Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận vănnâng cao hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...

Tài liệu Luận vănnâng cao hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn​

.PDF
136
68
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH CAO XUÂN HÒA NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH CAO XUÂN HÒA NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ HẬU THÁI NGUYÊN - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Cao Xuân Hòa ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được chân thành bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Vũ Thị Hậu Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của cán bộ nhân viên làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn và các cá nhân, đại diện các đơn vị có giao dịch với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ nhân viên của ngân hàng, những khách hàng là cá nhân và đại diện các đơn vị đã hỗ trợ nhiệt tình, cung cấp thông tin liên quan tới đề tài. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Cao Xuân Hòa iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài ..................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 3 5. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại .................. 5 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại ................................................................ 5 1.1.2. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ........................................... 12 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ....... 17 1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại .... 19 1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam ........................................................................................................ 19 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ......................................................... 22 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 24 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 24 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 24 2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin .......................................................................... 28 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ................................................................... 28 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 28 iv 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh .................................................. 28 2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ........................................................... 34 Chương 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN .................................................................................... 39 3.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn ......................................................................................... 39 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................. 39 3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn ................................................................ 39 3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ......................................................... 41 3.1.4. Đặc điểm địa bàn có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ..... 42 3.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ................................................ 44 3.2.1. Thực trạng kết quả kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ................................................ 45 3.2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ................................................ 62 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ............... 71 3.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ................................................ 94 3.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................................ 94 3.3.2. Hạn chế ........................................................................................................... 95 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................... 97 Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN .......................................................... 100 v 4.1. Định hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đến năm 2022 ............................................................................................... 100 4.1.1. Định hướng nâng cao hiệu kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn ..................................... 100 4.1.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn ..................................... 101 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn .............................. 103 4.2.1. Tăng cường huy động vốn............................................................................ 103 4.2.2. Tăng trưởng dư nợ gắn với kiểm soát chất lượng tín dụng .......................... 104 4.2.3. Phát triển sản phẩm dịch vụ ......................................................................... 106 4.2.4. Tăng thu nhập ............................................................................................... 106 4.2.5. Tiết giảm chi phí .......................................................................................... 107 4.2.6. Phát triển nguồn nhân lực............................................................................. 107 4.2.7. Đầu tư hệ thống cơ sở vật chất ..................................................................... 108 4.3. Kiến nghị đối với các bên có liên quan ........................................................ 108 4.3.1. Đối với Chính phủ ........................................................................................ 108 4.3.2. Đối với NHNN và NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ..................................... 108 4.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .......... 108 4.3.4. Đối với UBND tỉnh Bắc Kạn và các Sở ban ngành có liên quan ................ 109 4.3.5. Đối với khách hàng ...................................................................................... 109 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 112 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 115 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Dạng viết tắt Agribank Agribank BK ATM BIDV Dạng đầy đủ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn Automated Teller Machine (Máy rút tiền tự động) Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Viêt Nam CBNV Cán bộ nhân viên CIC Credit Information Center (Trung tâm thông tin tín dụng) CSKH Chăm sóc khách hàng KHDN Khách hàng doanh nghiệp KHCN Khách hàng cá nhân KBNN Kho bạc Nhà nước Lienvietposbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NVHĐ Nguồn vốn huy động PGD Phòng giao dịch TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Viettinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam XLRR Xử lý rủi ro SX Sản xuất KTXH Kinh tế xã hội VAMC ROA ROE Vietnam Asset Management Company (Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam) Suất sinh lợi trên tổng tài sản Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Kết quả huy động vốn của Agribank BK ............................................ 45 Bảng 3.2: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn ....................................................... 46 Bảng 3.3: Nguồn vốn huy động có kỳ hạn .......................................................... 47 Bảng 3.4: Nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ ................................................. 49 Bảng 3.5: Nguồn vốn huy động theo loại hình khách hàng................................. 51 Bảng 3.6: Dư nợ tín dụng của Agribank BK ....................................................... 52 Bảng 3.7: Dư nợ theo thời hạn vay ...................................................................... 53 Bảng 3.8: Dư nợ theo thành phần kinh tế ............................................................ 55 Bảng 3.9: Dư nợ theo ngành kinh tế của Agribank BK ....................................... 58 Bảng 3.10: Nợ xấu tại Agribank BK ..................................................................... 59 Bảng 3.11: Doanh thu nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước ................ 60 Bảng 3.12: Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ ................................................................ 61 Bảng 3.13: Nhóm sản phẩm dịch vụ Mobilebanking ............................................ 62 Bảng 3.14: Tổng thu nhập của Agribank BK ........................................................ 63 Bảng 3.15: Tổng chi phí của Agribank BK ........................................................... 65 Bảng 3.16: Lợi nhuận của Agribank BK ............................................................... 67 Bảng 3.17: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ........................................ 67 Bảng 3.18: Chỉ tiêu ROA của Agribank BK ......................................................... 69 Bảng 3.19: Chỉ tiêu ROE của Agribank BK .......................................................... 69 Bảng 3.20: Hệ số CIR của Agribank BK ............................................................... 70 Bảng 3.21: Kết quả đánh giá thang đo chất lượng sản phẩm của KHCN ............. 73 Bảng 3.22: Kết quả đánh giá thang đo chất lượng sản phẩm của KHDN ............. 74 Bảng 3.23: Kết quả đánh giá thang đo chất lượng sản phẩm của CBNV .............. 75 Bảng 3.24: Kết quả đánh giá thang đo chính sách CSKH và Marketing của CBNV ..... 77 Bảng 3.25: Kết quả đánh giá thang đo độ tin cậy KHCN...................................... 79 Bảng 3.26: Kết quả đánh giá thang đo độ tin cậy KHDN ..................................... 80 Bảng 3.27: Kết quả đánh giá thang đo độ tin cậy của CBNV ............................... 81 Bảng 3.28: Kết quả đánh giá thang đo khả năng tiếp cận dịch vụ của KHCN ...... 83 viii Bảng 3.29: Kết quả đánh giá thang đo hữu hình của KHCN ................................ 84 Bảng 3.30: Kết quả đánh giá thang đo mức độ tiếp cận dịch vụ của KHDN ........ 85 Bảng 3.31: Kết quả đánh giá thang đo hữu hình của KHDN ................................ 86 Bảng 3.32: Kết quả đánh giá thang đo mức độ tiếp cận dịch vụ của khách hàng ..... 87 Bảng 3.33: Kết quả đánh giá thang đo hữu hình của CBNV ................................. 88 Bảng 3.34: Kết quả đánh giá thang đo năng lực phục vụ cúa KHCN ................... 90 Bảng 3.35: Kết quả đánh giá thang đo năng lực phục vụ của KHDN ................... 91 Bảng 3.36: Kết quả đánh giá thang đo nguồn nhân lực của CBNV ...................... 92 Bảng 4.1: Mục tiêu huy động vốn của Agribank BK ........................................ 101 Bảng 4.2: Mục tiêu dư nợ của Agribank BK ..................................................... 102 Bảng 4.3: Mục tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của Agribank BK ........................... 103 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Biểu đồ 3.2: Biểu đồ 3.3: Biểu đồ 3.4: Biểu đồ 3.5: Biểu đồ 3.6: Biểu đồ 3.7: Biểu đồ 3.8: Biểu đồ 3.9: Biểu đồ 3.10: Biểu đồ 3.11: Biểu đồ 3.12: Biểu đồ 3.13: Biểu đồ 3.14: Biểu đồ 3.15: Biểu đồ 3.16: Biểu đồ 3.17: Biểu đồ 3.18: Biểu đồ 3.19: Biểu đồ 3.20: Biểu đồ 3.21: Biểu đồ 3.22: Biểu đồ 3.23: Biểu đồ 3.24: Giá trị và cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn ........................ 47 Giá trị và cơ cấu nguồn vốn huy động có kỳ hạn ........................... 48 Giá trị và cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ .................. 49 Giá trị và cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại hình khách hàng ......... 50 Giá trị và cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay ....................................... 53 Giá trị và cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế ............................. 55 Dư nợ theo ngành kinh tế của Agribank BK .................................. 57 Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế .................................................... 57 Tỷ lệ % các lựa chọn về mức độ của thang đo chất lượng sản phẩm của KHCN ............................................................................. 74 Tỷ lệ % các lựa chọn về mức độ của thang đo chất lượng sản phẩm của KHDN............................................................................. 75 Tỷ lệ % các lựa chọn về mức độ của thang đo chất lượng sản phẩm của CBNV ............................................................................. 76 Tỷ lệ % các lựa chọn về mức độ của thang đo chính sách CSKH và Marketing của CBNV ................................................................ 77 Tỷ lệ % các lựa chọn về mức độ của thang đo độ tin cậy KHCN ...... 79 Tỷ lệ % các lựa chọn về mức độ của thang đo độ tin cậy KHDN ....... 80 Tỷ lệ % các lựa chọn về mức độ của thang đo độ tin cậy của CBNV ..... 82 Tỷ lệ % các lựa chọn về mức độ của thang đo khả năng tiếp cận dịch vụ của KHCN .......................................................................... 83 Tỷ lệ % các lựa chọn về mức độ của thang đo hữu hình của KHCN ............................................................................................. 84 Tỷ lệ % các lựa chọn về mức độ của thang đo khả năng tiếp cận dịch vụ KHDN ................................................................................ 85 Tỷ lệ % các lựa chọn về mức độ của thang đo hữu hình của KHDN .... 86 Tỷ lệ % các lựa chọn về mức độ của thang đo mức độ tiếp cận dịch vụ theo đánh giá của CBNV ................................................... 87 Tỷ lệ % các lựa chọn về mức độ của thang đo hữu hình ................ 89 Tỷ lệ % các lựa chọn về mức độ của thang đo năng lực phục vụ của KHCN ....................................................................................... 90 Tỷ lệ % các lựa chọn về mức độ của thang đo năng lực phục vụ của KHDN ...................................................................................... 91 Tỷ lệ % các lựa chọn về mức độ của thang đo nguồn nhân lực của CBNV ....................................................................................... 93 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại và diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho quốc gia phát triển, tuy nhiên điều này cũng khiến cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế trở nên gay gắt hơn và tài chính ngân hàng không phải ngoại lệ. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988 chặng đường gần 30 năm phát triển luôn khẳng định được là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế Việt Nam đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Kể từ năm 2011 thời gian thị trường tài chính - ngân hàng chính thức mở cửa nhiều ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập, môt số ngân hàng thương mại nhà nước như Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Viettinbank); Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được cổ phần hóa. Để phát triển các ngân hàng thương mại cổ phần đã mở thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố. Nếu như trước đây các Ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước hoạt động theo hướng chuyên doanh như BIDV tập trung cho vay các dự án trong lĩnh vực công nghiệp, Vietcombank tập trung cho vay xuất khẩu, tài trợ thương mại,… thì nay sau khi cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đã chuyển hướng kinh doanh từ chuyên doanh sang đa năng và thị trường các NHTMCP hướng tới là thị trường nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTMCP. Để tồn tại phát triển, giữ vững thị phần không có con đường nào khác là phải nâng cao hiệu quả kinh doanh để có tiềm lực tài chính đầu tư cở sở hạ tầng, công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn được thành lập năm 1997 từ sự chia tách Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Thái. Hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh 2 vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên thị trường tỉnh Bắc Kạn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn luôn giữ vị thế số 1 về thị phần so với các Ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn. Tuy nhiên kể từ khi Viettinbank, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (Lienvietposbank) mở thêm chi nhánh tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn nâng tổng số NHTM trên địa bàn từ 2 lên 4 thì hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã giảm sút rõ nét. Theo báo cáo hoạt động của những năm gần đây, nguồn vốn, dư nợ, lợi nhuận hàng năm không ổn định và duy trì được tốc độ tăng trưởng như các năm trước. Với sự cạnh tranh ngày càng lớn của các NHTM trên cùng địa bàn nếu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn không có những tư duy đổi mới, cách thức kinh doanh hiệu quả hơn thì việc tiếp tục để mất thị phần, hiệu quả kinh doanh giảm sút là điều khó tránh khỏi. Để có thể đánh giá đúng thực trạng hiệu quả kinh doanh giai đoạn 2014-2017 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, tìm ra những hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 2.1. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại; - Đánh giá thực trạng về hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn; 3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian Luận văn tập trung nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn và khảo sát khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. 3.2.2. Phạm vi thời gian Số liệu điều tra thực tế thu thập vào tháng 10 năm 2017. Số liệu thứ cấp được thu thập 4 năm từ 2014 đến 2017, số liệu năm 2017 là số liệu ước tính. 3.2.3. Phạm vi nội dung Luận văn tập trung vào đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn thông qua hoạt động huy vốn và hoạt động tín dụng là hai mảng hoạt động chính, quan trọng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh của NHTM; Chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. 4 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua kết quả nghiên cứu mô hình sẽ chỉ ra cho nhà quản lý thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn; Từ nghiên cứu này, người lãnh đạo, nhà quản lý có cơ sở để hoàn thiện công tác xây dựng đường lối, chủ trương, chiến lược trong kinh doanh cũng như các hoạt động của ngân hàng; Các giải pháp đề ra góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ở cả khía cạnh đối với cán bộ, nhân viên đánh giá và khách hàng đánh giá. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 4 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó - kinh tế thị trường - thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. PGS.TS Phan Thị Cúc cho rằng: “Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, là một tổ chức tín dụng thực hiện huy động vốn nhàn rỗi từ các chủ thể nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn tín dụng và cho vay phát triển kinh tế, tiêu dùng cho xã hội” [Phan Thị Cúc, tr 11]. Theo Luật các tổ chức tín dụng: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật nhằm mục tiêu lợi nhuận” [Luật các tổ chức tín dụng, Luật số 47/2010/QH12]. Phan Thị Thu Hà (2013) đã viết “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung ứng một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế” [Phan Thị Thu Hà, tr 7]. Ở Mỹ: “Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính” [Bách khoa toàn thư mở] Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài 6 nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính” [[Bách khoa toàn thư mở]. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. Như vậy ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế. 1.1.1.2. Phân loại ngân hàng thương mại a) Căn cứ vào chủ thể sở hữu Căn cứ vào chủ thể sở hữu người ta chia các ngân hàng thành hai nhóm đó là các ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ (sở hữu nhà nước) và các ngân hàng không thuộc sở hữu Nhà nước. - Ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước là các ngân hàng được thành lập bằng tiền của chính phủ. Thông qua việc điều hành hoạt động của ngân hàng, Chính phủ tác động tới các hoạt động của nền kinh tế. Ngoài ra, vì mục tiêu thực hiện vai trò điều chỉnh, vai trò can thiệp của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Chính phủ có thể thành lập những ngân hàng đặc biệt hỗ trợ cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu của mình như ngân hàng để thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo,ngân hàng để thực hiện chiến lược phát triển một ngành hay lĩnh vực kinh tế quan trọng nào đối với nền kinh tế. - Ngân hàng thương mại không thuộc sở hữu Nhà nước. Các ngân hàng này thường thuộc sở hữu của một nhóm cổ đông - đối với các ngân hàng cổ phần, hoặc tùy xuất xứ của ngân hàng như ngân hàng liên doanh - do các bên liên doanh góp vốn; chi nhánh ngân hàng nước ngoài - do ngân hàng chính quốc tài trợ. Các ngân hàng này hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Trong chừng mực nhất định và theo quy định của Chính phủ, các ngân hàng này cũng thực hiện các hoạt động như một ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Ví dụ, cho vay theo đối tượng chỉ định, hoặc "góp vốn" đối với các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước. 7 b) Căn cứ vào mục tiêu hoạt động Căn cứ vào mục tiêu hoạt động, NHTM có thể phân loại thành Ngân hàng tiền gửi (hay ký khác), Ngân hàng tiết kiệm, Ngân hàng kinh doanh. - Ngân hàng tiền gửi (hay ký khác), Ngân hàng tiết kiệm: là những NHTM chỉ hoạt động chủ yếu là thu hút tiền gửi dân cư và cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế vừa và nhỏ hoặc các nhu cầu tín dụng khác của dân cư. - Ngân hàng kinh doanh: Là những loại ngân hàng lớn, thường là ngân hàng chuyên doanh hoặc là các NHTM kinh doanh tổng hợp. Các ngân hàng này hoạt động chủ yếu nhằm vào các dự án tín dụng lớn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hoặc hùn vốn, đầu tư vào các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế đổi mới kỹ thuật, hiện đại hóa thiết bị và dây chuyền công nghệ hoặc xây dựng mới, mở rộng doanh nghiệp. Nguồn lợi nhuận thu về lớn và rủi ro được phân tán qua các ngân hàng hoặc các tổ chức chuyên doanh khác. Ngày nay loại ngân hàng này thường có một số công ty chuyên doanh như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, công ty tư vấn về đầu tư và tài chính, công ty vàng bạc, công ty tín thác... hoặc kết hợp một số ngân hàng trong nước hay ngân hàng nước ngoài hình thành ngân hàng lớn có vốn cổ phần nước ngoài hoặc của các ngân hàng, công ty tài chính trong nước hoặc tập đoàn ngân hàng. Tuy nhiên, tại một số nước, các ngân hàng kinh doanh cỡ vừa và nhỏ vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số ngân hàng và chuyển thành NHTM đa năng khu vực, địa phương. c) Căn cứ vào ngành hoặc lĩnh vực kinh tế Ngân hàng công nghiệp, Ngân hàng ngoại thương (hoặc ngân hàng xuất nhập khẩu); Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.;Ngân hàng đầu tư và phát triển; Ngân hàng nhà ở và phúc lợi công cộng;… d) Căn cứ vào cơ cấu tổ chức Ngân hàng sở hữu công ty: Ngân hàng thường sở hữu các công ty như chứng khoán, mua bán nợ, bảo hiểm,… Do luật nhiều nước cấm hoặc hạn chế ngân hàng tham gia trực tiếp vào một số loại hình kinh doanh như chứng khoán, bất động sản, cho thuê tài chính,… nên các ngân hàng lớn đã thành lập, hoặc mua lại công ty hoạt động trong lĩnh vực trên nhằm mở rộng hoạt động. Các ngân hàng cũng thường liên 8 kết sở hữu các công ty chuyển mạch, công ty thẻ, viễn thông,… nhằm cung cấp công nghệ cao cho hoạt động ngân hàng. Ngân hàng thuộc sở hữu công ty: Nhiều tập đoàn kinh tế/tập đoàn tài chính thành lập ngân hàng để đa dạng và hỗ trợ các hoạt động của tập đoàn. Ngân hàng có thể là sở hữu của các tập đoàn công nghiệp (ngân hàng công nghiệp), hoặc năng lượng, thương mại… Ngân hàng đơn nhất:Ngân hàng đơn nhất là ngân hàng không có chi nhánh, tức là các dịch vụ ngân hàng chỉ do 1 hội sở ngân hàng cung cấp. Ngân hàng có chi nhánh: Là ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua nhiều đơn vị ngân hàng. Việc thành lập chi nhánh thường bị kiểm soát chặt chẽ bởi ngân hàng trung ương thông qua các quy định về mức vốn sở hữu, về chuyên môn của đội ngũ cán bộ, về sự cần thiết của dịch vụ ngân hàng trong vùng. e) Căn cứ theo nội dung nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động Hiện nay người ta phân loại ngân hàng căn cứ theo nội dung nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động ngân hàng, nên việc phân loại ngân hàng mang tính chất tổng quát hơn và có tính thuyết phục hơn. NHTM được phân loại theo hai tiêu thức là: ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng kinh doanh tổng hợp (đa năng). - Ngân hàng hoạt động theo hướng chuyên doanh: Loại ngân hàng này chỉ tập trung cung cấp một số dịch vụ ngân hàng ví dụ như chỉ cho vay đối với xây dựng cơ bản , hoặc đối với nông nghiệp; hoặc chỉ cho vay (không bảo lãnh hoặc cho thuê)… Tính chuyên môn hóa cao cho phép ngân hàng có được đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, tinh thông nghiệp vụ. Tuy nhiên, loại ngân hàng này thường gặp rủi ro lớn khi ngành hoặc lĩnh vực hoạt động mà ngân hàng phục vụ sa sút. Ngân hàng đơn năng có thể là ngân hàng nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, trình độ cán bộ không đa dạng, hoặc là những ngân hàng sở hữu của công ty (nhiều tập đoàn công nghiệp tổ chức ngân hàng để phục vụ cho các thành viên của tập đoàn). Ngân hàng đa năng: là ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng cho mọi đối tượng. Đây là xu hướng hoạt động chủ yếu hiện nay của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng đa năng thường là ngân hàng lớn (hoặc sở hữu công ty). 1.1.1.3. Chức năng của ngân hàng thương mại 9 Chức năng trung gian tài chính là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của một NHTM, chức năng này không những cho thấy bản chất của NHTM mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của NHTM. Trong chức năng này - NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế (bao gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế...) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. Thông qua chức năng này, nhờ nguồn vốn lớn và luân chuyển liên tục sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh toán là chức năng quan trọng, không những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà còn cho thấy tính chất “đặc biệt” trong hoạt động của NHTM. NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người bán... để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau. Chức năng cung ứng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan đó là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ưu thế của nó mới có thể thực hiện được một cách trọn vẹn và đầy đủ. Các dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân hàng không những cho phép NHTM thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng mà còn hỗ trợ tích cực để NHTM thực hiện tốt hơn chức năng thứ nhất và thứ hai của NHTM. 1.1.1.4. Vai trò của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại được ví như huyết mạch của nền kinh tế. Sự đổi mới của nền kinh tế sự đi lên của đất nước có vai trò đóng góp rất lớn của ngành Ngân hàng. Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế như vốn tạm thời được giải phóng ra từ quá trình sản xuất, vốn từ nguồn tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội, các tư bản tiền tệ được sử dụng chuyên cho vay lấy lãi. Bằng nguồn vốn huy động được trong xã hội và thông qua nghiệp vụ tín dụng, NHTM đã cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng các nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Nhờ có hoạt động của hệ thống NHTM và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp có
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan