Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá đối với n...

Tài liệu Luận văn trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá đối với người tiêu dùng theo pháp luật việt nam hiện nay

.PDF
71
701
115

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI ANH TÙNG TRÁCH NHIỆM BẢO HÀNH CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH HÀNG HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI ANH TÙNG TRÁCH NHIỆM BẢO HÀNH CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH HÀNG HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. GVC. NGUYỄN TRỌNG ĐIỆP HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn sử dụng trong luận văn này đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tác giả luận văn MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO HÀNH CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH HÀNG HÓA ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG ............................................................................. 7 1.1. Lý luận về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá đối với người tiêu dùng .............................................................................. 7 1.2. Pháp luật về trách nhiệm bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa................................................................................................ 13 1.3. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá đối với người tiêu dùng. ..... 15 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO HÀNH CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ............................................................................................................. 18 KINH DOANH HÀNG HÓA ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG ............... 18 2.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá đối với người tiêu dùng......................................................... 18 2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng ................................................ 33 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO HÀNH CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH HÀNG HÓA ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG ........................... 46 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng ............................................................................................... 47 3.2. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi trách pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng ................................................................................... 53 KẾT LUẬN .................................................................................................... 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 63 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ Luật dân sự NTD : Người tiêu dùng LBVQLNTD : Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG Bảng 2.1: Báo cáo kết quả khảo sát nhóm hàng hóa, dịch vụ bị xâm phạm .. 34 BIỂU Biểu 2. 1: Đánh giá đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh về việc giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng. ........................................................................ 30 Biểu 2. 2: Đánh giá của khách hàng về chất lượng chăm sóc khách hàng .... 30 Biểu 2.3: Biểu đồ theo nhóm hành vi vi phạm thông qua đường dây nóng của Cục quản lý cạnh tranh .................................................................................... 36 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, đã tạo ra nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, và cũng chính nền kinh tế thị trường đã và đang làm phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực, dẫn đến số lượng các vi phạm pháp luật gia tăng. Đặc biệt, đó là những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng làm ảnh hưởng xấu tới xã hội. Theo quy định của pháp luật về việc bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng thì có rất nhiều trách nhiệm được đặt ra cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh cần đảm bảo để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, như là: Trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng; trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch; thực hiện hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung; trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện; trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra. Có thể thấy trong các trách nhiệm đó thì trách nhiệm bảo hành hàng hóa là một trong các trách nhiệm thường xuyên bị vi phạm. Đi kèm với vấn đề bảo hành hàng hóa luôn luôn và không thể thiếu được là vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đòi hỏi không chỉ cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành; cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc đổi hàng hóa...mới tương tự mà còn cần phải có các biện pháp chế tài đối với những chủ thể vi phạm không đảm bảo đúng trách nhiệm bảo hành. Tuy nhiên, có thể thấy việc đặt ra trách nhiệm bảo hành cho chủ thể cung cấp hàng hóa không thể được đảm bảo đầy đủ nếu không được ghi nhận bằng pháp luật. Chỉ đến khi thông qua pháp luật, thì những nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyền không chỉ tồn tại dưới dạng những quy tắc xử 1 sự đạo đức mà trở thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho tất cả mọi chủ thể trong xã hội. Chính vì thế, pháp luật là phương tiện hữu hiệu để đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp cho các chủ thể. Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung hay trách nhiệm bảo hành của các tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng đã được pháp luật ghi nhận trong nhiều văn bản luật. Tuy nhiên, có thể thấy trách nhiệm bảo hành hàng hóa của các tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng đã được quy định trong các văn bản luật nhưng số lượng các quy định về vấn đề này còn khiêm tốn chưa tương xứng với thực tế và nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó có thể thấy, thực trạng vì lợi ích kinh tế của tổ chức, cá nhân kinh doanh mà người tiêu dùng đang bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hoặc đang phải sử dụng những sản phẩm độc hại vô cùng nhức nhối gây phẫn nộ cho nhân dân; việc các cơ quan chức năng thực thi pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng còn chưa thực sự hiệu quả. Bởi vậy, mà việc nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng là một vấn đề vô cùng cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Với những luận điểm trên, em lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá đối với người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” là đề tài cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong các công trình khoa học pháp lý ở Việt Nam từ trước đến nay, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được đề cập đến nhiều như một số đề tài nghiên cứu điển hình sau: Đề tài khoa học “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” cấp Bộ, năm 2006 do TS. Đinh Thị Mỹ Loan – Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương làm chủ nhiệm đề tài. Trong đề tài này cũng đã tập trung 2 phân tích, bình luận làm rõ nhiều vấn đề về người tiêu dùng và sự cần thiết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...; Luận văn thạc sỹ: “Trách nhiệm của thương nhân trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay” năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền do Ts. Bùi Ngọc Cường hướng dẫn; Luận văn thạc sỹ “Thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của hệ thống các cơ quan nhà nước tại Việt Nam” năm 2014 của tác giả Nguyễn Hoàng Mỹ Linh do Ts. Phan Chí Hiếu hướng dẫn; Luận án tiến sỹ “Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa” năm 2012 của tác giả Chu Đức Nhuận do PGS.TS Phạm Hữu Nghị hướng dẫn...Ngoài ra, cũng có nhiều công trình khoa học đề cập tới vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng hầu như chưa có một công trình khoa học lớn nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng. Vì vậy, tác giả hy vọng luận văn của mình sẽ là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu tổng quát và chuyên sâu một lĩnh vực quan trọng của bảo vệ người tiêu dùng – trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề tác giả bao gồm: các quan điểm, các quy phạm pháp luật, các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng hiện hành. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về không gian bao gồm: Những quy định về pháp luật hiện hành về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về thời gian bao gồm: Từ năm 2012 đến năm 2018 3 Địa bàn nghiên cứu: Trên cả nước. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn để pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng của Việt Nam. Đồng thời, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả thực hiện những nhiệm vụ sau: + Làm rõ bản chất vai trò ý nghĩa của trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng. + Phân tích, làm rõ thực trạng của các quy định pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng. + Đánh giá thực trạng, tổ chức thực thi và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập của pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng. + Đề xuất những giải pháp có tính khả thi và tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận: triết học Mác – Lê-Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 4 Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, diễn dịch, quy nạp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Việc nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá đối với người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như sau: Thứ nhất: kết quả của đề tài góp phần một cách nhìn toàn diện về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Thứ hai: Luận văn góp phần đánh giá một cách toàn diện thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay Thứ ba: Luận văn đưa ra được một số định hướng hoàn thiện cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng. Qua đó, luận văn góp phần vào quá trình hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn “Trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá đối với người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” được kết cấu gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng. Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng. 5 Chương 3: Định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO HÀNH CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH HÀNG HÓA ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG Trong quá trình hoạt động, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tham gia vào nhiều quan hệ pháp lý khác nhau nên cũng phải thực hiện nhiều loại trách nhiệm trong các lĩnh vực khác nhau như trách nhiệm về thuế, trách nhiệm về chứng từ, trách nhiệm về đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ… trong đó có trách nhiệm đối với người tiêu dùng. Có thể hiểu, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng là nghĩa vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có bổn phận tuân thủ theo quy định của pháp luật đối với người tiêu dùng, trong trường hợp tổ chức cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ các trách nhiệm thì phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi theo quy định của pháp luật. 1.1. Lý luận về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá đối với người tiêu dùng 1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng Trong kinh tế học, thuật ngữ người tiêu dùng được dùng để chỉ những chủ thể tiêu thụ của cải tạo ra bởi nền kinh tế. Trong khoa học pháp lý thì người tiêu dùng là chủ thể của quan hệ pháp luật khi mà lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng ra đời Để xác định khái niệm người tiêu dùng thì hầu hết các quốc gia đều đánh giá thông qua 03 chỉ tiêu: + Người tiêu dùng là cá nhân. + Đối tượng của giao dịch là hàng hoá, dịch vụ được phép lưu thông và đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người; 7 + Việc mua hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cho cá nhân, hộ gia đình. Việc đánh giá tiêu chí về bản chất chủ thể về người tiêu dùng. Hiện nay, hầu hết các nước trên Thế giới đều cho rằng người tiêu dùng chỉ là cá nhân và không bao gồm tổ chức; Theo khái niệm của Liên minh Châu Âu tại chỉ thị số 1999/44/EC ngày 25/05/1999 về người tiêu dùng như sau: “NTD là bất cứ tự nhiên nhân nào tham gia vào các hợp đồng điều chỉnh trong Chỉ thị này… vì mục đích không liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của mình” Theo Điều 2 Luật BVNTD năm 1993 của Trung Quốc có quy định về người tiêu dùng như sau: “Trường hợp người tiêu dùng có nhu cầu cuộc sống, mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ thì các quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ được bảo vệ theo quy định của luật này và trường hợp luật này không quy định thì sẽ được bảo vệ theo các quy định khác có liên quan của pháp luật”. Theo quy định này thì có thấy, người tiêu dùng chỉ là cá nhân và việc mua hàng hóa, dịch vụ chỉ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt chứ không phải mục đích kinh doanh. Theo Điều 13 Bộ luật dân sự của Đức năm 2002 khái niệm về người tiêu dùng: “Người tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân nào tham gia giao dịch không thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh, thương mại hoặc nghề nghiệp của người này”. Theo Điều 2-1, Luật hợp đồng tiêu dùng của Nhật Bản năm 2000 định nghĩa: “Người tiêu dùng theo quy định của luật này là cá nhân nhưng không bao gồm trường hợp cá nhân tham gia quan hệ hợp đồng với mục đích kinh doanh”. Có thể thấy, đại đa số định nghĩa về người tiêu dùng của các nước trên Thế giới đều có hướng quy định chung về người tiêu dùng là cá nhân. Với 8 mục đích, là để bảo vệ bên yếu thế hơn trong quan hệ kinh tế chính là người tiêu dùng so với tổ chức, công ty,... kinh doanh buôn bán có hiểu biết hơn về ngành hàng. Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm người tiêu dùng lần đầu tiên được ra đời chính thức theo Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999. Theo đó, “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt cá nhân, gia đình và tổ chức”. Đến năm 2010, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ra đời để thay thế cho pháp lệnh năm 1999 thì khái niệm này tiếp tục được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đó là: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân gia đình, tổ chức”. Như vậy có thể thấy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người tiêu dùng không chỉ bao gồm chủ thể là cá nhân mà còn là các tổ chức ( doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước,...) tiến hành mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân, gia đình hay sinh hoạt của tổ chức đó. Như vậy, người tiêu dùng là các cá nhân hoặc tổ chức được quyền mua hàng hóa hoặc quyền sử dụng hợp pháp hàng hóa không nhằm mục đích kinh doanh. Do đó, người tiêu dùng là người mua sắm hàng hóa dịch vụ để phục vụ tiêu dùng cá nhân, gia đình hoặc một nhóm người vì nhu cầu sinh hoạt. 1.1.2. Khái niệm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá Trước khi đưa ra khái niệm về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá thì chúng ta cần tiếp cận với khái niệm “kinh doanh” và khái niệm “tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hoá”. 9 Kinh doanh là hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân nhằm mục đích đạt lợi nhuận thông qua một loạt các hoạt động như sản xuất, bán hàng,... Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác nhằm mục tiêu sinh lời. Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì định nghĩa “Kinh doanh” như sau: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Khái niệm kinh doanh chính là việc thực hiện quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và nhằm mục đích sinh lợi. Từ đó mà Pháp luật Việt Nam cũng quy định về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau: Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mụch đích sinh lợi, bao gồm: a) Thương nhân theo quy định của Luật Thương mại; b) Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh” [16]. 1.1.3. Trách nhiệm bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa Định nghĩa từ điển của từ "bảo hành" là "một sự đảm bảo bằng văn bản, được phát hành cho người mua bởi nhà sản xuất, cam kết sẽ sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm nếu cần thiết trong một khoảng thời gian nhất định". Nói cách khác, đây là một cam kết chính thức của nhà sản xuất với khách 10 hàng của họ (khách hàng mua sản phẩm), bảo đảm rằng, trong một khoảng thời gian được đưa ra, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm sẽ đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng. Ví dụ: Giả sử khi bạn đi mua sắm tại một cửa hàng điện tử, nhân viên bán hàng nói rằng bạn sẽ nhận được bảo hành 3 năm nếu bạn mua ổ đĩa cứng của một thương hiệu cụ thể, thì điều đó có nghĩa rằng nhà sản xuất ổ đĩa cứng đó sẽ sửa chữa, thay thế hoặc hoàn tiền cho bạn nếu ổ đĩa cứng bạn mua không thực hiện đúng và đủ các chức năng của nó trong khoảng thời gian 3 năm. Từ định nghĩa trên cho thấy, trách nhiệm bảo hành là cam kết của nhà sản xuất hoặc của bên bán hàng hóa về chất lượng, tính năng, công dụng của hàng hóa. Chúng ta, có thể hiểu theo hai nghĩa sau: - Một là, nghĩa vụ bảo hành là nghĩa vụ đi kèm để đảm bảo chất lượng hàng hóa mua bán đó. Trong trường hợp này thì khi giao kết hợp đồng mua bán, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa hoặc nhà sản xuất đã đưa ra sẵn các quy định về điều kiện bảo hành, cũng như thời gian bảo hành hàng hóa đó. Bên mua chỉ có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận thỏa thuận bảo hành chứ không có quyền thay đổi thỏa thuận đó. Nhưng đây vẫn được coi là các bên đã thỏa thuận việc bảo hành hàng hóa đó, nếu bên mua chấp nhận thỏa thuận này. - Hai là, trong một số trường hợp, việc bảo hành hàng hóa là do pháp luật quy định mà không do các bên thỏa thuận. Đây là quy định mà các loại hàng hóa mà chất lượng của hàng hóa có thể ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua. Vì vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa phải tuân thủ các quy định về bảo hành (ví dụ: việc mua bán nhà ở thì hợp đồng mua bán nhà ở phải tuân theo quy định bảo hành của Luật Nhà ở.) 11 Hiện nay, đa phần các công ty sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đều tự đặt ra nghĩa vụ bảo hành cho chính sản phẩm của mình. Với mục đích nghĩa vụ bảo hành tạo được niềm tin ở người tiêu dùng, cũng như dùng nghĩa vụ bảo hành để cạnh tranh với các nhãn hàng cùng sản phẩm. Ví dụ: Cùng là một chiếc nệm cao su các nhãn hàng chỉ áp dụng chính sách bảo hành 10 năm cho chiếc nệm, nhưng Kymdan lại áp dụng chính sách bảo hành trọn đời cho sản phẩm của mình. Theo quy định Điều 21 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện như sau: “Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp”. Như vậy, chúng ta có thể hiểu Trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng là: “Trách nhiệm bảo hành hàng hóa là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc sửa chữa, thay thế hoặc hoàn trả hàng hóa đối với người tiêu dùng trong trường hợp hàng hóa đó được các bên thỏa thuận bảo hành hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật”. Từ định nghĩa này, có thể thấy trách nhiệm bảo hành của các tổ chức cá nhân đối với hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đối với người tiêu dùng có các đặc điểm sau: - Cơ sở phát sinh trách nhiệm bảo hành là do thỏa thuận của các bên hoặc do pháp luật quy định bắt buộc bảo hành trong những trường hợp nhất định. 12 - Trách nhiệm bảo hành thông thường chỉ áp dụng đối với hàng hóa, linh kiện, phụ kiện (hàng hóa hữu hình). - Trách nhiệm bảo hành được xác lập trong một thời hạn nhất định. 1.2. Pháp luật về trách nhiệm bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa Bảo hành đối với sản phẩm, hàng hóa được xem như một chiến lược maketting tự do của các cá nhân, tổ chức kinh doanh. Bảo hành, hậu mãi được các doanh nghiệp áp dụng với rất nhiều mặt hàng từ sản phẩm có giá trị cao như ô tô, nhà chung cư tới những hàng hóa, vật dụng thiết yếu hàng ngày. Các doanh nghiệp đến từ các quốc gia phát triển coi bảo hành hàng hóa, sản phẩm như một chiến lược kinh doanh hiệu quả, bởi họ hiểu muốn thu hút được sức mua lớn trước tiên phải đặt khách hàng lên hàng đầu, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như khâu hậu mãi. Mặc dù, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đã và đang đưa các chương trình bảo hành vào nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số tổ chức, cá nhân kinh doanh đưa trách nhiệm bảo hành hàng hóa khi thực hiện mua bán chỉ là nghĩa vụ cho có để tạo niềm tin đối với khách hàng, nhưng khi hàng hóa xảy ra vấn đề hoặc bị lỗi hoặc bị hỏng hóc thì doanh nghiệp lại trốn tránh trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho người tiêu dùng. Vì vậy, pháp luật đã đưa vào quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Cùng với sự phát triển của xã hội, pháp luật về bảo hành sản phẩm ngày càng hoàn thiện, góp phần quan trọng vào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ví dụ như: Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 là pháp luật điều chỉnh chính về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng. Theo đó, Điều 21 của Luật này quy định rõ các trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa phải thực hiện đầy đủ các bước trong quá trình bảo hành hàng hóa cho người tiêu dùng. 13 Điều 21 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định: Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm: 1. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp; 2. Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới; 3. Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành; 4. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi. 5. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi; 6. Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng; 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan