Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 9 trong giở đọc hiểu văn bản ...

Tài liệu Luận văn tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 9 trong giở đọc hiểu văn bản ở trung học cơ sở tại quận 2 tp. hồ chí minh

.PDF
117
136
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN TÁM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM CHO HỌC SINH LỚP 9 TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI QUẬN 2 - TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN TÁM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM CHO HỌC SINH LỚP 9 TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI QUẬN 2 - TP.HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt Mã số: 60. 14. 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HỒ QUANG NGHỆ AN - 2013 0 BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT GV: Giáo viên HS: Học sinh Nxb: Nhà xuất bản SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên THCS: Trung học cơ sở PPDH: Phương pháp dạy học STT: Số thứ tự CB: Cơ bản NC: Nâng cao TN: Thực nghiệm ĐC: Đối chứng GD: giáo dục Cách chú thích tài liệu trích dẫn: số thứ tự tài liệu đứng trước, số trang đứng sau. Ví dụ: [57, 14] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tài liệu tham khảo là 57, nhận định trích dẫn nằm ở trang 14 của tài liệu này. 0 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu, khảo sát 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Đóng góp của đề tài 3 7. Cấu trúc của luận văn 3 Chương 1: Cơ sở khoa học của việc Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 9 trong giờ Đọc – hiểu văn bản ở trường Trung học cơ sở tại Quận 2 - Tp. Hồ Chí Minh 5 1.1. Giới thuyết khái niệm 5 1.1.1. Khái niệm nhóm và hoạt động nhóm 5 1.1.2. Ý nghĩa, vai trò của hoạt động nhóm 6 1.1.3. Các nguyên tắc và đặc điểm hoạt động nhóm 9 1.1.4 Các đặc trưng của việc giao nhiệm vụ 10 1.1.5. Kỹ năng thành lập và quản lí nhóm 11 1.2. Cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ Đọc – hiểu văn bản ở ngữ văn 9 tại Q.2 Tp.HCM 14 1 1.2.1. Cơ sở giáo dục học 14 1.2.2. Cơ sở tâm lí học 16 1.2.3. Cơ sở lí luận dạy học 18 1.3. Cơ sở thực tiễn của việc Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh 20 lớp 9 trong giờ Đọc – hiểu văn bản ở trường Trung học cơ sở tại Q.2 Tp.HCM 1.3.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của Q.2, Tp.HCM 20 1.3.2. Thực trạng dạy đọc – hiểu văn bản trong chương trình Ngữ 21 văn 9 ở các trường THCS tại Quận 2 – Tp Hồ Chí Minh 1.3.3. Việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ dạy 23 học Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 9 ở các trường THCS tại Q.2 Kết luận chương 1 25 Chương 2: Nguyên tắc và quy trình tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 9 trong giờ dạy học Đọc – hiểu văn bản ở trường THCS 26 2.1. Tổng quan về chương trình Đọc – hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 9 26 2.2. Những định hướng tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong 29 giờ Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 9 ở trường THCS tại Q.2 2.2.1. Phải xác định rõ mục tiêu của hoạt động nhóm trong giờ Đọc - hiểu văn bản 29 2.2.2. Vấn đề thảo luận phải phù hợp đặc trưng của bài Đọc – hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 33 2.2.3. Cần linh hoạt và sáng tạo khi sử dụng hình thức tổ chức nhóm trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 9 39 2 2.2.4. Phải kết hợp tổ chức nhóm với nhiều phương pháp, biện pháp dạy học khác để nâng cao hiệu quả dạy Đọc – hiểu văn bản 42 2.3. Một số biện pháp, cách thức tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ dạy đọc – hiểu văn bản ở trường THCS tại Q.2 46 2.3.1. Hoạt động nhóm trong giờ dạy đọc – hiểu văn bản thơ 46 2.3.2. Hoạt động nhóm trong giờ dạy đọc – hiểu văn bản truyện 51 2.3.3. Hoạt động nhóm trong giờ dạy đọc – hiểu văn bản kịch 62 2.3.4. Hoạt động nhóm trong giờ dạy đọc – hiểu văn bản nghị luận 66 2.3.5. Hoạt động nhóm trong giờ dạy đọc – hiểu văn bản nhật 70 dụng Kết luận chương 2 74 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 75 3.1. Mục đích, yêu cầu của hoạt động thực nghiệm 75 3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 75 3.3. Nội dung thực nghiệm 75 3.4. Giáo án thực nghiệm 76 3.4.1. Hoạt động nhóm trong bài đọc - hiểu văn bản thơ 76 3.4.2. Hoạt động nhóm trong bài đọc - hiểu văn bản truyện 77 Giáo án 1 78 Giáo án 2 82 Giáo án 3 90 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm 97 3 Kết luận chương 3 100 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC 107 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Chúng tôi mở đầu luận văn này bằng cách dẫn câu chuyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” được phát triển thêm trên trang hieuhoc.com. Câu chuyện được phát triển thêm phỏng theo truyện ngụ ngôn của LaPhontain. Câu chuyện được diễn ra với 4 cuộc đua, cuộc đua đầu rùa thắng, cuộc đua thứ 2 thỏ thắng. Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó, cuộc đua thứ 3 diễn ra lần này đường đua do rùa chọn và dĩ nhiên rùa thắng do đích đến cách một con sông (thỏ không bơi qua được). Ít lâu sau, rùa và thỏ đã trở thành đôi bạn thân, một ngày chúng rủ nhau cùng làm thành một đội và đua trên đường đua cũ. Cuộc đua bắt đầu thỏ cõng rùa chạy đến bờ sông, đến bờ sông rùa cõng thỏ bơi qua sông. Kết quả cả rùa và thỏ đều nhận ra là lần chạy này cả hai cùng về đích khi vượt qua được những chướng ngại vật với thời gian nhanh hơn rất nhiều so với những lần đua trước. Qua câu chuyện này chúng ta nhận thấy rằng bất cứ một cá nhân nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng chỉ khi họ cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người thì công việc mới trở nên hoàn thiện mỹ mãn. Nếu làm một mình, con người ta không bao giờ thực hiện công việc được một cách hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp người này không thể làm tốt hơn người kia. Và do đó, tinh thần đồng đội là yếu tố quyết định thành công trong công việc. Và tinh thần đồng đội đó chỉ đƣợc nuôi dƣỡng, phát triển khi con ngƣời làm việc trong một nhóm với nhau. 1.2. Ở nhiều nước có nền giáo dục phát triển hiện nay, việc tổ chức dạy học nhóm là một hình thức hoạt động hết sức quan trọng và mang lại nhiều hiệu quả thực sự cho nhiều môn học. Tuy nhiên, ở nước ta, từ trước đến nay việc tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học chỉ mới diễn ra ở một mức độ nào 2 đó, chủ yếu để đối phó với việc kiểm tra, thanh tra đổi mới phương pháp dạy học. Nó chưa được giáo viên xem là một phương pháp dạy học hiệu quả ở Việt Nam, nhất là trong môn Ngữ văn, mà cụ thể là trong phần Đọc – hiểu văn bản. Điều này đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. 1.3. Quận 2 là một quận ven thành phố Hồ Chí Minh, đến nay thực trạng giáo dục vẫn còn gặp nhiều khó khăn chủ quan cũng như khách quan. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì hiện nay chưa có công trình nào tập trung đi sâu vào nghiên cứu vấn đề hoạt động nhóm trong giờ dạy Đọc – hiểu văn bản nhất là cho từng cấp học. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 9 trong giờ Đọc – hiểu văn bản ở trường Trung học cơ sở tại Quận 2 - Tp. Hồ Chí Minh làm đề tài nghiên cứu của luận văn. Hy vọng luận văn này phần nào đặt nền móng cho các nghiên cứu đầy đủ về sau cho cả cấp học THCS ở quận nhà. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đọc – hiểu văn bản là một trong những nội dung hoạt động cơ bản nhất của môn Ngữ văn ở trường phổ thông nói chung và cấp THCS nói riêng. Về nghiên cứu tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước chuyên tâm tìm hiểu. Song, việc nghiên cứu tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh cấp THCS thì chưa có. Và đặc biệt cho riêng môn ngữ văn lớp 9 lại càng chưa có. Về vấn đề tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 9 trong giờ dạy học Đọc – hiểu văn bản ở trường THCS tại Quận 2 - Tp. Hồ Chí Minh thì chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, toàn diện, hệ thống mà chỉ mới có những ý kiến lướt qua trong các công trình nghiên cứu về tổ chức hoạt động nhóm, tổ chức thảo luận, hay dạy học hợp tác trong dạy học Ngữ văn nói chung. 3 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Hoạt động nhóm của học sinh lớp 9 trong giờ Đọc – hiểu văn bản ở trường THCS tại Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động nhóm. - Xây dựng những nguyên tắc và quy trình, cách thức tổ chức hoạt động nhóm. - Thực nghiệm sư phạm. 4. Phạm vi nghiên cứu, khảo sát Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ dạy đọc hiểu văn bản lớp 9 tại các trường THCS tại Quận 2 – Tp Hồ Chí Minh 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp thống kê – phân loại - Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp so sánh – đối chiếu 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra – phỏng vấn - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 5.3. Các phƣơng pháp khác 6. Đóng góp của đề tài - Góp phần cụ thể hóa những cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 9 trong giờ Đọc – hiểu văn bản. 4 - Đề xuất những nội dung cụ thể, có tính ứng dụng về nguyên tắc, phương pháp, quy trình của việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 9 trong giờ Đọc – hiểu văn bản. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 9 trong giờ Đọc – hiểu văn bản ở trường THCS tại Quận 2 - Tp. Hồ Chí Minh Chương 2: Định hướng và biện pháp tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 9 trong giờ Đọc – hiểu văn bản ở trường THCS tại Quận 2 - Tp.Hồ Chí Minh Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM CHO HỌC SINH LỚP 9 TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Ở TRƢỜNG THCS TẠI QUẬN 2 - TP. HỒ CHÍ MINH 1.1. Giới thuyết khái niệm 1.1.1. Khái niệm nhóm, hoạt động nhóm Nhóm là một số người làm việc cùng nhau vì những mục tiêu cụ thể trong một lĩnh vực hoạt động xác định. Ông cha ta cũng đã từng khẳng định lợi ích của tinh thần đoàn kết. Có lẽ trước đây chúng ta chưa có khái niệm làm việc theo nhóm. Nhưng dù gì đi nữa câu tục ngữ dưới đây cũng phần nào thể hiện được kinh nghiệm và sức mạnh của việc hợp tác trong công việc: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Làm việc theo nhóm hay là một cách gọi khác của tinh thần đoàn kết. Ở đấy có sự cộng tác của nhiều cái đầu lại với nhau. Họ làm việc trên tinh thần xây dựng, đoàn kết, nhất trí cao. Thực tế là, trong đời sống xã hội thì nhóm vô cùng quan trọng. Xã hội vốn phải tồn tại và phát triển dựa vào nhóm cộng đồng. Một cá thể không thể duy trì được sự tồn tại lâu dài mà phải dựa vào mối liên kết giữa các cá thể trong cộng đồng. Trong đời sống ngày nay thì nhóm lại càng thể hiện được vai trò của nó. Loài người là một tập thể sống có tổ chức xã hội cao nhất, tuân theo những quy tắc nhất định và vì mục tiêu, lợi ích chung của cả cộng đồng. Mà nhóm là tập hợp những người có tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, nhằm đạt tới mục tiêu và lợi ích chung. Do đó, không ngẫu nhiên mà trong đời sống hiện đại người ta tận dụng triệt để những ưu điểm 6 của liên kết nhóm. Trong hoạt động học tập cũng vậy, tổ chức hoạt động nhóm là rất cần thiết và quan trọng đối với học sinh. Như vậy, theo chúng tôi, có thể nêu khái niệm về nhóm một cách ngắn gọn như sau: Nhóm là tập hợp người được xác định bởi các mối quan hệ tương tác, cùng chia sẻ mục tiêu chung, cùng tuân theo một hệ thống quy tắc nhất định và mỗi thành viên đóng những vai trò khác nhau. Hoạt động nhóm chính là sự tương tác giữa các thành viên dưới sự chỉ đạo của trưởng nhóm dựa vào những nguyên tắc nhất định, vì mục tiêu của nhóm và mục đích riêng của mỗi thành viên. Sự tương tác đó phải dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm. Đó chính là sự tự nguyện của các cá nhân cùng nhau làm việc một cách bình đẳng trong một tập thể nhóm. Các thành viên tiến hành hoạt động nhằm mục đích và lợi ích chung đồng thời đạt được mục đích và lợi ích riêng của mỗi thành viên trên cơ sở nỗ lực chung. Hoạt động của từng cá nhân trong quá trình tham gia công việc phải tuân theo những nguyên tắc nhất định và sự phân công trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ chung của cá nhân có thể sẽ xảy ra một số mâu thuẫn và sự điều hòa những mâu thuẫn đó là cần thiết để nhóm tiến đến một tầm cao hơn, các thành viên hiểu nhau hơn, biết lắng nghe hơn và biết hành động vì người khác, vì lợi ích chung, tự tin hơn trong môi trường cộng đồng, biết bỏ qua cái tôi và sự ích kỉ. Hoạt động nhóm là kĩ năng rất cần thiết đối với mỗi con người, đối với học sinh lại là kĩ năng sống vô cùng quan trọng. Do vậy mà hoạt động nhóm sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho người học nếu trong quá trình dạy học chúng ta biết vận dụng một cách hợp lí. 1.1.2. Ý nghĩa, vai trò của hoạt động nhóm Hoạt động nhóm có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân trong xã hội, với sự phát triển xã hội. Sự gắn kết nhiều cá thể mang lại sức mạnh tổng hợp cho nhân loại, đoàn kết đem lại trí tuệ lớn lao và sức mạnh. Bất kì sự kiện lịch sử 7 nào cũng đều được thực hiện bởi một nhóm. Bất cứ vấn đề gì chúng ta đều có thể cùng nhau giải quyết còn nếu như chỉ có một người thì chỉ có thể giải quyết được một vài vấn đề mà thôi. Do vậy: làm việc, học tập theo nhóm sẽ là chìa khóa để tạo ra những thành tựu vĩ đại, rất quan trọng đối với sự phát triển mỗi cá nhân, với từng nhóm riêng lẻ và với bất kì đất nước, dân tộc nào. Chúng ta biết nhóm gồm nhiều người vì thế mà nguồn nhân lực, trí lực, ý tưởng và động lực lớn hơn rất nhiều so với một cá nhân. Trong quá trình làm việc, học tập, khi tình huống có vấn đề xảy ra cần đến sự chung sức, góp trí của nhiều người thì hoạt động nhóm có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vấn đề. Dù là trong làm việc hay học tập, chúng ta thấy rằng, đứng trước một tình huống khó khăn, mọi người cùng chung tay thì vấn đề đó sẽ được giải quyết nhanh hơn so với việc để cho một người nát óc suy nghĩ. Trong khi làm việc nhóm thì ưu điểm của các cá nhân thành viên sẽ phát huy tối đa và hạn chế các thành viên sẽ giảm đến tối thiểu. Trong một môi trường làm việc hợp tác, giao lưu lẫn nhau thì sự nhìn nhận, ảnh hưởng của các thành viên lẫn nhau sẽ tạo ra điều đó. Khi làm việc chung, mọi người sẽ cố gắng thể hiện ưu điểm của mình, ưu điểm của cá nhân này ảnh hưởng đến cá nhân khác. Do đó, nghiễm nhiên nhược điểm sẽ khuất đi dành chỗ cho những ưu điểm tốt nhất của họ. Còn khi đứng độc lập, ưu nhược điểm của cá nhân sẽ rất rõ ràng, nó bộc lộ nhiều hơn. Nhiều người làm việc trong một nhóm sẽ tập hợp được nhiều ý tưởng để đáp ứng yêu cầu hoặc mục tiêu đề ra, do đó mà có nhiều phương án, giải pháp cho tình huống. Nhóm với số đông nên họ có thể nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc. Điều này không hề dễ dàng với một cá nhân. Một cá nhân chỉ đem đến một vài ý tưởng, chỉ nhìn nhận vấn đề ở một số phương diện nào đó thôi. Như vậy, trí tuệ của cả tập thể sẽ được phát huy tối đa và hiệu quả hơn nhiều so với việc chúng ta để từng thành viên hoạt động riêng 8 lẻ. Đó là chưa kể đến sự tương trợ giữa các thành viên với nhau, nó đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp. Hoạt động nhóm sẽ tạo dựng được mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Làm việc cùng nhau thì họ có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm thành công và cả những kinh nghiệm thất bại. Và điều này giúp cho tất cả các thành viên trưởng thành hơn. Thành công hay thất bại thì mọi người trong nhóm sẽ chia nhau mỗi người một phần. Nhưng nếu như khi chỉ có một cá nhân thì sao? Việc giải quyết vấn đề một mình sẽ vất vả và khó hoàn chỉnh mĩ mãn. Cũng trong tập thể mà mọi người chia sẻ thành công, kinh nghiệm, ý tưởng và thậm chí là cả thất bại thì mỗi thành viên sẽ xích gần lại với nhau. Điều đó sẽ tạo ra mối quan hệ hợp tác tốt đẹp hơn là sự đối đầu hay tự mãn. Trong quá trình hoạt động nhóm, mọi người có thể giao tiếp trực tiếp với nhau. Đây là quá trình để mọi người hình thành kĩ năng sống thông qua giao tiếp trong làm việc, học tập. Đồng thời mọi người có thể học được những điều cần thiết thông qua giao tiếp, bằng giao tiếp. Đó cũng là cách học giao tiếp hiệu quả khi mà ngày nay kĩ năng giao tiếp là rất cần thiết. Khi đã đề ra mục tiêu hoạt động cho cả nhóm làm việc, học tập thì cả nhóm sẽ có trách nhiệm với mục tiêu đã đề ra đó. Trong khi đó cá nhân không bị ràng buộc do vậy họ có thể dễ dàng thay đổi mục tiêu, ý tưởng, chính kiến. Điều này khiến cho việc đảm bảo mục tiêu công việc, học tập là rất khó khăn. Một điều không thể phủ nhận, nhóm hoạt động có nguyên tắc, quy củ, có mục tiêu cụ thể thì bao giờ cũng làm được nhiều việc hơn là một cá nhân. Sự không tương xứng giữa lực lượng, trí tuệ tập thể và cá nhân đã tạo ra điều đó. Do vậy, để đảm bảo thực hiện mục tiêu, thực hiện nhiều việc một lúc thì hoạt động nhóm là hết sức ý nghĩa. Dĩ nhiên để hoạt động nhóm có những ý nghĩa tích cực như trên thì cũng cần có những yêu cầu nhất định. Ví như, hoạt động nhóm thì phải có thời gian tương đối đồng thời đòi hỏi nhóm trưởng phải có nhiều kĩ năng như 9 kĩ năng tổng hợp thông tin, phân tích vấn đề, hướng dẫn thảo luận, ứng xử, lãnh đạo nhóm…Vượt lên được những yêu cầu như thế này thì hoạt động nhóm thực sự có ích rất lớn trong làm việc và học tập. Chỉ cần chúng ta hướng đến mục tiêu đã đề ra bằng sự đoàn kết, năng lực thực sự, nhiệt huyết, cống hiến thành thực thì hoạt động nhóm không có gì là trở ngại, khó khăn mà nó sẽ đem đến những thành quả xứng đáng với công sức mà mỗi thành viên đổ ra để đạt được mục tiêu của công việc, học tập. 1.1.3. Các nguyên tắc và đặc điểm của hoạt động nhóm Khi tổ chức hoạt động học tập theo nhóm cần đảm bảo được một số nguyên tắc quan trọng sau: tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, trợ giúp, chung sức. Nguyên tắc tôn trọng: các thành viên trong một nhóm tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm. Sự tôn trọng lẫn nhau là cần thiết bởi nó duy trì được không khí đoàn kết của cả nhóm. Việc các thành viên tôn trọng lẫn nhau cũng là việc mọi người được học tập lẫn nhau, thu thập thông tin, ý tưởng nhiều chiều. Nguyên tắc bình đẳng: Các thành viên đều phải góp sức lực, trí tuệ như nhau để hướng đến mục tiêu chung của cả nhóm. Việc cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ là điều kiện để các thành viên hiểu nhau hơn, hướng đến mục tiêu chung nhanh hơn, giải quyết vấn đề thấu đáo hơn đồng thời mọi người thể hiện được sự tôn trọng lẫn nhau. Nguyên tắc chia sẻ: Việc chia sẻ cùng nhau sẽ giúp cho các thành viên dần bỏ đi sự ích kỉ cá nhân mà hướng đến mục tiêu chung. Để chia sẻ được thì mọi người phải hướng đến cái chúng ta và bỏ qua cái ta của mỗi cá nhân. Mọi người không phải ai cũng hoàn hảo vì vậy sẽ cần đến sự giúp đỡ của người khác. Sự giúp đỡ rất quan trọng khi học tập và làm việc theo nhóm. Đó chính là nguyên tắc trợ giúp khi học tập theo nhóm. 10 Các thành viên chung nhau công sức, trí tuệ để thực hiện mục tiêu của nhóm. Bao giờ cũng vậy, sức mạnh tập thể sẽ mạnh hơn rất nhiều so với một cá nhân đứng riêng lẻ. Đó chính là nguyên tắc chung sức. Để cho nhóm hoạt động hiệu quả thì việc tuân thủ các nguyên tắc là điều nhất thiết phải thực hiện. Và hơn tất cả giá trị của nhóm đó chính là họ đã học được những điều tốt đẹp từ những người mà họ giao tiếp để làm cho bản thân hoàn thiện hơn trong quá trình học tập, làm việc. 1.1.4. Các đặc trƣng của việc giao nhiệm vụ Thứ nhất, sự tự do trong lựa chọn nhiệm vụ của người học sẽ thúc đẩy động cơ nội tại của họ. Dẫn đến giải phóng họ hoàn toàn và thúc đẩy họ tham gia vào nhiệm vụ một các sâu sắc hơn. Bản chất và thời điểm lựa chọn cũng rất đa dạng: lựa chọn một nhiệm vụ riêng trong tổng thể các nhiệm vụ, lựa chọn các bước tiến hành, các nguồn lực cần huy động,…Cuối cùng tuỳ thuộc vào mục tiêu sau đó mà người dạy quyết định nhân sự cho nhiệm vụ đã được lựa chọn. Thứ hai, thách thức chính là ở mức độ khó khăn của nhiệm vụ. Một nhiệm vụ có tính phức tạp trung bình sẽ mang tính thúc đẩy hơn bởi lẽ nếu nó quá dễ thì sẽ dẫn đến sự nhàm chán, ngược lại nếu quá khó thì học sinh dễ nản lòng. Thách thức đối với người dạy là ở chỗ xác định được đúng mức độ khó khăn của nhiệm vụ. Thứ ba, điều quan trọng là người học phải đánh giá được kết quả mong đợi, khả năng cần huy động và cần phát triển đối với chính bản thân mình. Việc kiểm soát là rất quan trọng để thiết lập nên mối quan hệ giữa tính tự chủ của người học và động cơ cho các nhiệm vụ còn lại. Đối với người dạy thì điều quan trọng là biết đưa ra các chỉ dẫn, các mục tiêu cần đạt được, khuôn khổ hoạt động cũng như là mức độ đòi hỏi đối với người học. Thứ tư, nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội. Việc cộng tác sẽ làm tăng động cơ học tập của người học. Cần chú ý rằng phương pháp học tập 11 theo nhóm được đánh giá cao hay thấp tuỳ theo vào nội dung mà ta muốn truyền đạt. Theo một vài tác giả, phương pháp này sẽ hiệu quả hơn đối với việc giải quyết các vấn đề, những nhiệm vụ không quá dễ đòi hỏi sự sáng tạo, ý tưởng đa dạng. Một nhiệm vụ càng gần với kinh nghiệm cá nhân hoặc với công việc sau này của người học sẽ có nhiều cơ hội khích lệ người học tham gia hơn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tuỳ thuộc vào chủ đề của nhóm, sự không đồng nhất giữa các HS cũng có thể có những nhược điểm như: quá nặng đối với một vài thành viên dẫn đến chậm trễ trong công việc, hoặc khó thực thi. Trong bất kỳ trường hợp nào, GV luôn phải tổ chức tốt việc chất vấn ý kiến vì chính việc này sẽ làm thay đổi về nhận thức của HS. Người dạy không nên can thiệp quá sâu vào nội dung mà chỉ giữ vai trò chỉ dẫn. Chỉ cung cấp những thông tin cần thiết, theo dõi ý kiến, quan điểm của mỗi một thành viên và duy trì hướng đi cho các nhóm theo đúng nhiệm vụ được giao. Như vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất, trước hết phải có sự phân công công việc hợp lý. Điều này phụ thuộc nhiều vào vai trò và khả năng chỉ đạo của người nhóm trưởng. Khi công việc được phân chia rõ ràng cho từng thành viên họ sẽ ý thức được vai trò của mình, có trách nhiệm hoàn thành công việc. 1.1.5. Kỹ năng thành lập, quản lí nhóm Hoạt động nhóm cũng phải có một số kĩ năng nhất định thì mới đạt được hiêu quả cao. Các kĩ năng hoạt động nhóm bao gồm kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng xử lí mâu thuẫn, kĩ năng lãnh đạo nhóm. 12 Để giải quyết được vấn đề nào đó đầu tiên người ta phải nhận ra vấn đề cần giải quyết là gì, tức là phải hiểu đúng câu hỏi đã đặt ra cho mình, nắm được cốt lõi yêu cầu của vấn đề và yêu cầu đạt được. Lúc đó người trưởng nhóm sẽ phân công công việc cho từng thành viên sao cho phù hợp với năng lực và thế mạnh của mỗi thành viên. Trong quá trình đó mọi người phải tìm ra nguyên nhân của vấn đề, thu thập thông tin cần thiết để chắp nối thành môt câu trả lời hoàn hảo. Để giải quyết vấn đề thấu triệt, đạt được mục tiêu đề ra thì cả nhóm cần phải tư duy nhiều chiều, xem xét vấn đề ở nhiều mặt, nhiều bình diện khác nhau. Mọi người tranh luận tích cực, người lãnh đạo cần khuyến khích mọi người bàn bạc thảo luận, ngay cả những ý kiến trái chiều. Điều quan trọng là cuối cùng mọi người chắt lọc thông tin để tạo ra một câu trả lời, phương án, ý tưởng hoàn chỉnh nhất. Trong quá trình làm việc nhóm, các thành viên không hoàn toàn đồng nhất về năng lực, thái độ. Điều đó làm cho không khí trong nhóm không thoải mái và gây ra sự bất bình giữa các thành viên trong nhóm. Do vậy mọi người phải biết lắng nghe, tương trợ, chia sẻ, chung sức cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Lúc này, điều quan trọng là mọi người phải tôn trọng và lắng nghe lẫn nhau. Sau đó tổng hợp ý kiến, tập hợp và chọn ra câu trả lời, giải pháp tối ưu nhất. Trong hoạt động nhóm thì mâu thuẫn là một việc đương nhiên nhưng cần thấy được mâu thuẫn nào có ích, mâu thuẫn nào có hại. Nếu là mâu thuẫn có ích thì nó sẽ thúc đẩy ý kiến, tính sáng tạo và sự ham thích của các thành viên; nó gây ra những yêu cầu cần được giải quyết, buộc mọi người phải làm rõ quan điểm của họ và tìm ra cách tiếp cận mới cho mọi vấn đề đồng thời tạo cơ hội cho mọi người kiểm tra năng lực, khả năng của họ. Nếu là mâu thuẫn có hại thì sẽ giảm hiệu suất làm việc, gây bê bối, gây ra những căng thẳng không đáng có, mất sự đoàn kết giữa các thành viên, cả nhóm mất thời gian sắp xếp lại công việc và mối quan hệ giữa các thành viên với nhau. Nhưng như vậy, chúng ta cũng thấy được rằng không phải mọi mâu thuẫn đều là có 13 hại, điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân để giải quyết mâu thuẫn. Hãy xem mâu thuẫn như là động lực thúc đẩy cả nhóm tiến bộ và tiến gần đến mục tiêu hơn. Do vậy, tìm ra căn nguyên cội rễ của mâu thuẫn để cắt đứt sự tồn tại của mâu thuẫn. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn thường là do khác biệt về giá trị; khác biệt về sự mong đợi tức là mỗi người đưa ra ý kiến và sự chấp nhận lại không như họ mong chờ, tưởng tượng; vai trò của các thành viên xác định không rõ ràng, công việc phân công không cụ thể dẫn đến ỷ lại, đùn đẩy công việc và trách nhiệm; lợi ích không công bằng cho nên dẫn đến sự ức chế giữa các thành viên, điều này lại vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động nhóm. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như sự thay đổi về môi trường và phong cách làm việc, sự ức chế, căng thẳng, việc truyền đạt thông tin không rõ ràng gây ra hiểu lầm,tinh thần cá nhân, sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các cá nhân, không thỏa mãn vai trò trong nhóm…cũng có thể gây ra mâu thuẫn trong khi hoạt động nhóm. Điều quan trọng ở đây là các thành viên phải biết đoàn kết, chung sức, chung lòng vì tập thể, vì mục tiêu chung của cả nhóm mà phấn đấu, hạn chế xảy ra mâu thuân để hoạt động nhóm được hiệu quả. Ngoài kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng xử lí mâu thuẫn thì kĩ năng lãnh đạo nhóm cũng rất quan trọng. Trong học tập hay làm việc thì nhóm trưởng sẽ là người hoạch định kế hoạch, xác định yêu cầu của vấn đề, mục tiêu, giúp cả nhóm tạo ra được không khí hào hứng và giúp cả nhóm duy trì giá trị chung. Trưởng nhóm phải luôn là người đi tiên phong trong việc hướng đến mục tiêu chung của cả nhóm, bỏ qua những lợi ích cá nhân vì mọi thành viên. Quả thực lãnh đạo được một nhóm người không thể là đơn giản. Nó khác với việc khi làm việc độc lập. Làm việc hay học tập trong một nhóm cũng vậy, mọi cá nhân hoạt động trong một nhóm thì phải hướng đến mục tiêu chung. Nhưng trong nhóm đó mỗi cá nhân cũng muốn được thể hiện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan