Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn xây dựng quy trình nhân giống hoa hồng nhung bằng kỹ thuật nuôi cấy mô​...

Tài liệu Luận văn xây dựng quy trình nhân giống hoa hồng nhung bằng kỹ thuật nuôi cấy mô​

.PDF
44
174
120

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN ====== NGÔ THỊ QUỲNH XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG HOA HỒNG NHUNG BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật HÀ NỘI - 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN ====== NGÔ THỊ QUỲNH XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG HOA HỒNG NHUNG BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật Người hướng dẫn khoa học TS. LA VIỆT HỒNG HÀ NỘI - 2019 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. La Việt Hồng – Khoa Sinh – KTNN đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường ĐHSP Hà Nội 2, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này. Trong thời gian thực hiện đề tài tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô Mai Thị Hồng – Phòng thí nghiệm Sinh lý học thực vật đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành đề tài khóa luận, nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, góp ý kiến cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Trong quá trình nghiên cứu khoa học không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019 Sinh viên NGÔ THỊ QUỲNH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. La Việt Hồng. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa được ai công bố. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019 Sinh viên NGÔ THỊ QUỲNH MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ............................................................ 4 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại ............................................................................ 4 1.1.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................. 4 1.1.1.2. Phân loại ................................................................................................ 4 1.1.2. Đặc điểm hình thái.................................................................................... 4 1.1.3. Điều kiện sinh thái .................................................................................... 5 1.2. Tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới và Việt Nam ............................... 6 1.2.1. Tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới ................................................. 6 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa hồng ở Việt Nam ................................ 7 1.3. Giá trị của cây hoa hồng .............................................................................. 9 1.3.1. Giá trị sử dụng của cây hoa hồng .............................................................. 9 1.3.2. Giá trị kinh tế của cây hoa hồng ............................................................. 10 1.4. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây hoa hồng bằng nuôi cấy mô trên thế giới và ở Việt Nam .............................................................................. 10 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 10 1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 12 Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 14 2.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 14 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ................................................................. 14 2.3. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm .................................................................. 14 2.3.1. Thiết bị ................................................................................................... 14 2.3.2. Dụng cụ .................................................................................................. 14 2.4. Môi trường nuôi cấy .................................................................................. 14 2.5. Điều kiện phòng nuôi cấy .......................................................................... 15 2.6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 15 2.6.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................ 15 2.6.2. Phương pháp xử lý số liệu thống kê ........................................................ 18 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 19 3.1. Tạo vật liệu khởi đầu ................................................................................. 19 3.2. Tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro .......................................................... 21 3.3. Tạo cây in vitro hoàn chỉnh ....................................................................... 29 3.4. Rèn luyện cây in vitro thích nghi điều kiện tự nhiên .................................. 30 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 32 1. Kết luận ........................................................................................................ 32 2. Kiến nghị...................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 33 PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT BA Benzyl adenine C Than CS Cộng sự CT Công thức ĐC Đối chứng LSD0,05 Độ lệch tiêu chuẩn mức ý nghĩa 5% MS Murashige and Skoog NAA – naphthalene acetic acid NXB Nhà xuất bản TB Trung bình DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Công thức thí nghiệm tạo vật liệu khởi đầu .................................. 15 Bảng 2.2. Công thức thí nghiệm ảnh hưởng của sucrose và agar đến quá trình nhân nhanh chồi hoa hồng in vitro ................................................ 17 Bảng 3.1. Kết quả tạo vật liệu khởi đầu từ đốt thân cho nuôi cấy in vitro giống hoa hồng Nhung ........................................................................... 19 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của BA đến khả năng tái sinh chồi in vitro giống hoa hồng Nhung (sau 2 tuần)............................................................... 21 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của agar, sucrose đến quá trình nhân nhanh chồi hoa hồng in vitro ................................................................................. 24 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của than hoạt tính đến đến quá trình nhân nhanh chồi hoa hồng in vitro........................................................................... 27 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của NAA đến quá trình ra rễ - tạo cây hoa hồng in vitro hoàn chỉnh .................................................................................... 29 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Quy trình tạo vật liệu khởi đầu cho nhân giống in vitro giống hoa hồng Nhung .................................................................................. 21 Hình 3.2. Kết quả tái sinh chồi in vitro từ đốt thân hoa hồng sau 14 ngày .... 23 Hình 3.3. Ảnh hưởng của agar, sucrose đến quá trình nhân nhanh chồi hoa hồng in vitro ................................................................................. 26 Hình 3.4. Ảnh hưởng của than hoạt tính đến đến quá trình nhân nhanh chồi hoa hồng in vitro........................................................................... 28 Hình 3.5. Ảnh hưởng của NAA đến quá trình ra rễ - tạo cây hoa hồng in vitro hoàn chỉnh .................................................................................... 30 Hình 3.6. Rèn luyện cây hoa hồng cấy mô thích nghi với điều kiện tự nhiên 31 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoa hồng là một trong những loài hoa được ưa chuộng nhất trên thế giới bởi màu sắc và hương thơm của nó [9]. Riêng cây hoa hồng Nhung có vẻ đẹp rất cuốn hút với màu đỏ thẫm, cánh hoa dày, đường kính hoa thường từ 4 - 12 cm. Không chỉ có hình dáng đẹp, hồng Nhung còn có hương thơm rất dịu dàng, quyến rũ, tạo cảm giác lưu luyến khó phai cho người thưởng thức. Hoa hồng Nhung từ lâu đã là biểu tượng của tình yêu nồng nhiệt, lãng mạn, vĩnh cửu qua nhiều câu chuyện, sự tích rất hay. Vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng của loài hoa này còn trở thành biểu trưng cho người con gái mang vẻ đẹp quyến rũ, sang trọng. Vì thế vào các dịp lễ trọng đại trong năm, hồng Nhung thường được các chàng trai lựa chọn dành tặng một nửa của mình, hoặc tặng người thân yêu trong gia đình với mong muốn gửi trao những thông điệp yêu thương [19]. Về kinh tế, hoa hồng là một loại hoa mang lại lợi nhuận kinh tế cao [4]. Phương pháp giâm, chiết ghép cần nhiều công sức, kỹ thuật và thời gian mà hiệu quả thấp. Ngoài ra, các phương pháp này không nâng cao được chất lượng của giống, chưa tạo được cây sạch bệnh và thường làm mất đi tính thuần khiết của giống [1]. Trong vài năm gần đây, nhân giống in vitro, với lợi thế về khả năng cung ứng nguồn cây sạch bệnh và đồng đều chất lượng, đã được áp dụng trên nhiều đối tượng cây trồng quan trọng, trong đó có hoa hồng [11]. Đây là một trong những loại cây hoa thương mại quan trọng nhất hiện nay. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình nhân giống hoa hồng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như kiểu gen, thành phần môi trường, điều kiện vật lý trong bình nuôi cấy và phòng nuôi cấy [15]. Vùng trồng hoa Mê Linh là một trong những vùng trồng hoa có truyền thống và kinh nghiệm của nước ta. Hiện nay, huyện Mê Linh có 1.294 ha đất sản xuất hoa, trong đó diện tích canh tác hoa hồng là chủ yếu (chiếm 93,4%), ngoài ra còn lại là hoa cúc, hoa loa kèn, hoa ly,…Hoa hồng được trồng với diện tích khoảng 1.152 ha chủ yếu ở các xã Mê Linh và xã Văn Lâm, xã Đại Thịnh [18]. Tuy nhiên các giống hoa hồng hiện nay được chủ yếu nhân giống 1 bằng phương pháp giâm cành hoặc ghép mắt nhỏ trên gốc tầm xuân cho hiệu quả không cao và không tạo được cây sạch bệnh. Một số bệnh phổ biến và nguy hiểm trên cây hoa hồng là bệnh đốm đen (Marsonina rosae), bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa), bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum),… [20]. Trên thế giới, một số quy trình vi nhân giống đối tượng hoa hồng, đã có một số nghiên cứu nhân giống thành công [10, 12, 13, 14, 16, 17]. Ở Việt Nam, trên đối tượng hoa hồng cổ Sapa, Bùi Thị Thu Hương và cs., (2017) thông báo môi trường phù hợp để bật chồi và nhân nhanh chồi là MS có bổ sung BA và kinetin, cho số chồi/mẫu mới chỉ đạt 2,48 [4]. Trên đối tượng hoa hồng cơm, Nguyễn Thị Phương Thảo và cs., (2015) đã nhân giống và cảm ứng ra hoa trong ống nghiệm cây hồng cơm bằng cách bổ sung vào môi trường nuôi cấy AgNO3 và CoCl2 [9]. Có thể thấy rằng, các nghiên cứu nhân giống hoa hồng rất được chú trọng ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào thực hiện trên hoa hồng Nhung của Mê Linh (Hà Nội), là vùng sản xuất hoa lớn của miền Bắc. Từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Xây dựng quy trình nhân giống hoa hồng Nhung bằng kỹ thuật nuôi cấy mô”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Xây dựng quy trình nhân giống cây hoa hồng Nhung bằng kỹ thuật nuôi cấy mô phục vụ sản xuất số lượng lớn cây giống cung cấp cho các vùng chuyên canh tại Mê Linh cũng như vùng chuyên canh hoa trên cả nước. - Nhiệm vụ: + Tạo vật liệu khởi đầu. + Tái sinh chồi in vitro từ đốt thân. + Nhân nhanh chồi hoa hồng in vitro. + Ra rễ - tạo cây in vitro hoàn chỉnh. + Rèn luyện cây in vitro thích nghi với điều kiện tự nhiên. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: + Kết quả đề tài góp phần xây dựng quy trình nuôi cấy in vitro đối với nhân giống cây hoa hồng Nhung cũng như các giống hoa hồng khác. + Cung cấp tài liệu học tập, nghiên cứu cho các sinh viên. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài cung cấp quy trình nhân giống cây hoa hồng sạch bệnh, phục vụ sản xuất hoa thương phẩm. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại 1.1.1.1. Nguồn gốc Hoa hồng có nguồn gốc ôn đới và nhiệt đới vùng Bắc bán cầu [1]. Người ta cho rằng loài tầm xuân có từ kỷ Đệ Tam cách đây 3,5 – 7 triệu năm. Trải qua sự biến đổi lâu dài trong tự nhiên và sự chọn lọc của con người Tầm xuân đã biến thành hoa hồng cổ đại [2]. Ở Trung Quốc thời Hán Vũ Đế (140 năm TCN) trong cung vua đã có hoa hồng. Đến đời Bắc Tống đã có người trồng và đã biết tạo ra giống hồng ra hoa quanh năm, có mùi thơm do lai giữa tầm xuân và hoa hồng. Ở Châu Âu, trước thế kỷ 17 hoa hồng chủ yếu được nhập từ cao nguyên Tiểu Á những giống ra hoa một lần, không chịu rét, không thơm, mùa sắc đơn điệu. Cuối thế kỷ 15, các giống hoa hồng và tầm xuân Trung Quốc được nhập vào Pháp, qua nhiều lần lai tạo với các loại giống bản địa (R. Gigautua và R.gallica). Đến năm 1837, đã tạo ra giống hoa hồng thơm và đến nay có trên 2 vạn giống, chủ yếu là: giống hồng lai Hương Trà (Hybrid tea roses HT), hoa hồng nhiều hoa (Floribumda roses FI), hoa hồng to (Grandflora roses Gr), hoa hồng nhỏ (Miniaturo rose Mr), hoa hồng bụi (Shurubs, Shrub roses, S), hoa hồng dây (Ramblers, Grand cover roses, R), hoa hồng tiểu thủ (Polyanthas, Pol) [2]. 1.1.1.2. Phân loại Giống hoa hồng Nhung (Rosa sp.) là cây thuộc giới Thực vật (Plantae), lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida), phân lớp Hoa hồng (Rosidae), bộ Hoa hồng (Rosales), họ Hoa hồng (Rosaceae), phân họ Hoa hồng (Rosoideae), chi hoa hồng (Rosa L.). Họ Rosaceae là 1 trong 10 họ lớn nhất với 115 chi, 3500 loài. Ở Việt Nam có 20 chi, 130 loài. Họ Rosaceae được chia thành 3 phân họ chính: phân họ Hoa hồng (Rosoideae), phân họ Táo tây (Maloidae), phân họ Mận (Prunoideae). 1.1.2. Đặc điểm hình thái 4  Rễ: rễ hoa hồng thuộc loại rễ cọc, phân nhánh mạnh, khi bộ rễ lớn phát triển nhiều rễ phụ, phân bố nông trên lớp đất mặt từ 5 – 30 cm. Bộ rễ hoa hồng không chịu được ngập úng, ưa đất ẩm tuy nhiên cũng phải thông thoáng và thoát nước.  Thân: cây hoa hồng thuộc loại thân gỗ, cây bụi hay leo, phân cành rất mạnh, trên thân có gai hoặc không có gai [6].  Lá: lá hoa hồng có dạng kép lông chim mọc cách, với 3, 5, 7, 9, 11, 13 lá chét, xung quanh lá chét có nhiều răng cưa nhỏ, xung quanh lá chét có nhiều răng cưa nhỏ. Tùy từng giống mà lá có màu xanh đậm hay nhạt, răng cưa nông hay sâu hoặc có hình dạng lá khác.  Gai: gai có hình dáng giống móc câu, thường là một gai hoặc một bụi gai. Gai hoa hồng có vai trò giúp cây có khả năng chống chịu tốt với côn trùng và giúp cây thích nghi với điều kiện hạn hán.  Hoa: hoa có mùi thơm nhẹ, cánh hoa mềm, có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau. Hoa hồng mọc đơn độc hay thành cụm. Hoa lớn đặc trưng bởi có đế hoa hình chén, xếp thành một hay nhiều vòng. Thuộc loài hoa lưỡng tính, nhị đực và nhụy cái trên cùng một hoa, phân hóa đài hoa rõ rệt, các nhị đực dính vào nhau bao xung quanh vòi nhụy.  Quả: quả có hình trái xoan, có kích thước khác nhau tùy từng giống. Khi chín quả có màu nâu vàng hoặc màu đỏ đun tùy theo màu sắc hoa. Quả thuộc loại quả nang, có chứa nhiều hạt nhỏ.  Hạt: hạt nhỏ, có lớp lông trắng bao phủ. Hạt nảy mầm rất kém do có lớp vỏ dày, phôi và nội nhũ có chứa AAB kìm hãm quá trình nảy mầm. 1.1.3. Điều kiện sinh thái  Ánh sáng: Hoa hồng là một cây ưa sáng. Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây. Ánh sáng tham gia vào phản ứng quang hợp. Có tới 90% chất khô tổng hợp trong cây là do quang hợp tạo nên. Cường độ quang hợp phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng. Thiếu ánh sáng cây không thể quang hợp được. Cường độ quang hợp của cây hoa tăng khi cường độ chiếu sáng tăng, song nếu cường độ ánh sáng vượt quá giới hạn thì cường độ quang hợp bắt đầu giảm đồng nghĩa với việc năng suất và chất lượng hoa đều giảm. 5 Sự phân hóa hoa, sự phát dục của hoa, thời gian giãn cách giữa hai lần cắt hoa, trọng lượng và chiều dài cành, màu sắc và diện tích lá đều phụ thuộc vào ánh sáng [2]. Nhu cầu về ánh sáng thay đổi tùy vào từng giai đoạn của cây, cây còn nhỏ yêu cầu về cường độ ánh sáng thấp hơn khi cây lớn.  Nhiệt độ: Nhiệt độ là một trong những nhân tố quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của hoa hồng bao gồm các yếu tố: nhiệt độ ngày, đêm; chênh lệch nhiệt độ ngày đêm và nhiệt độ đất [2]. Nhiệt độ ngày tối ưu cho đa số các giống hoa hồng là 23 - 250C, nhiệt độ đêm tối ưu là 160C. Nhiệt độ đất thích hợp cho sức sống của rễ, chất lượng hoa là 210C. Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm là 5 - 80C rất có lợi cho sự tạo thành và dự trữ dinh dưỡng.  Độ ẩm: Độ ẩm phụ thuộc vào các yếu tố như: thời tiết, thời gian chiếu sáng, chế độ nước. Độ ẩm của đất và không khí đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa hồng. Độ ẩm đất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa hồng là 60 - 700C, độ ẩm không khí thích hợp là 80 - 850C. Độ ẩm thích hợp thì cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, ít sâu bệnh, hoa đẹp, chất lượng hoa cao.  Đất: đất là yếu tố môi trường quan trọng nhất, đất là nơi nâng đỡ cho cây, nó còn là nơi cung cấp nước, chất dinh dưỡng cơ bản và không khí cho sự sống của cây. Đất trồng hoa hồng tốt nhất là đất đen, đá vôi hoặc đất đồi giàu mùn. Là những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, nhiều mùn và chất hữu cơ, thoáng khí, thoát hơi nước tốt.  Dinh dưỡng: dinh dưỡng khoáng ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng hoa. Vì vậy việc cung cấp dinh dưỡng cho cây là rất quan trọng. Dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây là phân hóa học như: N, P, K; phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân ủ hoai mục,… và một lượng nhỏ phân vi lượng. 1.2. Tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới Hoa hồng là một loài hoa được ưa chuộng trên thế giới bởi sự đa dạng về chủng loại và màu sắc. Vì thế, hoa hồng đã được đầu tư theo hướng thâm 6 canh cao và trở thành ngành thương mại lớn mang lại lợi nhuận to lớn cho nhiều nước trên thế giới. Tổng giá trị hoa cắt tiêu thụ trên thị trường thế giới là 42 tỷ USD trong đó hoa hồng chiếm đến 15 tỷ USD còn lại là cúc, cẩm chướng, lay ơn và các loài hoa khác. Các nước sản xuất hoa hồng chính trên thế giới là: Hà Lan, Mỹ, Nhật,… Trong đó, Hà Lan là nước trồng và xuất khẩu hoa hồng lớn nhất thế giới. Mỹ là nước trồng hoa hồng nhiều nhưng nhập khẩu cũng nhiều. Năm 1996, Mỹ sản xuất 3,5 tỷ cành và nhập khẩu 8,3 tỷ bông. Trung Quốc là nước bắt đầu sản xuất hoa hồng từ những năm 50 của thế kỷ XX. Hiện nay, Quảng Đông là tỉnh trồng nhiều hoa hồng nhất, diện tích 4.320 ha, sản xuất 2,96 tỷ bông: tiếp đó là các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc. Hoa chất lượng cao nhất là ở Vân Nam, đây cũng là vùng thích hợp với hoa hồng vì vùng này có vĩ độ thấp, độ cao lớn, bốn mùa mát mẻ biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm nhỏ, ánh sáng đầy đủ (tương tự Đà Lạt của Việt Nam) [2]. Từ những năm 1970, nhà lưới được xây dựng ồ ạt với số lượng lớn, hiện đại. Từ những năm 1980 trở đi, khoa học ngày càng phát triển, những nguyên vật liệu nhân tạo như giá thể, nhà lưới, hệ thống tưới tiêu, phân bón đã được áp dụng làm thúc đẩy sản xuất. Chính vì vậy, cây hoa hồng được trồng trong nhà lưới có các điều kiện tối ưu về môi trường nên đã sinh trưởng, phát triển ngày càng tốt hơn. Châu Á có diện tích trồng hoa hồng đứng thứ 3 trên thế giới. Trong đó các nước trồng hoa hồng nhiều nhất là Ấn Độ, Nhật Bản, Isarel và Trung Quốc. 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa hồng ở Việt Nam Hoa cắt cành hiện đang là một trong những điểm mạnh cho các nhà xuất khẩu hoa ở Việt Nam giúp thu được một lượng ngoại tệ đáng kể cho quốc gia. Hiện nay cả nước có khoảng 4.000 ha diện tích sản xuất hoa cắt cành với sản lượng khoảng 3 tỷ bông tập trung chủ yếu xung quanh các đô thị lớn. Ở Việt Nam đã hình thành 3 vùng hoa lớn sau: Vùng hoa đồng bằng sông Hồng: với khí hậu 4 mùa và nhiều vùng khí 7 hậu đặc thù nên rất thích hợp cho trồng nhiều loại hoa. Hoa được trồng ở hầu hết các tỉnh của vùng trong đó tập trong nhiều ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… Hoa ở vùng này chủ yếu phục vụ tiêu thụ trong nước,và một số chủng loại nhỏ đã xuất khẩu sang Trung Quốc (hồng, cúc..). Hồng là loài hoa phổ biến nhất chiếm 35%, tiếp đến là hoa cúc (30%), hoa đồng tiền (10%), còn lại là các loài hoa khác (25%) [21]. Vùng hoa Đà Lạt: Đà Lạt có điều kiện khí hậu thời tiết rất phù hợp cho trồng các loại hoa, mặc dù diện tích không lớn nhưng đây là nơi sản xuất các loại hoa cao cấp với chất lượng tốt: phong lan, địa lan, lấy, hồng, đồng tiền. Diện tích trồng các loài hoa tăng 1,74 lần so với kế hoạch đề ra trong giai đoạn 1996 - 2000, chỉ riêng năm 2000 đã thu hoạch được 25,5 triệu cành hoa [21]. Vùng hoa đồng bằng sông Cửu Long: đây là vùng có khí hậu ấm, nóng quanh năm nên thích hợp với các loài hoa nhiệt đới: hoa lan, đồng tiền… TP Hồ Chí Minh là nơi phát triển hoa lan nhiệt đới nhanh nhất trong cả nước, nhiều trang trại hoa lan đã được thành lập, kinh doanh và phát triển theo mô hình trang trại hoa lan tại Thái Lan [21]. Tại vùng trồng hoa Tây Tựu - Từ Liêm - Hà Nội thì hoa hồng và hoa cúc là hai loài hoa có diện tích trồng và sản lượng cao nhất, trong đó hoa hồng cho thu hoạch quanh năm và thu nhập thường xuyên. Đà Lạt với lợi thế có điều kiện khí hậu rất phù hợp để trồng các loại hoa vì vậy vùng trồng hoa công nghệ cao Đà Lạt được mệnh danh là thiên đường hoa với rất nhiều loài hoa khác nhau, trong đó hoa hồng và hoa cúc là hai loại hoa chủ đạo. Hoa hồng Đà Lạt không chỉ được đánh giá cao bởi người tiêu dùng trong nước mà còn bởi cả các bạn hàng quốc tế với ưu điểm bông to, cành thẳng, bền, thơm, sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng kháng bệnh cao. Với diện tích gần 136 ha trồng hoa ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, diện tích trồng hoa hồng chiếm tới trên 55,27% với sản lượng 26,53 triệu bông/năm. 8 Tỷ lệ trồng hoa hồng và hoa cúc ở nước ta khá cao giúp cho cơ cấu ngành hoa tương đối phù hợp với thị trường cao cấp trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu,… Tuy nhiên, những thị trường này cũng đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức về mẫu mã, an toàn thực vật cũng như hình thức, giá cả và độ tươi lâu. Hiện nay, các giống hồng trồng ở Việt Nam hầu hết là giống nhập từ Hà Lan, Mỹ, Pháp, Trung Quốc và trồng phổ biến ở Đà Lạt rồi đổ xuống vùng Tiền Giang, Hậu Giang, nhất là Cái Mơn, Sa Đéc,… hoa hồng được trồng đại trà với nhiều giống quí và mới lạ. Đến năm 2014, hoa hồng đã được trồng phổ biến tại các xã Mê Linh, xã Văn Khê, xã Đại Thịnh, xã Văn Lâm,… với diện tích khoảng 1.152 ha. Trước đây các giống hoa hồng được trồng chủ yếu là hoa hồng Đà Lạt, nhưng gần đây chúng bị thoái hóa, hoa nhỏ, chóng tàn, màu sắc không đẹp. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, người dân đã mạnh dạn trồng những giống hoa hồng nhập ngoại như hoa hồng Pháp, Italia đã đem lại hiệu quả kinh tế cao vì hoa hồng nhập ngoại rất thích hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây tạo ra bông to, đẹp và lâu tàn hơn hoa hồng Đà Lạt. 1.3. Giá trị của cây hoa hồng 1.3.1. Giá trị sử dụng của cây hoa hồng Hoa hồng Nhung là một trong những loài hoa được ưa chuộng nhất trên thế giới với ưu điểm bông to, màu sắc đẹp mắt, hương thơm dịu dàng và được xem là “Hoàng hậu của các loài hoa”. Hoa hồng là biểu tượng cho hòa bình, cho tình yêu đôi lứa, hạnh phúc, lòng chung thủy và tình hữu nghị,….Ngoài mục đích chính là thưởng thức vẻ đẹp, hoa hồng còn được dùng để chưng cất tinh dầu thơm và làm dược liệu chữa bệnh như: chữa trị u nhọt, trị bệnh băng huyết và bệnh tiêu chảy,… Từ thế kỷ 18, đã có rất nhiều hãng tiến hành sản xuất tinh dầu thơm từ hoa hồng. Riêng ở vùng Alpes Maritimes (Pháp) có trên 20.000 gia đình sống bằng nghề trồng hoa hồng để chưng cất tinh dầu thơm. Ngày nay, kỹ thuật tinh chế dầu thơm phát triển giúp tạo ra có một thứ hương vị riêng, có thứ 9 hương thơm nồng đậm. Các nước sản xuất tinh dầu thơm nổi tiếng phải kể đến như: Bungari, Pháp,… Ở Việt Nam, việc tinh chế tinh dầu thơm hoa hồng chưa được chú trọng nhưng trên phương diện y học, hoa hồng đã được chú trọng từ lâu. Danh y Tuệ Tĩnh đã từng dùng hoa hồng để chữa trị u nhọt, trị bệnh bang huyết và bệnh tiêu chảy. Ngày nay, đông y vẫn sử dụng cánh hoa hồng để chữa bệnh ho cho trẻ, dùng lá hồng non giã nhỏ thêm với muối đắp vết thương, mụn nhọt. Ngoài ra người ta còn kết hợp cánh hoa hồng với một số vị thuốc khác để bào chế ra thuốc cam chữa các bệnh về đường ruột [22]. 1.3.2. Giá trị kinh tế của cây hoa hồng Nghề trồng hoa hồng ở Việt Nam đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều so với các loại cây trồng khác, đặc biệt là lúa. Nếu so sánh với trồng lúa hai vụ thì hiệu quả kinh tế trồng hồng gấp 6 lần. Ví dụ: mô hình trồng hoa hồng ở Mê Linh thu 10 - 15 triệu đồng/sào/năm Vùng hoa ở huyện Mê Linh rộng gần 400 ha với hàng chục cánh đồng đều cho thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng/ha. Đặc biệt những cánh đồng hoa ở huyện Mê Linh đã cho thu nhập từ 70 – 90 triệu đồng/năm [7]. Hiệu quả kinh tế mà hoa hồng đem lại cho người dân vùng trồng hoa Mê Linh là rất lớn, góp phần cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân nơi đây. 1.4. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây hoa hồng bằng nuôi cấy mô trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Lịch sử nuôi cấy mô cây hoa hồng được đánh dấu từ năm 1945 khi Nobecourt và Kofler đã thành công trong việc thu mô sẹo và rễ từ mẫu chồi (nụ). Vào năm 1946, Lamments lần đầu tiên công bố sử dụng nuôi cấy phôi để nhân giống hoa hồng. Các nghiên cứu được khởi xướng bởi Nickell và Tulecke (1959) và Weinstein et al., (1962) bằng cách nuôi cấy tế bào, nuôi cấy huyền phù và mô sẹo với mong muốn hiểu biết về sự biệt hóa và tái sinh [15]. 10 Theo kết quả nghiên cứu của Soomro và cs., (2003) để tạo chồi của giống hoa hồng Rosa indica sử dụng 2,0 mg/l IBA kết hợp 2,0 mg/l IAA sau khoảng 12 tuần tỷ lệ chồi đạt 70%, môi trường tạo rễ tốt nhất là môi trường bổ sung 0,6 mg/l IBA và 0,1 mg/l NAA sau khoảng 12 tuần rễ sẽ tăng 50%. Theo Al-Khalifah và cs., (2005) sử dụng BA 3,0 mg/l kết hợp Kinetin 0,2 mg/l thì giống Rosa Hybrid L. có tỉ lệ chồi tăng 71,1 %. Theo Hamed và cs., (2006), để tạo chồi của giống Rosa indica L. đã được sử dụng 1,5 mg/l BA sau 7 ngày đã cho kết quả cao (100% chồi hình thành). Còn khi sử dụng 5 mg/l BA và 0,5 mg/l kinetin thì sau 10 ngày có 98% chồi hình thành. Theo kết quả nghiên cứu của Khosravi và cs., (2007), trên giống Rosa hybrid sử dụng 4 µM BA kết hợp với 0,5 µM NAA cho hệ số nhân chồi cao nhất. Asad shabbier và cs., (2009) nhân giống trên giống hoa hồng Rosa indica L. đã cho thấy môi trường chứa 1,5 mg/l BA là môi trường tốt nhất cho sự hình thành chồi in vitro từ mô phân sinh đỉnh với tốc độ hình thành chồi là 94% sau 6,2 ngày. Theo Naphaporn và cs., (2009) trong sự hình thành chồi của Rosa hybrid L. cv. “Perfume Delight” thì chồi phát triển tốt trên môi trường MS có bổ sung 3 mg/l BA và 0,003 mg/l NAA; môi trường ra rễ thích hợp là ¼ MS không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng, sau 2 tuần ra rễ phát triển đầy đủ có thể đem ra trồng ngoài vườn ươm [13]. Theo Asshok. V. Kharde và cs., (2014) trong giai đoạn tạo vật liệu khởi đầu từ chồi nách giống hoa hồng Rosa hybrid L. thì môi trường chứa 2 mg/l Ba kết hợp 0,5 mg/l Kinetin cho tỷ lệ bật chồi tốt nhất là 86% sau 2 tuần nuôi cấy. Theo Saklani Kumud và cs., (2015), môi trường chứa 5,0 mg/l BA kết hợp với 2,5 mg/l Kinetin là môi trường tốt nhất cho sự nhân nhanh chồi hoa hồng đạt 9,25 chồi/mẫu, môi trường chứa ½ MS bổ sung 2 mg/l NAA kết hợp với 0,5 mg/l BA là môi trường hiệu quả nhất cho quá trình ra rễ đạt 4,75 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan