Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận vănnâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học công nghệ thông ti...

Tài liệu Luận vănnâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông

.PDF
126
111
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI THỊ NGỌC CHÂU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI THỊ NGỌC CHÂU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Mai Ngọc Cường THÁI NGUYÊN - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được ghi trong lời cảm ơn. Các thông tin và tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017 Tác giả luận văn Bùi Thị Ngọc Châu ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo, các Khoa, các Phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Giáo viên hướng dẫn GS. TS. Mai Ngọc Cường. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí đồng nghiệp cùng cơ quan nơi tôi công tác. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, gia đình và đồng nghiệp đã giúp tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ quý báu đó! Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017 Tác giả luận văn Bùi Thị Ngọc Châu iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TĂT ............................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ........................................................... x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................... 1 2. Tổng quan nghiên cứu............................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 4 5. Những đóng góp mới của Luận văn .......................................................... 4 6. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 5 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC .................................................................. 6 1.1. Chất lượng đội ngũ giảng viên và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học ........................................ 6 1.1.1. Chất lượng giảng viên các trường đại học ...................................... 6 1.1.2 Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các trường đại học ............................................................................ 10 1.2 Các yếu tố cấu thành và nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên .................................................................................................... 11 1.2.1. Các yếu tố cấu thành chất lượng giảng viên đại học .................... 11 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên .......... 18 iv 1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng viên của một số trường đại học và bài học cho Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên .............................................................. 20 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học ................................................................................... 20 1.3.2. Bài học cho Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên .......................................................... 22 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 23 2.1 Các câu hỏi đặt ra để đề tài giải quyết .................................................. 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 23 2.2.1. Khung phân tích của luận văn ....................................................... 23 2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................. 24 2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin ..................................................... 24 2.2.4 Phương pháp tổng hợp thông tin .................................................... 26 2.2.5 Phương pháp phân tích thông tin ................................................... 26 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................... 27 2.3.1 Chỉ tiêu nghiên cứu về chất lượng giảng viên trường đại học bao gồm các nội dung sau .............................................................................. 27 2.3.2. Về chỉ tiêu đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng: ............. 28 Chương 3. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN .................................................................................... 30 3.1 Khái quát về Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên ........................................................................ 30 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên ........................ 30 v 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên......................................... 32 3.1.3 Cơ sở vật chất và sản phẩm đào tạo của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên ............... 37 3.1.4 Số lượng và độ tuổi của ĐNGV trường ĐHCNTT&TT thuộc ĐHTN ...................................................................................................... 39 3.2 Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên ............................................. 45 3.2.1. Thực trạng năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên .......................................................... 45 3.2.2. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên ............................................................................. 66 3.2.3 Về sức khỏe của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên ........................ 75 3.3 Đánh giá chung về thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên ................................................................................. 76 3.3.1 Những thành tựu và hạn chế về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên .................................................................... 76 3.3.2. Nguyên nhân hạn chế .................................................................... 77 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ........................................................ 92 vi 4.1. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên ........................................................................................................ 92 4.1.1. Cơ hội thách thức đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên ................................................................... 92 4.1.2 Mục tiêu phát triển của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên ............................................. 93 4.1.3 Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên ..... 94 4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên......... 95 4.2.1. Nhóm giải pháp về đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng đãi ngộ của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên ............................................ 95 4.2.2. Nhóm giải pháp về chế độ đãi ngộ của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên.............. 99 4.2.3. Nhóm giải pháp về tăng cường quản lý xây dựng cơ sở vật chất, tạo môi trường để giảng viên nâng cao chất lượng................................. 99 4.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường sự phấn đấu vươn lên của giảng viên . 102 4.3. Kiến nghị với nhà nước và Đại học Thái Nguyên ............................. 102 4.3.1. Nhóm kiến nghị với nhà nước về hoàn thiện cơ chế chính sách đối với giảng viên đại học khối kỹ thuật............................................... 102 4.3.2. Nhóm kiến nghị với Đại học Thái Nguyên................................ 103 KẾT LUẬN .................................................................................................. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 108 vii viii DANH MỤC VIẾT TĂT CBVC : Cán bộ viên chức ĐH CNTT & TT : Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông ĐHTN : Đại học Thái Nguyên ĐNGV : Đội ngũ giảng viên GV : Giảng viên NCKH : Nghiên cứu khoa học PGS, GS : Phó giáo sư, giáo sư SV : Sinh viên Th.S : Thạc sỹ TS : Tiến sỹ ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Nhân sự của trường qua các năm học ......................................... 39 Bảng 3.2. Cơ cấu giảng viên theo giới tính của trường .............................. 41 Bảng 3.3. Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ giảng viên của trường ..................... 42 Bảng 3.4. Cơ cấu học hàm học vị của nhà trường ...................................... 45 Bảng 3.5. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên .......... 46 Bảng 3.6. Trình độ ngoại ngữ của giảng viên của trường ........................... 51 Bảng 3.7. Trình độ tin học của giảng viên của trường ................................ 51 Bảng 3.8. Đánh giá của sinh viên về việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của đội ngũ giảng viên....................................................................... 55 Bảng 3.9. Xây dựng ngân hàng đề thi năm học 2015 - 2016 ...................... 57 Bảng 3.10. Trình độ lý luận của các giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên............ 67 Bảng 3.11. Tình hình thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước của nhà trường ...................................................... 68 Bảng 3.12. Thực trạng về phẩm chất chính trị của giảng viên ..................... 69 Bảng 3.13. Thực trạng về đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tác phong của giảng viên nhà trường ................................................................. 72 Bảng 3.14. Thống kê sức khỏe của giảng viên nhà trường ........................... 75 Bảng 3.15. Đánh giá chính sách của nhà nước đối với việc nâng cao chất lượng giảng viên ......................................................................... 78 Bảng 3.16. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng viên của nhà trường 82 Bảng 3.17. Đánh giá về chính sách lương, thưởng và các chế độ phúc lợi của trường ........................................................................... 84 Bảng 3.18. Đánh giá về môi trường làm việc của trường ............................. 88 Bảng 3.19. Đầu tư cơ sở vật chất của trường ................................................ 90 x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Khung phân tích của luận văn ....................................................... 23 Biểu đồ 3.1. Nhân sự của trường qua các năm học......................................... 40 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu giảng viên theo giới tính của trường .............................. 42 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Sau 30 năm phát triển, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về chính trị, xã hội và cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để đạt được mục tiêu đó Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ: Phát triển nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Vì vậy, giáo dục, đào tạo đã được coi là quốc sách, hàng đầu, một trong những động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hiện đại hóa đất nước, một điều kiện cần thiết để phát huy nguồn lực, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, góp phần phát triển đất nước một cách bền vững. Một trong những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là chất lượng nguồn nhân lực không được cải tiến, khó cạnh tranh với các nước trên thế giới. Mặc dù, phát triển nguồn nhân lực từ lâu đã là trọng tâm trong chính sách phát triển của Đảng và Nhà Nước. Thái Nguyên là tỉnh đứng thứ 3 về đào tạo giáo dục sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thái Nguyên là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực với nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp đủ các ngành nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, quy mô đào tạo của các trường đại học trên địa bàn tỉnh đang ngày càng mở rộng nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong khi số lượng và chất lượng các cơ sở đào tạo phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu của người học. Bên cạnh đó, lực lượng giảng viên còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng đồng thời chất lượng đầu vào của sinh viên còn thấp nên vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng được nhu cầu của xã hội là yêu cầu của các trường đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay. 2 Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên thành lập năm 2011, tiền thân là khoa công nghệ thông tin thuộc Đại học Thái Nguyên. Trong những năm qua, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên đã không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về nhiều mặt. Tuy nhiên, cho đến nay đội ngũ giảng viên của trường còn nhiều bất cập, vừa thừa vừa thiếu, không đồng bộ về cơ cấu chưa hợp lý về trình độ chuyên môn. Công tác quy hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên còn hạn chế về tầm chiến lược, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới của trường trong bối cảnh hiện nay. Trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi, đội ngũ giảng viên là nguồn lực quan trọng quyết định khả năng tồn tại và khả năng cạnh tranh của mỗi trường học trong nền kinh tế thị trường, việc nâng cao trình độ chuyên môn đó là vấn đề sống còn đối với mỗi trường bởi khoa học kỹ thuật dù có hiện đại đến đâu nhưng nếu không có con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Chính vì vậy, đề tài này em tập trung nghiên cứu về vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên”. 2. Tổng quan nghiên cứu Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến chất lượng cán bộ giảng viên. Có thể nêu lên một số công trình sau đây Công trình Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng. Luận văn thạc sỹ, do Phạm Vũ Linh thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2014 Công trình “Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng và huấn luyện đội ngũ cán bộ ngân hàng nhà nước đến năm 2020” là đề tài nghiên cứu cấp ngành NHNN Việt Nam do Ngô Chung và cộng sự thực hiện năm 2012 3 Công trình Nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng biện pháp tăng cường sự liên kết giữa dạy nghề với Doanh nghiệp, Luận văn thạc sỹ, do Vũ Thị Phương Oanh thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội năm 2008. Công trình Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc Gia, là luận văn thạc sỹ, do Trương Thu Hà thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội năm 2006 Công trình Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo nghề Việt Nam đến năm 2010, Luận văn thạc sỹ, Lê Nho Luyện thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội năm 2004 Công trình Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Đại học tại Việt Nam, là luận văn thạc sỹ do Hoàng Mạnh Dũng thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội năm 2002 Công trình “Cơ sở khoa học của ĐT,BD cán bộ, công chức hành chính theo nhu cầu của công việc” là đề tài Bộ Nội vụ do Nguyễn Ngọc Vân thực hiện Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về chất lượng nhân lực, chất lượng giảng viên, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu đến chất lượng giảng viên các trường khối kỹ thuật với những nét đặc thù của nó. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung: trên cơ sở thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên hiện nay, đề xuất phương hướng, quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đến năm 2020. 4 3.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ giảng viên các trường kỹ thuật Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế Đề xuất phương hướng, quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ giảng viên khối các trường kỹ thuật trên các khía cạnh về năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp dưới tác động của các chính sánh của nhà nước, công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chế độ chính sách, tổ chức quản lý của nhà trường và sự phấn đấu rèn luyện của bản thân giảng viên * Về phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu đi sâu nghiên cứu đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên * Về phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 2013 - 2016 và kiến nghị cho các năm tiếp theo. 5. Những đóng góp mới của Luận văn Về mặt lý luận, luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chất lượng đội ngũ giảng viên tại các trường Đại học khối kỹ thuật trên cơ sở làm rõ khái niệm, đặc điểm chất lượng giảng viên các trường đại học khối kỹ thuật, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên và các tiêu chí đánh giá. 5 Về thực tiễn, từ hiện trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên hiện nay, luận văn đề xuất phương hướng và những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 4 chương sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các trường đại học khối kỹ thuật Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Chất lượng đội ngũ giảng viên và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học 1.1.1. Chất lượng giảng viên các trường đại học 1.1.1.1. Khái niệm chất lượng Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các trường đại học và việc phấn đấu nâng cao chất lượng bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo đại học nào. Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa,, khó xác định, khó đo lường. Chất lượng có một loạt định nghĩa trái ngược nhau và rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này. Về bản chất, khái niệm chất lượng là một khái niệm mang tính chất tương đối có nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan điểm chất lượng của Harvey và Green, (1993) cho rằng Nhóm thứ nhất chất lượng là sự vượt trội: Khái niệm chất lượng là sự vượt trội coi chất lượng là một thứ đặc biệt. Trong đó có ba biến thể đó là khái niệm truyền thống coi chất lượng là sự nổi trội, thứ hai là khái niệm coi chất lượng là xuất sắc và thứ ba là khái niệm coi chất lượng là sự đạt được một số tiêu chuẩn đặt trước [11, tr45] Cách tiếp cận thức hai nhìn nhận chất lượng là sự hoàn hảo nhất quán. Nó tập trung vào quá trình và đặt ra những đặc tính cụ thể nhằm đạt được một cách hoàn hảo. Điều này được gói gọn trong hai châm ngôn có liên quan tương hỗ lẫn nhau đó là khiếm khuyết bằng không và làm mọi việc đúng ngay từ đầu. [11, tr45] 7 Nhóm thứ ba chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu với cách tiếp cận này cho rằng chất lượng chỉ có ý nghĩa trong mối liên hệ với mục tiêu. Do vậy nó được đánh giá về mức độ phù hợp với mục tiêu đến đâu. Khái niệm này rất xa lạ với ý tượng chất lượng là cái gì đó đặc biệt, nội trội, dành cho những sinh viên ưu tú hay khó đạt được. Nó là một định nghĩa mang tính chức năng hơn là mang tính loại trừ. Một sản phẩm được coi là đạt chất lượng nếu nó thực hiện mục tiêu mà nó đề ra. Thay vì mang tính loại trừ, quan niệm này mang tính bao hàm trong đó mỗi sản phẩm hay dịch vụ có khả năng đạt được mục tiêu đều được coi là chất lượng [11, tr45] Nhóm thứ tư: Chất lượng là sự đáng giá với đồng tiền. Quan điểm này cân bằng chất lượng với giá trị, cụ thể là giá trị đồng tiền, “sản phẩm chất lượng với giá kinh tế” “chất lượng với mức giá bạn có thể trả” tất cả đều hàm ý một đặc tính “tiêu chuẩn cao” với giá hạ. Nó là một đối chọi với khẩu hiệu “trả bao nhiêu nhận được bấy nhiêu”. Ý tưởng chất lượng tương đương với cấp độ đặc tính và nó liên quan trực tiếp tới chi phí đưa chúng ta quay trở về khái niệm đã bị bỏ qua “chất lượng là sự vượt trội”. Mặc dù chất lượng thường được quy ra giá trị đồng tiền, nó vẫn được đánh giá thông qua một số tiêu chí như tiêu chuẩn, cấp độ đặc thù hoặc tính đáng tin cậy. Cốt lõi của khái niệm này là khái niệm trách nhiệm. Các dịch vụ công cộng được mong đợi là có trách nhiệm đối với những người đầu tư và với khách hàng [11, tr45] Nhóm thứ năm: Chất lượng là giá trị chuyển đổi theo quan điểm này chất lượng là giá trị chuyển đổi bắt nguồn từ khái niệm “thay đổi chất”, một thay đổi cơ bản về “hình thức”. Băng tan ra thành nước và cuối cùng bốc hơi nếu trải qua một sự tăng nhiệt độ. Trong khi sự tăng nhiệt độ có thể đo đếm được, sự chuyển đổi đòi hỏi một thay đổi về chất. Khái niệm này cũng đặt ra vấn đề về tính phù hợp của khái niệm mang tính định hướng sản phẩm như là phù hợp với mục tiêu. [11, tr46] 8 Tóm lại, chất lượng là một khái niệm triết học có nhiều cách định nghĩa khác nhau và ở mỗi cách nó phản ánh quan niệm cá nhân và xã hội khác nhau, không có một định nghĩa nào hoàn toàn đúng về chất lượng. Rất khó có thể nói đến chất lượng là một khái niệm đơn nhất mà nó nên được định nghĩa theo một loạt các khái niệm chất lượng. 1.1.1.2. Khái niệm chất lượng đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học, giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập hợp đó. Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, thể chế xã hội. Nói cách khác theo nghĩa hẹp, đội ngũ giảng viên là những thầy cô giáo những người làm nhiệm vụ giảng dạy và quản lý giáo dục trong các trường đại học, cao đẳng, bồi dưỡng cán bộ. Đội ngũ giảng viên là những thầy cô giáo những người làm nhiệm vụ giảng dạy và quản lý giáo dục trong các trường đại học [9, tr10] Đội ngũ nhà giáo là những chuyên gia trong ngành giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực của họ cho giáo dục. [9, tr 10] Giảng viên đại học trước hết là một nhà giáo, vì thế chất lượng của đội ngũ giảng viên được đánh giá trước hết qua các tiêu chuẩn cơ bản của nhà giáo, bao gồm: Phẩm chất (đức) và năng lực (tài) là hai bộ phần tạo nên cấu trúc nhân cách của mỗi người thầy giáo. Phẩm chất nhà giáo là thế giới quan của họ (hay nói cách khác là phẩm chất chính trị của nhà giáo), nền tảng định hướng thái độ, hành vi ứng xử của giáo viên. Bên cạnh đó, phẩm chất đạo đức, nhân văn của người thầy giáo thể hiện qua lòng thương yêu con trẻ, thương yêu học trò. Năng lực nhà giáo chính là năng lực sư phạm bao gồm: Năng lực chuyên môn, năng lực dạy học, năng lực tổ chức, năng lực thể hiện, năng lực giao tiếp, năng lực kiểm tra, đánh giá, năng lực giáo dục. Ngoài các tiêu chí
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan