Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn văn hóa ứng xử trong thơ nguyễn khuyến...

Tài liệu Luận văn văn hóa ứng xử trong thơ nguyễn khuyến

.PDF
113
190
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÂN THỊ MINH TRANG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Thu Hằng Thái nguyên, năm 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến” dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Dƣơng Thu Hằng là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chƣa đƣợc công bố. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015 Ngƣời thực hiện Thân Thị Minh Trang Xác nhận của cán bộ hƣớng dẫn Xác nhận của đại diện khoa chuyên môn TS. Dƣơng Thu Hằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN i http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam đƣợc hoàn thành tại Đại học Sƣ Phạm Thái Nguyên. Có đƣợc luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Dƣơng Thu Hằng, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến”. Tôi xin chân thành cảm ơn Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, Khoa Sau đại học – Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Thái Nguyên, Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên, Thƣ viện Quốc gia Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Văn học Việt Nam cho bản thân tôi trong thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất song do còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN ii http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ................................................................................................................i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Mục lục ...................................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .....................................................................................................................10 1.1. Văn hóa và văn hóa ứng xử ............................................................................10 1.1.1. Khái niệm văn hóa .......................................................................................10 1.1.2. Khái niệm văn hóa ứng xử ..........................................................................11 1.2. Phác thảo diện mạo văn hóa Việt ...................................................................13 1.2.1. Văn hóa bản địa của ngƣời Việt ..................................................................13 1.2.2. Văn hóa bản địa của ngƣời Việt và các luồng tƣ tƣởng, tôn giáo lớn ...........5 1.3. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng của Nguyễn Khuyến ..............18 1.3.1. Con ngƣời và cuộc đời ................................................................................18 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác .......................................................................................20 1.3.3. Đôi nét về các sáng tác thể hiện văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến ..21 * Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................... 22 Chƣơng 2: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI CƠ BẢN ...................................................................................................................24 2.1. Văn hóa ứng xử trong quan hệ vua – tôi ........................................................24 2.2. Văn hóa ứng xử trong quan hệ với quan lại .............................................................. 31 2.3. Văn hóa ứng xử trong quan hệ bạn bè ............................................................ 42 2.4. Văn hóa ứng xử trong quan hệ làng xóm .......................................................51 * Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 61 Chƣơng 3: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH ........................................63 3.1. Văn hóa ứng xử trong quan hệ vợ - chồng .....................................................63 3.2. Văn hóa ứng xử trong quan hệ cha - con........................................................77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.3. Văn hóa ứng xử với cha mẹ, anh em, họ hàng. ..............................................92 *Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 97 KẾT LUẬN ..............................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................101 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở bất cứ một quốc gia, dân tộc nào trên thế giới, văn hóa luôn là một trong lĩnh vực đƣợc quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, văn hóa biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức mạnh tiềm tàng và vị thế, tầm vóc dân tộc. Một biểu hiện cần đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực văn hóa đó là văn hóa ứng xử đƣợc hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm dựng nƣớc và giữ nƣớc. Một trong những nơi lƣu giữ những nét đẹp trong văn hóa ứng xử đó chính là văn học. Ngày nay, trong xã hội, văn hóa ứng xử có phần sa sút. Một số thành phần có lối sống, lối suy nghĩ, ứng xử thiếu văn hóa đi ngƣợc lại truyền thống và bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, nghiên cứu văn hóa ứng xử trong tác phẩm văn học trung đại là một trong những cách “học cũ biết mới” để có thể học tập những nét ứng xử của cổ nhân. Từ đó, lƣu giữ và phát huy lối ứng xử tinh tế của cha ông từ ngàn xƣa và loại bỏ lối ứng xử thiếu văn hóa. Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn, một cây đại thụ của văn học dân tộc. Thời đại ông sống là một thời đại xảy ra nhiều biến động dữ dội. Cuộc xâm lăng của thực dân Pháp đã kéo theo sự du nhập ồ ạt của văn hóa phƣơng Tây, làm thay đổi rất nhiều các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa ứng xử. Có rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình dày công tìm hiểu thơ văn Nguyễn Khuyến, tuy nhiên, một công trình nghiên cứu hệ thống, cụ thể về “Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến” vẫn chƣa đƣợc đặt ra. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài này hi vọng sẽ góp phần đánh giá đầy đủ và chính xác hơn về giá trị thơ văn Yên Đổ. Nguyễn Khuyến là một trong những tác giả đƣợc giảng dạy trong nhà trƣờng. Cho nên, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần đổi mới nội dung giảng dạy đó là bên cạnh việc truyền đạt tri thức còn có thể liên hệ với thực tiễn và giáo dục nhân cách cho học sinh. Đó là một trong những cách đƣa văn học lại gần với cuộc sống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2. Lịch sử vấn đề Văn hóa là một trong những lĩnh vực rất đƣợc quan tâm, vì vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu đƣợc đặt ra. Về văn hóa không thể không nhắc tới cuốn “Việt Nam văn hóa sử cƣơng” của Đào Duy Anh in lần đầu tiên năm 1938 đƣợc ấn hành bởi Quan Hải Tùng Thƣ. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhƣ: “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của Phan Ngọc, “Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á” của Đinh Gia Khánh, “Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt” của Nguyễn Đăng Duy, “Văn hóa gia đình Việt Nam” của Vũ Gia Khánh… Riêng văn hóa ứng xử cũng có rất nhiều các công trình đã nghiên cứu nhƣ: “Ứng xử trong gia đình” của Thanh Tâm, “Văn hóa giao tiếp” của Phạm Vũ Dũng, “Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam” do Lê Nhƣ Hoa chủ biên, “Nghệ thuật ứng xử của ngƣời Việt” của tác giả Phan Minh Thảo, “Văn hóa ứng xử của ngƣời Việt”của La Văn Quán, “Văn hóa ứng xử trong giáo dục gia đình” của Nguyễn Văn Lê… Những công trình trên đã nghiên cứu về văn hóa và văn hóa ứng xử nói chung. Tuy nhiên, chúng chƣa đi sâu tìm hiểu về văn hóa ứng xử của ngƣời Việt qua văn học. Gần đây, đã có rất nhiều luận văn thạc sĩ đề cập tới vấn đề văn hóa ứng xử. Chúng tôi quan tâm tới một số công trình sau: “Thế ứng xử xã hội cổ truyền của ngƣời Việt châu thổ Bắc Bộ qua một số ca dao - tục ngữ” của Trần Thúy Anh, giảng viên trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã nghiên cứu những ứng xử truyền thống của ngƣời Việt trong cái nôi văn hóa châu thổ Bắc Bộ. Nét đẹp trong văn hóa ứng xử đƣợc tác giả cô đọng, đúc kết lại qua hai loại hình của văn học dân gian Việt Nam đó là ca dao và tục ngữ. Tác giả đã dựng lại bộ mặt lịch sử, chiều sâu văn hóa, nét sinh động, những sắc thái riêng biệt trong ứng xử của họ đồng thời chỉ ra những tiếp biến văn hóa của thế ứng xử xã hội cổ truyền của ngƣời Việt châu thổ Bắc Bộ. “Văn hóa ứng xử ngƣời Việt trong truyện thơ Nôm” của Triệu Thùy Dƣơng, Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu văn hóa ứng xử của ngƣời Việt qua một số truyện thơ Nôm tiêu biểu thế kỷ XVIII – XIX. Từ đó, tìm ra ảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hƣởng của thế ứng xử với tƣ cách là quan niệm sống, lối sống, nếp sống, lối hành động của một cộng đồng ngƣời trong thực tế đời sống đến văn học. Luận văn dùng ca dao, tục ngữ làm điểm tựa để so sánh với một số truyện thơ Nôm tiêu biểu. Tác giả đã tìm hiểu truyện thơ Nôm ngƣời Việt dƣới một góc nhìn mới: góc nhìn từ truyền thống văn hóa Việt. Trong quá trình thực hiện luận văn, ngƣời viết đã có ý thức tiếp thu cách làm văn hóa so sánh để chỉ ra đâu là nét văn hóa thuần Việt và đâu là những ảnh hƣởng của văn hóa ngoại sinh đến văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử ngƣời Việt qua thể loại truyện thơ Nôm. Đây là một trong những công trình nghiên cứu khá cụ thể văn hóa ứng xử ngƣời Việt trong quan hệ với môi trƣờng tự nhiên, trong quan hệ xã hội và trong quan hệ gia đình. “Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du” của Cao Thị Liên Hƣơng, Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu về văn hóa ứng xử, những nét cƣ xử trong cuộc sống hàng ngày của ông cha ta đã đi vào thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Luận văn đã khảo sát toàn bộ những bài thơ trong ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du đó là Thanh hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục do Mai Quốc Liên chủ biên (Nxb Văn học 1996). Bên cạnh đó, ngƣời viết đã so sánh thơ văn của một số tác giả mà nội dung có liên quan để thấy đƣợc nét ứng xử tiêu biểu trở thành chuẩn mực trong đời sống của ngƣời Việt. Qua khảo sát, thống kê, tìm hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tác giả nhận thấy văn hóa ứng xử của Nguyễn Du thể hiện trong bốn mối quan hệ chính: ứng xử với bản thân, ứng xử với môi trƣờng tự nhiên, ứng xử với môi trƣờng xã hội và ứng xử với gia đình. Nhƣ vậy, những luận văn trên đã nghiên cứu rất sâu sắc về văn hóa ứng xử đƣợc thể hiện trong văn chƣơng. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về văn hóa ứng xử thể hiện qua thơ Nguyễn Khuyến. Nó chỉ đƣợc đề cập đến ở một số đề tài, khóa luận tốt nghiệp nhƣ : Trong đề tài nghiên cứu của Hoàng Mai Quyên về “Giá trị văn hoá truyền thống trong trƣớc tác chữ Nôm của Nguyễn Khuyến” tác giả cũng quan tâm đến đời sống tình cảm và văn hóa giao tiếp của ông với con cái, với vợ, với bạn bè, với học trò…Trong bài viết của mình tác giả chia hệ thống văn hoá ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến thành ba mảng: ứng xử tình cảm trong gia đình, quan hệ ứng xử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trong tình thầy trò và giao tiếp ứng xử với bạn bè, hàng xóm. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ tìm hiểu một cách sơ lƣợc về các mối quan hệ ứng xử này chứ chƣa đƣa nó thành một hƣớng nghiên cứu chính, chi tiết và cụ thể. Trong khóa luận tốt nghiệp “Tình cảm gia đình trong thơ văn Nguyễn Khuyến” của mình, tôi cũng đã tìm hiểu một cách cụ thể về các mối quan hệ tình cảm của Nguyễn Khuyến với vợ, con và từ đó chỉ ra những điểm khác biệt trong ứng xử của Nguyễn Khuyến so với các nhà nho cùng thời và trƣớc đó. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở các mối quan hệ tình cảm trong gia đình và chƣa đi sâu tìm hiểu quan hệ ứng xử của ông. Hoặc nó cũng đƣợc nhắc tới trong một số bài viết, bài báo khoa học nhƣ: trong bài “Nguyễn Khuyến một phong cách thơ lớn” Nguyễn Lộc viết: “Nói về tình cảm của con ngƣời, kể cả những tình cảm riêng tƣ, Nguyễn Khuyến không phải là ngƣời đầu tiên. Giai đoạn trƣớc từng có Phạm Thái khóc ngƣời yêu, Nguyễn Hữu Chỉnh khóc chị, Phạm Nguyễn Du và Ngô Thì Sĩ khóc vợ…Còn nói về tình giao hữu bạn bè thì có nhan nhản trong thơ chữ Hán. Tất nhiên những sáng tác ấy có ý nghĩa riêng của nó, và đối với sự hình thành con ngƣời cá thể của giai đoạn văn học trƣớc, ngay trong xã hội, con ngƣời cá thể cũng chƣa có điều kiện hình thành, thì trong văn học những tình cảm riêng tƣ cũng mang một sắc thái chung, có tính cách đạo đức cộng đồng. Đặc sắc của Nguyễn Khuyến là những tình cảm của ông giữ đƣợc nguyên vẹn tính chất cá thể, cụ thể của nó, mà không tan biến vào cái chung; và cái cá thể cụ thể ấy lại có tính nông thôn rõ rệt…” [14, tr.48]. Nguyễn Lộc đã đề cập đến tình cảm riêng tƣ, tình gia hữu trong thơ ông tuy nhiên đó là những đánh giá hết sức khái quát về vấn đề này chứ chƣa đi sâu vào từng tác phẩm cụ thể. Trong bài “Những vần thơ xuân”, Phạm Ngọc Lan có viết: “Dƣờng nhƣ có sự phân định khá rõ thơ Nguyễn Khuyến thành hai mảng: thơ chữ Hán, nhƣ ở phần đầu đã nói, thƣờng là những bài thơ có ý nghĩa tƣợng trƣng, trực tiếp bộc bạch tâm sự, hoặc lời ân cần khuyên con; thơ chữ Nôm thƣờng hƣớng vào việc miêu tả xác thực khung cảnh mùa xuân ở nông thôn với không khí hội làng, hội xuân và những sinh hoạt nông thôn cổ truyền” [26, tr.207]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ở bài viết này, Phạm Ngọc Lan cũng nhắc đến những bài thơ khuyên con và những sinh hoạt ở nông thôn tuy nhiên tác giả lại chỉ nêu lên vấn đề chứ cũng chƣa đi sâu vào từng bài cụ thể để tìm hiểu và nghiên cứu. Trần Thị Băng Thanh và Phạm Tú Châu trong bài “Hai loại chân dung phụ nữ” có nêu: “Trong số hơn 300 bài thơ, bài văn bằng chữ Hán và chữ Nôm của nhà thơ Yên Đổ có tới hơn 50 bài viết về ngƣời phụ nữ. Đối với các nhà thơ khi xƣa “thi ngôn chí” là tiêu chuẩn sáng tác, thì số lƣợng thơ đó thật không phải nhỏ. Số lƣợng đó càng có ý nghĩa khi nhà thơ Yên Đổ không chỉ dành tình cảm của mình cho những ngƣời thân trong gia đình là mẹ, vợ, con gái… nhƣ văn thông thƣờng của nhà nho, mà mở rộng lòng mình với nhiều tầng lớp ngƣời trong xã hội” [25, tr.252]. Hai nhà nghiên cứu này đã quan tâm đến những bài viết về ngƣời phụ nữ nói chung trong xã hội qua thơ Nguyễn Khuyến tuy nhiên họ không tập trung phân tích và làm rõ quan hệ ứng xử của ông họ đặc biệt với vợ ông. Trong bài báo khoa học “Giá trị văn hoá truyền thống trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến”, Dƣơng Thu Hằng - Hoàng Mai Quyên đã đề cập đến những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ nói chung và ngƣời dân làng Yên Đổ quê hƣơng tác giả nói riêng. Đó là phong tục mừng thọ, phong tục chợ tết, phong tục đánh trống đốt pháo đêm giao thừa. Từ đó, tác giả đi đến khẳng định mảng thơ Nôm của Nguyễn Khuyến đã lƣu giữ đƣợc những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong bài viết này, tuy các tác giả đã nghiên cứu những nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt nông thôn ở mảng thơ Nôm nhƣng chƣa tìm hiểu về nét đẹp văn hóa và ứng xử của Nguyễn Khuyến trong toàn bộ sáng tác của ông. Trần Nho Thìn đã có những nhận xét hết sức khái quát về văn hóa làng xã trong thơ Tam Nguyên những ngày trở về Yên Đổ trong bài “Từ những biến động trong nguyên tắc phản ánh thực tại của văn chƣơng nhà nho đến bức tranh sinh hoạt nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến”: “Các nhà nghiên cứu đã nói nhiều tới những bài thơ trong đó Nguyễn Khuyến kể lại các hình thức sinh hoạt có tính chất văn hóa ở nông thôn: cảnh ông cùng các bạn đồng tuế lên lão năm mƣơi, cảnh chợ Đồng ngày giáp Tết Nguyên Đán, đêm giao thừa…Những bài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thơ này có sức diễn tả không khí, sắc màu, âm thanh của cuộc sống văn hóa độc đáo của nông thôn, rõ nét tƣởng nhƣ có thể hít thở đƣợc không khí ấy” [42, tr.565] hoặc “Ta càng thêm hiểu vì sao Nguyễn Khuyến viết nhiều câu đối mừng ngày cƣới hay phúng viếng đám tang. Chẳng phải đơn thuần vô cớ để trổ tài chữ nghĩa văn chƣơng, những dịp làm câu đối thƣờng là những giây phút để ông “hòa đồng”. Sống với ông lúc này là – tức là thực hiện mình trọn vẹn – trong đời sống văn hóa thƣờng ngày của làng quê” [42, tr.565]. Khi tìm hiểu về tấm lòng đôn hậu của Hoàng Và, Nguyễn Phong Nam trong cuốn “Văn học trung đại Việt Nam” đã nhận xét về “Nguyễn Khuyến”: “Đọc thơ Nguyễn Khuyến, có thể dễ dàng nhận thấy tấm lòng nhân hậu của ông đối với cộng đồng. Ông biết các hòa nhập với lân gia xóm mạc; sống chân tình cởi mở nhƣ một ngƣời dân quê bình dị. Tất cả đƣợc ông ghi lại trong thơ” [31, tr.302]. Nhƣ vậy, các tác giả có đề cập đến những khía cạnh về văn hóa ứng xử của Nguyễn Khuyến trong thơ ông nhƣng vẫn chƣa có công trình nào đặt nó thành đối tƣợng nghiên cứu chính. Cho nên, chúng tôi thấy việc tìm hiểu, đánh giá vấn đề này là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Nghiên cứu luận văn này, chúng tôi tham khảo những tài liệu, những ý kiến đánh giá trên và một số tƣ liệu liên quan đến tác giả để tìm hiểu về “Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến”. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm của văn hóa ứng xử đƣợc thể hiện trong thơ Nguyễn Khuyến, từ đó đánh giá đƣợc ý nghĩa của vấn đề này đối với trƣớc tác của Nguyễn Khuyến nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. - Làm rõ vai trò của văn hóa ứng xử và ý nghĩa của nó đối với mỗi cá nhân và xã hội. Góp phần hiểu hơn bối cảnh văn hóa, tâm tƣ, tình cảm của con ngƣời trong buổi giao thời. - Cung cấp kiến thức để nâng cao chất lƣợng học tập, giảng dạy và nghiên cứu tác giả, tác phẩm Nguyễn Khuyến. 4. Đối tƣợng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Văn hóa ứng xử trong những mối quan hệ cơ bản qua thơ Nguyễn Khuyến. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế liên quan đến đề tài. - Phân tích chỉ rõ những nét đặc sắc về văn hóa ứng xử với môi trƣờng xã hội trong thơ ông. 5. Phạm vi nghiên cứu Văn hóa ứng xử bao gồm các quan hệ ứng xử nhƣ ứng xử với bản thân, với môi trƣờng xã hội và môi trƣờng tự nhiên. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ chỉ đi sâu tìm hiểu những sáng tác viết về văn hóa ứng xử với môi trƣờng xã hội trong thơ Nguyễn Khuyến. Từ đó làm rõ vai trò của văn hóa ứng xử trong đời sống xã hội của ông cha ta từ ngàn xƣa. Trong chừng mực có thể, chúng tôi sẽ so sánh liên hệ với một số sáng tác khác của các tác giả khác để chỉ ra điểm tƣơng đồng và khác biệt về văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến. Chúng tôi hi vọng luận văn sẽ cung cấp một góc nhìn mới mẻ và thú vị về thơ Tam Nguyên, tiêu biểu là văn hóa ứng xử của ông trong các mối quan hệ với vua quan, bạn bè, làng xóm, gia đình. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết Phƣơng pháp này giúp chúng tôi xác định đƣợc những cơ sở lí luận và thực tiễn làm tiền đề trƣớc khi tiến hành triển khai vấn đề cụ thể. - Phƣơng pháp thống kê, phân loại Phƣơng pháp này giúp chúng tôi thống kê những bài thơ có đề cập đến văn hóa ứng xử với môi trƣờng xã hội. Từ đó phân loại và lựa chọn chính xác đối tƣợng nghiên cứu. Trong quá trình triển khai và giải quyết vấn đề, phƣơng pháp này có tác dụng chỉ ra và cụ thể hoá các khía cạnh của vấn đề. - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành so sánh các tác phẩm thể hiện ứng xử văn hóa của Nguyễn Khuyến với các tác phẩm khác của một số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tác giả trƣớc ông, cùng thời với ông và sau ông. Việc so sánh đối chiếu sẽ làm nổi bật những khác biệt trong ứng xử của Hoàng Và. - Phƣơng pháp phân tích Phƣơng pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu, khám phá và phân tích đặc điểm văn hóa ứng xử của Nguyễn Khuyến. Đây là một phƣơng pháp không thể thiếu để có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. - Phƣơng pháp tổng hợp Phƣơng pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi có một cái nhìn khái quát về các vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, nó cũng giúp cho chúng tôi có thể tóm lại những nội dung chính của các phần, các chƣơng. - Phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống Phƣơng pháp này sẽ giúp chúng tôi xem xét “Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến” trong mối quan hệ hệ thống. - Phƣơng pháp liên ngành Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tôi có liên hệ và kết hợp sử dụng một cách đúng mực kiến thức của các ngành lịch sử, xã hội học, văn hoá học, tâm lý học, triết học… nhằm giúp cho việc đánh giá và nhìn nhận vấn đề nghiên cứu đƣợc toàn diện và sâu sắc hơn. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung chính của đề tài đƣợc triển khai thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài Chƣơng 2: Văn hóa ứng xử trong những mối quan hệ xã hội cơ bản Chƣơng 3:Văn hóa ứng xử trong gia đình 8. Đóng góp của đề tài - Đây là công trình đầu tiên khảo sát có hệ thống về văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến ở các mối quan hệ cơ bản trong gia đình và ngoài xã hội. Từ đó phân tích chỉ ra những nét đẹp văn hóa thể hiện trong thơ ông, điều khiến văn học gần với đời sống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Đề tài có đóng góp về mặt lý luận và thực tế. Qua việc đánh giá và tìm hiểu về “Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến”, đề tài đã cho thấy tầm quan trọng của văn hóa ứng xử đối với đời sống văn học nói riêng, với văn hóa Việt Nam nói chung. - Đề tài đã góp phần khẳng định tài năng sáng tác và tâm hồn phong phú sâu sắc của Nguyễn Khuyến – một trong những tác giả lớn của nền văn học dân tộc. Đồng thời, nó còn cho thấy lối sống, lối suy nghĩ, hành động của Tam Nguyên với những biểu hiện văn hóa ứng xử của ngƣời Việt từ truyền thống đến hiện đại. Từ đó, nhắc nhở thế hệ đi sau cần học tập và noi gƣơng các thế hệ đi trƣớc về cách ứng xử có văn hóa. - Đề tài là một trong những nguồn tƣ liệu hữu ích phục vụ cho việc học tập, giảng dạy tác giả, tác phẩm Nguyễn Khuyến. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ NỘI DUNG Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Văn hóa và văn hóa ứng xử 1.1.1. Khái niệm văn hóa Với vai trò vô cùng quan trọng của mình, văn hóa đã và đang đƣợc toàn thế giới quan tâm. Nó là sản phẩm do con ngƣời sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con ngƣời. Chính vì vậy, văn hóa đã trở thành một trong những đối tƣợng nghiên cứu chính của khoa học nhân văn và là một trong những khái niệm tạo nên sự tranh luận hết sức phong phú. Theo quan niệm phƣơng Tây, “Văn hóa lúc đầu đƣợc hiểu là canh tác, trồng trọt (cultus). Có hai loại trồng trọt, một là trồng trọt ngoài đồng (cultusagri) và hai là “trồng trọt tinh thần” tức là sự giáo dục, bồi dƣỡng tâm hồn con ngƣời” [Dẫn theo 38, tr.10]. Nhƣ vậy, có thể hiểu văn hóa gắn liền với quá trình con ngƣời tạo ra các sản phẩm về vật chất và tinh thần, gắn liền với quá trình giáo dục đào tạo con ngƣời. Theo quan niệm phƣơng Đông, “văn” đƣợc hiểu là vẻ đẹp, “hóa” đƣợc hiểu là biến đổi, và hai chữ “văn hóa” ghép lại là sự biến cải, thay đổi làm cho đẹp ra. Quan niệm về văn hóa này của ngƣời phƣơng Đông khác so với quan niệm văn hóa của ngƣời phƣơng Tây. Nếu ngƣời phƣơng Tây thiên về ứng xử với tự nhiên thì ngƣời phƣơng Đông thiên về ứng xử xã hội. Theo thời gian khái niệm văn hóa đƣợc mở rộng và đƣợc E.Tylor đƣa vào trong cuốn sách Văn hóa nguyên thủy (1871). Sau khái niệm mà E.Tylor đƣa ra, đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Chúng tôi thấy định nghĩa về văn hóa mà UNESCO đƣa ra mang tính khái quát cao: “Văn hóa là tổng hợp các hệ thống bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Văn hóa không thuần túy bó hẹp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn bao hàm cả phƣơng thức sống, những quyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cơ bản của con ngƣời, truyền thống, tín ngƣỡng” [Dẫn theo 38, tr.18]. Đây là định nghĩa mang tính tổng quát, nó nhấn mạnh đến tính riêng biệt của mỗi nền văn hóa nhƣng vẫn đảm bảo mang đầy đủ nội hàm định nghĩa về văn hóa. Các nhà nghiên cứu văn hóa cùng các học giả Việt Nam cũng đƣa ra các định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong đó, định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam đƣợc các nhà nghiên cứu nhắc đến rất nhiều và coi đó là một trong những công cụ hữu ích để tìm hiểu văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội” [39, tr.10]. Từ đó, ông đƣa ra hệ thống cấu trúc văn hóa gồm 4 tiểu hệ cơ bản: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trƣờng tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trƣờng xã hội. Nhƣ vậy, từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu văn hóa là sản phẩm của loài ngƣời, đƣợc tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con ngƣời và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con ngƣời, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Nó đƣợc tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tƣơng tác xã hội của con ngƣời. Văn hóa là trình độ phát triển của con ngƣời và của xã hội đƣợc biểu hiện trong các kiểu, các hình thức tổ chức đời sống và hành động của con ngƣời cũng nhƣ trong giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời tạo ra. 1.1.2. Khái niệm văn hóa ứng xử Từ xa xƣa, ngƣời Việt luôn coi trọng văn hóa ứng xử bởi nó thể hiện trình độ văn hóa, văn minh của một cộng đồng ngƣời. Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con ngƣời trƣớc sự tác động của ngƣời khác với mình trong một tình huống nhất định đƣợc thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con ngƣời nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con ngƣời với nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con ngƣời, đƣợc thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con ngƣời đối với bản thân, với những ngƣời xung quanh, trong công việc và môi trƣờng hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó đƣợc hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trƣởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa đƣợc coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân đƣợc thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó. Chính vì tầm quan trọng của nó, văn hóa ứng xử đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Từ mỗi góc nhìn khác nhau, các tác giả đã có những cách hiểu riêng về văn hóa ứng xử. Theo Đỗ Long trong cuốn Tâm lý học văn hóa ứng xử, ông cho rằng: “Văn hóa ứng xử là một hệ thống thái độ hành vi đƣợc xác định để xử lý các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trên các căn cứ pháp luật đạo lý nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của cộng đồng ngƣời, của xã hội” [18, tr.73]. Còn Trần Thùy Anh thì cho rằng: “Văn hóa ứng xử là toàn bộ những tín điều, truyền thống,…hƣớng dẫn hành xử mà cá nhân trong xã hội đƣợc xã hội đó trao truyền bằng nhiều hình thức học tập” [2, tr.19]. Phạm Vũ Dũng định nghĩa: “văn hóa ứng xử là hệ thống tinh tuyển những nếp ứng xử, chuẩn mực ứng xử, trong mối quan hệ ứng xử giữa con ngƣời và các đối tƣợng khác nhau, thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm sinh lý…trong quá trình phát triển và hoàn thiện đời sống, đã đƣợc tiêu chuẩn hóa, xã hội hóa, trở thành các chuẩn mực của cá nhân, nhóm xã hội, toàn bộ xã hội; phù hợp với đời sống xã hội, với đặc trƣng, bản sắc của văn hóa một dân tộc, một quốc gia…đƣợc cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng, toàn bộ xã hội, thừa nhận và làm theo” [7, tr.27]. Bùi Thiết trong cuốn Cảm nhận về văn hóa đã đƣa ra định nghĩa: “Văn hóa ứng xử là hệ thống ứng xử giữa con ngƣời và thế giới tự nhiên – vũ trụ và hệ thống ứng xử giữa con ngƣời với nhau hay trong xã hội con ngƣời” [41, tr.98]. Nhƣ vậy, có thể hiểu văn hóa ứng xử là tập hợp những nét đẹp thể hiện qua thái độ, hành vi, hành động phân xử, đối ứng với một thái độ, hành vi khác hoặc một đối tƣợng khác. Nó là khía cạnh giá trị mang yếu tố tích cực, đƣợc chắt lọc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thành các kinh nghiệm, quy tắc xã hội, chuẩn mực đạo đức thể hiện ở các tình huống ứng xử văn hóa trong đời sống của một cộng đồng, dân tộc. 1.2. Phác thảo diện mạo văn hóa Việt 1.2.1. Văn hóa bản địa của ngƣời Việt Bàn về loại hình văn hóa, bất kì ai cũng có thể nhận thấy rằng văn hoá Việt Nam thuộc kiểu văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc Đông Nam Á truyền thống. Nó có những nét đặc trƣng giống và khác so với các nền văn hóa trong khu vực và trên thế giới. Ngƣời Việt có tinh thần yêu nƣớc nồng nàn. Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng đất nƣớc của dân tộc ta đã thể hiện rõ điều này. Chủ nghĩa yêu nƣớc ấy đã đƣợc linh thiêng, tâm linh hóa, thành một thứ tín ngƣỡng. Nó trở thành một phạm trù thiêng liêng, thành cái để ngƣời ta thờ phụng. Mỗi dòng họ mỗi gia đình đều có một bàn thờ tổ tiên thể hiện sự tri ân của thế hệ sau với thế hệ trƣớc. Nó đã cho thấy truyền thống quý báu: Uống nƣớc nhớ nguồn của dân tộc. Văn hóa ngƣời Việt cũng thể hiện rõ ở tính cộng đồng. Con ngƣời Việt Nam không bao giờ tách mình ra khỏi tập thể. Họ sống trong mối quan hệ giữa mình với gia đình, dòng họ, xóm làng. Nếu ở phƣơng Tây, các gia đình sống gần nhau cũng có quan hệ với nhau, nhƣng quan hệ lỏng lẻo, chỉ mang tính chất xã giao, đề cao cá nhân hơn tập thể thì ở Việt Nam, con ngƣời lại đề cao vai trò của tập thể. Từ đó, hình thành nên lối sống “trọng tình”. Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Ngƣời phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình: Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà… Họ không chỉ thực hiện chức năng duy trì nòi giống mà họ còn là ngƣời chăm sóc gia đình, giáo dục con cái. Sự gắn bó cộng đồng cũng tạo nên lối sống trọng tình nghĩa, trọng đạo lý: Lá lành đùm lá rách; Bầu ơi thƣơng lấy bí cùng; Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây… Các quan hệ ứng xử thƣờng đặt lý cao hơn tình: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình… Vậy nên, ngƣời Việt có lối sống hòa hợp, yêu thƣơng, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau giữa những ngƣời trong cùng môi trƣờng sinh hoạt. Mặt trái của nó là sự coi nhẹ vai trò cá nhân (vì thế thiếu tính cạnh tranh), thói dựa dẫm, thói cào bằng, óc bè phái địa phƣơng… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nói tới văn hóa Việt là nói tới nền văn hóa nông nghiệp. Cƣ dân Việt Nam chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nƣớc, vì vậy một lúc cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố thiên nhiên nhƣ: thời tiết, nƣớc, khí hậu… nên về mặt nhận thức, hình thành nên lối tƣ duy tổng hợp - biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm tính: Sống lâu lên lão làng, trăm hay không bằng tay quen… Từ đó dẫn tới lối sống linh hoạt luôn thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy… Tuy nhiên, mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc, sự thiếu tôn trọng pháp luật, tệ đi “ cửa sau” để giải quyết công việc. Từ những đặc điểm này, Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” đã rút ra năm đặc trƣng lớn khi bàn về tính cách văn hóa truyền thống ngƣời Việt. Cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, tính cộng đồng: Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, trong truyền thống là kiểu nông nghiệp thuần túy. Tính thời vụ và nhu cầu chống thiên tai, bảo vệ an ninh trật tự xã hội đã quy định kiểu liên kết làng xã cộng đồng trong lối sống. Thứ hai, tính ƣa hài hòa: ngƣời Việt Nam nông nghiệp từ xa xƣa mang trong mình tƣ duy lƣỡng phân - lƣỡng hợp. Họ nhận thức đƣợc quy luật cân bằng của cuộc sống bằng lối sống quân bình. Do vậy, ngƣời Việt trong cuộc sống luôn cố gắng duy trì sự cân bằng, quân bình, tránh thái quá. Thứ ba, thiên về âm tính: vì điều kiện tự nhiên xứ nóng quy định lối sống nông nghiệp âm tính, do vậy mà tính cách văn hóa Việt Nam cũng thiên về âm tính ở chừng mực nhất định. Hệ quả của nó là tính thân thiện, tinh thần dành ƣu tiên cho nữ giới. Mặt trái của nó là thói quen chậm chạp, ít nhạy bén, nặng tình nhẹ lý… Thứ tƣ, tính tổng hợp: đời sống nông nghiệp thuần túy đòi hỏi ngƣời Việt Nam phải cố gắng bao quát hết mọi diễn biến của thời tiết, thiên nhiên để có đƣợc vụ mùa bội thu nhất. Lịch sử văn minh trồng trọt ấy của ngƣời Việt Nam đã giúp tạo hình tính tổng hợp trong tính cách văn hóa. Hệ quả của nó là ngƣời Việt Nam có khả năng bao quát vấn đề cao, song mặt trái của nó là tƣ duy phân tích (tƣ duy khoa học – thứ cần thiết cho phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật) lại yếu kém. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thứ năm, tính linh hoạt: lối sống nông nghiệp theo cơ chế làng xã khép kín khiến ngƣời Việt Nam phải có đầu óc linh hoạt trong ứng xử để tồn tại. Tính linh hoạt thể hiện rõ nét trong tƣ duy, trong lối sống, trong cung cách ứng xử với cả tự nhiên và xã hội. Tóm lại, ngƣời Việt Nam rất đề cao vai trò của tập thể, coi trọng tình cảm, ƣa hài hòa, có khả năng bao quát vấn đề cao, luôn linh hoạt trong mọi tình huống…Những nét ứng xử truyền thống này của ngƣời Việt đều tìm thấy trong thơ Nguyễn Khuyến. 1.2.2. Văn hóa bản địa của ngƣời Việt và các luồng tƣ tƣởng, tôn giáo lớn Cùng với văn hóa bản địa, văn hóa Việt Nam đã có sự giao lƣu, tiếp biến với các nền văn hóa khác trên thế giới. Trong quá trình giao lƣu tiếp biến ấy, văn hóa ngoại lai đã có cơ hội du nhập vào nƣớc ta. Cùng với các phong tục nhƣ tục thờ Mẫu, thờ Thần, thờ cúng ông bà tổ tiên… và tín ngƣỡng bản địa nhƣ tín ngƣỡng phồn thực, sùng bái tự nhiên… thì văn hóa ngoại lai cũng ngày càng thể hiện đƣợc vai trò của mình đối với đời sống tinh thần của ngƣời Việt. Ngƣời Việt quần cƣ ở ngã ba đƣờng của Đông Nam Á, trông ra biển Đông, từ lâu đã là nơi giao lƣu của văn hóa Đông - Tây, Nam - Bắc. Thêm nữa, điều kiện tự nhiên (nhiệt, ẩm, gió mùa, sông nƣớc, nông nghiệp trồng lúa nƣớc...) đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con ngƣời Việt Nam. Về cơ bản, bản tính của ngƣời Việt rất cởi mở, bao dung chứ không hẹp hòi, kỳ thị, khép kín. Vì vậy, dù là tôn giáo gì, tín ngƣỡng nào, từ đâu đến ngƣời Việt Nam cũng sẵn sàng tiếp nhận miễn là nó không đi ngƣợc lại với lợi ích quốc gia, không xem thƣờng, miệt thị văn hóa bản địa. Văn hóa bản địa cùng với Nho giáo và Đạo giáo từ Trung Quốc lan xuống, Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang đã dung hòa với nhau và cùng song song tồn tại. Các luồng tƣ tƣởng và tôn giáo lớn này, khi vào Việt Nam đã bị Việt hóa cao độ và góp phần làm cho văn hóa Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng hơn. Tính hƣớng thiện, từ bi bác ái của Phật giáo, tƣ tƣởng “Nhân nghĩa” của Nho giáo rất gần gũi với truyền thống nghiêng về trau dồi tâm tính đạo đức luân lý, lòng nhân ái, khoan dung của ngƣời Việt. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố nội sinh và yếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan