Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận vănquản lý huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn h...

Tài liệu Luận vănquản lý huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên

.PDF
114
123
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Anh Tài THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn: "Quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 02 năm 2018 Tác giả luận văn Bùi Thị Phương Thảo ii LỜI CẢMƠN Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo của Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh và thầy giáo hướng dẫn PG.TS. Đỗ Anh Tài, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PG.TS. Đỗ Anh Tài người đã trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong quá trình làm Luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 02 năm 2018 Tác giả luận văn Bùi Thị Phương Thảo iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CẢMƠN ............................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................ ix MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ............................................................. 3 5. Bố cục của luận văn .............................................................................. 4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CỦACÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................................................... 5 1.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................... 5 1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại ............................................. 5 1.1.2. Huy động vốn trong ngân hàng thương mại ................................... 8 1.1.3. Quản lý huy động vốn trong Ngân hàng thương mại ................... 11 1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý huy động vốn của một số ngân hàng TMCP tại Việt Nam ....................................................................... 22 1.2.1. Bài học kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 22 1.2.2.Bài học kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội .... 24 1.2.3. Bài học kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam -Chi nhánh Thái Nguyên ........................................................ 25 iv 1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 26 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 29 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 29 2.2. Các phương pháp nghiên cứu........................................................... 29 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 29 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin ................................................... 31 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .................................................. 31 2.3. Hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí nghiên cứu ............................................. 32 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN .................................................................................... 35 3.1. Khái quát về hệ thống Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................... 35 3.1.1. Giới thiệu chung về các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .............................................................................. 35 3.1.2. Khái quát về các dịch vụcủa các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................ 36 3.1.3. Dịch vụ thanh toán ........................................................................ 38 3.1.4. Các dịch vụ khác ........................................................................... 38 3.2. Thực trạng huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................ 39 3.2.1. Quy mô tiền gửi ............................................................................ 39 3.2.2. Cơ cấu tiền gửi .............................................................................. 40 3.2.3. Chi phí huy động nguồn vốn tiền gửi ........................................... 47 3.2.4. Tương quan giữa tiền gửi huy động và cho vay ........................... 48 3.3.Thực trạng quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên...................................................... 51 v 3.3.1.Cơ chế điều hành và qui trình nghiệp vụ quản lý huy động vốn ... 51 3.3.2. Quản lý và điều hành hoạt động huy động vốn ............................ 51 3.3.3. Thực trạng lập kế hoạch huy động vốn ......................................... 54 3.3.4. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn .................. 57 3.3.5. Thực trạng kiểm soát kế hoạch huy động vốn .............................. 59 3.3.6. Khảo sát ý kiến khách hàng về hoạt động huy động vốn ............. 62 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................ 65 3.4.1. Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong.................................. 65 3.4.2. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài ................................. 67 3.5. Đánh giá thực trạng quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ........................................ 70 3.5.1. Những thành tựu đạt được............................................................. 70 3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................... 71 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN ......................................................................... 74 4.1. Phương hướnghoàn thiện quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................ 74 4.1.1. Bối cảnh hoạt động của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 74 4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................ 76 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý huy động vốn của cácNgân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ........................................ 78 4.2.1. Hoàn thiện lập kế hoạch quản lý huy động vốn ............................ 78 4.2.2. Hoàn thiện về kiểm soát quản lý huy động vốn ............................ 85 4.2.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý huy động vốn .................................... 86 vi 4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................................... 89 4.2.5. Tăng cường công tác Marketing ................................................... 92 4.3. Kiến nghị .......................................................................................... 94 4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước ................................................................ 94 4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ............................................. 95 KẾT LUẬN ............................................................................................ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 100 PHỤ LỤC ............................................................................................. 101 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại PGD : Phòng giao dịch TCKT : Tổ chức kinh tế TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cốđịnh viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Quy mô tiền gửi huy động giai đoạn 2014 - 2016 ................. 39 Bảng 3.2: Quy mô tiền gửi huy động theo thành phần kinh tế ............... 41 Bảng 3.3: Quy mô tiền gửi huy động theo loại tiền gửi ......................... 44 Bảng 3.4: Quy mô tiền gửi huy động theo kỳ hạn gửi tiền ..................... 45 Bảng 3.5: Chi phí trả lãi tiền gửi giai đoạn 2014-2016 .......................... 47 Bảng 3.6:Tương quan tiền gửi huy động và dư nợ cho vaygiai đoạn 2014 - 2016 ...................................................................................... 49 Bảng 3.7: Kết quả điều tra khách hàng về sản phẩm dịch vụ tiền gửitại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ ........................ 62 Bảng 3.8: Tổng hợp đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm tiền gửi tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ ...... 64 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Chức năng của Ngân hàng thương mại ..................................... 6 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế ........... 42 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi ..................... 45 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi ..................... 47 Sơ đồ 3.1: Quy trình lập kế hoạch nguồn vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................... 54 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Để phát huy được nội lực, khuyến khích tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, các quốc gia rất cần xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả cao, đặc biệt đối với nước đang phát triển như Việt Nam. Trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, cải cách hệ thống ngân hàng nhất là cải cách các Ngân hàng thương mại cổ phần được coi là khâu đột phá. Nhờ đó, các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã phần nào thể hiện được vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Đối với hoạt động của ngân hàng, vốn là yếu tố chủ yếu quyết định mọi hoạt động kinh doanh. Thực tế các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay vốn tự có chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ còn lại là vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. Trong đó, vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và ổn định nhất. Nguồn vốn huy động quyết định năng lực thanh toán cũng như quy mô các hoạt động cho vay, đầu tư, bảo lãnh… của ngân hàng. Nó cũng có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh, vị thế và uy tín của ngân hàng trên thị trường. một ngân hàng có thế mạnh trong việc huy động vốn thì sẽ có nhiều thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ, đẩy mạnh kinh doanh, mở rộng thị trường. Vì vậy mỗi ngân hàng đều cần quan tâm thường xuyên đến công tác huy động vốn, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của chính ngân hàng và nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Mỗi ngân hàng, hoạt động trong một môi trường, điều kiện cụ thể sẽ áp dụng các nghiệp vụ hay hình thức huy động vốn khác nhau. Nhưng huy động vốn dưới hình thức nào thì việc quản lý nguồn vốn ấy là điều tối cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp, hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro nợ xấu có thể xảy ra là điều tối cần thiết. Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, 2 chỉ cách trung tâm thành phố 25 km. Những năm gần đây, đời sống của nhân dân huyện Đại Từ đã được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi, các doanh nghiệp được kiện toàn cả về tổ chức và cơ sở vật chất, đặc biệt là các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện được tạo mọi điều kiện phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý huy động vốn của ngân hàng, cùng với việc tiếp thu các văn bản chỉ đạo của Hội sở chính và Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ, trong thời gian qua các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên công tác quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP huyện Đại Từ vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Nếu không hoàn thiện công tác này thì các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện sẽ rất khó giữ được vị thế và tiếp tục phát triển. Xuất phát từ các lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài làđánh giá thực trạngquản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiệnquản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyênđến năm 2020. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn, các kiến thức liên quan đến hoạt động huy động và quản lý huy động vốn tại các NHTM. - Phân tích được thực trạng quản lý huy động vốncủa các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản lýhuy động vốn của các Ngân 3 hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiệnquản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại3 Ngân hàng TMCPhuyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, PGD - Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, PGD - Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập từ giai đoạn 2014 - 2017. - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu quản lý huy động vốn của Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu góp phần nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận về huy động vốn và quản lý huy động vốn của Ngân hàng TMCP. Luận văn đã nêu lên được thực trạng quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCPtrên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, qua phân tích đưa ra những thành công và hạn chế trong quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP huyện Đại Từ. Luận văn nêu ra một số giải pháp tính chất khuyến nghị nhằm đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả công tác quản lý huy động nguồn vốn của các Ngân hàng TMCP tại một huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên dựa trên những phân tích, đánh giá bằng các công cụ nghiên cứu, phương pháp phân tích hiện đại; có ý nghĩa thiết thực đối với quá trình 4 phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ và các địa phương có điều kiện tương tự. Luận văn là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu những đề tài tương tự đối với tất cả các NHTM khác. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về huy động vốn và quản lý huy động vốn của các Ngân hàng thương mại. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thựctrạng quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CỦACÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân và nền kinh tế. Trong các nước phát triển hầu như không có một công dân nào là không có quan hệ giao dịch với một Ngân hàng thương mại nhất định nào đó. NHTM được coi như là một định chế tài chính quen thuộc trong đời sống kinh tế. Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ của Ngân hàng càng đi sâu vào tận cùng những ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống con người. Mọi công dân đều chịu tác động từ các hoạt động của Ngân hàng, dù họ chỉ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịnh vụ Ngân hàng. Ngân hàng thương mại là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hoá trong kinh tế thị trường, một tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế. Bản chất, chức năng, các hoạt động nghiệp vụ của các ngân hàng hầu như là giống nhau song quan niệm về ngân hàng lại không đồng nhất giữa các nước trên thế giới. Theo luật các tổ chức tín dụng: “Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.” 1.1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán. 6 Hoạt động của một ngân hàng thương mại xét về một khía cạnh nào đó cũng khá giống như một doanh nghiệp kinh doanh bình thường, điểm khác biệt là các ngân hàng thương mại kinh doanh “quyền sử dụng tiền tệ”. Theo Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, một ngân hàng thương mại sẽ có các chức năng chủ yếu sau đây: - Trung gian tín dụng: Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là "cầu nối" giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Hình 1.1: Chức năng của Ngân hàng thương mại (Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại,2015) Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác. - Trung gian thanh toán: Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ. 7 Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng vì tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng chính là một phần tiền gửi trước đó. Việc các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi. Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ, người phải thanh toán và lại đảm bảo được việc thanh toán an toàn. Qua đó, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền... Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại. - Chức năng tạo tiền:Đây là hệ quả của hai chức năng trên trong hoạt động của ngân hàng: từ một số dự trữ ban đầu thông qua quá trình cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản của ngân hàng thì lượng tiền gửi mới được tạo ra và nó lớn hơn so với lượng dữ trữ ban đầu gấp nhiều lần, gọi là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Với chức năng "tạo tiền", hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng. 8 Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng. 1.1.2. Huy động vốn trong ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Mục tiêu của huy động vốn a. Khái niệm và đặc điểm của huy động vốn  Khái niệm huy động vốn Theo TS. Nguyễn Minh Kiều - Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Huy động vốn là hoạt động thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế thông qua các hình thức tiết kiệm định kỳ, phát hành giấy tờ có giá và các hình thức khác để tạo nguồn vốn cho vay của Ngân hàng thương mại. Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và trong trọng nhất của Ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác nhau như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Nhìn vào bảng cân đối tài sản của Ngân hàng thương mại, chúng ta thấy nghiệp vụ huy động vốn được phản ánh bên phần tài sản nợ, do đó huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ.  Đặc điểm của huy động vốn Cũng theo Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, công tác huy động vốn có các đặc điểm sau: - Quy mô huy động rất lớn so với các nguồn vốn khác, thông thường vố huy động chiếm từ 70-80% tổng nguồn vốn. - Bản chất vốn huy động là tài sản thuộc các sở hữu khác nhau, vì vậy ngân hàng không được phép dùng hết nguồn vốn đó vào hoạt động kinh doanh mà phải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán. 9 - Đây là nguồn vốn phải dự trữ bắt buộc nên chi phí cho nguồn vốn này thường cao hơn so với các nguồn vốn khác. - Nguồn vốn này thường nhạy cảm với những biến động của nền kinh tếnhư lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ tiêu dùng và nhiều nhân tố khác. - Đặc biệt, sự thay đổi của nguồn vốn huy động ngắn hạn sẽ làm thay đổi cầu thanh toán của ngân hàng. b. Mục tiêu của huy động vốn Huy động vốn là hoạt động khởi đầu tạo điều kiện cho sự hoạt động của ngân hàng. Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội để hoạt động là lẽ sống còn quan trọng nhất của NHTM. - Huy động vốn từ vốn tự có: Vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp và các quỹ của ngân hàng được hình thành trong quá trinh kinh doanh được thể hiện ở dạng lợi nhuận để lại.Vốn tự có có thế được phân chia thành vốn cơ bản và vốn bổ sung. Vốn tự có cơ bản bao gồm: cổ phẩn thường, vốn cổ phần ưu đãi, các quỹ dự trữ, quỹ dự phòng, lợi nhuận không chia và điều chỉnh tăng giá tài sản cố định, chứng khoán, thu nhập bất thường. Vốn tự có bổ sung bao gồm: cổ phần ưu đãi có thời hạn, trái phiếu trung hạn được chuyển đổi nhưng chỉ được phép dưới 50%. Nguồn này có tính ổn định cao, NHTM không phải hoàn lại và là điều kiện pháp lý, tài chính đế thành lập ngân hàng và hoạt động kinh doanh. Nó là bộ phận nguồn vốn phản ánh quy mô, tầm cỡ của ngân hàng. Các NHTM thường huy động nguồnnày thông qua nghiệp vụ phát hành cổ phiếu, trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu, nhận vốn cấp phát từ ngân sách nhà nước. - Huy động vốn từ TCKT, cá nhân: Nguồn vốn chủ sở hữu thường có tỷ lệ nhỏ so với số tiền mà NHTM sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, phần lớn là NHTM phải huy động từ TCKT, cá nhân. Đây là khoản mục duy nhất trên bảng cân đối kế toán giúp phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác.Và là cơ sở chính của các khoản vay, do đó nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triến trong ngân hàng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan