Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng...

Tài liệu Miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng nam

.DOC
79
268
73

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THẾ THANH TIÊN MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THẾ THANH TIÊN MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số: 838.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯƠNG DÂN KHOA HỌC: TS. ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn Thạc sĩ Luật học “Miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, hoàn toàn do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Đức Hồng Hà. Các đoạn trích dẫn và số liệu được sử dụng trong luận văn đều được dẫn từ nguồn có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tác giả luận văn Đỗ Thế Thanh Tiên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .............................................. 10 1.1. Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự ....................................................... 10 1.2. Đặc điểm của miễn trách nhiệm hình sự .................................................. 13 1.3. Ý nghĩa của miễn trách nhiệm hình sự .................................................... 17 1.4. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt ......................... 20 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2017 ................................................................................................................. 26 2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự 26 2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ......................................... 41 CHƯƠNG 3. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN TƠI ................................................................ 51 3.1. Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới ............................................................................................................. 51 3.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới ............................................................................................................. 55 KẾT LUẬN .................................................................................................... 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê tổng số vụ án, tổng số người bị khởi tố, truy tố, xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam........................................................................................................43 Bảng 2.2. Thống kê số liệu người được miễn trách nhiệm hình sự của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam................44 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bằng một hậu quả bất lợi do được áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện. Theo tình hình diễn ra trên thực tế thì tất cả các loại tội phạm và các trường hợp phạm tội cụ thể đều khác nhau. Vì thế, để đạt hiệu quả cao trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, luật hình sự Việt Nam thực hiện việc phân hóa các trường hợp phạm tội, các đối tượng phạm tội khác nhau để có đường lối xử lý một cách có hiệu quả, phù hợp, chính xác và công bằng. Trong một điều kiện nhất định nào đó, các trường hợp phạm tội xảy ra trong thực tiễn, một người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có các căn cứ pháp lý mà luật hình sự quy định là tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Và miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng của luật hình sự Việt Nam, chế định này thể hiện chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự và nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo giục, cải tạo, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Miễn trách nhiệm hình sự cũng có mối quan hệ hữu cơ và chặt chẽ với chế định trách nhiệm hình sự. Vì thế, nếu giải quyết tốt vấn đề trách nhiệm hình sự, đồng thời áp dụng đúng đắn và chính xác chế định miễn trách nhiệm hình sự sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác phòng và chống tội phạm, bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của Nhà nước, các 1 quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Trong lịch sử pháp luật hình sự ở nước ta, chế định miễn trách nhiệm hình sự mới được nhà làm luật nước ta ghi nhận chính thức khi Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời. Trước thời gian đó, nội dung này chưa được ghi nhận với tính chất là một chế định độc lập trong pháp luật hình sự nhưng trong thực tiễn xét xử cho thấy có một số văn bản pháp lý được thừa nhận và áp dụng như miễn trách nhiệm hình sự qua các tên gọi khác như: “tha bổng bị cáo”, “tha miễn trách nhiệm hình sự”, “miễn tố”, “miễn nghị cho bị cáo”, “miễn hết cả tội”, “xá miễn” ... Đến lần pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự Việt Nam với việc thông qua Bộ luật Hình sự năm 1999, nhưng các khái niệm pháp lý về miễn trách nhiệm hình sự chưa được các nhà làm luật ở nước ta ghi nhận, hậu quả pháp lý của việc miễn trách nhiệm hình sự, hoặc các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự vẫn còn được quy định rải rác ở các điều luật, như vậy là chưa chính xác về mặt khoa học và chưa đạt về mặt lập pháp. Mặt khác, thực tiễn áp dụng chế định này cũng đã đặt ra nhiều vướng mắc đòi hỏi khoa học hình sự phải nghiên cứu giải quyết. Đến nay, Bộ luật Hình sự năm 2015 được coi là bước phát triển mới trong việc giải quyết các vấn đề về miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự có căn cứ, chính xác, đúng pháp luật sẽ có tác dụng rất lớn thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện. Việc sửa đổi, bổ sung một số quy phạm của chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đã tạo điều kiện cho các cơ quan áp dụng pháp luật đạt được hiệu quả cao trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng, vẫn còn bất cập ở một số quy định, các văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự trong thời gian qua chưa được kịp thời, đầy đủ nên một số quy phạm pháp luật của 2 chế định miễn trách nhiệm hình sự còn nhận thức, áp dụng chưa đúng. Trong xu thế hội nhập như hiện nay, cùng với sự phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… Trong đó, nhiều vấn đề của pháp luật hình sự cũng luôn vận động và phát triển nên đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu, thay đổi, bổ sung các nội dung, quy định cho phù hợp, và trong đó có chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Trước tình hình đó, để tiếp tục hoàn thiện Bộ luật Hình sự hiện hành, chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chế định miễn trách nhiệm hình sự, đưa ra các giải pháp cần thiết để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, nhằm đảm bảo áp dụng đúng đắn chế định miễn trách nhiệm hình sự trên cả nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Đây chính là lý do luận chứng cho việc tác giả đã lựa chọn đề tài “Chế định miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định quan trọng, có liên quan chặt chẽ và mật thiết với chế định trách nhiệm hình sự và nhiều chế định khác trong luật hình sự nên được các nhà nghiên cứu luật hình sự quan tâm và nghiên cứu. Ở nước ta, thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nội dung liên quan đến chế định miễn trách nhiệm hình sự này. Đáng chú ý là những công trình sau: GS. TSKH. Lê Văn Cảm: 1) Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Trong sách: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, Tập thể tác giả do GS. TSKH Lê Văn Cảm chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002); 2) Về các dạng miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999 (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2001); 3) Về sáu dạng miễn trách 3 nhiệm hình sự khác (ngoài Điều 25) trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 2/2001); 4) Về bản chất pháp lý của các khái niệm: Miễn trách nhiệm hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chịu trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 1/2002); 5) Khái niệm, các đặc điểm (dấu hiệu), phân loại và bản chất pháp lý của các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3(10)/2001); 6) Điều 25 - Miễn trách nhiệm hình sự (Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 - Tập I. Phần chung, Tập thể tác giả do TS. Uông Chu Lưu chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001). Bên cạnh đó, qua các tập chí của một số tác giả khác, vấn đề miễn trách nhiệm hình sự còn được đề cập và nghiên cứu như: 1) Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Khoa học (Khoa học xã hội), số 4/1997) của TS. Nguyễn Ngọc Chí; 2) Về chế định miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1988) và Về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12/2001) của PGS.TS Phạm Hồng Hải; 3) Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Luật học, số 5/1997) của TS. Lê Thị Sơn; 4) Một số ý kiến về miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/1993) và Hoàn thiện các quy định của luật tố tụng hình sự về đình chỉ điều ra và đình chỉ vụ án (Tạp chí Kiểm sát, số 5/2002) của tác giả Phạm Mạnh Hùng; 5) Những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo điều 48 Bộ luật hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số chuyên đề về Bộ luật hình sự, số 4/1999) của tác giả Thái Quế Dung; 6) Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp “Do sự chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” theo quy định của điều Điều 25 Bộ luật Hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 1/2002) của tác giả Nguyễn Hiển 4 Khanh; 7) Hoàn thiện các quy định về miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 5/2004); Về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 (Tạp chí Khoa học. chuyên san Kinh tế - Luật, số 1/2004)... Và trong các Giáo trình và sách tham khảo, vấn đề này còn được đề cập, phân tích cụ thể hơn như: 1) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997; 2) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Tập thể tác giả do PGS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học Huế, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000; 3) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Tập thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 và 2003 (tái bản lần thứ nhất); 4) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập thể tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002; 5) Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999 Phần chung (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000) của ThS. Đinh Văn Quế; 6) Trách nhiệm hình sự và hình phạt. Tập thể tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001;... Khái quát những nghiên cứu trên về chế định miễn trách nhiệm hình sự cho thấy các công trình này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đã công bố trên nhiều tạp chí khoa học chuyên ngành, nhiều sách báo pháp lý hình sự. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào hệ thống hóa các vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm hình sự, nghiên cứu tổng thể lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam. Hơn nữa, nhiều nội dung xung quanh việc áp dụng và mở rộng các quy định về miễn trách nhiệm hình sự đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu một cách chuyên khảo, toàn diện và sâu sắc hơn từ các nhà khoa học hình sự, đặc biệt là nghiên cứu trong thực tiễn áp dụng chế định này trên địa bàn của một địa phương cụ thể là tỉnh Quảng Nam. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ về mặt lý luận, phân tích để làm rõ về mặt khoa học các nội dung cơ bản của chế định miễn trách nhiệm hình sự ở khía cạnh lập pháp và vấn đề áp dụng chúng trong thực tiễn, xác định những bất cập để đề xuất các giải pháp cụ thể, góp phần tiếp tục hoàn thiện những quy định này trong pháp luật hình sự Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân cơ bản trong việc áp dụng các quy phạm của chế định miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm và giáo dục, cải tạo người phạm tội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu như đã đề cập ở trên, luận văn này tập trung vào việc giải quyết những nhiệm vụ sau: - Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển của chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam từ thời phong kiến đến nay. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các quy định về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, nhằm làm sáng tỏ bản chất pháp lý của những quy định về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam. Luận văn xây dựng khái niệm, phân tích các đặc điểm cơ bản, ý nghĩa của miễn trách nhiệm hình sự. So sánh mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt. - Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự tại tỉnh Quảng Nam. Đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc quy định và áp dụng chế định này, những số liệu thống kê trên thực tế, những thiếu sót, khuyết điểm và những vướng mắc của việc áp 6 dụng pháp luật hình sự liên quan đến chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong Bộ luật hình sự, đồng thời tác giả đề xuất những giải pháp hoàn thiện cụ thể nhằm góp phần tạo sự nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quy định về miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội của pháp luật hình sự Việt Nam. Các vấn đề cơ bản như: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện. Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu đánh giá, nhận xét số liệu từ thực tiễn tại tỉnh Quảng Nam về việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Từ đó đưa ra các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội theo luật hình sự Việt Nam dưới góc độ của luật hình sự và nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Phương pháp luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật. Luận văn được trình bày trên cơ sở nghiên cứu các lý luận, đặc thù của khoa học pháp 7 luật hình sự, các văn bản pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự và các văn bản pháp lý khác, những luận điểm khoa học có liên quan đến miễn trách nhiệm hình sự. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học luật hình sự như: lịch sử, phân tích, so sánh, thống kê… để luận chứng được các vấn đề tương ứng và tổng hợp các tri thức khoa học qua các nghiên cứu của pháp luật hình sự nước ta. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là công trình chuyên khảo có hệ thống ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, trong đó tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Phân tích một cách có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội như: Khái niệm, bản chất pháp lý và các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự, những quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, luận văn góp phần xác định cơ sở khoa học cho việc nhận thức chế định này được thống nhất. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn nghiên cứu khái quát việc áp dụng các quy định pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong hoạt động thực tiễn tỉnh Quảng Nam, phân tích một số điểm chưa phù hợp của Bộ luật Hình sự và một số vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến việc giải quyết vấn đề miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. 8 Từ đó, để góp phần nhân đạo hóa hơn nữa trong chính sách hình sự, luận văn kiến nghị bổ sung những trường hợp có thể áp dụng miễn trách nhiệm hình sự, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm góp phần giải thích, hướng dẫn áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự được thống nhất, có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn về đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm các phần cơ bản như: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục. Trong đó phần nội dung của luận văn được trình bày qua ba chương. Chương 1: Lý luận về miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017. Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 9 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng của luật hình sự Việt Nam, trước khi xây dựng khái niệm miễn trách nhiệm hình sự, vấn đề cơ bản đầu tiên là phải làm rõ khái niệm trách nhiệm hình sự vì miễn trách nhiệm hình sự có quan hệ chặt chẽ và gắn liền với chế định trách nhiệm hình sự. Để tìm hiểu và nghiên cứu khái niệm và bản chất pháp lý của chế định miễn trách nhiệm hình sự, trước tiên phải xem xét, tìm hiểu khái niệm và các nội dung cơ bản của chế định trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam. Miễn trách nhiệm hình sự xuất hiện khi có trách nhiệm hình sự, cho nên việc nhận thức khoa học đúng đắn về trách nhiệm hình sự sẽ tạo cơ sở vững chắc cho nhận thức về miễn trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định. Là một dạng của trách nhiệm pháp lý, từ trước đến nay, xung quanh khái niệm "trách nhiệm hình sự" là gì (?) vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, mà cụ thể là: Theo TSKH Lê Cảm thì "trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định" [9, tr. 122]; Còn GS.TSKH Đào Trí úc lại quan niệm "trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã gây ra tội phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước" [45, tr.41]; 10 Và theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa và TS. Lê Thị Sơn thì "trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích" [18, tr. 126] ... Do đó, dưới góc độ khoa học luật hình sự, TSKH. Lê Cảm đã đưa ra định nghĩa về trách nhiệm hình sự qua hai vấn đề, cơ sở và điều kiện: "Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm" - "Điều kiện của trách nhiệm hình sự là căn cứ riêng cần và đủ, có tính chất bắt buộc và do luật hình sự quy định mà chỉ khi nào có tổng hợp tất cả chúng (các căn cứ riêng đó) thì một người mới phải chịu trách nhiệm hình sự" [7, tr. 130]. Như vậy, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi người đó có đầy đủ cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình sự về việc thực hiện tội phạm. Nhưng trong thực tiễn có một số trường hợp, một người phạm tội mặc dù có đầy đủ cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình sự nhưng khi có căn cứ và những điều kiện nhất định thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự, và cũng có thể họ được miễn trách nhiệm hình sự. Cho nên, có thể khẳng định rằng, cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ cơ sở của trách nhiệm hình sự. Trong luật hình sự Việt Nam, chế định miễn trách nhiệm hình sự đã thể hiện được chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội, qua đó nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, tạo điều kiện về giáo dục, cải tạo để họ nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Đến thời điểm này, việc đưa ra khái 11 niệm về miễn trách nhiệm hình sự trong trong khoa học luật hình sự vẫn có nhiều quan điểm khác nhau như: "Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam và được thể hiện bằng việc xóa bỏ hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó" [10, tr. 7]; "Miễn trách nhiệm hình sự là việc miễn kết tội cũng như áp dụng hình phạt đối với người thực hiện tội phạm và do vậy họ không bị coi là có tội. Nói cách khác, miễn trách nhiệm hình sự là miễn những hậu quả pháp lý đối với người phạm tội do pháp luật hình sự quy định" [7, tr. 14]; "Miễn trách nhiệm hình sự là việc hủy bỏ sự đánh giá tiêu cực đối với người đó dưới hình thức bản án" [6, tr. 31]; "Miễn trách nhiệm hình sự có nghĩa là miễn những hậu quả pháp lý về các tội phạm đối với người thực hiện tội phạm khi có những điều kiện theo quy định của pháp luật" [14, tr. 109]; "Miễn trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc của luật hình sự dựa trên cơ sở xung đột về lợi ích, dùng để chỉ ra rằng không có tội phạm được thực hiện mặc dù trên thực tế hành vi của một người nào đó đã thỏa mãn cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan đối với một loại tội phạm. Nguyên tắc này được nhắc đến như là miễn trách nhiệm hình sự và không phải là miễn hình phạt bởi vì bị cáo không chỉ tránh khỏi hình phạt mà hơn thế nữa hành vi đó không được coi là tội phạm trong những điều kiện miễn trừ" [8, tr. 184]. "Miễn trách nhiệm hình sự có nghĩa là miễn những hậu quả pháp lý đối với một tội phạm do pháp luật quy định" [7, tr. 269]; "Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc tội một người chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã thực hiện" [12, tr. 321]; "Miễn trách nhiệm hình sự là không truy cứu trách nhiệm hình sự một 12 người về việc đã thực hiện một tội phạm được quy định trong luật hình sự, thể hiện trong một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" [18, tr. 238]; "Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà người đó đã phạm" [13, tr. 166]; Tổng hợp tất cả các quan điểm khoa học trong nước ta thấy đều tương đối thống nhất trong việc khẳng định rõ nội dung và bản chất pháp lý của miễn trách nhiệm hình sự. Tóm lại, để xây dựng một khái niệm thì trong đó phải thể hiện được đầy đủ và chính xác về nội dung, bản chất, đối tượng áp dụng, hình thức thể hiện ngắn gọn và nhất quán về mặt pháp lý, đồng thời phù hợp với thực tiễn và chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước. Và trên cơ sở tổng kết một số các quan điểm khoa học nêu trên, kết hợp với việc phân tích các quy định của pháp luật hình sự có liên quan, dưới góc độ khoa học luật hình sự, theo tác giả khái niệm miễn trách nhiệm hình sự có thể được định nghĩa như sau: Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam, được thể hiện bằng văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng với nội dung không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện luật định. 1.2. Đặc điểm của miễn trách nhiệm hình sự Từ các khái niệm nêu trên và trên cơ sở nghiên cứu các quy định về miễn trách nhiệm hình sự của pháp luật hình sự hiện hành, chúng ta có thể đưa ra một số đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng phản ánh rõ nét và thể hiện tính nhân đạo của chính sách hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam. Và chế định miễn trách nhiệm hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu để Nhà nước ta thực hiện chính sách phân hóa và trong đường lối xử lý thể hiện được phương châm "nghiêm trị kết hợp 13 với khoan hồng", "trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải tạo"... Và chỉ có thể được đặt ra đối với người nào là chủ thể của chính tội phạm ấy, đồng thời phải đáp ứng đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện trong từng trường hợp cụ thể được quy định trong pháp luật hình sự hiện hành, cũng như tuỳ thuộc vào từng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có thể là tuỳ nghi (lựa chọn) hay bắt buộc. Còn trong thực tiễn áp dụng, ngay cả khi trường hợp có đầy đủ căn cứ pháp lý và đáp ứng đủ các điều kiện quy định, nhưng nếu trường hợp đó là tuỳ nghi (lựa chọn) thì việc áp dụng hay không áp dụng miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội đó là do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Thứ hai, người được miễn trách nhiệm hình sự không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội, nhưng nếu không có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện do luật định thì người đó có thể phải chịu hậu quả bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế hình sự được quy định trong pháp luật hình sự. Như vậy, không phải bất kỳ trường hợp nào một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm, bị xã hội lên án và đáng bị xử lý về hình sự đều phải chịu trách nhiệm hình sự, mà có trường hợp xét thấy không cần phải áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người đó mà vẫn đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm, thể hiện được việc giáo dục, cải tạo tốt để hòa nhập với cộng đồng của người phạm tội. Bên cạnh đó, việc người phạm tội đáp ứng được những điều kiện nhất định khác thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho họ. Thứ ba, theo giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể, miễn trách nhiệm hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định phải được thể hiện bằng văn bản. Hiện tại, Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra (bằng văn bản) khi có căn cứ quy định tại Điều 16, Điều 29 và khoản 14 2 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án (bằng văn bản) khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 16, Điều 29 và khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hoặc rút quyết định truy tố và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án theo Điều 285 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 16, Điều 29 và khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 282 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Thứ tư, trong luật hình sự Việt Nam, miễn trách nhiệm hình và trách nhiệm hình sự có quan hệ chặt chẽ và gắn liền với nhau. Cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ cơ sở của trách nhiệm hình sự. Qua đó, có thể hiểu một cách chung nhất thì trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải chịu cho những hành vi phạm tội do mình gây ra, và được thể hiện bằng việc người đó bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định. Còn miễn trách nhiệm hình sự có nghĩa là không buộc người phạm tội phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội do mình gây ra, mà lẽ ra nếu không có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện do luật định để được miễn trách nhiệm hình sự, thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Trong đó, cơ sở chung của miễn trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hình sự đó là “việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm”. Cả hai trường hợp áp dụng này, chủ thể là người phạm tội, thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi theo luật định mà luật hình sự quy định là tội phạm. Cho nên, người phạm tội là người phải chịu trách nhiệm hình sự, còn người được miễn trách nhiệm hình sự (cũng là người phạm tội) nhưng trường hợp phạm tội của 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan