáo, sự am hiểu của Mạc Phi về đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc. Nhà phê bình Lại Giang trong bài Rừng động một đóng góp mới vào nền văn học xã hội chủ nghĩa cũng khẳng định: “Mạc Phi sống lâu năm ở Tây Bắc thành “người Tây Bắc”. Điều này giúp tác giả có điều kiện thâm nhập vào các vùng dân tộc Thái. Suy nghĩ phát hiện, tóm tắt cái thực tế phong phú, đa dạng của mảng núi rừng này. Truyện của anh vì thế có được cái chất “Tây Bắc”, tức là sự mộc mạc trong suy nghĩ, giàu hình ảnh trong ngôn ngữ, dữ dội trong hành động” [4]. Trong bài viết: “Thổ phỉ” và hiện thực văn chương, tác giả Văn Công Hùng đã khẳng định giá trị hiện thực, giá trị tiểu thuyết của Thổ phỉ. Hiện thực từ sự kiện lịch sử đến sự hiểu biết sâu sắc, nắm vững phong tục của vùng đất nơi các nhân vật tung hoành. Hiện thực nhưng lại rất tiểu thuyết trong việc tìm tòi và thái độ lao động nghiêm túc, cẩn trọng. Cuối bài viết, tác giả đã kết luận rằng “đây là một tiểu thuyết hay, kì công, kĩ lưỡng về một đề tài... là cái cớ để tác giả trình bày hiểu biết và tình yêu của mình về đời sống của một vùng đất cao nguyên với đậm đặc bản sắc văn hóa, với trầm tích nhân văn mà ở xuôi không dễ gì có được...”. Bài viết cũng chỉ ra điểm đáng tiếc trong tiểu thuyết này: “Có những đoạn anh gần như lướt, trong khi đáng lẽ đấy là những điểm nhấn cho tiểu thuyết xum xuê rậm rạp thêm”. Góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật cũng như tài năng của Đoàn Hữu Nam, Sương Nguyệt Minh trong bài Thế giới nghệ thuật Đoàn Hữu Nam trong tiểu thuyết Thổ phỉ đã đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về nghệ thuật đặc sắc của Thổ phỉ. Đó là thế giới thổ phỉ tối tăm, quỷ ác, thế giới nhân vật và không gian nghệ thuật đặc sắc, sinh động: “Một thế giới nhân vật lạ, có đời sống lạ... Nhà văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đoàn Hữu Nam là một người giàu tưởng tượng và có khả năng hư cấu nghệ thuật khá cao, trong khi vẫn giữ được cảm xúc chân thực dào dạt chảy cùng ngòi bút” [21]. Có thể thấy, tác giả Sương Nguyệt Minh đã khẳng định những giá trị của tác phẩm và đi đến kết luận rằng: “Thổ phỉ - một tiểu thuyết rất đáng đọc”. Bên cạnh Văn Công Hùng, Sương Nguyệt Minh, tác giả Đoàn Minh Tâm trong bài Tiểu thuyết Thổ phỉ - Vài cảm nhận trên Tạp chí Văn nghệ quân đội đã chỉ ra những điểm thành công của tiểu thuyết Thổ phỉ. Trước hết, đó là một tác phẩm rất thành công và thu hút được độc giả. Đó là “cuốn tiểu thuyết đủ hấp dẫn để bạn đọc theo dõi từ trang đầu tiên cho đến dòng cuối cùng”. Sự hấp dẫn đó trước nhất đến từ việc lựa chọn bối cảnh lịch sử cho đến việc chọn lọc và bút pháp nghệ thuật trong việc xây dựng các nhân vật. Đoàn Minh Tâm khẳng định tài năng của Đoàn Hữu Nam: “Chúng ta thấy tác giả đi vào hai mảng đề tài quan trọng của văn học Việt Nam hiện đại đó là miền núi và chiến tranh cách mạng. Bản thân mỗi lĩnh vực trên đã là một “siêu đề tài”, khiến cho nhiều người cầm bút xưa nay miệt mài sáng tác hàng chục năm, thậm chí cả cuộc đời mà vẫn thấy “càng đi xa càng thấy rộng, chưa thấy đâu là bờ bến”. Bên cạnh đó còn có các đề tài nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về các tác giả và các tiểu thuyết này. Có thể kể tới luận văn thạc sĩ Giá trị tiểu thuyết Rừng động của Mạc Phi trong văn xuôi về đề tài miền núi của Cầm Thị Lệ Hương. Trong luận văn, tác giả chỉ rõ những giá trị cơ bản của Rừng động với tư cách một tiểu thuyết tiêu biểu về đề tài miền núi trong văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời luận văn cũng khẳng định vị trí của tiểu thuyết Rừng động trong văn học về đề tài miền núi. Tác giả đã viết: “Đọc Rừng động của Mạc Phi ai là người sống trên địa bàn Tây Bắc cũng đều có cảm giác như được trở về với làng bản của mình sau những ngày đi xa, với tất cả những cảnh vật quen thuộc,...” [11, tr. 20]. Luận văn Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam của Ngô Quốc Tuấn (năm 2013) tập trung khảo sát, nghiên cứu một số phương diện tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật biểu hiện nổi bật trong các tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam. Trong đó, tác giả cũng có đề cập đến hiện thực về thổ phỉ và cuộc đấu tranh tiễu phỉ của đồng bào miền núi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhưng chỉ giới hạn trong tiểu thuyết Thổ phỉ. Qua đó, tác giả chỉ ra quan điểm nghệ thuật, vùng thẩm mĩ riêng, nhân sinh quan và thế giới quan của nhà văn Đoàn Hữu Nam khi viết về đề tài thổ phỉ [32]. Ngoài ra, cũng có thể kể đến các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan ít nhiều đến đề tài thổ phỉ như: Thổ phỉ - tiểu thuyết đậm nét đặc trưng thể loại - của Lộc Bích Kiệm. Qua các ý kiến đánh giá, các công trình nghiên cứu nói trên, chúng tôi nhận thấy các nhà phê bình, nghiên cứu và các tác giả luận văn đều đánh giá cao giá trị của các tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải của Ma Văn Kháng, Rừng động của Mạc Phi, Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ, Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam trong mảng đề tài viết về dân tộc và miền núi. Phần lớn các ý kiến đánh giá, các công trình nghiên cứu xoay quanh giá trị nội dung, nghệ thuật, đặc sắc của bút pháp tự sự, phong cách nhà văn, nghệ thuật trần thuật, dấu ấn văn hóa và phong cách của mỗi nhà văn. Vấn đề thổ phỉ cũng được các nhà nghiên cứu và các tác giả nói tới nhưng chỉ dừng lại ở những bài báo nhỏ lẻ, hoặc một tác phẩm của một tác giả cụ thể mà chưa có sự so sánh, khái quát giữa các tác giả, tác phẩm. Chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về đề tài thổ phỉ của các nhà văn này. Trên cơ sở những ý kiến có tính chất gợi mở của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía Bắc”. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Lựa chọn luận văn “Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía Bắc”, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là đề tài thổ phỉ trong tiểu thuyết của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía Bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn của chúng tôi tập trung nghiên cứu các tác phẩm chính sau đây: Tiểu thuyết Rừng động, tập 1 của Mạc Phi, NXB Hội nhà văn, năm 1983 (in lần đầu năm 1975). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tiểu thuyết Rừng động, tập 2 của Mạc Phi, NXB Hội nhà văn, năm 1983 (in lần đầu năm 1977). Tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe của Ma Văn Kháng, NXB Công an nhân dân, năm 1996 (in lần đầu năm 1978). Tiểu thuyết Vùng biên ải của Ma Văn Kháng, NXB Quân đội nhân dân, năm 2001 (in lần đầu năm 1983). Tiểu thuyết Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ, NXB Hội nhà văn, năm 2002 (in lần đầu năm 1984). Tiểu thuyết Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam, NXB Hội nhà văn, năm 2010. Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo một số tác phẩm văn học đương thời có liên quan để đối chiếu, so sánh khi cần thiết. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn thể hiện một cái nhìn khái quát, toàn diện về đề tài thổ phỉ trong dòng văn học viết về dân tộc và miền núi. Luận văn đi sâu khảo sát, nghiên cứu, phân tích, lí giải các tiểu thuyết để thấy được hiện thực lịch sử về cuộc sống đau thương, nghèo đói, lạc hậu và u mê của đồng bào miền núi phía B¾c dưới chế độ thống trị của phìa tạo, lang đạo, thổ ty cùng sự oanh tạc của bọn thổ phỉ, bọn phản động dã man, độc ác. Đồng thời chỉ ra sự kiên cường, anh dũng, không ngại khó khăn gian khổ của những cán bộ cách mạng miền xuôi tận tình bám dân bám bản, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thổ phỉ, xóa bỏ ách thống trị miền núi cho đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc và những người con tiên phong của núi rừng, giác ngộ, đi theo cách mạng, chống lại cái ác, góp phần đem lại bình yên cho quê hương, làng bản. Bên cạnh đó, luận văn cũng khảo sát những phương diện nghệ thuật cơ bản của các tiểu thuyết này như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật nhằm làm sáng tỏ giá trị của tác phẩm. Từ đó góp phần khẳng định những đóng góp của các nhà văn Ma Văn Kháng, Mạc Phi, Phượng Vũ, Đoàn Hữu Nam cho nền văn học nước nhà. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi lựa chọn một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 5. 1. Phương pháp khảo sát tác phẩm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tác phẩm là căn cứ chính để tiến hành nghiên cứu, vì thế chúng tôi tập trung đọc và phân tích kĩ chủ yếu ở sáu tiểu thuyết: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Rừng động, Hoa hậu xứ Mường, Thổ phỉ. 5. 2. Phương pháp thống kê phân loại Việc thống kê phân loại là công việc quan trọng giúp cho việc phân tích, lí giải đạt hiệu quả cao. Đồng thời, tần số xuất hiện tín hiệu nghệ thuật góp phần khẳng định kết quả nghiên cứu. 5. 3. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại Tiểu thuyết là một thể loại có đặc trưng riêng. Vì vậy, sử dụng phương pháp này nhằm đảm bảo cho việc khai thác tác phẩm một cách khoa học, chính xác, không áp đặt. 5. 4. Phương pháp phân tích, tổng hợp Luận văn sử dụng phương pháp phân tích các tiểu thuyết ở nhiều khía cạnh khác nhau. Sau đó khái quát, tổng hợp nhằm tìm ra giá trị nội dung và nghệ thuật trong các tiểu thuyết. Đồng thời khẳng định giá trị tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của các tác giả. 5. 5. Phương pháp đối chiếu, so sánh Sử dụng phương pháp này để thấy được nét chung và riêng của các tác giả Ma Văn Kháng, Mạc Phi, Phượng Vũ, Đoàn Hữu Nam trong đề tài viết về thổ phỉ. Đồng thời, khẳng định phong cách riêng của mỗi nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và trong mảng sáng tác về đề tài miền núi, đề tài thổ phỉ nói riêng. 6. Đóng góp mới của luận văn Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về đề tài thổ phỉ trong tiểu thuyết của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi ở phía Bắc nước ta. Qua đó chỉ ra một hiện thực đau thương mà anh dũng của những người dân miền núi trong những năm tháng đen tối dưới sự thống trị của thực dân Pháp và sự tàn bạo, độc ác của bọn thổ phỉ. Đồng thời cũng góp phần khẳng định những đóng góp to lớn của các nhà văn Ma Văn Kháng, Mạc Phi, Phượng Vũ và Đoàn Hữu Nam khi viết về dân tộc và miền núi. Khẳng định vị trí của họ trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn chúng tôi triển khai thành ba chương: Chương 1: Đề tài thổ phỉ trong dòng văn học viết về dân tộc và miền núi. Chương 2: Hiện thực cuộc sống và con người miền núi trong cuộc đấu tranh tiễu phỉ. Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 ĐỀ TÀI THỔ PHỈ TRONG DÒNG VĂN HỌC VIẾT VỀ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI 1.1. Đề tài là gì? 1.1.1. Khái niệm đề tài Trong việc phản ánh cuộc sống, khả năng của văn học là hết sức to lớn và phong phú. Đối tượng của nó bao gồm toàn bộ thế giới thiên nhiên, đời sống xã hội và cuộc sống của từng con người. Đó là chân trời vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Nhưng trước hiện thực vô hạn ấy, khả năng của một nhà văn là hữu hạn. Trong hoàn cảnh sống của riêng mình, với một khoảng không gian và thời gian nhất định, với những yêu cầu cụ thể của thời đại, với vốn sống, vốn văn hóa, vốn chính trị và tài năng nghệ thuật chỉ có một mức độ, một giới hạn nhất định, khi viết một tác phẩm nào đó, nhà văn chỉ có thể chú ý tới một lĩnh vực, một phạm vi cụ thể, xác định của hiện thực khách quan để sáng tác. Phạm vi hiện thực đó có thể là tình yêu lứa đôi như trong bài thơ Đợi anh về của C.Ximônốp, bài thơ Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn. Hoặc có thể là chiến tranh như trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtôi, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu,... Viết về tình yêu, về chiến tranh chính là phạm vi hiện thực mà các tác phẩm trên đề cập đến. Các tác giả trong cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên đã nêu: “Đề tài là một phương diện của nội dung tác phẩm, nó chỉ phạm vi hiện thực cụ thể đã được nhà văn nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm”. Các tác giả cũng khẳng định: “Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng có một đề tài nhất định, nó được xem như một nhân tố tương ứng với đối tượng phản ánh riêng của tác phẩm”. Thực chất đề tài là một khái niệm về loại của hiện thực được miêu tả. “Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài. Tuy nhiên, cần thấy rằng, đề tài mang dấu ấn rõ rệt của đời sống khách quan nhưng nó cũng là sự ghi nhận dấu ấn chủ quan của nhà văn” [3, tr. 116]. Cuốn Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên đã nêu: “Đề tài là khái niệm chủ yếu thể hiện phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học” [18, tr. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 259]. Các tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cũng định nghĩa, đề tài là: “Khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm”. [5, tr. 110]. Đọc bất cứ tác phẩm nào chúng ta cũng bắt gặp những người, những cảnh và tâm tình cụ thể sinh động. Đó là phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm. Tính chất của phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm có thể hết sức đa dạng: chuyện con người, chuyện con thú, cây cỏ, chim muông, đồ vật, hoặc chuyện thần tiên, ma quái, chuyện quá khứ và chuyện tương lai,... Nhưng mục đích của văn học không bao giờ chỉ là giới thiệu những hiện tượng cụ thể cá biệt của đời sống hay tưởng tượng. Từ những tác phẩm thần thoại xa xưa cho đến những tác phẩm cận đại, hiện đại, tác phẩm văn học bao giờ cũng xuyên qua một phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm để khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống nhất định có ý nghĩa rộng hơn. Các tác giả cũng khẳng định “đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát những chủ đề và xây dựng những hình tượng, những tính cách điển hình. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đề tài, chủ đề hòa quyện với nhau không tách được”, như một số tác phẩm ngụ ngôn, truyện đồng thoại, một số thơ trữ tình,... Căn cứ vào đó “Người tiếp nhận có thể đi thẳng từ đề tài bên ngoài vào chủ đề, tư tưởng của tác phẩm” [18, tr. 262]. Tóm lại, đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong tác phẩm của mình. Tầm quan trọng của đề tài ở chỗ, nếu chưa nhận ra đề tài, thì chưa bước vào tiếp nhận hình tượng. Tuy nhiên, “từ hiện tượng nghệ thuật sinh động nhận ra loại con người và cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm không phải là một việc giản đơn” [18, tr. 259]. 1.1.2. Các phương diện biểu hiện của đề tài Có thể thấy rằng: “Giới hạn của phạm vi đề tài được xác định rộng hẹp khác nhau” [18, tr. 259]. Đó có thể là một giới hạn bề ngoài như đề tài loài vật, đề tài sản xuất, đề tài cải cách ruộng đất, đề tài kháng chiến chống Mĩ, đề tài bộ đội Trường Sơn, đề tài tiểu tư sản, đề tài công nhân,... Ở giới hạn bề ngoài của đề tài này, các phạm trù xã hội, lịch sử đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ như, người ta có thể nói đề tài nông dân và đề tài tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao, Lỗ Tấn. Tuy nhiên, đối tượng nhận thức của văn học là cuộc sống, con người xã hội với tính cách và số phận của nó, với nhiều mối quan hệ quan hệ nhân sinh phức tạp của nó. Vì vậy, “cần đi sâu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vào phương diện bên trong của đề tài” [18, tr. 260] để tìm hiểu, nghiên cứu. Đó là cuộc sống nào, con người nào được miêu tả trong tác phẩm. Chẳng hạn Tắt đèn thể hiện cuộc sống bế tắc, không lối thoát của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Sống mòn của Nam Cao thể hiện cuộc sống quẫn bách, mòn đi, rỉ ra, không lối thoát của tầng lớp trí thức nghèo. Bất cứ tác phẩm văn học nào ta cũng có thể nhận ra ở trong đó những mảnh đời, những con người với những số phận cụ thể được phản ánh trong đó. Việc xác định đề tài cho phép liên hệ nội dung tác phẩm với một mảnh đời sống nhất định của thực tại. Tuy nhiên, không nên đồng nhất đề tài với đối tượng nhận thức, chất liệu đời sống hay nguyên mẫu thực tế của tác phẩm, bởi đối tượng là một cái gì nằm ngoài tác phẩm, đặt đối diện với tác phẩm. Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung tác phẩm, là đối tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn. Đó là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Lẫn lộn hai mặt này sẽ dẫn đến việc biến phân tích tác phẩm thành phân tích đối tượng được miêu tả trong tác phẩm. Con đường nhận thức đề tài tác phẩm là đi từ nội dung trực tiếp của tác phẩm, xác định những đường nét lịch sử xã hội của nó. Mỗi nhân vật của tác phẩm đều có thể tiêu biểu cho một tầng lớp xã hội, mang một tính cách xã hội, hoạt động trong một lĩnh vực đời sống, đều có thể tiêu biểu cho một đề tài. Ví dụ như hoàn cảnh gia đình chị Dậu, là một gia đình nông dân, vì xuất sưu của chồng và người em chồng mà chồng bị đánh, bị trói, con bị bán, bản thân đi làm vú em lại còn phải chịu bao nỗi tủi nhục, đến cuối tác phẩm, tiền đồ vẫn “tối đen như mực”... thì đề tài tác phẩm không xa rời cuộc sống đó và các thế lực liên quan đến nó. Cả nhà Dậu cùng chung một số phận bi thảm thì đề tài tác phẩm là số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, tác phẩm Tắt đèn không phải chỉ miêu tả có một gia đình chị Dậu. Theo bước chân và quan hệ của chị Dậu, đề tài tác phẩm còn được mở rộng: với Nghị Quế, tác phẩm mở ra mảng đề tài quan nghị, một “đặc sản” lố bịch của xã hội thực dân thuộc địa; với lí trưởng, chánh tổng, tuần đinh, lính lệ, tác phẩm mở ra mảng đề tài bộ máy cai trị địa phương tham lam, tàn bạo. Hình tượng quan phủ, quan cụ nới rộng diện phản ánh tới cuộc sống bỉ ổi xấu xa của bọn quan lại. Như vậy, khi nói đến đề tài tác phẩm ta không chỉ nói tới một đề tài, mà thực chất là một hệ thống đề tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ liên quan nhau, bổ sung cho nhau tạo thành hệ đề tài của tác phẩm. Đề tài Truyện Kiều cũng là một hệ thống như vậy. Ở đó có tình yêu lứa đôi, vợ chồng, hoạt động nhà chứa, có đời sống quý tộc, có sự nổi loạn chống lại triều đình, có việc quan lại xử oan, có đề tài báo ân báo oán,... Tất cả xoay quanh đề tài về cuộc đời bất hạnh của người phụ nữ tài hoa. Như vậy, chúng ta thấy, “Thực chất đề tài là một khái niệm về loại của hiện tượng đời sống được miêu tả”. Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống, có bấy nhiêu đề tài. Việc nhận thức đề tài phải chỉ ra bản chất xã hội của hiện tượng. Nhưng tác phẩm văn học thường thấy sự không trùng khít giữa hiện tượng miêu tả và nội dung ở lại bên trong” [18, tr. 261]. Chẳng hạn, Lời kĩ nữ của Xuân Diệu trước Cách mạng đúng là bài thơ làm theo “lời kĩ nữ”, nhưng không thể nói bài thơ chỉ viết về đề tài kĩ nữ, vì ở đây, với tư cách là nhà thơ trữ tình, Xuân Diệu muốn mượn lời kĩ nữ để biểu hiện cái tôi cô đơn lạnh lẽo trước cuộc sống đương thời, một đề tài được nhà thơ thể hiện trong tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Trong khi đó Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu là bài thơ về đề tài kĩ nữ, nhưng lại nằm trong mảng đề tài viết về những người nghèo khổ, bất hạnh, bị hắt hủi, áp bức trước Cách mạng, như Vú em, Lão đầy tớ, Hai đứa em, Đi đi em,... Bên cạnh đó, cũng có thể thấy rằng: “Khái niệm loại của đề tài không chỉ bắt nguồn từ bản chất xã hội của tính cách, mà còn gắn liền với loại hiện tượng lịch sử xuất hiện trong đời sống và có âm vang đời sống tinh thần một thời, hoặc trong một giới nào đó” [18, tr. 161]. Chẳng hạn, ta có thể gặp đề tài số phận người chinh phụ, người cung nữ, đề tài người tài hoa trong sáng tác của Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du khoảng cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Hoặc trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nổi lên đề tài những người trung nghĩa. Văn học Nga thế kỉ XIX hình thành đề tài gọi là “con người thừa” từ môi trường quý tộc, đề tài những người tháng Chạp, đề tài những người “hư vô chủ nghĩa”, đề tài “con người nhỏ bé”, đề tài “phàm tục tiểu tư sản”,... Trong văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1945 - 1975 nổi lên hàng đầu đề tài chiến tranh, đề tài người lính và hiện thực cách mạng. Các tác giả cũng chỉ ra “Đề tài tác phẩm văn học chẳng những gắn liền với hiện thực khách quan mà còn do lập trường tư tưởng và vốn sống nhà văn quy định” [18, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tr. 262]. Chẳng hạn, trong khi phần lớn các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn viết về đề tài xung đột trong các gia đình phong kiến địa chủ, khẳng định quyền tự do luyến ái của lớp thanh niên tân thời, thì các nhà văn gần gũi với đời sống nhân dân chọn đề tài về số phận bi thảm của các tầng lớp nhân dân lao động, sự tham lam thối nát của bọn quan lại, địa chủ. Cùng viết về đề tài tiểu tư sản nhưng tác phẩm của Đỗ Đức Thu thiên về phơi bày sự tầm thường của lối sống viên chức, còn Nam Cao xoáy vào những cảnh đời xám xịt của tầng lớp tri thức nghèo, sống dở chết dở, mòn mỏi, không ánh sáng tương lai của xã hội cũ. Tóm lại, đề tài thể hiện phạm vi rộng hẹp khác nhau của hiện thực đời sống xã hội xung quanh, gắn liền với một giai đoạn lịch sử xã hội cụ thể, gắn liền với hiện thực khách quan và chịu sự chi phối bởi vốn sống của nhà văn. Việc lựa chọn đề tài đã bắt đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả. 1.2. Những đề tài tiêu biểu trong văn học dân tộc và miền núi Văn học viết về dân tộc và miền núi có vị trí quan trọng trong dòng chảy và là nơi lưu giữ những trữ lượng văn hóa tinh thần phong phú của nhiều dân tộc anh em. Nó đã tạo dựng được bức tranh hiện thực lớn lao về cuộc sống, con người miền núi trong cách mạng, kháng chiến và công cuộc xây dựng đất nước. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển theo dòng thời gian, mảng văn học này đã đề cập đến rất nhiều đề tài khác nhau. 1.2.1. Đề tài “truyện đường rừng” Ngay từ đầu thế kỉ XX, khi quá trình hiện đại hóa văn học diễn ra mạnh mẽ trên mọi phương diện, văn học mở rộng đề tài từ nông thôn đến thành thị, hầm mỏ và rừng núi. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học, bên cạnh hiện thực phản ánh chủ yếu là cuộc sống con người vùng đồng bằng Bắc Bộ thì một số tác phẩm văn xuôi về dân tộc và miền núi đã ra đời và được gọi là “truyện đường rừng”. Các cây bút viết “truyện đường rừng” chủ yếu giai đoạn này là Lan Khai, Thế Lữ, Đái Đức Tuấn,... thiên về yếu tố kì ảo, lãng mạn. Trong đó, Lan Khai là cây bút có đóng góp đáng kể vào đề tài miền núi trước Cách mạng tháng Tám với các tập truyện Tiếng gọi của rừng thẳm, Truyện đường rừng, Suối đàn gồm nhiều truyện về phong tục, lịch sử và truyện truyền kì. Thế Lữ không chỉ là người “phất lá cờ tiên phong trong phong trào thơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan