Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật tục và ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng n...

Tài liệu Luật tục và ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người êđê ở các tỉnh tây nguyên việt nam tt

.PDF
27
274
130

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI HỒNG QUÝ LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P LUËT TRONG CéNG §åNG NG¦êI £§£ ë C¸C TØNH T¢Y NGUY£N VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mà SỐ: 62 38 01 01 HÀ NỘI - 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Minh Đoan Phản biện 1: .......................................... ................................................................. Phản biện 2: .......................................... ................................................................. Phản biện 3: .......................................... ................................................................. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi ..... giờ ..... phút, ngày ..... tháng ..... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật tục có nguồn gốc từ phong tục, tập quán, là một dạng quy phạm xã hội để điều chỉnh hành vi của con người và khi được nhà nước thừa nhận thì được gọi là tập quán pháp. Trong lịch sử, luật tục ra đời từ trước khi có nhà nước, có pháp luật và tồn tại cùng pháp luật cho đến ngày nay. Hiện nay, có rất nhiều quốc gia thừa nhận luật tục (phong tục, tập quán) là nguồn của pháp luật. Và trong xu thế xã hội ngày càng văn minh, vấn đề đa dạng nguồn pháp luật, đa dạng các phương thức giải quyết các mối quan hệ xã hội càng được đề cao. Do đó, luật tục sẽ tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, nên rất đa dạng và phong phú về phong tục, tập quán. Trong lịch sử, các hương ước làng xã, các phong tục, tập quán và luật tục đã đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung, thậm chí thay thế pháp luật, góp phần duy trì sự ổn định của xã hội. Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến 2020 nêu quan điểm phải "... kết hợp hài hoà bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật"; một trong những giải pháp được Nghị quyết đề ra là nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng tập quán..., góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật. Bên cạnh đó, Hiến pháp nước ta khẳng định: "Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc..."; "Các dân tộc có quyền... phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình". Những quan điểm, Hiến định đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về nghiên cứu truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc ở nước ta. Tây Nguyên là vùng đất phía tây của Nam Trung bộ, gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; có 12 dân tộc tại chỗ cư trú từ lâu đời; mỗi dân tộc tại chỗ đều có luật tục riêng, trong đó có những luật tục khá nổi tiếng, như luật tục Êđê, luật tục M’nông, luật tục Gia Rai, luật tục Stiêng, luật tục Ba Na, luật tục Mạ... Dân tộc Êđê hiện nay có 330.000 người, 2 xếp thứ 11 về dân số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và đứng thứ hai trong số các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên (chỉ sau dân tộc Gia Rai), cư trú chủ yếu và tập trung tại tỉnh Đắk Lắk (gần 300.000 người), một bộ phận (khoảng hơn 30.000 người) cư trú tại vùng giáp ranh thuộc các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai và Phú Yên. Nhiều nghiên cứu cho thấy, là sản phẩm tinh thần được đúc kết qua quá trình lâu đời của cộng đồng người khá đông đảo, luật tục Êđê được coi là điển hình tương đối của các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên. Từ nhận thức trên đây, chúng tôi chọn đề tài "Luật tục và ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam" để nghiên cứu và làm luận án tiến sĩ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích: Nhằm xây dựng và hoàn thiện các giải pháp để phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng không tích cực của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên. 2.2. Nhiệm vụ: (i) Điểm luận tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án; (ii) Phân tích cơ sở lý luận về luật tục và ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật; (iii) Phân tích, đánh giá thực trạng luật tục và ảnh hưởng của chúng đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê; (iv) Đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng không tích cực của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luật tục của dân tộc Êđê trong xã hội truyền thống và hiện nay; sự ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê hiện nay (tích cực và không tích cực). 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhà nước và pháp luật, vai trò của luật tục trong quản lý xã hội; nghiên cứu luật tục của người Êđê và những vấn đề nhằm phát huy vai trò tích cực của luật tục đối với thực hiện pháp luật ở các lĩnh vực quan hệ xã hội chủ yếu (duy trì trật tự cộng đồng, hôn nhân và gia đình, dân sự, hành chính, hình sự, bảo vệ tài nguyên - môi trường...); nghiên cứu tại những địa bàn cư trú lâu đời và tập trung của cộng đồng người Êđê ở 5 tỉnh Tây Nguyên hiện nay (chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông, vì hiện nay có đến 92% số người Êđê cư trú ở hai tỉnh này). 3 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận: Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật; các học thuyết, quan điểm có liên quan khác, đặc biệt là về nhà nước pháp quyền, về tập quán pháp và về cơ chế tự quản của cộng đồng... 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án dựa trên phương pháp luận Mác Lênin và các phương pháp như: (i) Thống kê, tổng hợp và phân tích tài liệu - để thu thập và đánh giá các nguồn tài liệu. (ii) Điền dã dân tộc học - để nghiên cứu thực địa. (iii) Điều tra xã hội học - được thực hiện qua bảng hỏi; số liệu định lượng được xử lý bằng công cụ phần mềm hỗ trợ SPSS for Windows; các thông tin định tính được kết hợp cùng số liệu định lượng... (iv) Tham khảo chuyên gia - trao đổi trực tiếp với những người có nhiều trải nghiệm liên quan. 5. Những kết quả nghiên cứu mới của Luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu cả lý luận và thực tiễn về quan hệ giữa pháp luật với luật tục và ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên. Luận án làm rõ thêm những vấn đề về luật tục Êđê hiện nay; chỉ ra những yếu tố, nội dung, phạm vi ảnh hưởng tích cực và không tích cực của luật tục đến thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên. Luận án đưa ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng không tích cực của luật tục đến thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận án góp phần chỉ rõ những đặc điểm cơ bản của luật tục, luật tục Êđê và vị trí, vai trò của nó trong xã hội; nhận diện mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục; đưa ra cách nhìn đầy đủ về truyền thống, thói quen ứng xử của người dân tộc Êđê và dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; làm phong phú thêm lý luận về quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác; bổ sung cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số ở nước ta. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận án đánh giá thực trạng, rút ra những giá trị tích cực, những mặt hạn chế của luật tục Êđê trong quản lý xã hội trên địa 4 bàn nghiên cứu; đưa ra những giải pháp khả thi làm cơ sở để phát huy những luật tục phù hợp, loại bỏ những luật tục lạc hậu, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật; làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong giảng dạy, tập huấn cho cán bộ, xây dựng chính sách dân tộc, quản lý xã hội, đưa pháp luật vào cuộc sống... trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay và những năm tới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố của tác giả, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, kết cấu luận án gồm 4 chương, 9 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH Đà ĐƯỢC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về luật tục, luật tục Êđê và vai trò của luật tục đối với đời sống xã hội Trên thế giới, luật tục đã được nhiều người nghiên cứu, tiêu biểu có các công trình: African Law and Legal Theory của Woodman, Gordon R và A. O. Obilade...; Asian indigenous law in Interaction with Received law của Masaji Chiba; Luật tục bộ lạc ở Đông Bắc Ấn Độ của Shinbani Roy và S. H. M. Rizvi; Đất đai công cộng và luật tục của Minoti Charcravarty-Kaul; ADAT Law in modern Indonesia của M. B. Hooker; Một số luật tục và luật cổ ở Đông Nam Á của Vũ Quang Thiện và Tô Nguyễn (người Việt Nam); Family law and Customary Law in Asia: A contemporary Legal Perspective của David C. Buxbaum; The Nature of Customary Law - Legal, Historical and Philosophical Perspectives của Amanda Perreau - Saussine và James B. Murphy... Ở Việt Nam, luật tục cũng sớm được những người nước ngoài quan tâm: Từ năm 1913, Leopold Sabatier đã để công sưu tầm và đến năm 1927 cho công bố cuốn luật tục Êđê (Hdruôm hră klei duê klei bhiăn đưm); Theophile Gerber (1951), Coutumier Stieng, ghi chép luật tục Stiêng; Jacques Dournes (1951), Nri: Recueil des Coutumes Srê du Haut-Donnai, ghi chép luật tục của người Srê và người Mạ; Paul Guilleminet (1952), Coutumier de la tribu Bahnar, des Sedang et des Gia Rai de la Province de Kontum Selon la Coutume appliquée 5 dans les tribunnax, dẫn ra những luật tục tương ứng mà thực dân Pháp sử dụng; Jean Boulbet (1957), Quelques aspects du coutumier (N’ri) des Cau Mae, nói về luật tục Mạ; Pierre Bernard Lafont (1963), Tơ lơi djuat: coutumier de la tribu Gia Rai, ghi chép luật tục của dân tộc Gia Rai; Insun Yu, Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII; Jean Boulbet, Xứ người Mạ lãnh thổ của thần linh; G. Condominas, Chúng tôi ăn Rừng đá - Thần Gôo, về luật tục người M’nông; Anne de Hautecloque - Howe, Người Êđê một xã hội mẫu quyền... Các nhà nghiên cứu trong nước cũng sớm quan tâm đến luật tục. Cuốn sách Đại cương về các dân tộc Êđê, M’nông ở Đaklak (1982) của Bế Viết Đẳng và cộng sự có viết về luật tục của hai dân tộc này. Tiếp theo đó có: Ngô Đức Thịnh với Luật tục Êđê - tập quán pháp (1996), Luật tục M’nông - tập quán pháp (1998), Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam (2003), Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Nam Tây Nguyên (2004), Luật tục trong đời sống các tộc người ở Việt Nam (2010); Phan Đăng Nhật với Luật tục Gia Rai (1999), Luật tục với đời sống (2007); Krajan Plin với Luật tục người K’ho Lạch (2010); v.v... 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong các dân tộc ở Việt Nam Ở Tây Nguyên và Trung bộ: Khởi đầu tại tỉnh Đắk Lắk có Hội thảo về Mối quan hệ giữa luật tục, hương ước và pháp luật hiện hành do Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý tổ chức (1996); Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia tổ chức Hội thảo quốc tế về Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk (1999) và Hội thảo "Luật tục - Hương ước và những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên" tại tỉnh Gia Lai (2001); Trường Đại học Đà Lạt và Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp tổ chức Hội thảo "Luật tục với thi hành pháp luật" (2005). Ngoài ra: Trương Bi và cộng sự (2007, 2009), có các cuốn sách Vận dụng luật tục M’nông, luật tục Êđê vào việc xây dựng gia đình, buôn, thôn văn hóa; Trương Tiến Hưng (2009), Vi Văn Sơn (2015), Nguyễn Thị Vân Anh (2017) có các Luận án tiến sĩ về luật tục trong quản lý cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, người Thái ở Bắc Trung Bộ, ảnh hưởng của luật tục đến thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình ở Tây Nguyên. Ở khu vực phía Bắc: Năm 1997, Đề tài cấp Bộ của Bùi Xuân Trường và cộng sự đã nghiên cứu về luật tục của dân tộc Thái và dân tộc H’mông ở Tây 6 Bắc. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý tổ chức Hội thảo tại Lào Cai về mối quan hệ giữa luật tục của các dân tộc ở miền núi phía Bắc và pháp luật (1999); Hội thảo vai trò và ảnh hưởng của hương ước, quy ước trong việc bảo vệ môi trường - Thực trạng và giải pháp tại tỉnh Thái Bình (2004). Trung tâm Tư vấn quản lý bền vững tài nguyên và Phát triển văn hóa cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) có đề tài nghiên cứu luật tục trong cộng đồng người Dao ở tỉnh Lào Cai và người Thái ở tỉnh Điện Biên (2011). Dương Tuấn Nghĩa (2017), có Luận án Tiến sĩ nghiên cứu về tri thức dân gian và luật tục trong khai thác, bảo vệ tài nguyên rừng của người Hà Nhì Đen, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai... 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên Gần đây, có một loạt đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 - Mã số: KHCN-TN3/11-15 (2015) đề cập về vai trò và sự ảnh hưởng của luật tục đối với quản lý xã hội trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và dân tộc Êđê (Đề tài TN3/X03 "Hệ thống chính trị ở cơ sở phục vụ phát triển bền vững Tây Nguyên"; Đề tài TN3/X04 "Vai trò của văn hoá và lối sống trong phát triển bền vững Tây Nguyên"; Đề tài TN3/X05 "Quan hệ tộc người và chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong phát triển bền vững Tây Nguyên"; Đề tài TN3/X07 "Vấn đề phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên"; Đề tài TN3/X09 "Xây dựng luận cứ khoa học cho việc bổ sung và đổi mới hệ thống thể chế phát triển bền vững Tây Nguyên"; Đề tài TN3/X10 "Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong phát triển bền vững Tây Nguyên"; Đề tài TN3/X18 "Vai trò của một số nhóm xã hội của các dân tộc tại chỗ trong phát triển bền vững Tây Nguyên"; Đề tài TN3/X20 "Các giá trị phát triển cơ bản của vùng Tây Nguyên và xác định các quan điểm, định hướng, giải pháp phát triển bền vững Tây Nguyên"; Đề tài TN3/X21 "Vai trò của một số định chế xã hội phi chính thức đối với sự phát triển bền vững Tây Nguyên"...). Như đã đề cập, luật tục Êđê được Leopold Sabatier nghiên cứu và công bố vào năm 1927. Năm 1996, Ngô Đức Thịnh và cộng sự đã soạn thành cuốn Luật tục Êđê - tập quán pháp. Trương Bi và cộng sự có cuốn sách Luật tục Êđê về bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước (2006) và cuốn sách Vận dụng luật tục Êđê vào việc xây dựng gia đình, buôn, thôn văn hoá (2007). Đề cập đến già làng - 7 một chủ thể quan trọng trong thực hành luật tục Êđê, có: Tây Nguyên - nét độc đáo của văn hoá truyền thống các dân tộc (2008) của Nguyễn Minh Thắng và Nguyễn Thị Thanh, Già làng Tây Nguyên (2007) của Linh Nga Niê Kđăm, Vai trò của già làng trong đời sống xã hội hiện nay ở huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông (2008) của Đào Huy Quyền... Gần đây, Trương Thị Hiền (2017) có cuốn Luật tục Ê Đê, một nền tư pháp hòa giải: Những giá trị xã hội và sự biến đổi. Tại các hội thảo khoa học đề cập tại tiết 1.1.2 và gần đây, đã có hơn 30 báo cáo tham luận có liên quan đến luật tục Êđê và sự ảnh hưởng đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng dân tộc Êđê. Ngoài ra, Trương Thị Hiền (2015) có Luận án tiến sĩ nhận diện sự tồn tại của luật tục Êđê và mối quan hệ với luật pháp trong bối cảnh hiện nay; Lê Đình Hoan (2006), Nguyễn Thị Tĩnh (2006) đã có các Luận văn thạc sĩ về mối quan hệ của luật tục Êđê với pháp luật v.v... 1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu và mức độ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, luật tục ở nước ta và luật tục Êđê đã được nghiên cứu nhiều ở lĩnh vực văn hóa dân gian, dân tộc học và xã hội học... Dưới tiếp cận luật học, đã được nghiên cứu ở các khía cạnh: Sưu tầm và văn bản hóa; vai trò của luật tục trong quản lý xã hội; quan hệ giữa luật tục và luật pháp. Các nghiên cứu đã cho thấy những giá trị của luật tục góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật và quản lý cộng đồng... Tuy vậy, các nghiên cứu cũng chưa cho thấy hết các giá trị và vai trò của luật tục trong đời sống xã hội của các buôn làng dân tộc thiểu số ở nước ta và dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên, nhất là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. Bên cạnh đó, còn thiếu những công trình nghiên cứu có hệ thống, tiếp cận ở giác độ luật học về sự ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng, nhất là đối với luật tục các dân tộc thiểu số tại chỗ và dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên. Do vậy, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần có những nghiên cứu tiếp tục, nhằm bổ sung cho những vấn đề còn thiếu này. 1.2.2. Những vấn đề Luận án tiếp tục nghiên cứu Những nội dung trên đây cho thấy, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn luật tục ở nước ta nhằm góp phần tăng cường hiệu quả quản lý xã hội trong cộng 8 đồng tộc người là cần thiết trong điều kiện hiện nay và cả trong thời gian tới... Điều đó cũng phù hợp quan điểm, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam được xác định trong Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị và nội dung khẳng định trong Hiến pháp nước ta được nêu tại phần Mở đầu. Với ý nghĩa đó, Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề đã được nêu ra về mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu trên đây. Và do vậy, việc nghiên cứu luật tục và ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam, dưới tiếp cận luật học vẫn là hướng nghiên cứu tương đối mới, có tính thực tế, bổ khuyết cho các nghiên cứu trước; đồng thời đáp ứng yêu cầu cấp thiết cả lý luận và thực tiễn về việc kết hợp luật tục với pháp luật trong quản lý xã hội và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay. Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LUẬT TỤC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG, VAI TRÒ CỦA LUẬT TỤC TRONG ĐỜI SỐNG Xà HỘI 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của luật tục Hiện nay, còn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm luật tục. Qua nghiên cứu, khảo sát luật tục của nhiều dân tộc khác nhau, chúng tôi đưa ra khái niệm: Luật tục là tổng hợp các quy tắc xử sự chung, chứa đựng các quy chuẩn về đạo đức, luân lý, các phong tục, tập quán, lễ nghi tôn giáo, cách ứng xử trong cộng đồng; do nhiều thế hệ kế tục xây dựng nên và lưu truyền cho tới ngày nay, thể hiện ý chí chung của cộng đồng tộc người; để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm điều hoà và bảo vệ xã hội của cộng đồng tộc người; được bảo đảm thực hiện bằng quyền uy của cả cộng đồng và sự tự giác của mỗi thành viên trong cộng đồng tộc người, và khi được nhà nước thừa nhận thì luật tục còn được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật. Từ khái niệm trên đây, luật tục có các đặc điểm đó là: Thứ nhất, là hình thức phát triển cao của phong tục tập quán, là sản phẩm của cả cộng đồng và được chọn lọc, lưu truyền qua nhiều thế hệ, được các thành viên trong cộng đồng thừa nhận và thực hiện; Thứ hai, có phạm vi điều chỉnh rộng, chứa đựng cả luật 9 nội dung và luật tố tụng, là tiêu chí cho xử sự của các thành viên trong cộng đồng trên tất cả các lĩnh vực đạo đức, luân lý và tình cảm...; Thứ ba, chứa đựng các quy tắc xử sự chung trong phạm vi cộng đồng và có tính "bắt buộc" thực hiện thông qua sự tự giác, tự nguyện của mỗi thành viên cộng đồng..., vừa chứa đựng những yếu tố tiến bộ, vừa tồn tại những yếu tố lạc hậu so với xã hội. 2.1.2. Nội dung của luật tục Việt Nam với 54 dân tộc, mỗi dân tộc có luật tục riêng, thể hiện sắc thái riêng, nên nội dung luật tục có tính đa dạng rất cao. Tuy vậy, xét tổng thể, các luật tục đều có điểm chung là một mặt nó mang những yếu tố của luật pháp (quy định những điều nên làm, được làm, không được làm; các hành vi bị xem là vi phạm và chế tài xử lý…), mặt khác, luật tục mang tính chất của tục lệ, phong tục (những quy ước, những điều răn dạy, những điều khuyên nhủ mang tính đạo đức, hướng dẫn hành vi cho mỗi cá nhân, tạo dư luận xã hội để điều chỉnh các hành vi của con người trong cộng đồng, nhằm đảm bảo sự ổn định của cộng đồng. Và nếu bỏ qua những yếu tố thuộc bản sắc riêng của mỗi tộc người, thì nội dung chung nhất của luật tục thể hiện ở những phạm vi, lĩnh vực chủ yếu đó là: Thứ nhất, quy định về hệ thống tổ chức và quản lý cộng đồng; Thứ hai, quy định về trật tự và an ninh của cộng đồng; Thứ ba, quy định về phong tục tập quán (tục lệ); Thứ tư, quy định về quan hệ nam nữ, hôn nhân và gia đình; Thứ năm, quy định về sở hữu và thừa kế tài sản; Thứ sáu, quy định về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường; Thứ bảy, quy định về "tội lỗi" và các "hình phạt"; Thứ tám, quy định về việc "xử kiện". 2.1.3. Vai trò của luật tục trong đời sống xã hội Thứ nhất, luật tục là công cụ quan trọng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống xã hội. Hiện nay, luật tục vẫn có vai trò to lớn ở nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam, bởi lẽ, trong các buôn làng và nhất là trong các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay, việc quản lý cộng đồng vẫn còn chủ yếu dựa trên luật tục và thiết chế tự quản. Về cơ bản, nội dung luật tục các dân tộc đều thể hiện tính nhân văn, tinh thần đoàn kết, vì cộng đồng cao; cách thức điều chỉnh quan hệ xã hội thể hiện tính dân chủ cộng đồng, chế tài xử phạt chủ yếu nhằm giáo dục, răn đe; vai trò của già làng vẫn rất được cộng đồng coi trọng. Kết quả nhiều công trình nghiên cứu cho thấy đa số người dân đánh giá cao vai 10 trò của luật tục, của thiết chế tự quản buôn làng truyền thống và mong muốn được duy trì những luật tục và thiết chế tự quản truyền thống đó. Thứ hai, luật tục góp phần làm đa dạng nguồn pháp luật và phương thức giải quyết các mối quan hệ trong đời sống xã hội. Trong lịch sử và cả trong xu thế xã hội ngày càng văn minh, quyền con người, quyền tự quyết của quốc gia, dân tộc càng được tôn trọng, thì vấn đề đa dạng nguồn pháp luật, đa dạng các phương thức giải quyết các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là các phương thức hòa giải, tự quản, tự cam kết và tự thực hiện những điều đã cam kết... càng được đề cao. Đóng góp vào các quá trình và sự đa dạng đó, cùng với pháp luật và các yếu tố xã hội khác, luật tục đã, đang và sẽ tiếp tục có vai trò không hề nhỏ. 2.2. PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VỚI LUẬT TỤC 2.2.1. Khái quát về pháp luật Đến nay, có nhiều quan niệm khác nhau về pháp luật. Theo quan điểm Mác Lênin thì: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, kể cả bằng biện pháp cưỡng chế, thể hiện ý chí của nhà nước, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội, đồng thời vì lợi ích, mục đích của giai cấp thống trị. Pháp luật có đặc điểm: Là những quy tắc xử sự chung; do các cơ quan nhà nước ban hành; được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước; thể hiện ý chí nhà nước; thể hiện dưới những hình thức nhất định; là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội; vì sự tồn tại và phát triển của xã hội và vì lợi ích của giai cấp thống trị. Pháp luật hình thành từ ba loại nguồn chủ yếu: Tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. Mỗi loại nguồn có những ưu điểm, hạn chế riêng; ở mỗi nước, có thể sử dụng chỉ một loại hoặc đồng thời nhiều loại nguồn pháp luật. Tuy có vai trò là công cụ hàng đầu điều chỉnh các quan hệ xã hội, song pháp luật chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu lực của mình khi kết hợp với các công cụ điều chỉnh khác như: Luật tục, đạo đức, tôn giáo, tập quán… 2.2.2. Mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục Là công cụ cùng điều chỉnh quan hệ xã hội, luật tục và pháp luật có quan hệ biện chứng với nhau, có sự tác động lẫn nhau, cái này ảnh hưởng đến cái kia và ngược lại. Trong quan hệ đó, pháp luật giữ vai trò quyết định luật tục và luật tục có sự tác động trở lại pháp luật. Những tác động của pháp luật đối với luật tục: 11 (1) Pháp luật thừa nhận, củng cố, bảo vệ và định hướng phát huy những quy định tiến bộ của luật tục; (2) Pháp luật có thể loại trừ những quy định lạc hậu của luật tục; (3) Pháp luật ngăn chặn việc hình thành những luật tục trái với pháp luật, trái với tiến bộ xã hội; bảo đảm hình thành những luật tục tiến bộ mới. Những tác động của luật tục đối với pháp luật: (1) Luật tục, trong những phạm vi, lĩnh vực nhất định có khả năng thay thế pháp luật; (2) Luật tục có vai trò bổ sung cho pháp luật trong những điều kiện nhất định; (3) Luật tục có tác dụng hỗ trợ cho pháp luật trong nhiều lĩnh vực. Có thể nói, pháp luật và luật tục có mối quan hệ gắn bó mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, khi phù hợp với nhau, chúng khẳng định, bổ sung cho nhau, tạo nên sự điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong các cộng đồng dân tộc thiểu số; khi mâu thuẫn nhau, luật tục kìm hãm pháp luật hoặc pháp luật phủ định luật tục. Đây là mối quan hệ có tính tất yếu, tương hỗ và có nhiều yếu tố tích cực, cần được phát huy. 2.3. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 2.3.1. Khái quát về thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật là giai đoạn không thể thiếu trong cơ chế điều chỉnh của pháp luật, sau giai đoạn xây dựng pháp luật. Có thể hiểu khái quát: Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể pháp luật nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống. Cũng có thể nói, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động tiếp nối sau khi ban hành pháp luật cho đến khi pháp luật phát huy hiệu lực trên thực tế. Quá trình thực hiện pháp luật gồm nhiều hoạt động đan xen, nối tiếp nhau, từ những hoạt dộng chuẩn bị điều kiện cần thiết để đưa pháp luật vào thực hiện trong xã hội cho đến những hoạt động thực hiện pháp luật trên thực tế và cả việc tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện... Tất cả những nội dung của quá trình đó, được tiến hành thông qua các hình thức cơ bản của thực hiện pháp luật là tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật, nên việc đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến thực hiện pháp luật, cũng chính là đánh giá sự ảnh hưởng của chúng đến các hình thức cơ bản của thực hiện pháp luật này. 12 Các yếu tố bảo đảm và cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật như: Sự hoàn thiện của hệ thống chính sách, pháp luật; sự bảo đảm của điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá; các yếu tố đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán, các loại quy tắc xã hội khác; lợi ích, thói quen, nếp nghĩ, lối sống, tâm lý, tính cách, lối tư duy; thái độ, cách thức phục vụ, thực thi pháp luật của các cơ quan và cá nhân công quyền; khả năng tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý; các điều kiện và môi trường tự nhiên; khoa học, kỹ thuật và công nghệ v.v... Như vậy, chúng ta thấy rằng, luật tục (với tính chất là phong tục, tập quán, các loại quy tắc xã hội khác) đương nhiên có ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật. 2.3.2. Khái niệm, đặc điểm, phạm vi ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật Qua nghiên cứu, chúng tôi đưa ra khái niệm: Ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật là sự tác động của các quy định và việc tuân thủ luật tục đến thực tiễn thực hiện pháp luật trong cộng đồng tộc người, làm cho sự nhận thức, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và thực hiện pháp luật trong mỗi thành viên và cộng đồng tộc người có những biến đổi tích cực hoặc không tích cực, phụ thuộc tương ứng vào những giá trị tích cực, hay những hạn chế của các quy định và việc tuân thủ luật tục. Khái niệm trên đây cho thấy, ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật có những đặc điểm đó là: Thứ nhất, các yếu tố ảnh hưởng bao gồm cả mặt tích cực lẫn không tích cực; Thứ hai, đối tượng chịu sự ảnh hưởng là thực tiễn ý thức và thực hiện pháp luật của mỗi thành viên và cả cộng đồng tộc người; Thứ ba, kết quả của sự ảnh hưởng có thể làm cho ý thức và thực hiện pháp luật trong mỗi thành viên và cộng đồng tộc người có những biến đổi tốt hoặc không tốt. Phạm vi ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật được thể hiện qua các khía cạnh về không gian, thời gian, các quan hệ xã hội mà quy phạm đó điều chỉnh đến... Về cơ bản, sự ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ: Những yếu tố tiến bộ của luật tục sẽ thúc đẩy việc thực hiện pháp luật theo hướng tích cực, là cầu nối và tạo ra môi trường thuận lợi cho pháp luật đi vào cuộc sống, cùng với pháp luật duy trì, quản lý xã hội vì mục đích chung của cộng đồng; ngược lại, những yếu tố luật tục lạc hậu với đời sống xã hội hoặc trái với quy định của pháp luật, thì sẽ cản trở việc thực hiện pháp luật. 13 Chương 3 THỰC TRẠNG LUẬT TỤC CỦA NGƯỜI ÊĐÊ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ÊĐÊ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT TỤC TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ÊĐÊ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 3.1.1. Vài nét chung về cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên Cộng đồng dân tộc Êđê ở Tây Nguyên cư trú lâu đời và tập trung ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông. Hoạt động sản xuất chủ yếu trồng lúa rẫy và chăn nuôi gia súc thả rông. Người Êđê theo chế độ mẫu hệ, hôn nhân cư trú nhà vợ, con mang họ mẹ, con gái út là người thừa kế. Người Êđê thờ đa thần. Nghi lễ theo đuổi cả đời người là lễ cầu chúc sức khỏe - lễ hiến sinh. Năm 1923 xuất hiện chữ viết theo bộ vần chữ cái La-tinh. Văn hóa dân gian rất đa dạng, phong phú, có hình thức kể khan rất hấp dẫn; có nhiều sử thi, trường ca nổi tiếng (như trường ca Đamsan...). Ngôi nhà truyền thống là nhà sàn dài, nhiều thế hệ cùng sinh sống hợp thành đại gia đình mẫu hệ Êđê. Buôn làng là tổ chức xã hội quan trọng nhất, với không gian sinh tồn gồm: Đất dựng nhà ở, đất nghĩa địa, đất nương rẫy, rừng săn bắn hái lượm, rừng đầu nguồn, bến nước... So với trước đây, xã hội người Êđê hiện nay có nhiều thay đổi. Buôn làng không còn thuần nhất về thành phần cư dân, không còn biệt lập về môi trường sinh sống. Phần lớn người dân đã được học hành, biết chữ, có điều kiện giao lưu, tiếp thu kiến thức từ bên ngoài, trình độ dân trí đã được nâng cao hơn nhiều so với trước đây... Tuy vậy, nhìn chung, không gian sinh tồn và không gian xã hội của buôn làng vẫn nằm trong phạm vi vùng lãnh thổ tộc người. Đặc điểm kinh tế - xã hội của cộng đồng người Êđê hiện nay vẫn là môi trường thích hợp để luật tục tiếp tục tồn tại và phát huy tác dụng trong tộc người này. 3.1.2. Luật tục trong cộng đồng người Êđê hiện nay Khảo cứu tại nhiều buôn làng người Êđê và từ các tài liệu có liên quan, chúng tôi thấy luật tục Êđê điều chỉnh đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội, là công cụ quan trọng điều hoà các mối quan hệ xã hội và quản lý buôn làng không chỉ trong quá khứ mà cả trong xã hội phát triển hiện nay của cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên. 14 Hiện nay, tâm lý của người Êđê vừa tôn trọng luật pháp, vừa tôn trọng luật tục, nên hiệu lực của luật tục không còn như ngày xưa, nhưng nhìn chung trong suy nghĩ của người Êđê luật tục vẫn có vai trò quan trọng. Người Êđê hiện nay cũng đánh giá khá cao sự kết hợp luật tục và pháp luật, nhất là thông qua hòa giải giữa các bên. Bên cạnh đó, chúng tôi thấy rằng sự tồn tại của luật tục Êđê hiện nay còn được ghi nhận từ phía các cán bộ chính quyền ở địa phương, cơ sở. Nhìn chung, cán bộ chính quyền có sự thống nhất trong thừa nhận vai trò của luật tục Êđê và sử dụng những nguyên tắc của luật tục để giải quyết các vụ việc có liên quan. Đây là yếu tố tích cực, thích hợp với điều kiện hiện nay, nên Nhà nước cần thừa nhận và phát huy yếu tố tích cực này, như tăng cường, phát huy vai trò của luật tục Êđê vào hương ước, quy ước thôn buôn và hoạt động hòa giải ở cơ sở…, để có sự kết hợp giữa yếu tố luật tục với pháp luật. 3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ÊĐÊ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN Chúng tôi thấy rằng, việc nhận diện, đánh giá ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, trong nhiều trường hợp vì nhiều lý do khác nhau nên chỉ có tính tương đối... Bên cạnh đó, phạm vi điều chỉnh của luật tục Êđê bao quát các quan hệ xã hội của cộng đồng tộc người này..., nên việc đánh giá ảnh hưởng của luật tục Êđê đối với thực hiện pháp luật chỉ có thể thực hiện qua những quan hệ xã hội chủ yếu và phổ biến nhất, nơi mà những ảnh hưởng của luật tục Êđê tương đối rõ nét đối với thực hiện pháp luật ở cộng đồng người Êđê. Mặc khác, việc nhận diện, đánh giá sự ảnh hưởng này về bản chất là nghiên cứu về một hiện tượng xã hội, dựa trên cơ sở phân tích, đối chiếu luật tục và pháp luật, những thông tin, tư liệu thu thập được trong thực tế..., do đó, việc đánh giá mức độ ảnh hưởng chủ yếu là định tính, vì rất khó có thể nhận định, đánh giá về một hiện tượng xã hội bằng định lượng. 3.2.1. Ảnh hưởng của luật tục đối với tuân thủ pháp luật trong cộng đồng người Êđê Tuân thủ pháp luật trong cộng đồng người Êđê là tình trạng người dân tộc Êđê, với sự nhận thức pháp luật của mình mà kiềm chế, không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm. Nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy rằng, những lĩnh vực mà luật tục có nhiều ảnh hưởng đối với tuân thủ pháp luật trong cộng đồng người Êđê hiện nay là hình sự, hành chính, dân sự và hôn nhân gia đình... 15 3.2.2. Ảnh hưởng của luật tục đối với thi hành pháp luật trong cộng đồng người Êđê Có thể nói, việc người dân tộc Êđê, với nhận thức pháp luật và hành vi cụ thể để thực hiện các nghĩa vụ pháp lý là sự thể hiện của thi hành pháp luật trong cộng đồng người Êđê. Hiện nay, những quy định pháp luật bắt buộc mọi người phải thực hiện, như chấp hành các quy tắc chung của pháp luật và cộng đồng, tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, về quản lý đất đai, bảo vệ rừng và cả các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình…, là những lĩnh vực mà luật tục có những ảnh hưởng rõ nét đối với thi hành pháp luật trong cộng đồng người Êđê. 3.2.3. Ảnh hưởng của luật tục đối với sử dụng pháp luật trong cộng đồng người Êđê Đây là sự thể hiện việc người dân tộc Êđê hiểu biết và thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình trong đời sống xã hội thường nhật. Hiện nay, người Êđê đã có sự quan tâm đến việc sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhưng cũng còn những hạn chế nhất định, thể hiện rõ nét ở các lĩnh vực: Quyền kiến nghị, khiếu nại đến cơ quan Nhà nước và khởi kiện ra tòa án; các quyền dân sự, nhân thân, tài sản; quyền tham gia xây dựng chính quyền... 3.2.4. Ảnh hưởng của luật tục đối với áp dụng pháp luật trong cộng đồng người Êđê Nghiên cứu cho thấy luật tục Êđê có nhiều ảnh hưởng tích cực, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho pháp luật, đặc biệt là các quyết định áp dụng pháp luật phát huy hiệu lực trên thực tế; bên cạnh đó cũng có những ảnh hưởng không tích cực, làm giảm hiệu lực hoặc vô hiệu các quyết định áp dụng pháp luật, thậm chí là quyết định của Tòa án. Những lĩnh vực áp dụng pháp luật về hòa giải, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại, hôn nhân gia đình..., là có sự ảnh hưởng rõ ràng của luật tục Êđê hiện nay. 3.2.5. Nhận xét chung về ảnh hưởng của luật tục đến thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên Chúng tôi thấy rằng, những ảnh hưởng của luật tục đối với quá trình thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây nguyên hiện nay được thể hiện khá rõ nét, ở cả phương diện tích cực lẫn không tích cực. 16 Ở phương diện tích cực: Luật tục Êđê có nhiều yếu tố tốt đẹp, như quy định là người phải có tính trung thực, vì cộng đồng, tự giác thực hiện các quy tắc của cộng đồng..., do đó, đối với những quy định pháp luật tương đồng với luật tục, thì sẽ được cộng đồng dễ dàng chấp nhận, tuân thủ nghiêm túc và tự giác chấp hành..., trong những trường hợp này thì luật tục Êđê có ảnh hưởng tích cực đến hình thức tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật. Bên cạnh đó, luật tục có những đặc trưng riêng, xuất phát từ truyền thống, như quy định vụ việc đã được hòa giải bằng luật tục, thần linh đã chứng kiến, thì các bên tuyệt đối không được khơi lại, sẽ hạn chế tối đa "lạm dụng" việc sử dụng pháp luật để khiếu nại, kiện tụng kéo dài..., những yếu tố đó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tâm lý sử dụng pháp luật của người Êđê. Cùng với ý thức tự giác và tôn trọng luật tục đã được nâng lên thành ý thức tự giác thực hiện và tôn trọng pháp luật, nhiều quy định của luật tục tương đồng với pháp luật và sự hiểu biết pháp luật của người dân ngày càng nâng cao..., nên đối với những quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước mà phù hợp với luật tục Êđê thì sẽ dễ dàng được người Êđê chấp nhận và tự giác thực hiện một cách đầy đủ... Ở phương diện không tích cực: Với đặc điểm trình độ dân trí còn thấp so với bình diện chung cả nước, sự hiểu biết pháp luật chưa đầy đủ (nhất là ở các buôn làng xa xôi), cùng tâm lý đề cao luật tục của cộng đồng, nên đối với những quy định pháp luật khác biệt với luật tục, hoặc luật tục không quy định, thì sẽ khó được cộng đồng tuân thủ và chấp hành... Mặt khác, thực tế có nhiều quan hệ xã hội hàng ngày được điều chỉnh hoặc chịu sự tác động bởi luật tục, nên việc sử dụng pháp luật của người Êđê còn khá khiêm tốn, một nguyên nhân khác là do nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế; bên cạnh đó, có nhiều quy định của luật tục liên quan đến các quyền công dân nhưng lại không phù hợp với pháp luật (quyền nuôi con, thừa kế tài sản của nam giới…), nên quyền công dân bị vi phạm và việc sử dụng pháp luật của người dân bị hạn chế. Luật tục cũng tồn tại nhiều hủ tục, lạc hậu so với pháp luật, nên có những quyết định áp dụng pháp luật không phù hợp với quan niệm truyền thống của luật tục, thì khó được người Êđê chấp nhận, thậm chí không thực hiện, hoặc thực hiện nhưng về cộng đồng lại phạt thêm hay giải quyết, xử kiện lại theo luật tục, làm kém hiệu lực và hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật trong tộc người này. 17 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG KHÔNG TÍCH CỰC CỦA LUẬT TỤC ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ÊĐÊ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 4.1. QUAN ĐIỂM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG KHÔNG TÍCH CỰC CỦA LUẬT TỤC ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ÊĐÊ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 4.1.1. Phải xuất phát từ yêu cầu giải quyết những vấn đề từ thực tế ảnh hưởng của luật tục Êđê đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay Một là, sưu tầm, hệ thống hóa luật tục Êđê để vừa bảo tồn bản sắc văn hóa luật tục, vừa tạo tiền đề cho các hoạt động kết hợp, phát huy những yếu tố tích cực của luật tục cùng pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội; Hai là, coi trọng và phát huy vai trò của già làng và thiết chế buôn làng truyền thống của người Êđê; Ba là, kết hợp luật tục để thực hiện có hiệu quả hoạt động hòa giải ở các buôn làng người Êđê; Bốn là, đưa luật tục vào hương ước để tổ chức thực hiện trong các buôn làng người Êđê; Năm là, tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong cộng đồng người Êđê; Sáu là, đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý trong cộng đồng người Êđê; Bảy là, thực hiện tốt phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng người Êđê... 4.1.2. Nhìn nhận đúng vai trò của luật tục trong đời sống xã hội cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay Trong quản lý, điều hành các hoạt động tại buôn làng người Êđê cần nhận thức đúng vị trí, vai trò, ưu thế của pháp luật và luật tục Êđê để sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất. Giữa pháp luật và luật tục Êđê có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Do đó, quản lý xã hội nói chung và tại buôn làng đồng bào dân tộc Êđê nói riêng bằng pháp luật nhưng cần phải coi trọng luật tục của đồng bào. Đối với các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật liên quan đến đời sống của đồng bào dân tộc Êđê cần phải được xây dựng phù hợp với các phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc này; cần phải đặc biệt coi trọng giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đồng thời bài trừ, ngăn chặn các 18 quy định phản tiến bộ đang manh nha hình thành trong luật tục Êđê. 4.1.3. Chú trọng kết hợp hài hòa luật tục và pháp luật vào quản lý xã hội trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay Trong bối cảnh phát triển bền vững ở nước ta hiện nay, luật tục và luật tục Êđê vẫn còn có hiệu lực và vai trò to lớn trong đời sống cộng đồng và xã hội. Do vậy, việc kết hợp hài hòa luật tục và pháp luật trong quản lý xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là rất cần thiết và cấp bách. Giữa luật tục, luật tục Êđê và pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau, có nhiều điểm tương đồng với nhau; bên cạnh đó, xét trong mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục Êđê, thì pháp luật giữ vai trò quyết định, do đó pháp luật sẽ định hướng để luật tục Êđê được điều chỉnh và phát triển tiến bộ hơn... Những yếu tố đó là cơ sở quan trọng để có thể kết hợp luật tục Êđê và pháp luật trong quản lý xã hội. 4.1.4. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền; không ngừng củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, phát huy yếu tố tích cực, hạn chế yếu tố không tích cực của luật tục Êđê Sự lãnh đạo của Đảng nhằm đảm bảo tính nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc, không cho phép tùy tiện hay chệch hướng trong quá trình vận dụng, kết hợp những yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực của luật tục Êđê. Sự lãnh đạo của tổ chức Đảng còn vạch rõ đường lối trong việc vận dụng luật tục Êđê, làm cơ sở cho chính quyền các cấp tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả, như vậy sẽ tránh được tự phát, mò mẫm trong hoạt động thực tiễn của chính quyền. Quá trình chọn lọc, kế thừa, vận dụng, phát huy các giá trị, hạn chế các yếu tố tiêu cực của luật tục Êđê, cần nhất quán các nội dung: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng người Êđê nhằm rút ngắn khoảng cách giữa người Kinh, người Êđê và các dân tộc anh em khác, tránh sự kỳ thị và phân biệt về dân tộc. Không làm ảnh hưởng đến các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội… của các dân tộc khác. Phải đảm bảo sự tôn trọng giá trị văn hóa truyền thống, kết hợp hài hòa giữa yếu tố lịch sử truyền thống và yếu tố hiện đại; không gượng ép, xử sự thô bạo làm rạn nứt quan hệ ngay trong công đồng người Êđê. 4.1.5. Đảm bảo tính khoa học, công khai dân chủ, tính hợp hiến, hợp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan