Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn ứng dụng phương pháp value risk trong quản lý đồng tiền tại ngân hàng t...

Tài liệu Luận văn ứng dụng phương pháp value risk trong quản lý đồng tiền tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn

.PDF
101
153
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------- ĐOÀN THỊ NGÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP VALUE AT RISK TRONG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------- ĐOÀN THỊ NGÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP VALUE AT RISK TRONG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN Chuyên ngành Mã số : Tài chính - Ngân hàng : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ VIẾT TIẾN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của Tôi, được thực hiện với sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học là PGS. TS Hồ Viết Tiến và những người đã giúp đỡ Tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Đoàn Thị Ngà MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị Lời mở đầu CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................... 4 1.1 Khái quát về dòng tiền ........................................................................................ 4 1.2 Khái quát về thanh khoản .................................................................................. 4 1.2.1 Khái niệm thanh khoản.............................................................................. 4 1.2.2 Các nhân tố cấu thành thanh khoản ........................................................... 5 1.3 Rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của NHTM ........................ 7 1.3.1 Khái niệm .................................................................................................. 7 1.3.2 Các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản .............................................. 7 1.3.3 Hậu quả của rủi ro thanh khoản................................................................. 9 1.4 Các phương pháp quản lý thanh khoản - dòng tiền ...................................... 10 1.4.1 Quản lý theo phương pháp truyền thống ................................................. 10 1.4.2 Quản lý theo phương pháp hiện đại ........................................................ 12 1.5 Phương pháp Value at Risk (VaR) .................................................................. 14 1.5.1 Khái niệm ................................................................................................ 14 1.5.2 Thông số đầu vào để tính VaR ................................................................ 15 1.5.3 Sự khác nhau giữa VaR và độ lệch chuẩn ............................................... 16 1.5.4 Phương pháp tính VaR ............................................................................ 16 1.5.4.1 Phương pháp phương sai – hiệp phương sai ............................... 17 1.5.4.2 Phương pháp Mô phỏng lịch sử ................................................... 19 1.5.4.3 Phương pháp mô phỏng Monte Carlo ......................................... 20 1.5.5 Back testing ............................................................................................. 22 1.5.6 Mở rộng phạm vi ứng dụng phương pháp VaR ...................................... 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN ..................................................................................................... 25 2.1 Giới thiệu tổng quan về BIDV Đông Sài Gòn ................................................. 25 2.1.1 Giới thiệu sơ lược về BIDV .................................................................... 25 2.1.2 Giới thiệu sơ lược về BIDV Đông Sài Gòn ............................................ 26 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Đông Sài Gòn năm 2010-2012 29 2.2.1 Đánh giá chung về môi trường kinh tế vĩ mô.......................................... 29 2.2.2 Đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh ............................... 30 2.3 Thực trạng công tác quản lý dòng tiền tại BIDV Đông Sài Gòn .................. 35 2.3.1 Công tác quản lý vốn và tiền mặt ............................................................ 35 2.3.1.1 Quản lý vốn.................................................................................. 35 2.3.1.2 Quản lý tiền mặt........................................................................... 37 2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn và tiền mặt ........................................................... 42 2.3.2.1 Huy động và cho vay ................................................................... 42 2.3.2.2 Hiệu quả sử dụng tiền mặt ........................................................... 50 2.4 Đánh giá hoạt động quản lý dòng tiền tại BIDV Đông Sài Gòn .................. 53 2.4.1 Những kết quả đạt được ......................................................................... 53 2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ............................................ 53 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP VALUE AT RISK TRONG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN ......................................... 57 3.1 Mô tả dữ liệu ...................................................................................................... 57 3.2 Kết quả tính VaR các dòng tiền ....................................................................... 58 3.2.1 Tiền huy động và cho vay ....................................................................... 58 3.2.1.1 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................... 58 3.2.1.2 Kết quả nghiên cứu ...................................................................... 59 3.2.2 Tiền mặt tại quỹ ....................................................................................... 63 3.2.2.1 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................... 63 3.2.2.2 Kết quả nghiên cứu ...................................................................... 64 3.2.3 Tiền mặt tại ATM .................................................................................... 67 3.2.3.1 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................... 67 3.2.3.2 Kết quả nghiên cứu ...................................................................... 68 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN ............................. 72 4.1 Định hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của BIDV Đông Sài Gòn đến 2015 ........................................................................................................................... 72 4.1.1 Định hướng chiến lược chung ................................................................. 72 4.1.2 Các mục tiêu cụ thể ................................................................................. 72 4.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dòng tiền tại BIDV Đông Sài Gòn .......................................................................................... 75 4.2.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dòng tiền tại BIDV Đông Sài Gòn ........................................................................................................... 75 4.2.1.1 Đẩy mạnh phát triển hoạt động cho vay ...................................... 75 4.2.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về phong cách giao dịch lẫn kiến thức nghiệp vụ chuyên môn ...................................................... 77 4.2.1.3 Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh của Chi nhánh ....................................................................................................... 78 4.2.1.4 Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin .................................. 79 4.2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dòng tiền tại BIDV Đông Sài Gòn ............................................................................................................ 79 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ATM : Máy rút tiền tự động BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Đông Sài Gòn : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Sài Gòn BIS : Ngân hàng Thanh toán quốc tế EUR : Đồng Euro GDP : Tổng sản lượng nội địa JPY : Đồng Yên Nhật Bản LDR : Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại PGD : Phòng giao dịch USD : Đồng đô la Mỹ VaR : Giá trị chịu rủi ro (Value at Risk) VND : Đồng Việt Nam TCKT : Tổ chức kinh tế TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TMCP : Thương mại cổ phần TSSL : Tỷ suất sinh lời DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu từ năm 2010 đến 2012 ...................... 31 Bảng 2.2: Định mức tiền mặt tối đa cho từng đơn vị ............................................... 39 Bảng 2.3: Hạn mức ứng quỹ đầu ngày và tồn quỹ trong ngày của các phòng và đơn vị trực thuộc .............................................................................................................. 41 Bảng 2.4: So sánh tình hình huy động vốn và sử dụng vốn ..................................... 43 Bảng 2.5: LDR của BIDV Đông Sài Gòn so với BIDV ........................................... 44 Bảng 2.6: Huy động và cho vay phân theo đối tượng khách hàng ........................... 44 Bảng 2.7: Huy động và cho vay phân theo kỳ hạn ................................................... 46 Bảng 2.8: Huy động và cho vay phân theo loại tiền................................................. 47 Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn.......................................................................... 49 Bảng 2.10: Hạn mức tồn quỹ tiền mặt cuối ngày và số ngày vượt hạn mức tồn quỹ 50 Bảng 2.11: Số liệu hoạt động kinh doanh thẻ........................................................... 51 Bảng 2.12: Tổng số tiền tiếp quỹ, cơ cấu tiếp quỹ và tổng số lần tiếp quỹ ............. 52 Bảng 3.1: Dữ liệu dòng tiền huy động ngắn hạn ..............................................Phụ lục Bảng 3.2: Dữ liệu dòng tiền cho vay ngắn hạn ................................................Phụ lục Bảng 3.3: VaR của nhu cầu cho vay ngắn hạn ........................................................ 59 Bảng 3.4: Xác định mức thừa/thiếu hụt tiền huy động ngắn hạn .. .......................... 61 Bảng 3.5: Dữ liệu dòng tiền mặt tại quỹ .......................................................... Phụ lục Bảng 3.6: VaR của hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại quỹ.............................................. 64 Bảng 3.7: Xác định mức thừa/thiếu hụt tiền mặt tại quỹ.......................................... 67 Bảng 3.8: Dữ liệu dòng tiền mặt tại ATM........................................................ Phụ lục Bảng 3.9: VaR của nhu cầu rút tiền mặt tại ATM .................................................... 68 Bảng 3.10: Xác định mức thừa/thiếu hụt tiền mặt tại ATM .................................... 70 Bảng 4.1 Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh định hướng giai đoạn 2013-2015 ........ 74 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Minh họa VaR trong phân phối TSSL danh mục .................................... 14 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Đông Sài Gòn ................................................ 28 Hình 2.3: Luân chuyển vốn giữa các chi nhánh. Trụ sở chính thực hiện điều hoà vốn giữa các chi nhánh thông qua cơ chế mua - bán vốn ......................................... 37 Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản năm 2010 - 2012 ............................................................. 32 Biểu đồ 2.2: Huy động vốn năm 2010 - 2012 .......................................................... 32 Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế năm 2010 - 2012 ............................................... 33 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu năm 2010 - 2012 ............................................................. 33 Biểu đồ 2.5: Huy động vốn và sử dụng vốn năm 2010 - 2012 ................................. 43 Biểu đồ 2.6: Huy động vốn và cho vay phân theo đối tượng khách hàng .............. 45 Biểu đồ 2.7: Huy động vốn và cho vay phân theo kỳ hạn ........................................ 46 Biễu đồ 2.8: Huy động phân theo loại tiền ............................................................... 48 Biểu đồ 2.9: Cho vay phân theo loại tiền ................................................................. 48 Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ................................................................... 49 Biểu đồ 3.1: Biến động của VaR cho vay ngắn hạn ................................................. 60 Biểu đồ 3.2: Huy động ngắn hạn dùng cho vay trung dài hạn ................................. 62 Biểu đồ 3.3: Biến động của VaR hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại quỹ ........................ 66 Biểu đồ 3.4: Biến động của VaR nhu cầu rút tiền mặt tại ATM ............................. 70 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng là một loại doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt - đó là tiền tệ. Vì thế hoạt động của một ngân hàng, của cả hệ thống ngân hàng mang rất nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro thanh khoản. Loại rủi ro này phát sinh nguyên nhân một phần là do dòng chuyển động tiền đi vào và đi ra chưa có sự hợp lý, bất cân xứng và nó được xem là đặc biệt nguy hiểm, có thể gây ra hàng loạt những tác hại nghiêm trọng cho hoạt động ngân hàng mà tác hại lớn nhất là ngân hàng bị phá sản. Chính vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản nói chung hay quản lý dòng tiền nói riêng ra sao để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo độ an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý ngân hàng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở bất kì ngân hàng nào trên thế giới. Hiểu được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro thanh khoản - quản lý dòng tiền, tác giả mạnh dạn nghiên cứu ứng dụng phương pháp Value at Risk (giá trị chịu rủi ro) - Đây là một trong những phương pháp quản trị thanh khoản, quản lý rủi ro dòng tiền hiệu quả và cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu chi tiết đề xuất việc ứng dụng Value at Risk một cách có hệ thống vào chương trình quản trị rủi ro dòng tiền trong các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Và đó cũng chính là lý do tại sao tác giả chọn nghiên cứu về Value at Risk trong đề tài: “Ứng dụng phương pháp Value at Risk trong quản lý dòng tiền tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Sài Gòn”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dòng tiền, từ đó ứng dụng phân tích thực trạng dòng tiền của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Sài Gòn - Trên cơ sở kết quả phân tích đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dòng tiền từ đó góp phần gia tăng đến mức tối ưu lợi 2 nhuận cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Sài Gòn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Các dòng tiền bao gồm dòng tiền mặt tại quỹ, tiền mặt tại ATM, tiền huy động và cho vay; tình hình quản lý dòng tiền tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Sài Gòn. - Phạm vi nghiên cứu: Nguồn số liệu nghiên cứu: Phần phân tích định tính: từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Phần phân tích định lượng: từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 Công tác quản lý dòng tiền Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Sài Gòn. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê, mô tả, phương pháp định lượng (áp dụng công thức VaR) để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt khoa học cũng như thực tiễn đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Sài Gòn. Đề tài chỉ ra thực trạng quản lý dòng tiền của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Sài Gòn từ đó đề xuất ứng dụng thêm phương pháp Value at Risk (Phương pháp còn ít sử dụng tại các Ngân hàng ở Việt Nam) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Sài Gòn theo yêu cầu Basel II. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 4 chương: Chương 1: Lý luận tổng quan về phương pháp quản lý dòng tiền tại các ngân hàng thương mại 3 Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dòng tiền tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Sài Gòn Chương 3: Ứng dụng phương pháp Value at Risk trong quản lý dòng tiền tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Sài Gòn Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dòng tiền tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Sài Gòn 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về dòng tiền Dòng tiền là dòng chuyển động tiền đi vào và đi ra (về bản chất là dòng tiền chảy vào và tiền ra) của Doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, tạo nên khả năng thanh toán hoặc tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Sự chuyển động dòng tiền chảy vào và tiền ra nếu không có sự hợp lý, bất cân xứng nghĩa là dòng tiền chảy vào nhiều hơn dòng tiền ra và ngược lại hay không có khả năng chuyển đổi đủ, kịp thời tiền mặt để thanh toán các khoản nợ đến hạn thì sẽ tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nhẹ là làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua việc tăng chi phí sử dụng vốn và từ đó là làm giảm lợi nhuận; giảm tính thanh khoản của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến uy tín và khả năng đàm phán các hợp đồng mua hàng, hợp đồng tín dụng trong tương lai, mạnh là có thể dẫn doanh nghiệp đến chỗ bị khởi kiện và phá sản. Sự ảnh hưởng lớn của chuyển động dòng tiền đến hoạt động doanh nghiệp như vậy cho thấy việc quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp nhằm giảm bớt những tác động tiêu cực của dòng tiền có thể gây ra là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Công tác quản lý dòng tiền cũng chính là công tác quản lý thanh khoản của doanh nghiệp. 1.2 Khái quát về thanh khoản 1.2.1 Khái niệm thanh khoản Theo nghĩa hẹp, thanh khoản là khả năng biến đổi một tài sản nào đó ra tiền mặt một cách nhanh chóng, với một chi phí thấp nhất có thể. 5 Theo cách đầy đủ hơn, dựa vào cả hai tiếp cận từ tài sản và nguồn vốn, thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác của ngân hàng. Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi thành tiền mặt thấp và thời gian chuyển đổi thành tiền nhanh. Một nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh. Với một ngân hàng tính thanh khoản được xét trên ba góc độ tính thanh khoản của tài sản, tính thanh khoản của nguồn và tính thanh khoản của ngân hàng, trong đó tính thanh khoản của ngân hàng được tạo lập với tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn. Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khi chúng đến hạn với một chi phí hợp lý. Đối với NHTM thì tính thanh khoản là khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán, chi trả, rút tiền và xin vay mới theo các yêu cầu cấp tín dụng hợp lệ của khách hàng. Như vậy, một ngân hàng được coi là thanh khoản tốt nếu có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thanh toán chi trả phát sinh mới một chi phí hợp lý đúng vào thời điểm khách hàng hoặc đối tác có nhu cầu. Tính thanh khoản của một ngân hàng được tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản mà ngân hàng đó nắm giữ và tính thanh khoản của nguồn, tức là từ tài sản hiện có (dự trữ) và nguồn vốn có thể huy động mới. Một ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh toán hoặc có khả năng mở rộng nguồn vốn nhanh với chi phí thấp hoặc cả hai điều trên. 1.2.2 Các nhân tố cấu thành thanh khoản - Cầu thanh khoản (tài khoản nợ): cầu về thanh khoản là các khoản vốn làm giảm quỹ của ngân hàng, là nhu cầu vốn cho các hoạt động khác nhau của 6 ngân hàng. Thông thường, trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, những hoạt động tạo ra cầu về thanh khoản bao gồm: Chi trả tiền gửi cho khách hàng. Cấp tín dụng cho khách hàng. Hoàn trả các khoản vay từ thị trường tiền tệ Chi phí quản lý; chi phí dịch vụ Chi trả cổ tức bằng tiền - Cung thanh khoản (tài khoản có): Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm: Các khoản tiền ký thác Các khoản thu từ dịch vụ Các khoản tín dụng hoàn trả Các khoản vay từ thị trường tiền tệ Các khoản bán tài sản.  Trạng thái thanh khoản Trạng thái thanh khoản ròng NPL (net liquidity position) của một ngân hàng được xác định như sau: NPL = Tổng cung về thanh khoản – Tổng cầu về thanh khoản Có ba khả năng có thể xảy ra sau đây: - Thặng dư thanh khoản: Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản (NPL>0), ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu 7 quả cho tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai. - Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản (NPL<0), ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản. Nhà quản trị phải xem xét, quyết định nguồn tài trợ thanh khoản lấy từ đâu, bao giờ thì có và chi phí bao nhiêu. - Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh khoản (NPL=0), tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản và đây là trạng thái lý tưởng nhất và là mục tiêu của quản lý thanh khoản. Tuy nhiên, đây là tình trạng rất khó xảy ra trên thực tế. 1.3 Rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của NHTM 1.3.1 Khái niệm Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro đặc trưng và phổ biến trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. 1.3.2 Các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản - Những nguyên nhân tiền đề: có ba nguyên nhân chính khiến cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản thường xuyên là: Thứ nhất: Huy động vốn và đi vay vốn với thời hạn ngắn, và cứ tuần hoàn chúng để sử dụng cho vay với thời hạn dài hạn nên nhiều ngân hàng phải đối mặt với sự không trùng khớp về thời hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Thật hiếm khi luồng tiền ròng bên tài sản có lại vừa khít để trang trải luồng tiền ròng bên tài sản nợ. Thực tế là, ngân hàng thường có một tỷ lệ đáng kể tài sản nợ có đặc điểm 8 là phải được hoàn trả tức thời nếu người có kỳ hạn có thể rút trước hạn,...Do đó, ngân hàng luôn phải sẵn sàng thanh khoản. Thứ hai: Tài sản tài chính nhạy cảm với những thay đổi của lãi suất. Khi lãi suất tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm nơi gửi khác có mức lãi suất cao hơn. Những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoàn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với mức lãi suất thấp đã thoả thuận. Ngoài ra, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến thị giá của các tài sản mà ngân hàng đem bán để tăng thanh khoản, và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ của ngân hàng Thứ ba: Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo. Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào ngân hàng. Hãy hình dung những gì sẽ xảy ra với ngân hàng nếu như một buổi sáng các quầy chi trả tiền hay các máy trả tiền tự động của ngân hàng đóng cửa với lý do là thiếu tiền mặt tạm thời, không thể thanh toán các tờ séc chuyển đến cũng như những khoản tiền gửi đến hạn? Một trong những công việc quan trọng đối với nhà quản lý ngân hàng là luôn liên hệ chặt chẽ với những khách hàng có số dư tiền mặt lớn và những khách hàng đang còn hạn mức tín dụng lớn chưa sử dụng để biết được kế hoạch của họ khi nào thì rút tiền và rút bao nhiêu để có phương án thanh khoản hợp lý. - Những nguyên nhân từ hoạt động: Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh từ hoạt động bên tài sản nợ hoặc tài sản có của ngân hàng. Nguyên nhân bên tài sản nợ: Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh bất cứ khi nào khi người gửi tiền thực hiện rút tiền ngay lập tức. Khi những người gửi tiền rút tiền đột ngột, buộc ngân hàng phải đi vay bổ sung hoặc phải bán bớt tài sản (chuyển hoá tài sản có thành dạng tiền mặt) để đáp ứng khả năng thanh khoản. Tiền mặt có mức độ thanh khoản cao nhất trong tất cả các nhóm thuộc tài sản có, vì vậy, ngân hàng sử dụng tiền mặt là phương thức đầu tiên và trực tiếp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Nhưng vấn đề là tiền mặt không mang lại thu nhập lãi suất, do đó các ngân hàng luôn có xu hướng giảm thiểu tài sản có ở dạng tiền mặt. Để thu được lãi 9 suất, các ngân hàng phải đầu tư tiền vào các tài sản ít thanh khoản hoặc vào những tài sản có thời hạn dài. Cho dù cuối cùng thì hầu hết các tài sản khác nhau cũng có thể chuyển hoá thành tiền nhưng chi phí để chuyển hoá thành tiền ngay lập tức của các tài sản khác nhau thì rất khác nhau. Khi phải bán một tài sản ngay lập tức thì giá của nó có thể thấp hơn rất nhiều so với trường hợp có thời gian để tìm kiếm người mua và thương lượng giá cả và từ đó có thể đe doạ đến khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng. Ngoài thanh lý tài sản, ngân hàng có thể tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung thông qua việc đi vay trên thị trường tiền tệ. Nguyên nhân bên tài sản có: Rủi ro thanh khoản phát sinh liên quan đến các cam kết tín dụng. Khi một cam kết tín dụng được thực hiện thì nó cho phép người vay tiến hành rút tiền vay bất cứ lúc nào trong thời hạn của nó và phía ngân hàng phải đảm bảo có đủ tiền ngay tức thời để đáp ứng nhu cầu của người vay, nếu không ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Tương tự như bên tài sản nợ, để đáp ứng nhu cầu thanh khoản bên tài sản có, ngân hàng có thể giảm số dư tiền mặt, chuyển hoá các tài sản khác thành tiền, hoặc đi vay các nguồn vốn bổ sung trên thị trường tiền tệ. 1.3.3 Hậu quả của rủi ro thanh khoản Có sự đánh đổi giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng nên công tác quản trị thanh khoản tốt sẽ giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo được khả năng sinh lời cần thiết. Ngược lại, nếu quản trị thanh khoản không tốt rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ để lại hậu quả: - Hậu quả nhẹ của rủi ro thanh khoản là giảm uy tín và thu nhập của Ngân hàng. Ngân hàng phải huy động với lãi suất cao hơn để mua thanh khoản trên thị trường hay bán các tài sản với giá trị thấp hơn giá thị trường. Tính thanh khoản yếu kém cũng dẫn tới sự mất lòng tin của công chúng cũng như đối tác. - Tình trạng tồi tệ của rủi ro thanh khoản là ngân hàng bị phá sản, bị quốc hữu hoá hoá, bị bán hoặc bị sát nhập. Nghiêm trọng nhất là từ rủi ro thanh khoản
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan