Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lý luận và phương pháp dạy học tâm lý học...

Tài liệu Lý luận và phương pháp dạy học tâm lý học

.DOCX
34
279
106

Mô tả:

BÀI TỔNG HỢP: 1. KHÁI NIỆM HỌC TẬP: 1.1. HỌC LÀ GÌ: Để tồn tại và phát triển, cá nhân cần có khả năng thích ứng với sự thay dổi của môi trường sống. Muốn vậy, cá nhân đó phải chuyển hóa được những kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm của riêng mình,(giải thích thuật ngữ “kinh nghiệm”) tức là phải học, vậy học là : Ví dụ: Cháu bé lần đầu thấy cốc nước nóng bốc hơi, nó không biết đó là nước sôi để rồi sờ tay vào và bị nóng, sau vài lần như vậy, khi thấy cốc nước bốc hơi, cháu chỉ sờ một ngón thôi, có tính chất thăm dò.  Thu được một kinh nghiêm, dẫn đến thay đổi hành vi. Đi bào tàng chứng tích chiến tranh VN và về làm bài thu hoạch nộp thầy, mỗi sinh viên đã hiểu thêm về truyền thống cách mạng của quê hương mình và các tội ác chiến tranh ở nhà tù côn đảo.  Niềm tự hào và tình yêu quê hương được nhân lên. Em học sinh không biết tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành… Sau thời gian tìm hiểu lý thuyết trên lớp và làm bài tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, em đã biết tính diện tích các hình trên.  Sự thay đổi về nhận thức từ chưa biết đến biết để giải được bài toán… Các trường hợp trên chỉ là số ít trong vô vàn sự kiện trong cuộc sống. Tuy khác nhau về nội dung nhưng có điểm chung là sự thay đổi về hành vi về nhận thức và thái độ của các thể, do sự tác động giữa cá thể đó với các yếu tố khách quan. Những thay đổi như vậy gọi là kết quả của học tập.  Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến đổi bề vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó. Học có cả ở người và động vật. Nó là phương thức để sinh vật có khả năng thích ứng với môi trường sống, qua đó tồn tại và phát triển. Học của cả người và động vật được đặc trưng bởi hai dấu hiệu cơ bản: Thứ nhất: Học là quá trình tương tác giũa cá thể với môi trường, tức là có sự tác động qua lại, tương ứng giữa các kích thích từ bên ngoài với các phản ứng đáp lại của cá thể. Vd: Thứ hai: Hệ quả của tương tác dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của các thể. Vd : Phân biệt với hiện tượng tác làm thay đổi có tính sinh học 1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC HỌC CỦA CON NGƯỜI: Có 3 phương thức: (có thể nêu mời sv tìm vd, ghi lên bảng sau đó nêu tên 3 phương thức rồi đi vào phân tích)  Học ngẫu nhiên: Học ngẫu nhiên là sự thay đổi nhận thức, hành vi hay thái độ nhờ lặp lại các hành vi mang tính chất ngẫu nhiên, không chủ định theo cơ chế “thử- sai”. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ con, chúng học theo phương thức thử và sai: đứa bé bấm lung tung những cái nút trên cái điều khiển tivi, và bỗng phát hiện ra nút màu đỏ có thể bật tắt. Nó hứng thú lặp đi lặp lại hành động đó cho đến khi nhuần nhuyễn, như vậy, có thể nói học ngẫu nhiên được hình thành trên cơ chế của các phản xạ có điều kiện bậc thấp. Đây là mức học có ở con người và con vật. Thêm các hiện tượng của cuộc sống  Học kết hợp: phân tích vd trên bảng và đưa ra định nghĩa Học kết hợp là cá nhân thu được kiến thức, kĩ năng hoặc thái độ nhờ vào việc triển khai một hoạt động nhất định. Nói cách khác, học kết hợp là việc học gắn liền và nhờ vào việc triển khai một hoạt động khác. Là phương thức phổ biến của con người….. Điểm nổi bật… Học tập: a. Khái niệm: Học tập là việc học có chủ ý, có mục đích định trước, được tiến hành bởi 1 hoạt động đặc thù – hoạt động học, nhằm thỏa mãn nhu cầu học của cá nhân. b.    c.   Đặc trưng: Học tập nhằm thỏa mãn 1 nhu cầu nhất định Được kích thích bởi động cơ Được thực hiện bởi 1 hoạt động chuyên biệt Phân loại: Học chính thức Học không chính thức Tóm tắt: Nhận thức Là quá trình biếến đổi bếền vững Thái độ Hành vi ĐỊNH NGHĨA HỌC Không có mục đích trước Ngẫẫu nhiến Không có hoạt động đặc thù Kếết hợp SP: Kinh nghiệm cá nhẫn PHƯƠNG THỨC 1.3. CÁC CƠ CHẾ HỌC CỦA CON NGƯỜI: Cơ bản việc học của con người diễn ra theo ba cơ chế chủ yếu: Chính thức Học tập Không chính thức Có mục đích Có hoạt động SP: đtriặcththù ức khoa học - Tập nhiễm. - Bắt chước. - Nhận thức. 1.1.3.a. Học theo cơ chế Tập nhiễm: - Khái niệm: Tập nhiễm là sự ảnh hưởng tự phát trong quá trình tương tác lẫn nhau giữa các cá thể trong nhóm xã hội, dẫn đến hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của các cá thể đó. “Tập nhiễm”: nghĩa là “thấm vào, nhiễm vào (thường là cái không hay), rồi dần dần trở thành thói quen”. - Phân loại: + Tập nhiễm loài, mang tính di truyền sinh học. + Tập nhiễm cá thể, được hình thành trong quá trình sống của cá thể đó. - Đặc trưng: + Nổi bật của tập nhiễm là sự tác động và tiếp nhận một cách vô thức nhằm hình thành những hành vi. + Mức độ ảnh hưởng của cá thể này lên cá thể khác theo cơ chế tập nhiễm phụ thuộc vào ấn tượng ban đầu, cường độ và độ ổn định của các kích thích. Ấn tượng ban đầu càng mạnh, sức hấp dẫn càng lớn thì sự tập nhiễm càng lớn. + Tập nhiễm có cả ở con người và con vật. Đó là phương thức sơ đẳng nhất để mỗi cá thể tồn tại và phát triển. - Ý nghĩa: Cơ chế tập nhiễm có vai trò rất lớn trong việc hình thành, duy trì và điều chỉnh hành vi, thói quen của trẻ nhỏ. Hiệu quả của sự tập nhiễm đối với trẻ em tuỳ thuộc vào sự gương mẫu của người lớn. - Kết luận Sư phạm: Cần nhớ rằng nguyên tắc vàng trong dạy học và giáo dục là sự nêu gương của người lớn. 1.1.3.b. Học theo cơ chế bắt chước: - Khái niệm: Bắt chước là cơ chế học, trong đó cá thể lặp lại những ứng xử (hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) của cá thể khác, dựa vào hình ảnh tri giác được về những ứng xử đó hay biểu tượng đã có về chúng. - Một số điểm đặc trưng: + Thứ nhất: Cơ chế bắt chước rất phổ biến ở người và động vật, đảm bảo cho cá thể tiếp thu kinh nghiệm ứng xử trong cuộc sống. + Thứ hai: Mô hình chung của cơ chế bắt chước (cả người và động vật) là: Quan sát vật mẫu => Ghi nhớ => Tạo dựng lại vật mẫu trong đầu => Hành vi lặp lại => củng cố Giải thích mô hình: Trong sơ đồ trên khâu đầu tiên của bắt chước là cá nhân quan sát vật mẫu như hành vi, lời nói, lối ứng xử của người khác, hay vật mẫu khác như tranh ảnh, mô hình, phim,… Rồi những hình ảnh này được lưu giữ trong trí nhớ và được tạo dựng lại ở trong đầu theo hình ảnh đã tri giác được (Tri giác là một quá trình tâm lý, phản ánh một cách trọn vẹn một sự vật hiện tượng khách quan khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta). Sau đó được chuyển ra ngoài thành hành vi. Hành vi này được đối chiếu với vật mẫu và được củng cố. Kết quả là cá nhân có hành vi tương ứng với vật mẫu. Ví dụ minh hoạ: Trẻ 4 – 5 tuổi khi đang chơi ở sân nhà, thấy bà ngoại đến thăm. Trẻ thích thú nhìn các tư thế di chuyển của bà ngoại, lưng cúi sâu, tay cầm gậy, lâu lâu lại ho và đưa tay đấm vào lưng (Quan sát vật mẫu). Rồi trẻ nhớ trong đầu mình những hình ảnh và đặc trưng về dáng đi của bà (Ghi nhớ và Tạo dựng lại vật mẫu trong đầu). Rồi trẻ tập đi với dáng đi ngư bà ngoại mình, nào là lưng còng xuống, tay cầm gậy, lâu lâu lại ho, tay đấm vào lưng mình (Hành vi lặp lại). Trẻ tập nhiều lần và trở nên thành thạo trong việc bắt chước dáng đi của bà và trẻ thích thú biểu diễn cho mọi người xem nhiều lần (Củng cố). Chú ý: Ở trẻ ấu nhi (khi trí nhớ chưa phát triển) thì mô hình bắt chước rất đôn giản: Quan sát vật mẫu => phản ứng lặp lại => củng cố. Ví dụ minh hoạ: Trẻ ấu nhi khi nhìn vào mặt mẹ sẽ thể hiện trên khuôn mặt trẻ những hành vi cảm xúc của mẹ như cười, khóc, mếu. + Thứ ba: Cớ chế bắt trước có nhiều mức độ:  Bắt chước dựa trên hình ảnh quan sát tức thời của trẻ ấu nhi.  Bắt chước dựa trên hình ảnh tri giác của trẻ em nhỏ. Vd: trẻ em 2 tuổi bắt chước tiếng kêu của con vật hay âm thanh phát ra từ đồ chơi.  Bắt chước dựa trên hình ảnh tinh thần. Vd: Trẻ 3 tuổi bắt chước động tác của con vật hay người lớn khi không còn xuất hiện trước mặt. Trò chơi sắm vai của các em.  Bắt chước dựa trên biểu tượng đã có và bắt chước dựa trên các khái niệm (bắt chước của học viên và của người trưởng thành): là mức độ bắt chước cao nhất, chúng là cơ sở tâm lý của phương pháp nhận thức sáng tạo: PP mô phỏng. Câu chuyện minh hoạ: Cái Chén Gáo Dừa Ngày xưa, ở một vùng nọ, có vợ chồng kia hiền lành và chăm chỉ, thường đem của cải bố thí cho người nghèo. Họ có một đứa con trai tên là Phúc. Thằng Phúc rất khôn ngoan, mới lên ba mà đã ăn nói như người lớn vậy. Hai vợ chồng cảm thấy vô cùng sung sướng và hạnh phúc. Ngờ đâu, cảnh đầm ấm này chẳng được dài lâu. Vài năm sau, người vợ lâm bạo bệnh rồi qua đời. Người chồng khóc thương vợ nhiều nên mắt sưng lên, vài tháng sau thì mờ dần, không nhìn rõ. Năm đó lại xảy ra nạn đói vì hạn hán, mất mùa. Một đêm nọ, bọn gia nhân của ông ngày trước đột nhập vào nhà bắt trói cha con ông lại. Vì sợ lộ tung tích, bọn cướp phang ông một gậy rồi vơ vét hết tài sản của ông. Để nuôi con thoát qua khỏi mùa đói khắc nghiệt năm ấy, ông lùng sục khắp nơi để lặt từng mớ rau; đào từng củ khoai, củ chuối; rồi mò cua bắt ốc. Ông không ngại cực khổ, làm thuê làm mướn bất cứ việc gì để gầy dựng cơ nghiệp và lo cho con ăn học. Năm tháng qua đi, Phúc mỗi ngày một khôn lớn và người cha mỗi ngày một già đi. Ngày con trai lên kinh ứng thí là ngày người cha mừng đến rơi nước mắt, vì ước vọng của ông bao lâu nay đã thành hiện thực. Quả nhiên, Phúc đỗ á khoa kỳ thi năm ấy và được cử làm quan tri huyện trong vùng. Hai năm sau, quan tri huyện Phúc lấy vợ và cũng có một người con trai kháu khỉnh, sáng dạ như thằng Phúc khi xưa. Người cha lấy làm mãn nguyện vì quan tri huyện lo lắng chăm sóc cho ông rất chu toàn. Ngày đứa cháu nội lên bốn thì sức ông đã yếu lắm, tay chân run lẩy bẩy. Mỗi lần ăn uống, ông thường lỡ tay làm rơi chén đũa của mình. Người con dâu tiếc của, bèn bảo chồng: ─ Hay là ta kiếm cái gáo dừa làm chén cho cha ăn. Nếu lỡ rơi xuống đất thì cũng không bể. Sau một hồi phân vân, người chồng lấy cái gáo dừa đẽo gọt miệng cho phẳng để làm chiếc chén. Cầm chiếc gáo dừa trong tay, ông cảm thấy tủi hổ, xót xa, nhưng không dám nói ra. Một hôm, vợ chồng quan tri huyện thấy con trai mình đang cầm dao đẽo gọt hai cái gáo dừa khô. Họ hỏi đứa bé thì nó hồn nhiên thưa: ─ Dạ, con đang làm hai cái chén. Sau này khi cha mẹ già yếu, dọn cơm cho cha mẹ ăn, lỡ có đánh rơi cũng không bị bể. Hai vợ chồng điếng người nhìn nhau rồi bật khóc. Họ hối hận vì đã đối xử tệ bạc với người cha già đáng kính. Họ chạy vào phòng, quỳ sụp dưới chân người cha, vừa khóc vừa xin lỗi: Chúng con đã ngu dại khi đối xử với cha như vậy. Dù muôn nghìn chén vàng, chén bạc cũng không sánh nổi lòng cha đối với chúng con. Xin cha tha cho tội bất kính này. Từ đó vợ chồng người con đối xử với cha rất là hiếu thảo cho tới ngày ông qua đời. + Thứ tư: Bắt chước có thể diễn ra:  Bắt chước không chủ định là những bắt chước ngẫu nhiên, vô thức, không có mục đích định trước. Vd: Bắt chước dựa trên quan sát tức thời của trẻ ấu nhi hay sự tập nhiễm. Hay việc các học sinh nhìn theo hướng vô tình mà giáo viên nhìn khi đang tâp trung học trong lớp.  Bắt chước có chủ định là những bắt chước có mục đích, có sự chuẩn bị trước về nội dung, phương pháp, phương tiện. Vd: Bắt chước dựa trên hình ảnh tinh thần, trên biểu tượng và khái niệm là bắt chước có chủ định. Hay học sinh thực hành các thao tác thí nghiệm của giáo viên trong giờ sinh học. 1.1.3.c: Học theo cơ chế nhận thức. - Khái niệm: Hoạt động nhận thức là quá trính cá nhân thâm nhập, khám phá, tái tạo lại, cấu trúc lại thế giới xung quanh, qua đó hình thành và phát triển chính bản thân mình, mà trước hết là các kiến thức về thế giới, các kỹ năng và phương pháp hành động cũng như các giá trị sống khác. - Nhận thức là hoạt động đặc thù của con người, với nhưng đặc trưng sau: + Thứ nhất: Hoạt động nhận thức có mục đích khám phá và tái tạo lại thế giới, qua đó hình thành và phát triển hiểu biết của con người về thế giới và phương pháp vận động của nó nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người. Giải thích: thực chất của hoạt động nhận thức là quá trình cá nhân tích cực hoạt động trong thế giới các sự vật, hiện tượng, thâm nhập vào chúng, khám phá, phân tích, tái tạo lại, cấu trúc lại chúng bằng các hành động vật chất, trí óc và tinh thần. Đó là quá trình chuyển hoá từ hành động vật chất bên ngoài thành các hành động trí óc bên trong. + Thứ hai: Trong hoạt động nhận thức, con người không trực tiếp tác động vào đối tượng, mà phải gián tiếp thông qua công cụ (phương tiện). Giải thích: Những phương tiện này có thể là các vật trong tự nhiên được con người khai thác và lợi dụng, cũng có thể là các vật phẩm do con người sáng tạo ra, trong đó thế giới đồ vật nhân tạo ngày càng chiếm ưu thế và trở thành phương tiện quyết định trình độ, hiệu quả nhận thức của con người. Vì vậy trong hoạt động nhận thức bao giờ cũng diễn ra một quá trình kép: Quá trình tìm hiểu và nắm vững cách sử dụng công cụ (học cách sử dụng công cụ) và quá trình tìm hiểu, tái tạo lại đối tượng nhận thức. Hai quá trình này không tách rời nhau mà thường chuyễn hoá lẫn nhau, tạo thành bản chất của quá trình nhận thức. Nhận thức về đối tượng và cách tiếp cận đối tượng. + Thứ ba: Hoạt động nhận thức diễn ra trong mối tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các cá nhân. Trong lãnh vực dạy học, đó là mối tương tác giữa người dạy với người học, giữa người học với người học và với các lực lượng khác (sách vở, môi trường xã hội, …). + Thứ tư: Hoạt động nhận thức có nhiều cấp độ, tuỳ thuộc vào sự tham gia của các chức năng nhận thức cảm tính và lý tính.  Trong nhận thức cảm tính vai trò chủ đạo thuộc về cảm giác, tri giác dựa trên nền tảng của các quá trình trí nhớ, kết hợp với sự tham gia của tư duy tái tạo. Đọc thêm: 1/Cảm giác *Khái niệm: Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan. *Đặc điểm cảm giác: -Cảm giác là một quá trình tâm lý, có kích thích là bản then các sự vật hiện tượng trong hiện thực khác quan. - Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh dấu hiệu trực quan, bề ngoài cụ thể của sự vật, hiện tượng. - Cảm giác chỉ phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng chứ chưa phản ánh đầy đủ, trọn vẹn sự vật, hiện tượng. Cơ sở sinh lí của cảm giác là hoạt động của các giác quan riêng lẻ. - Cảm giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp, khi sự vật, hiện tượng đang hiện diện, đang tác động vào các cơ quan thụ cảm. *Bản chất cảm giác: Mặc dù là hình thức phản ánh tâm lí sơ đẳng có cả ở động vật nhưng cảm giác của con người khác về chất so với cảm giác ở động vật. Sự khác biệt đó là ở chỗ: cảm giác của con người có bản chất xã hội. Bản chất xã hội của cảm giác do chính bản chất xã hội của con người quy định. Bản chất xã hội của cảm giác được quy định bởi các yếu tố sau: - Đối tượng phản ánh của cảm giác không chỉ đơn giản là các sự vật hiện tượng tự nhiên mà chủ yếu là các sản phẩm được tạo ra nhờ lao động xã hội của loài người, trong đó tích đọng các chức năng người, chức năng xã hội. - Con người ngoài hệ thống tín hiệu thứ nhất, còn có hệ thống tín hiệu thứ hai một đặc trưng xã hội của loài người. Cảm giác ở con người không chỉ diễn ra nhờ hệ thống tín hiệu thứ nhất mà cả hệ thống tín hiệu thứ hai. - Cảm giác ở con người chịu sự chi phối của các hiện tượng tâm lí cấp cao khác. - Sự rèn luyện, hoạt động của con người là những phương thức đặc thù của xã hội giúp hình thành và phát triển cảm giác. *Vai trò cảm giác: Cảm giác là hình thức đầu tiên của con người trong hiện thực khách quan. Cảm giác cung cấp cho những nguyên liệu cần thiết cho hình thức cao hơn. Cảm giác là điều kiện đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não, nhờ đó hoạt động tin thần của con người được bình thường. Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng với những người bị khuyết tật. Cảm giác chính là kênh thu nhận các loại thong tin phong phú và sinh đọng từ thế giới bên ngoài, cung cấp cho quá trình nhận thức cao hơn sau này. Ngày nay các nhà Tâm lí học còn chỉ ra vai trò của từng loại cảm giác trong việc thu nhận thông tin từ thế giới khách quan: - Vị giác: 1 % - Xúc giác: 1,5% - Khứu giác: 315% - Thính giác: 11 % - Thị giác: 83% Cảm giác giữ cho não bộ ở trạng thái hoạt hoá, đảm bảo cho hoạt động của hệ thần kinh. Cảm giác giúp con người cơ hội làm giàu tâm hồn, thưởng thức thế giới diệu kì xung quanh chúng ta. *Các loại cảm giác: Căn cứ vào vị trí và nguồn kích thích gây ra cảm giác nằm ở ngoài hay ở trong cơ thể, người ta chia cảm giác thành 2 nhóm lớn: Các cảm giác bên ngoài và các cảm giác bên trong. + Các cảm giác ngoài do kích thích từ bên ngòai cơ thể gây ra, gồm: cảm giác nhìn ( thị giác), nghe (thính giác), ngửi (khứu giác), nếm (vị giác), da (mạc giác) gồm 5 loại_ Cảm giác đụng chạm, cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giác lạnh, cảm giác đau. + Cảm giác trong gồm: Cảm giác vận động và sờ mó, thăng bằng , cơ thể, rung. +Cảm giác bên ngoài: là các cảm giác có nguồn gốc là các kích thích từ các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. -Cảm giác nhìn (thị giác): cho ta biết hình thù khối lượng, độ sang, độ xa màu sắc của sự vật. Nó giữ vai trò cơ bản trong sự nhận thức thế giới bên ngoài nảy sinh do các song điện từ dài từ 380 đến 770 mi-li-mi-crông tác động vào mắt. -Cảm giác nghe (thính giác): cơ quan thụ cảm thính giác: tai tiếp nhận các kích thích thay đổi về sóng âm. Cảm giác nghe giúp con người có được các thông tin về không gian trên những khoảng cách xa, định hướng các sự kiện ngoài tầm nhìn... Đặc biệt thính giác đóng vai trò tối quan trọng trong giao lưu ngôn ngữ, là phương thức giác quan chính trong hoạt động giao lưu của con người. -Cảm giác ngửi (khứu giác): là cảm giác cho biết tính chất của mùi vị, có do sự tác động của các phân tử trong các chất bay hơi lên màng ngoài của khoang mũi. Khứu giác là một trong các cảm giác cổ xưa nhất nhưng vô cùng quan trọng đối với động vật. ở con người, vai trò của khứu giác tương đối ít quan trọng hơn. -Cảm giác nếm (vị giác): Cảm giác nếm được tạo nên do tác động của các thuộc tính hoá học có ở các chất hoà tan trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, họng và vòm khẩu. Có bốn vị cơ bản là: ngọt, mặn, chua, đắng. -Cảm giác da (mạc giác): Cảm giác da do những kích thích cơ học hoặc nhiệt độ tác động lên da tạo nên. Cảm giác da không chỉ có vai trò nhận biết sự tác động của sự vật mà còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển sinh lí của con người. Có 5 loại: cảm giác đụng chạm, cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giác lạnh, cảm giác đau. +Cảm giác bên trong: là các cảm giác có nguồn gốc từ các kích thích bên trong cơ thể. -Cảm giác vận động: là cảm giác phản ánh những biến đổi trong các cơ quan vận động, báo hiệu mức độ co cơ và vị trí các phần trong cơ thể. Nhờ có cảm giác này mà chúng ta có thể vận động trong môi trường sống, có thể phối hợp các hành động một cách nhịp nhàng. Phần lớn các cơ quan thụ cảm vận động được phân bố ở các ngón tay, lưỡi và môi vì đó là những cơ quan phải thực hiện cử động lao động, ngôn ngữ tinh vi và chính xác nhất. -Cảm giác sờ mó là sự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm giác đụng chạm. Cảm giác này được thực hiện bởi bàn tay con người. -Cảm giác thăng bằng là cảm giác phản ánh vị trí và những chuyển động của đầu. -Cảm giác rung, do các dao động của không khí tác động lên bề mặt của thân thể tạo nên. -Cảm giác cơ thể phản ánh tình trạng hoạt động của các cơ quan nội tạng như đói, no, đau... *Các quy luật cảm giác: -Quy luật ngưỡng cảm giác: Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan. Song không phải mọi kích thích vào giác quan đều gây ra cảm giác (kích thích quá yếu không gây ra cảm giác, kích thích quá mạnh cũng dẫn đến mất cảm giác). Kích thích chỉ gây ra được cảm giác khí kích thích đó đạt tới một giới hạn nhất định: Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác. Cảm giác có hai ngưỡng: ngưỡng cảm giác phía dưới (tối thiểu) và ngưỡng cảm giác phía trên. Phạm vi giữa hai ngưỡng cảm giác nói trên là vùng cảm giác được trong đó có vùng cảm giác tốt nhất. Bên cạnh các ngưỡng trên còn có ngưỡng sai biệt. Ngưỡng sai biệt là mức đô khác biệt tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích để có thể phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Các cơ quan cảm giác khác nhau có ngưỡng riêng của mình ở các cá nhân khác nhau ngưỡng cảm giác cũng không giống nhau. Nó chịu ảnh hưởng của các điều kiện giáo dục và rèn luyện. -Quy luật thích ứng của cảm giác: Cảm giác của con người có khả năng thích ứng, đó là khả năng thay đổi độ nhạy cảm cho phù hợp với cường độ kích thích: khi cường độ kích thích mạnh thì có sự giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích yếu thì có sự tăng độ nhạy cảm. Quy luật thích ứng có ở mọi loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng không giống nhau. Cảm giác thích ứng nhanh là cảm giác nhìn, cảm giác ngửi. Nhưng cũng có loại cảm giác thích ứng chậm hơn như cảm giác nghe và cảm giác đau. -Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác: Cảm giác của con người có thể tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự tác động nhau, chúng làm thay đổi độ nhạy cảm của nhau Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp, trên những cảm giác cùng loại hay khác loại. 2/Tri giác *Khái niệm: Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tựơng khi nó đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta. *Đặc điểm tri giác: Là quá trình tâm lí chỉ những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng đang tác động trực tiếp vào các giác quan. Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn: tính trọn ven của sự vật hiện tượng là tính trọn vẹn khách quan do bản thân sự vật hiện tượng quy định. Tri giác là quá trình tích cực gắn liền với hoạt động của con người. Tri giác mang tính tự giác giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó là một hành động tích cực trong đó có kết hợp chặt chẽ của các yếu tố của cảm giác vận động. Những qua trình trên chứng tỏ tri giác là mức phản ánh cao hơn cảm giác nhưng vẫn thuộc gia đoạn nhận thức cảm tính, chỉ phản ánh thược tính bề ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào. Quá trình tri giác diễn ra một cách tự động ngay khi con người có cảm giác. Ranh giới giữa cảm giác và tri giác về mặt thời gian là không rõ ràng. ở đây, việc tách biệt cảm giác và tri giác là hoàn toàn do mục đích nhận thức. Trên thực tế, quá trình cảm giác và tri giác diễn ra một cách liên tục và không thể chia cắt. Do vậy có quan điểm cho rằng cảm giác và tri giác là một hệ thống hợp nhất. *Các loại tri giác: -Tri giác nhìn: Tri giác nhìn phản ánh sự vật hiện tượng trọn vẹn nhờ thị giác. Một số nhân tố thuộc trường kích thích ảnh hưởng tới tri giác nhìn: Sự gần nhau giữa các sự vật đem đến tri giác các sự vật gần nhau thuộc về một nhóm: Sự giống nhau: Tri giác các sự vật giống nhau thuộc về một nhóm: Sự khép kín (bao hàm): sử dụng tất cả các thành phần để tạo ra một chỉnh thể: Nhân tố tiếp diễn tự nhiên: Các thành phần của các hình quen thuộc với chúng ta thường được liên kết thành một hình. -Tri giác không gian: Tri giác không gian phản ánh khoảng không gian tồn tại khách quan của sự vật hiện tượng. Tri giác không gian bao gồm: _ Tri giác hình dạng sự vật vật hướng _ Tri giác độ lớn của _ Tri giác chiều sâu, độ xa và các phương - Tri giác thời gian: nó phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách quan của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Cơ chế của việc tri giác thời gian gắn với sự tiếp diễn liên tục và nhịp trao đổi sinh học của các quá trình cơ thể (thường được gọi là đồng hồ sinh học). Trong đó nhịp của hệ tuần hoàn và nhịp hệ tiêu hoá đóng vai trò quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi dùng một số thuốc làm thay đổi nhịp sinh học, sẽ dẫn tới sự thay đổi của tri giác thời gian. Các nhân tố ảnh hưởng tới tri giác thời gian. Tuổi và kinh nghiệm: Trẻ em chưa biết phân biệt thời gian, dần dần trẻ mới học được cách tri giác thời gian. Động cơ, trạng thái tâm lí. -Tri giác chuyển động: Tri giác chuyển động phản ánh sự biến đổi vị trí của sự vật. Bao gồm sự thay đổi vị trí, hướng, tốc độ. Chuyển động tương đối: Đi xe nhìn bên ngoài, vật gần chuyển động nhanh, vật xa chuyển động xa chậm (thử đưa ngón tay trước mắt và ngửa đầu ra xa). Chuyển động ra xa (Radial motion): Luật xa gần trong hội hoạ. Tri giác âm thanh trong không gian: Nhờ sóng âm lan truyền theo dạng sóng nên con người nhận biết được hưởng phát ra của âm thanh. -Tri giác con người: Tri giác con người là quá trình nhận thức lẫn.nhau của con người trong quá trình giao lưu trực tiếp. Đây là loại tri giác đặc biệt vì đối tượng tri giác cũng là con người. Quá trình này bao gồm tất cả các mức độ của sự phản ánh tâm lí từ cảm giác cho đến tư duy. *Quan sát và năng lực quan sát: -Quan sát là hình thức tri giác cao nhất của con người. Đây là quá trình tri giác mang tính chủ động, có mục đích, có ý thức rõ ràng. Quan sát có vai trò quan trọng trong hoạt động của con người. -Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những đặc điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật hiện tượng cho dù những đặc điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu. Năng lực quan sát ở mỗi người khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm nhận cách. *Vai trò tri giác: Tri giác là thành phần chính trong nhận thức cảm tính, là điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong thế giới khách quan. Dựa vào các hình ảnh của tri giác, con người điều chỉnh hoạt động của mình cho thích hợp với sự vật hiện tượng khách quan. Quan sát - hình thức cao nhất của tri giác đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của hoạt động và là một phương pháp nghiên cứu khoa học. *Quy luật tri giác: -Quy luật về tính đối tượng của tri giác: là hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài. Tính đối tượng tri giác có vai trò quan trọng- nó là cơ sở của chức năng định hướng hành vi hoạt động của con người. - Quy luật về tính lựa chọn của tri giác: Bất kì đối tượng nào khi tác động vào các cơ quan cảm giác của chúng ta cũng đều nằm trong một bối cảnh nào đó, tri giác sẽ tách đối tượng đó ra khỏi bối cảnh chung quanh lấy nó làm đối tượng phản ánh của mình. Đối tượng được tri giác gọi là hình, còn bối cảnh gọi là nền. Tron quan hệ hình và nền, vai trò của hình và nền có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích tri giác, điều kiện tri giác. - Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác: Hình ảnh tri giác bao giờ cũng có một ý nghĩa nào đó, được gắn với một tên gọi nhất định. Điều này có được do sự gắn bó chặt chẽ của tri giác với tư duy. Các cảm giác khi được tổ hợp lại thành một hình ảnh trọn vẹn, sẽ được đem so sánh đối chiếu với các biểu tượng của sự vật, hiện tượng đã được lưu giữ trong trí nhớ và được xếp vào một nhóm, một lớp hay một loại hiện tượng nhất định. Từ đó ta gọi được tên của sự vật. - Quy luật về tính ổn định của tri giác: là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng không thay đổi khi đk tri giác không thay đổi. Được hình thành trong hoạt động với đồ vật là một đk cần thiết của đời sống con người. Tính ổn định của tri giác do kinh nghiệm mà có. - Quy luật tổng giác: Trong quá trình tri giác, hình ảnh tri giác không chỉ phụ thuộc vào chính đối tượng được tri giác mà còn phụ thuộc vào một số nhân tố thuộc về chủ thể tri giác. Sự phụ thuộc tri giác vào nội dung của đời sống tâm lí, đặc điểm nhân cách họ gọi là tổng giác. Các nhận tố như: Xu hướng của chủ thể đối với một cấu trúc ổn định + Kinh nghịệm trước đây, đk cơ thể, hứng thú, động cơ, 1 số nhân tố xh, hạn ưu thế xh, 1 số nhân tố tương tác giữa các cảm giác. - Ảo giác: Là sự phản ánh không chính xác về sự vật, hiện tượng. Trong thực tế hay gặp các ảo giác quang học và ảo giác hình học. * Trong nhận thức lý tính, vai trò chủ đạo thuộc về tư duy logic, tư duy và tưởng tượng sáng tạo. Đọc thêm: Nhận thức lí tính 1/Tư duy a/Khái niệm Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối lien hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiên tượng trong hiện thực khách quan mà tước đó ta chưa biết. Bản chất xã hội của tư duy: _Hành động tư duy đều dựa trên cơ sở kinh nghiệm mà các thế hệ trước đã tích lũy, tức là dựa trên các hoạt động nhận thức mà xã hội loài người đã tích lũy từ trước đến nay. _Tư duy dựa vào vốn từ ngữ mà các thế hệ trước đã sang tạo ra với tư cách là một phương tiện biểu đạt, khái quát và gìn giữ các hoạt động nhận thức của con người. _Bản chất của quá trình tư duy do thúc đẩy của nhu cầu xh, nghĩa là ý nghĩa của con người hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ nóng hỏi nhất thời đại. _Tư duy mang tính tập thể nghĩa là phải sử dụng các tài liệu thu được trong các lĩnh vực tri thức lien quan, nếu không sẽ không giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra. b/ Đặc điểm của tư duy *Tính có vấn đề: Tư duy chỉ nảy sinh khi gặp hoàn cảnh có vấn đề. Đó là những tình huống mà ở đó nảy sinh những mục đích mới, và những phương tiện, phương pháp hoạt động cũ đã có trước đây trở nên không đủ (hoặc không càn thiết để đạt mục đích đó). Nhưng muốn kích thích được tư duy thì hoàn cảnh vấn đề phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ của tư duy của cá nhân, nghĩa là cá nhân phải xác định được cái gì đã biết, cái gì chưa biết, cần phải tìm và có nhu cầu tìm kiếm. *Tính gián tiếp: Tư duy phản ánh sự vật hiện tượng một cách gián tiếp bằng ngôn ngữ. Tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ. Gián tiếp là Phải qua các khâu trung gian. Tư duy Phản ánh gián tiếp thông qua nhân thức cảm tính và thông qua kế quả tư duy của người khác (kinh nghiệm xã hội). Sở dĩ tư duy phải phản ánh gián tiếp Chứ không thể phản ánh trực tiếp được vì tư duy phản ánh cái bên trong, cái bản chất những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật. Những cái này không thể phản ánh trực tiếp bằng các giác quan. *Tính trừu tượng và khái quát: Tư duy có khả năng trừu xuất những đặc điểm, thuộc tính riêng ( cá biệt) của sự vật hiện tựơng mà giữ lại những thuộc tính bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật hiện tượng rồi trên cơ sở đó mà khái quát các sự vật hiện tượng riêng lẻ khác nhau. Nhưng có những thuộc tính bản chất thành một nhóm, một loại phạm trù, nói cách khác tư duy mang lại tính trừu tượng hóa và khái quát hóa. Nhờ đặc điểm này mà con người có thể nhìn vào tương lai. Cái khái quát là cái chung, cái bản chất của các sự vật hiện tượng cùng loại và tư duy có khả năng phản ánh chúng. Nhưng không phải mọi cái chung đều mang tính khái quát, bản chất. *Tư duy của con người có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ Tư duy của con người găn liện với ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ là phương tiện. Tư duy của con người không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ được, ngược lại ngôn ngữ cũng thể có được nếu không dựa vào tư duy. Tư duy và ngôn ngữ thống nhất với nhau nhưng không đồng nhất và tách rời nhau được. *Lý tính: Chỉ có tư duy mới giúp con người phản ảnh được bản chất của sự vạt hiện tượng những mối liên hệ và quan hệ có tính chất quy luật của chúng. Nhưng nói như vậy không phải tư duy phản ánh hoàn toàn đúng đắn bản chất sự việc hiện tượng. tư duy có phản ánh đúng hay không còn phụ thuộc vào chiến thuật và phương pháp tư duy nữa. *Tư duy có quan hệ chặt chẽ với quan hệ nhận thức cảm tính: Mối quan hệ này là quan hệ 2 chiều: tư duy được tiến hành trên cơ sở những tài liệu nhận thức cảm tính mang lại, kết quả tư duy được kiểm tra bằng thực tiễn dưới hình thức trực quan, ngược lại tư duy và kết quả của nó ảnh hưởng đến quá trình nhận thức cảm tính.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan