Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn trường ca anh ngọc...

Tài liệu Luận văn trường ca anh ngọc

.PDF
117
124
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM BÙI THỊ TOÀN TRƢỜNG CA ANH NGỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Sỹ Thái Nguyên, năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả lao động nghiêm túc, tìm tòi và kế thừa trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn BÙI THỊ TOÀN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài..........................................................................................1 2.Lịch sử vấn đề..............................................................................................2 2.1. Những ý kiến về thơ Anh ngọc nói chung.................................................2 2.2. Những ý kiến về trƣờng ca Anh Ngọc nói riêng.......................................3 3. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................5 5. Phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu..........................................................5 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................5 5.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 6 6. Đóng góp của luận văn................................................................................6 7. Kết cấu của luận văn...................................................................................6 NỘI DUNG.....................................................................................................7 CHƢƠNG 1.....................................................................................................7 SỰ HÌNH THÀNH THỂ LOẠI TRƢỜNG CA TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI.............................................................................................7 1.1. Quá trình định hƣớng của nền văn học Cách mạng và sự hình thành hệ thống thể loại...................................................................................................7 1.1.1. Sự định hƣớng của văn học.................................................................7 1.1.2. Và sự hình thành hệ thống thể loại.......................................................8 1.2. Hiện tƣợng trƣờng ca.............................................................................12 1.2.1. Sơ lƣợc về thể loại trƣờng ca..............................................................12 1.2.2. Thể loại trƣờng ca trong văn học Việt Nam hiện đại..........................15 1.3. Anh Ngọc - Một tác giả có thành tựu về trƣờng ca................................22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.3.1. Anh Ngọc- Một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ chống Mỹ..................................................................................................................22 1.3.2. Anh Ngọc và thể loại trƣờng ca..........................................................25 CHƢƠNG 2..................................................................................................34 SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA NGƢỜI LÍNH VÀ SỐ PHẬN LỚN CỦA DÂN TỘC ..............................................................................................................34 2.1. “Sóng Côn Đảo” - tƣợng đài bất hủ về Cách mạng..............................34 2.1.1. Bức tranh phi nhân tàn khốc nơi ngục tù Côn Đảo.............................34 2.1.2. Ngƣời chiến sĩ cộng sản trên địa ngục Côn Đảo - tƣợng đài bất hủ về ý chí Cách mạng...............................................................................................37 2.2. “Sông núi trên vai” – hình tƣợng cao đẹp của những ngƣời phụ nữ trong chiến tranh.....................................................................................................40 2.2.1. Tái hiện cuộc chiến đấu độc đáo trong chiến tranh.............................40 2.2.2. Phẩm chất anh hùng của những ngƣời phụ nữ lao động bình thƣờng............................................................................................................45 2.3. “Sông Mê Công bốn mặt”- hiện thực của đất nƣớc Campuchia trong thảm họa diệt chủng và cuộc hồi sinh của dân tộc........................................50 2.3.1. Thảm kịch đau thƣơng của đất nƣớc Campuchia................................46 2.3.2. Sự ám ảnh về cái chết của con ngƣời trong thảm hoạ diệt chủng và sự liên tƣởng về những sai lầm một thời ở Việt Nam........................................56 2.3.3. Vẻ đẹp tuyệt vời của kiến trúc Ăng –co - biểu tƣợng nền văn minh của đất nƣớc Campuchia và cuộc hồi sinh của dân tộc...................................... 61 2.4. “Điệp khúc vô danh” - sứ mệnh lịch sử của ngƣời lính.........................66 2.4.1. Cảm hứng vô danh - động lực và cội nguồn lịch sử, Tổ quốc và dân tộc..................................................................................................................66 2.4.2. Hình tƣợng ngƣời lính trong cảm xúc vô danh...................................72 CHƢƠNG 3...................................................................................................79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT.....................................................................79 3.1. Kết cấu trƣờng ca Anh Ngọc..................................................................79 3.1.1. Cách kết cấu........................................................................................79 3.1.2. Sự khác biệt trong kết cấu của trƣờng ca Anh Ngọc...........................90 3.2. Sự tích hợp thể loại.................................................................................91 3.3. Ngôn ngữ, giọng điệu ............................................................................95 3.3.1. Ngôn ngữ.............................................................................................95 3.3.2. Giọng điệu.........................................................................................100 KẾT LUẬN.................................................................................................108 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................111 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm bẩy mƣơi, tám mƣơi của thế kỷ XX, lịch sử văn học chứng kiến sự nở rộ của những sáng tác thơ dài hơi, có quy mô và dung lƣợng lớn, khái quát về sự kiện và những biến cố lịch sử, về những số phận con ngƣời gắn liền với số phận của dân tộc, của đất nƣớc. Những tác phẩm này đƣợc gọi là trƣờng ca và đã trở thành những mẫu mực của thể loại mới nhƣ: Bài ca chim Chơrao (Thu Bồn); Theo chân Bác (Tố Hữu); Mặt đƣờng khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm); Đƣờng tới thành phố (Hữu Thỉnh); Những ngƣời đi tới biển (Thanh Thảo) và Sông Mê Công bốn mặt ( Anh Ngọc)... Anh Ngọc là nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mỹ. Ông là một chiến sĩ cầm súng trực tiếp và làm thơ trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc. Ngoài những đặc điểm chung của thơ ca của nền thơ chống Mỹ, thơ Anh Ngọc mang những nét riêng, độc đáo cả về nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt với thể loại thơ dài hơi, Anh Ngọc đã dành nhiều tâm huyết vào các trƣờng ca (với bốn tác phẩm cụ thể: Sóng Côn Đảo, Sông núi trên vai, Sông Mê Công bốn mặt và Điệp khúc vô danh), ghi dấu những năm chiến đấu gian khổ, khốc liệt nhƣng cũng vô cùng oai hùng của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và giúp bạn Campuchia. Trƣờng ca Anh Ngọc là những bức tranh sinh động về đời sống tinh thần của con ngƣời với sự thăng trầm của lịch sử, cụ thể qua hình tƣợng ngƣời lính. Trƣờng ca Anh Ngọc giầu tính tƣ tƣởng và triết lý mang nét đặc thù riêng đƣợc xuất phát từ suy cảm mà ông đã chiêm nghiệm trong cuộc sống, trong chiến đấu với một tầm tri thức dày công tích lũy của ngƣời lính trí thức. Đặc biệt nhà thơ không giấu giếm khát vọng đƣa tƣ tƣởng vào thơ để đi tìm cái lõi của cuộc sống với những giá trị chân thực, có tính phổ quát và vĩnh cửu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chọn đề tài Trƣờng ca của Anh Ngọc, luận văn muốn nghiên cứu sâu hơn về một hiện tƣợng thể loại, thông qua việc phân tích có hệ thống đặc trƣng thẩm mĩ của những tác phẩm thơ dài hơi của một tác giả tiêu biểu trong nền thơ trữ tình Cách mạng của thế kỷ. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những ý kiến về thơ Anh Ngọc nói chung Trong giai đoạn đầu của mình, cảm nhận chung của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học và bạn đọc đều cho rằng thơ Anh Ngọc là giọng thơ tƣơi tắn, chân thực và đầy xúc động của một ngƣời lính trí thức mẫn cảm và trẻ trung. Lê thị Tuyết Nga trong bài Những trang thơ chân thành xúc động (1994) đã viết: “Thơ Anh Ngọc không phải loại thơ làm xiếc bằng ngôn từ, cũng không phải là loại thơ thƣờng đƣợc đọc to trên các diễn đàn, mà là những lời độc thoại nội tâm sâu lắng, những lời độc thoại tâm tình từ trái tim “không bao giờ yên tĩnh” của nhà thơ. Anh viết đúng những gì mình suy nghĩ. Thơ Anh Ngọc không vay mƣợn, không là bất cứ tiếng vọng của hồn thơ nào..” [38, tr.10]. Đoàn Minh Tuấn trong bài Những ngọn lửa màu lá non (Đọc “Thơ tình rút từ nhật ký” của Anh Ngọc) cũng khẳng định: “Anh Ngọc là nhà thơ của những tƣ tƣởng và ý nghĩa đúng và mới. Không câu nệ vào hình thức, miễn sao phát biểu một cách chính xác nhất tình cảm của mình” [60, tr.14] - một nhận xét cô đúc và khá chính xác. Trần Hòa Bình trong bài Ngàn dặm và một bƣớc (Trên báo Nhân dân ra ngày 31/3/1985) cũng nhận xét: Một số bài thơ của Anh Ngọc lôi cuốn ngƣời đọc bởi những ý tƣởng thâm trầm và khá thấu đáo. Anh Ngọc biết nắm bắt những chi tiết, sự việc, nhiều sức biểu cảm.. [7, tr.7]. Có thể thấy rằng những vần thơ của Anh Ngọc thƣờng đƣợc viết nên bởi những cảm xúc, sự rung động của chính con tim nhà thơ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trong bài Ngƣời lính ấy là tôi trên báo Phụ nữ Việt Nam số 31 (1/8/1997), tác giả Thành Sơn cũng nhận định: “Bắt đầu từ những cảm xúc hiện thực, thơ Anh Ngọc giàu chất liên tƣởng mơ mộng, tác giả ƣa dùng vệt sáng tƣơi tắn trong mỗi hình ảnh, mỗi tứ thơ...” [50, tr.13]. Những năm sau này của chặng đƣờng sáng tác, thơ Anh Ngọc hƣớng tới sự chiêm nghiệm, triết lý. Trong bài báo Với nhà thơ Anh Ngọc “Thế gian đẹp và buồn” tác giả Nguyễn Hữu Quý cho rằng: “Thơ Anh Ngọc hƣớng tới sự khái quát và triết lý...” [48, tr.9]. Những ý kiến về trường ca Anh Ngọc Viết về tập thơ Ngàn dặm và một bƣớc (trên báo Nhân Dân ra ngày 31/03/1985) tác giả Trần Hoà Bình nhận xét: “Rất có thể “Nụ cƣời bốn mặt” (trích trƣờng ca Sông Mê Công bốn mặt) đƣợc khơi nguồn từ cảm hứng lịch sử, cảm hứng văn hoá, nhƣng ở đó một sự xúc động đồng loạt đã liên kết đƣợc vốn hiểu biết của anh về đất nƣớc có nền văn minh Ăng-co từng đứng trƣớc thảm hoạ diệt chủng. Anh Ngọc tỏ ra biến hoá trong cách cảm và nghĩ. Anh điều chỉnh đƣợc sự say mê và tỉnh táo trong cách biểu hiện”...[7, tr.4]. Trong bài Anh Ngọc với trƣờng ca Sông Mê Công bốn mặt (Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 9/ 1989) nhà nghiên cứu văn học Lƣu Khánh Thơ đã có nhận định: “Vấn đề nổi bật trong trƣờng ca là hiện thực của đất nƣớc Campuchia trong thời kỳ đang xảy ra thảm hoạ diệt chủng và cuộc hồi sinh của toàn dân tộc. Đây là một đề tài đã đƣợc nhiều ngƣời khai thác. Đến lƣợt mình, Anh Ngọc đã cố gắng đi tìm một cách nói khác, một hƣớng đi riêng và ở một mức độ nào đó anh đã thực hiện đƣợc ý định của mình...Cách suy nghĩ và đánh giá sự việc trong trƣờng ca tƣơng đối mới mẻ và mạnh bạo”... ...“Sông Mê Công bốn mặt” đã đánh dấu một bƣớc chuyển biến khá rõ trên chặng đƣờng phát triển của thơ Anh Ngọc. Nếu trƣớc kia cảm hứng chủ đạo của thơ Anh Ngọc là ngợi ca và lạc quan tin tƣởng thì gần đây tƣ duy thơ của anh đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn có biến đổi. Triết lý và trữ tình, nhận thức lý trí và sự tinh tế nhạy cảm - những yếu tố đó đã hoà quyện vào nhau, góp phần làm nên phẩm chất thơ Anh Ngọc nói chung và trƣờng ca Sông Mê Công bốn mặt nói riêng...” [63, tr.293]. Hoàng Cát trong bài Đọc “Sông núi trên vai” (Trƣờng ca của Anh Ngọc, Nxb Phụ nữ, 1995) trên báo Nhân dân 1995 đã khẳng định: “Trong những trƣờng ca viết về thời chiến tranh chống Mỹ mà tôi đã đƣợc đọc, thì Sông núi trên vai là một tác phẩm mà tôi có thể đọc đi đọc lại nhiều lần. Trƣờng ca viết có độ sâu về tƣ duy và tình cảm; nó có nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều nỗi niềm da diết lòng ngƣời” [11, tr.5]. Còn Nguyễn Hoàng Sơn trong bài Anh Ngọc- Yêu ông Diệu nhƣng giống ông Viên? (Trên báo Ngƣời Hà Nội số 49 ra ngày 3/12/2003) cũng nhận xét: “Khá nhất là “Sông Mê Công bốn mặt” (1979-1981) Cảm xúc dồi dào, dẫn dắt thông minh, cấu trúc sáng sủa, hợp lý, những câu thơ giàu hình ảnh và kiến thức về một vùng đất và một dân tộc gần gũi với chúng ta nhƣng vẫn luôn bí hiểm và bất ngờ, đó là ƣu điểm của trƣờng ca khá kịp thời này”[51, tr.4]. Trong bài phỏng vấn Nhà thơ Anh ngọc: Tôi viết về Campuchia từ máu thịt của mình trên tạp chí Văn nghệ Quân đội số 17( 2/2009, tr.69-70) của Đoàn Minh Tâm, tác giả cũng cho rằng: “Đọc Sông Mê Công bốn mặt tôi cảm thấy cảm hứng của tác giả đi từ sự kinh ngạc, khâm phục rồi ca ngợi vẻ đẹp, đến nỗi đau và rồi trở lại với những suy tƣ đời thƣờng cá nhân thông qua hoàn cảnh thân phận nhân vật trữ tình “tôi”. Con đƣờng đi của cảm hứng nhƣ thế tƣơng đối dài”[59, tr.3]. Nhƣ vậy, từ những tài liệu mà chúng ta có đƣợc, chƣa có bài viết dài hơi nào đi sâu nghiên cứu về trƣờng ca Anh Ngọc một cách có hệ thống, nhất là từ góc độ đặc trƣng thẩm mĩ thể loại. Chọn đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm một cách tiếp cận về hiện tƣợng sáng tạo và những đóng góp riêng của Anh Ngọc cho thể loại trƣờng ca. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Thực hiện đề tài này, luận văn xác định lấy bốn trƣờng ca của Anh Ngọc làm đối tƣợng nghiên cứu. Đó là các trƣờng ca Sóng Côn đảo, Sông núi trên vai, Sông Mê Công bốn mặt và Điệp khúc vô danh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Trƣờng ca là một phạm trù thể loại. Trong văn học Việt Nam hiện đại, trƣờng ca là một sản phẩm của lịch sử. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của luận văn là làm sáng tỏ mối quan hệ và liên hệ giữa thực tiễn sáng tác trƣờng ca của Anh Ngọc và những kinh nghiệm thể loại trƣờng ca trong văn học truyền thống trong nƣớc và ngoài nƣớc. 4.2. Phân tích hệ thống, có định hƣớng những sáng tác trƣờng ca của Anh Ngọc để khái quát những tƣ tƣởng thẩm mĩ và ngôn ngữ thể loại của tác giả. 4.3. Làm rõ những đóng góp về thi pháp trƣờng ca của Anh Ngọc trong mặt bằng sáng tác chung của các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ và sự vận động của thể loại này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Ở luận văn này chúng tôi chủ yếu dùng phƣơng pháp nghiên cứu loại hình. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích tác phẩm kết hợp với thi pháp học hình thức, thi pháp học lịch sử và phƣơng pháp so sánh đối chiếu với các tác giả khác trong cùng một thể loại để thực hiện tốt yêu cầu của luận văn. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt lý luận: chúng tôi sử dụng những ý kiến nghiên cứu sử thi của Hêghen, nghiên cứu trƣờng ca của Bakhtin, của GS.TS Mã Giang Lân, tác giả Hoàng Ngọc Hiến và một số tác giả khác làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của thể loại trƣờng ca trong tiến trình phát triển của văn học trên thế giới và ở Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Về tác phẩm: Luận văn tập trung vào toàn bộ những tác phẩm trƣờng ca của Anh Ngọc trong tuyển tập trƣờng ca của nhà thơ. Tuy nhiên để đảm bảo tính tập trung, chúng tôi đặc biệt chú ý đến hai tác phẩm mà chúng tôi cho là tiêu biểu nhất. Đó là trƣờng ca Sông Mê Công bốn mặt và Điệp khúc vô danh. 6. Đóng góp của luận văn Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về đặc trƣng thẩm mĩ của trƣờng ca Anh Ngọc một cách có hệ thống, đồng thời làm nổi bật những đóng góp riêng của tác giả về thể loại này trong hệ thống thể loại của nền văn học hiện đại. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phần Tƣ liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Sự hình thành thể loại trƣờng ca trong nền văn học Việt Nam hiện đại Chƣơng 2: Sứ mệnh lịch sử của ngƣời lính và số phận lớn của dân tộc Chƣơng 3: Đặc trƣng nghệ thuật. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 SỰ HÌNH THÀNH THỂ LOẠI TRƢỜNG CA TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1. Quá trình định hƣớng của nền văn học cách mạng và sự hình thành hệ thống thể loại 1.1.1. Sự định hướng của văn học: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Văn học Việt nam từ sau Cách mạng Tháng Tám là một hiện tƣợng nghệ thuật sâu sắc và rộng lớn trong đời sống tinh thần xã hội. Cội nguồn nuôi dƣỡng của nền văn học mới là hiện thực xã hội đang biến đổi, là cuộc sống mới đang hình thành và đặc biệt là ý thức tự giác lịch sử của cộng đồng đƣợc chuyển hoá thành ý thức nghệ thuật, bộc lộ trong nhận thức về mối quan hệ giữa văn học và đời sống; bộc lộ trong sự lý giải về con ngƣời, về vai trò của nó đối với sự tiến bộ của xã hội và sự vận động của lịch sử. Nhiều nhà nghiên cứu văn học việt Nam đã nhấn mạnh tính sử thi của nền văn học mới với cảm hứng chủ đạo của nó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Khẩu hiệu: “Kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá kháng chiến” trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đã phản ánh trạng thái sử thi của dân tộc, cho thấy vẻ đẹp tinh thần của xã hội mới nói chung và văn học nói riêng. Sự định hƣớng vào nội dung lịch sử dân tộc đã hƣớng văn học vào miêu tả cuộc đấu tranh của dân tộc, mô tả con ngƣời trong quá trình tham gia tích cực vào các sự kiện và biến cố lớn của dân tộc. Nền văn học dân chủ mới lấy phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa là phƣơng pháp chủ yếu. Đây là phƣơng pháp nghệ thuật miêu tả con ngƣời và hiện thực trong quá trình phát triển. Nó cổ vũ và biểu dƣơng con ngƣời nhận thức về sứ mệnh của mình trong tiến trình lịch sử. Sự định hƣớng vµ -u tiªn cho néi dung thÓ tµi lÞch sö d©n téc ®· më réng kh¶ n¨ng vµ ph¹m vi chiÕm lÜnh con ng-êi b»ng nghÖ thuËt, c¶i t¹o l¹i hÖ thèng nh©n vËt, më réng ph¹m vi biÓu hiÖn c¸i t«i tr÷ t×nh trong cuéc ®êi chung vµ sè phËn lín cña d©n téc. Trong điều kiện mất nƣớc, giòng văn học thực sự tiến bộ, chân chính của dân tộc đã chịu chung vận mệnh với dân tộc. Ngay từ đầu thế kỷ, thơ ca yêu nƣớc đã đóng vai trò “mà chiêng, mà trống” trong cuộc đấu tranh với kẻ thù của dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn tộc. Đây cũng là giai đoạn mà văn học Việt Nam bƣớc đầu thể hiện bản lĩnh của mình trƣớc các vấn đề của thế giới hiện đại. Trong quá trình sáng tác hƣớng tới một công chúng cách mạng rộng rãi nhƣng rất cụ thể và tập trung nhƣ vậy, ngƣời trí thức tân học từng bƣớc khẳng định mình trên vũ đài chính trị và văn học, khẳng định một kiểu nhà văn chiến sĩ mà lịch sử văn học chƣa hề biết đến. Lần đầu tiên một trí thức mới, một ngƣời cộng sản, một nhà lãnh đạo văn hoá - nhà thơ Sóng Hồng đã đƣa ra định nghĩa mới về một kiểu nhà thơ. Ông cho rằng, sứ mệnh cao cả của thi sĩ là phải tham gia vào công cuộc đấu tranh chống xâm lƣợc và dựng cao cờ dân chủ trên thế giới. Thi sĩ phải “dùng cán bút làm đòn chuyển xoay chế độ”, phải miêu tả khách quan những căn bệnh xã hội, để vun xới tƣơng lai đã bắt đầu chớm nở. Khái niệm thi sĩ của Sóng Hồng là chỉ chung ngƣời chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và văn học nghệ thuật. Ở thời điểm cách mạng năm 1942, bài thơ Là thi sĩ của Sóng Hồng là một tuyên ngôn nghệ thuật, đánh dấu bƣớc phát triển tự giác trong ý thức của nền văn học cách mạng. 1.1.2. Sự hình thành hệ thống thể loại: Thơ văn cách mạng từ những năm ba mƣơi, tuy bƣớc đầu hình thành hệ thống thể loại, song về số lƣợng tác phẩm, chủ yếu tập trung ở thơ ca: thơ ca phát động tuyên truyền cách mạng và thơ tâm sự giác ngộ cách mạng. Loại thơ ca phát động tuyên truyền cách mạng bao gồm các thể nhƣ diễn ca (song thất – lục bát, hoặc lục bát) , hò, vè...hoặc “lẩy” theo cá thể hịch, văn tế, văn truy điệu. Nghĩa là vẫn theo vần kể lể, khi hùng hồn cảm khái, khi chê bai kích động, lúc cực tả phân trần, lúc lâm li thống thiết...của giọng thơ quen thuộc hai thập niên đầu thế kỷ, nhƣng lại với một nội dung mới và đánh trúng huyệt kẻ thù nhƣ: Theo gƣơng Nga Xô nổi dậy, Mau mau đứng dậy, Kêu gọi phụ nữ, Bài ca Việt Minh.... Sự định hƣớng tự giác của nền văn học chiến tranh và cách mạng đối với thể tài lịch sử - dân tộc đã tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của từng thể loại và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn cơ cấu hệ thống thể loại giai đoạn 1945- 1985. Sự hình thành thể loại trƣờng ca và sự nở rộ của những sáng tác trƣờng ca vào những năm 1970 – 1985 gắn bó một cách mật thiết với hệ thống thể loại của nền văn học mới - một hệ thống thể loại đƣợc hình thành nhằm thoả mãn một kết hợp phức tạp những yêu cầu và nhu cầu xã hội- thẩm mĩ, tồn tại trong sự gắn bó và lệ thuộc với nhau một cách chặt chẽ. Một mặt các thể loại thâm nhập và kế thừa nhau, mặt khác cạnh tranh với nhau để hoàn thiện. Sự kế thừa và cạnh tranh thể loại này là kết quả của quá trình hai mặt. Một mặt là sự “vi phạm từ bên ngoài” làm biến dạng, làm cho một thể loại nào đó mất đi hoặc sinh ra. Mặt khác, quy luật nội tại của thể loại văn học luôn luôn lặp lại sự ổn định, không ngừng phục hồi mối tƣơng quan giữa các thể loại trong hệ thống trên cơ sở những mối liên hệ và quan hệ mới. Lịch sử văn học từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay cho thấy, cơ cấu của hệ thống thể loại thơ Việt Nam từ sau cách mạng luôn luôn vận động và biến đổi: ca dao, lục bát, song thất lục bát, diễn ca, tấu, thơ tự do, thơ không vần, thơ trào phúng, thơ văn xuôi, truyện thơ, trƣờng ca có những vị trí khác nhau trong tiến trình văn học. Sau cách mạng, diễn ca có xu hƣớng thu hẹp lại, sau đó mất dần tính văn học. Truyện thơ trong kháng chiến chống Pháp bỗng dƣng sống lại, chuyển đề tài từ phạm vi thế sự sang địa hạt tái hiện đời sống cách mạng và lịch sử, và rồi sau đó rút lui khỏi hệ thống thể loại, nhƣờng chỗ cho trƣờng ca phát triển rực rỡ ở thời chống Mỹ với các tên tuổi có vị trí trong nền thơ Việt Nam nhƣ Tố Hữu, Thu Bồn, Võ Văn Trực, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Anh Ngọc...Sự kế thừa những thể loại truyền thống đã cho phép thơ Việt Nam 1945-1975 thể hiện và biểu hiện bức tranh sinh động của đời sống, nêu đƣợc những vấn đề mang nội dung xã hội và có ý nghĩa thẩm mĩ đối với con ngƣời. Đó là những hình thức mà nhà thơ và các nhân vật của mình kí thác tƣ tƣởng và tình cảm, bộc lộ nhân cách cá nhân và nhân cách xã hội trong biến cố lịch sử. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hiện tƣợng thơ trữ tình đặc biệt hƣớng tới các mối quan hệ xã hội, nhấn mạnh chất liệu đời sống, tái hiện sự kiện và biến cố cách mạng, phát hiện bằng nghệ thuật ý nghĩa xã hội – thẩm mĩ của chúng là một đặc trƣng thi pháp có cơ sở trong tâm thức những thế hệ thơ Việt Nam. Và hơn nữa có cơ sở trong ý thức của nền văn học mới. Thơ trữ tình cách mạng nói chung là sản phẩm của thời đại cách mạng. Nhu cầu bộc lộ mình trong sự kiện, nhu cầu nhận thức sứ mệnh lịch sử của con ngƣời trong biến cố đã in dấu ấn vào hình thức nghệ thuật bóng dáng tinh thần của nhà thơ, làm thay đổi diện mạo và cấu trúc thơ truyền thống. Sự hình thành thể loại trƣờng ca và sự nở rộ của những sáng tác trƣờng ca vào những năm 1970- 1985 gắn liền với sự phát triển của hệ thống thể loại của nền văn học dân tộc. Bên cạnh đó ta thấy sự ra đời và phát triển của thể loại trƣờng ca là kết quả của quá trình tự vận động theo xu hƣớng phát triển, hoà nhập và hoàn thiện tất yếu các thể loại văn học. Tác giả Lã Nguyên trong Diện mạo văn học Việt Nam 1945-1975 có nhận xét xác đáng khi cho rằng sự xuất hiện của trƣờng ca là một tất yếu trong hệ thống thể loại của văn học Việt Nam nói chung, thơ Việt Nam nói riêng. Ông cho rằng: “Có thể nói, văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 không thiếu một thể loại nào: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, các loại ký: ký sử, bút ký, truyện ký, các thể thơ: thơ tứ tuyệt, thơ trào phúng, truyện thơ, trƣờng ca...”. Trong qúa trình phát triển của thể loại thơ, trƣờng ca có thể không phải là thể loại sau cùng nhƣng đến thời điểm này, trƣờng ca là một thể loại thực sự có ƣu thế hơn so với các thể loại khác là khả năng thâu tóm, khái quát đƣợc và thể hiện một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn, phù hợp với việc chuyển tải quy mô, tầm vóc lớn lao của những vấn đề lịch sử - thời đại; đồng thời đáp ứng đƣợc đòi hỏi cao của bản thân thể loại trong quá trình phát triển của chính nó. Trƣờng ca hiện đại xuất hiện và lấy đề tài lịch sử- dân tộc làm nền, lấy chủ nghĩa anh hùng cách mạng làm cảm hứng chiều sâu nhận thức của nhân vật. Sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn tái hiện biến cố cách mạng và sự kiện chiến tranh trong trƣờng ca gắn với những kinh nghiệm hoạt động tinh thần và thực tiễn của cá nhân nhà thơ. Và điều quan trọng, nó lấy sự trƣởng thành ý thức của nhà thơ làm thƣớc đo tầm vóc của nhân vật, của biến cố và sự kiện. Trƣờng ca trong văn học cách mạng Việt Nam là hiện tƣợng thể loại có ý nghĩa thực tiễn, đồng thời là hiện tƣợng tự ý thức của nền văn học mới trên bình diện lý luận và thi pháp. Sự xuất hiện của trƣờng ca không nằm ngoài quy luật vận động chung của hệ thống thể loại. “Trƣờng ca xét từ những mối quan hệ và liên hệ trong hệ thống thể loại là kết quả của quá trình mở rộng chức năng xã hội- thẩm mĩ của các yếu tố tự sự trong thơ” [56, tr.150]. Con đƣờng tự nhiên hình thành trƣờng ca là con đƣờng thơ trữ tình mở rộng dung lƣợng tự sự và quy mô cảm xúc, và cùng với nó là sự kế thừa và sử dụng các kinh nghiệm thể loại vẫn có trong truyền thống nhƣ sử thi, diễn ca, truyện thơ và thơ trƣờng thiên. Từ nửa sau những năm bẩy mƣơi, đất nƣớc hoàn toàn giải phóng, nền văn học dân tộc thực sự thống nhất. Hệ thống thể loại văn học Việt Nam nói chung và thơ trữ tình nói riêng vận động theo hƣớng dân chủ hoá. Quá trình này thực chất là sự phân hoá của thái độ thẩm mĩ của nhà thơ trƣớc hiện thực và ngôn ngữ, là sự điều chỉnh ranh giới biểu hiện giữa cái ta và cái tôi trong thơ trữ tình. Thực tế văn học này có cơ sở trong đời sống văn hoá xã hội Việt Nam sau chiến tranh, nhất là thời kỳ đất nƣớc thực hiện công cuộc đổi mới một cách toàn diện. 1.2. Hiện tƣợng trƣờng ca 1.2.1. Sơ lược về thể loại trường ca Trƣờng ca là một phạm trù nội hàm rất rộng. Trong nền văn học nhân loại, trƣờng ca cũng có một lịch sử phát triển lâu đời. Nhƣng có thể nói cho đến nay để định nghĩa chính xác và bao quát về thể loại này vẫn chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc thống nhất. Bởi lẽ, trƣờng ca có dung lƣợng rất lớn, có khả năng tích hợp nhiều thể loại văn học, nghệ thuật khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trong nền văn học thế giới, với sự xuất hiện của hàng loạt các tác phẩm kinh điển nhƣ: Iliat, Ôđixê của Hôme, Thần khúc của Đante, Ramaya na và Mahabrata của đất nƣớc Ấn Độ...các tác phẩm sử thi này mang tính khởi nguyên. Sử thi là khái niệm mà giới nghiên cứu văn học Việt Nam dịch từ thuật ngữ văn học phƣơng Tây: tiếng Pháp gọi là époée, tiếng Anh là epic, tiếng Hi Lạp là epopoiia, và chính nhà triết học Hi Lạp Arixtốt (TK V TCN) là ngƣời đầu tiên sử dụng thuật ngữ này. Theo tiếng Hi Lạp thì epopoiia có nghĩa là tự sự, kể chuyện. Điều này lý giải vì sao nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới suốt một thời gian dài đã quan niệm: đây là những tác phẩm trƣờng ca sử thi xuất hiện sớm trong lịch sử văn học nhân loại. Hê ghen, nhà mỹ học uyên bác đã nói về ý nghĩa sử thi của thể loại này rằng: “với tƣ cách là quyển thánh kinh của một dân tộc đối với những trƣờng ca xuất hiện về sau, đó là những trƣờng ca chân chính” [21, tr.576]. Hê ghen cũng lƣu ý rằng: không phải “từ cái thời đại anh hùng với ý nghĩa thực sự của nó, là thời đại sinh ra sử thi” mà thực chất thì “nghệ thuật nảy sinh chậm hơn nhiều, khi cuộc sống và tinh thần đã diễn biến trong một bầu không khí nên thơ” [21, tr.577]. Nói về tính cách sử thi Hêghen cũng cho rằng, tuy gắn với biểu hiện cộng đồng dân tộc, song sử thi “vẫn không kém mang tính chất cá nhân sinh động và cụ thể”. Về chi tiết trong sử thi Hêghen xác định: “không có một loại thơ nào mà chi tiết lại chiếm địa vị to lớn nhƣ trong trƣờng ca sử thi” [21, tr.81-84]. Nhƣ vậy, ta thấy Hêghen đã xếp trƣờng ca sử thi thuộc loại hình thơ và khẳng định rằng: “chính tính cách là một tổng thể nguyên sơ mà trƣờng ca sử thi làm thành cái quý báu nhất, quyển sách, quyển Thánh kinh của một dân tộc và mọi dân tộc lớn và quan trọng đều có” [21, tr.574]. Trong lịch sử phát triển của mình, nền văn học Pháp cũng có giai đoạn mở đầu là thời kỳ giữa thế kỷ XI đến cuối thế kỉ XII, đây là giai đoạn của sự hình thành thể loại và cũng là giai đoạn hình thành cho thể loại trƣờng ca. Theo các nhà nghiên cứu “những trƣờng ca anh hùng cổ nhất cũng ra đời trong giai đoạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn này nhƣ Bài ca Rôland, Bài ca Guilare...[28, tr.32]. Trong văn học Pháp khoảng thế kỉ XII xuất hiện tên gọi “Bài ca anh hùng” dùng “để chỉ những bài thơ dài đƣợc viết bằng ngôn ngữ thông tục”[28, tr.39]. Nhƣ vậy, các tên gọi khác nhau giữa các khái niệm sử thi anh hùng, trƣờng ca anh hùng và bài ca anh hùng ở đây có sự đồng nhất. Đến thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện hàng loạt các tác phẩm của Vônte nhƣ Anh hùng ca La Henriade năm 1728, Ngƣời trinh nữ xứ Orléan năm 1955... đã khiến các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này phải nhìn nhận và đánh giá lại về thể loại này. Họ cho rằng các bản anh hùng ca hiện đại và anh hùng ca thời cổ có sự khác nhau. Sang thế kỷ XIX, những tác phẩm của Lamatin và Victo Huygô chỉ còn đƣợc gọi là những tác phẩm thơ dài, hoặc những sáng tác “thơ đồ sộ” chứ không còn đƣợc gọi là sử thi hay trƣờng ca nữa. Ở Nga, từ quá trình hình thành cho đến quan niệm về thể loại trƣờng ca cũng là một vấn đề phức tạp. Nhiều tác giả đã đánh đồng trƣờng ca với truyện thơ. Ngay hai tác gia vĩ đại Puskin và Lecmontop cũng đồng nhất hai khái niệm này, phải “đến Maicopxki sau này, cùng với sự nở rộ về trƣờng ca Xô viết những năm 50- 60 của thế kỷ XX, thì tất cả đều đƣợc gọi là trƣờng ca” [4,tr. 25] . Theo X.I.Kormilov: “trƣờng ca (tiếng Hy lại: Poèma – sáng tác) theo quan điểm hiện đại là các tác phẩm thơ có dung lƣợng lớn và vừa”. Tuy nhiên, việc xác định về thể loại trƣờng ca nhƣ vậy mới dừng lại ở việc nhận biết những dấu hiệu bề ngoài. Để làm rõ bản chất của thể loại đặc biệt này phải kể đến V.G. Biêlinxki (1811-1848), nhà lý luận phê bình kiệt xuất của nền văn học Nga mới đƣa ra một khái niệm tƣơng đối khái quát: “trƣờng ca” là một tác phẩm thơ dài đặc biệt, có đặc trƣng về nội dung. Biêlinxki cũng đồng thời khẳng định: “ Trong thơ đƣơng đại có một thể loại tự sự đặc biệt, nó không dung nạp văn xuôi của đời sống, nó chỉ chớp lấy những yếu tố mang tính chất thơ, chất lý tƣởng của cuộc sống mà nội dung là những chiêm nghiệm sâu sắc nhất về thế giới và những vấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn đề về đạo đức của nhân loại hiện đại. Thể loại tự sự này giữ riêng cho mình từ Poèma” [20, tr.48]. V.Yvanixenko cũng cho rằng: Đặc trƣng cốt yếu để xác định thể loại trƣờng ca là “nội dung lớn”, không chỉ thể hiện quy mô của thực tế đƣợc tổng hợp trong tác phẩm để tạo ra đƣợc tính hoành tráng, mà còn thể hiện nhân cách của nhà thơ với tình cảm “Phóng khoáng, lành mạnh, hết sức phong phú”, “có sức khái quát sâu sắc” và ở những “tƣ tƣởng bay bổng”. Maiacôpxki khi đề cập đến vấn đề “Tƣ tƣởng lớn” trong tác phẩm cũng khẳng định: “Có thể không viết về chiến tranh nhƣng nhất thiết phải viết bằng tƣ tƣởng chiến tranh”. Nhƣ vậy, trong thể loại trƣờng ca tƣ tƣởng lớn, tình cảm lớn, cảm hứng lớn chính là cái mang tính quyết định cho “nội dung lớn”. 1.2.2. Thể loại trường ca trong văn học Việt Nam nói chung và trong văn học Việt Nam hiện đại Trong văn học Việt Nam, khái niệm trƣờng ca bắt đầu xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ XX. Những sáng tác dân gian có độ dài và có tính chất sử thi nhƣ Đam San, Xinh Nhã đƣợc gọi là trƣờng ca đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc. Hoặc nhƣ các khan ở Tây Nguyên, các mo của dân tộc Mƣờng vùng núi Tây Bắc, nay dùng để chỉ những sáng tác nhƣ: Bài ca chim Chơrao của Thu Bồn, Mặt đƣờng khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Đƣờng tới thành phố của Hữu Thỉnh, Sông Mê Công bốn mặt của Anh Ngọc... Nhƣng trong quá trình vận động, trƣờng ca hiện đại lại không phải là sự kế thừa của các trƣờng ca trong lịch sử (sử thi, anh hùng ca). Mà trên thực tế sáng tác, vào những năm 70, 80 của thế kỷ trƣớc trƣờng ca hiện đại rầm rộ ra đời, mang những đặc trƣng thi pháp riêng buộc các nhà nghiên cứu vào cuộc và đƣa ra những quan niệm về lý thuyết cho thể loại này. Thật ra việc xác định ranh giới cụ thể và đƣa ra một định nghĩa chính xác về thể loại này là một vấn đề không đơn giản. Bởi vì “Trƣờng ca là một thuật ngữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn văn học mới, chƣa chính xác, chƣa ổn định, để chỉ các sáng tác thơ dài” [45, tr.101]. Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: trƣờng ca là những “Tác phẩm thơ có dung lƣợng lớn, thƣờng có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình” .. .[23, tr.376]. Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức đã xếp trƣờng ca vào “hình thức thơ tự sự, hoặc ít nhiều dựa trên phƣơng thức tự sự”; và cho rằng: “hình thức trƣờng ca cũng đặc biệt phát triển với những chủ đề về đề tài cách mạng...trƣờng ca là một hình thức của truyện thơ nhƣng không phải bất kỳ truyện thơ nào cũng là trƣờng ca hoặc có màu sắc trƣờng ca”. “Nội dung của trƣờng ca thƣờng gắn liền với các phạm trù thẩm mĩ về cái đẹp, cái hùng, cái cao cả...Trƣờng ca thƣờng có cốt truyện không hoàn chỉnh” . Vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội và Tạp chí Văn học đã đăng tải nhiều bài viết tranh luận, trao đổi về trƣờng ca khá rầm rộ và phong phú với sự tham gia đông đảo của các nhà nghiên cứu, nhà lý luận phê bình và cả các tác giả trực tiếp sáng tác trƣờng ca. Tất cả đều xoay quanh vấn đề về trƣờng ca và dừng ở mức gợi mở để làm sáng tỏ chứ chƣa đạt đƣợc sự thống nhất chung. Mỗi nhà nghiên cứu quan tâm và có sự đóng góp riêng trong quan niệm về thể loại này. Phạm Huy Thông chú ý về độ dài của hình thức và độ lớn của nội dung cho rằng: “Trƣờng ca, sau thời nguyên khai, có kém phần mênh mông dài rộng” [68, tr.13]. Nguyễn Trọng Tạo khẳng định trƣờng ca là những tác phẩm có thể có cốt truyện hoặc không có cốt truyện nhƣng có điểm chung là “phải phản ánh đƣợc những sự kiện lịch sử có ý nghĩa rộng lớn và soi sáng đƣợc cuộc sống của nhân dân trong toàn bộ tính đa dạng của nó” [58, tr.119]. Từ Sơn cho rằng: “Nếu còn gọi là trƣờng ca, chỉ nên dùng cho những truyện thơ có cốt truyện hoặc chỉ những bài thơ tự sự dài chừng năm trăm, một ngàn câu thơ trở lên” [49, tr.120]. Trần Ngọc Vƣơng thì quan niệm: Tính chất “tầm cỡ” của thể loại trƣờng ca là ở dung lƣợng cảm hứng...Một cảm hứng lớn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan