Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Mô hình tổ chức thi hành án ở Việt Nam hiện nay...

Tài liệu Mô hình tổ chức thi hành án ở Việt Nam hiện nay

.PDF
168
1293
127

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ HOÀI THU MÔ HÌNH TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - NĂM 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ HOÀI THU MÔ HÌNH TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 62.38.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN MINH ĐOAN HÀ NỘI - NĂM 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng; những phát hiện đưa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đào Thị Hoài Thu MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu 1.4. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, hướng tiếp cận, giả thuyết nghiên cứu và dự kiến kết quả nghiên cứu của luận án Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN 2.1. Khái niệm, vai trò của mô hình tổ chức thi hành án 2.2. Các thành tố của mô hình tổ chức thi hành án, điều kiện đảm bảo vận hành và mối quan hệ của chúng 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tổ chức thi hành án 2.4. Mô hình tổ chức thi hành án một số nước trên thế giới và những gợi mở đối với Việt Nam Chương 3: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN Ở VIỆT NAM 3.1. Quá trình hình thành và phát triển mô hình tổ chức thi hành án ở Việt Nam 3.2.Thực trạng mô hình tổ chức thi hành án hình sự ở Việt Nam hiện nay 3.3.Thực trạng mô hình tổ chức thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay 3.4. Ưu điểm, hạn chế, bất cập, nguyên nhân của mô hình tổ chức thi hành án ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN Ở VIỆT NAM 4.1.Quan điểm đổi mới mô hình tổ chức thi hành án ở Việt Nam 4.2.Phương hướng đổi mới mô hình tổ chức thi hành án ở Việt Nam hiện nay 4.3.Giải pháp đổi mới mô hình tổ chức thi hành án ở Việt Nam hiện nay 4.4. Kiến nghị lộ trình hoàn thiện mô hình tổ chức thi hành án ở Việt Nam KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 1 7 7 16 22 25 29 29 44 56 62 72 72 84 96 107 118 118 126 137 148 151 153 154 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHV Chấp hành viên ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam THA Thi hành án TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TTV Thẩm tra viên THADS Thi hành án dân sự TPL Thừa phát lại THAHS Thi hành án hình sự PCXHCN Pháp chế xã hội chủ nghĩa UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thi hành án là hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo hiệu lực của các bản án, quyết định của tòa án góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Kết quả của giai đoạn thi hành án là thước đo hiệu lực, hiệu quả của toàn bộ hệ thống tư pháp. Việc xét xử đúng, khách quan là vô cùng quan trọng, nhưng khi các bản án không được thi hành hoặc thi hành không đúng thì toàn bộ quá trình hoạt động của hệ thống cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và các hoạt động bổ trợ tư pháp khác sẽ không có ý nghĩa. Do vậy, việc bảo đảm thi hành hiệu quả trên thực tế các bản án, quyết định của tòa án đã được ghi nhận trong Hiến pháp như là một nguyên tắc Hiến định. Điều 106 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Chính vì tầm quan trọng của thi hành án nên việc nghiên cứu và không ngừng đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức thi hành án theo hướng hiệu lực, hiệu quả là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, nhằm tìm ra được mô hình tối ưu nhất để đảm bảo hoàn thành sứ mệnh của nó. Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng CSVN đã xác định “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội. Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước”[41,tr 39]. Do vậy, việc đổi mới tổ chức bộ máy cơ quan thi hành án, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác thi hành án là nhiệm vụ quan trong trong tổng thể nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHXN Việt Nam. 1 Thực tiễn thi hành án từ năm 1993 đến nay, nhất là từ khi có Luật thi hành án dân sự năm 2008, Luật thi hành án hình sự năm 2010, Luật Tố tụng hành chính năm 2010 (sau đó là Luật Tố tụng hành chính 2015), hoạt động thi hành án đã có nhiều tiến bộ, mô hình tổ chức thi hành án bước đầu được quy định bằng các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao, kết quả thi hành án ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, khắc phục được nhiều điểm hạn chế. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc, bất cập xuất phát từ tổ chức bộ máy và công tác quản lý thi hành án, hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án và cơ quan quản lý công tác thi hành án phân tán, thiếu tập trung, cơ chế phối hợp trong thi hành án hiện nay chưa hiệu quả; cơ quan thi hành án trong quân đội hiện nay đang chồng chéo về nhiệm vụ… đã làm giảm hiệu lực hiệu quả của công tác thi hành án; án tồn đọng ngày càng tăng, cơ chế phối hợp giữa thi hành án hình sự và thi hành án dân sự chưa nhịp nhàng; vấn đề nhận thức xây dựng một mô hình tổ chức thi hành án thống nhất, hiệu lực hiệu quả vẫn còn chưa thống nhất… Trước tình hình đó, việc nghiên cứu và đề xuất xây dựng mô hình tổ chức thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền và chiến lược cải cách tư pháp là một vấn đề bức xúc. Do đó, việc nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện các vấn đề về mô hình tổ chức thi hành án là hết sức cần thiết, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời giải quyết những vướng mắc bất cập hiện nay trong công tác thi hành án. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn “Mô hình tổ chức thi hành án ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn mô hình tổ chức thi hành án ở Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất phương hướng, quan điểm và giải pháp đổi mới mô hình tổ chức thi hành án, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong thi hành án, góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của luận án gồm: - Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, rút ra những điểm hợp lý để kế thừa, phát triển nhằm mở rộng hướng nghiên cứu để đạt mục đích đề ra. - Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận về mô hình tổ chức thi hành án như: khái niệm, đặc điểm mô hình tổ chức thi hành án; các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tổ chức thi hành án... - Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng mô hình tổ chức thi hành án ở nước ta thông qua sự vận hành của nó dưới các góc độ: chức năng, nhiệm vụ của bộ máy tổ chức các cơ quan thi hành án qua các thời kỳ; quy định pháp luật về mô hình tổ chức thi hành án; thực tiễn kết quả hoạt động thi hành án trong những năm qua...; - Nghiên cứu đánh giá mô hình tổ chức thi hành án của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. - Đặt ra những yêu cầu cần thiết và nêu quan điểm về đổi mới mô hình tổ chức thi hành án, đề xuất phương hướng đổi mới mô hình tổ chức thi hành án đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đặt trong tổng thể của việc phát triển kinh tế-xã hội và cải cách tư pháp, cải cách hành chính. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận về thi hành án, xác định khái niệm thi hành án, bản chất của thi hành án, khái niệm mô hình tổ chức thi hành án và sự vận hành của nó; những yêu cầu của cải cách tư pháp trong xây dựng mô hình tổ chức thi hành án và giới hạn nghiên cứu theo khái niệm đã phân tích. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu nội dung cơ bản về mô hình tổ chức thi hành án đang vận hành ở Việt Nam hiện nay. 3 Các số liệu liên quan đến đề tài được tham khảo thống kê từ năm 1993 đến 2016 qua các báo cáo của Chính phủ và của các cơ quan Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về cải cách tư pháp, về thi hành án và mô hình tổ chức thi hành án nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài chú trọng những quan điểm, tri thức khoa học có tính phổ biến ở trong nước và nước ngoài về mô hình tổ chức thi hành án và pháp luật về thi hành án để tham khảo và phục vụ cho việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, tác giả luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh để làm sáng tỏ các vấn đề cần được nghiên cứu trong phạm vi đề tài: được sử dụng trong chương 2, 3, 4 để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp đổi mới mô hình tổ chức thi hành án. Kết hợp tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học nhằm làm rõ khái niệm và bản chất của thi hành án, mô hình tổ chức thi hành án (sử dụng trong chương 1, 2, 3, 4) - Phương pháp thống kê, tổng hợp, hệ thống, so sánh được sử dụng trong chương 3 khi đánh giá thực trạng mô hình tổ chức thi hành án ở nước ta qua các giai đoạn. - Phương pháp nghiên cứu so sánh nhằm so sánh mô hình tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam với một số nước trên thế giới (chủ yếu tại chương 1). - Phương pháp khảo sát thực tiễn, sử dụng số liệu thống kê thi hành án của các cơ quan quản lý: nhằm tìm hiểu, đánh giá sự tác động của mô hình tổ chức đối với kết quả thi hành án; phương pháp nghiên cứu gián tiếp thông qua tổng hợp và phân tích tư 4 liệu, nhất là các tư liệu sơ cấp, so sánh các vấn đề nghiên cứu giữa các đối tượng được chọn lựa (chủ yếu tại chương 2, 3). - Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: nhằm tìm hiểu, đánh giá mối quan hệ giữa các loại hình thi hành án, thực tiễn hệ thống tổ chức thi hành án hiện nay cũng như quan điểm, định hướng hoàn thiện mô hình tổ chức thi hành án (chủ yếu tại chương 3, 4). - Phương pháp phân tích, dự báo khoa học, nhằm dự báo về các xu hướng phát triển và các yêu cầu hoàn thiện mô hình tổ chức thi hành án đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp (chủ yếu tại chương 4). 5. Những điểm mới của luận án Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về mô hình tổ chức thi hành án ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau: - Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện các quan điểm, quan niệm về thi hành án và mô hình tổ chức thi hành án, luận án đã xây dựng khái niệm khoa học mô hình tổ chức thi hành án, chỉ ra vai trò, đặc trưng của mô hình tổ chức thi hành án, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tổ chức thi hành án tại Việt Nam. - Chỉ rõ quá trình hình thành và phát triển của mô hình tổ chức thi hành án ở Việt Nam từ khi thành lập nước (từ 1945 đến nay); phân tích, đánh giá thực trạng mô hình tổ chức thi hành án Việt Nam hiện nay, khẳng định những bước phát triển, những ưu điểm cần phát huy, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Luận giải những ưu điểm, hạn chế của mô hình tổ chứ c thi hành án hiện nay; đề xuất, thiết kế mô hình tổ chức thi án mới trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài và xu thế chung của thế giới nhằm hướng tới một nền tư pháp công khai, minh bạch, bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. - Đưa ra một số giải pháp cơ bản về thống nhất nhận thức trong hệ thống chính trị để tập trung nguồn lực xây dựng mô hình tổ chức thi hành án tập trung thống nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án, trong đó quy định rõ về cơ cấu tổ chức, 5 cơ chế vận hành của mô hình tổ chức thi hành án do một cơ quan quản lý, chuẩn bị đủ các nguồn lực về con nghười, về cơ sở vật chất để vận hành mô hình tổ chứ c thi hành án khi đủ điều kiện về kinh tế- xã hội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần bổ sung và làm giàu thêm những kiến thức lý luận về thi hành án và mô hình tổ chức thi hành án; xây dựng cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng sự vận hành của mô hình tổ chức thi hành án; xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức thi hành án và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thi hành án. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy luật học chuyên sâu về thi hành án và tổ chức bộ máy thi hành án. Luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và trách nhiệm xã hội trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi hành án; xây dựng Nhà nước pháp quyền trong đó xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 04 chương 16 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC Rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến thi hành án đã được công bố, đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc hơn những vấn đề về lý luận và thực tiễn hoạt động thi hành án nói chung và mô hình tổ chức của thi hành án nói riêng, cụ thể như: 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về thi hành án - Đề tài khoa học cấp nhà nước, “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới”, Nguyễn Đình Lộc (chủ nhiệm đề tài), 2004. Đề tài nghiên cứu toàn diện các vấn đề về tổ chức và hoạt động của thi hành án, đánh giá thực trạng của công tác thi hành án, những vấn đề còn chưa đáp ứng được nhiệm vụ được đặt ra của cải cách tư pháp, ví dụ, tình trạng phân tán, thiếu tập trung, không thống nhất từ khâu tổ chức, thực hiện, thi hành các bản án, quyết định đến khâu quản lý nhà nước chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu phối hợp, kết hợp giữa các cơ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính hiệu quả của công tác thi hành án. Đề tài này đã nghiên cứu toàn diện các vấn đề về tổ chức thi hành án nói chung và từng loại hình thi hành án gồm thi hành án hình sự, dân sự, thi hành án kinh tế, lao động, hành chính, thi hành án trong quân đội, thi hành án hình sự, dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, đưa ra mục tiêu, quan điểm, yêu cầu và những giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong thời gian tới. Đề tài tập trung nghiên cứu các phương án đổi mới công tác thi hành án theo hai phương diện: đổi mới hệ thống quản lý công tác thi hành án và đổi mới chế độ, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các chức danh thi hành án. - Đề tài khoa học xã hội cấp nhà nước, “Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Toà án trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân”, Uông Chu Lưu (chủ 7 biên), Hà Nội, 2006. Đề tài đã làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn, khái niệm, vị trí, vai trò, bản chất, đặc trưng của các cơ quan tư pháp và thủ tục tư pháp; quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Điều nổi bật trong phần này là làm rõ những quan điểm về quyền tư pháp, tổ chức phân công lao động quyền lực nhà nước. Cùng với việc làm rõ về mặt lý luận, đề tài đã khái quát về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, thi hành án…) trước và sau Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986). Đánh giá những thành tựu chung về cơ quan tư pháp và hoạt động của các cơ quan này; những thành tựu về cải cách thủ tục tư pháp; huy động sự tham gia rộng rãi và tích cực của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức xã hội, nhân dân với công tác tư pháp; đánh giá đổi mới tổ chức, hoạt động của từng loại cơ quan tư pháp. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân; hình thành những quan điểm, tiền đề và yêu cầu cải cách tư pháp nhằm xây dựng phương hướng và giải pháp thực hiện cải cách tư pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tố tụng như: điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án... - Chuyên đề Thông tin Khoa học pháp lý, “Xã hội hoá hoạt động thi hành án dân sự - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, tháng 5/2001, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp. Chuyên đề này giới thiệu tổ chức thi hành án dân sự ở Việt Nam trước và sau năm 1945; giới thiệu tổ chức thi hành án dân sự của Cộng hoà Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Nhật Bản, Thái Lan; đánh giá thực trạng về tổ chức bộ máy và về hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam; quan niệm về xã hội hoá; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá. Từ những vấn đề do thực tiễn đặt ra như: bộ máy thi hành án dân sự hiện nay mang tính chất là các cơ quan nhà nước và phải đảm nhiệm một khối lượng công việc hết sức lớn; việc cơ quan Nhà nước đảm nhận tổ chức thực hiện miễn phí thi hành các loại bản án là một sự bao cấp không cần thiết, sự không cần thiết thể hiện ở việc phải dùng ngân sách Nhà nước là nguồn đóng góp của toàn thể nhân dân để chi phục vụ cho lợi ích của một số ít người; việc tổ chức thi hành án dân sự do cơ quan Nhà nước đảm nhiệm toàn bộ, một mặt việc này gây nên sự quá tải, mặt khác phương thức, cách thức thi hành không mềm 8 dẻo, không linh hoạt, máy móc dễ tạo nguy cơ tiêu cực trong việc tổ chức thi hành án, chuyên đề đã đưa ra những cơ sở lý luận để giải quyết những vấn đề như xã hội hoá có mâu thuẫn, có phải là sự chia sẻ quyền lực tư pháp không; nhân tố ảnh hưởng đến việc xã hội hoá hoạt động thi hành án dân sự; mục tiêu và lợi ích của việc xã hội hoá hoạt động thi hành án dân sự; những nội dung của hoạt động thi hành án dân sự có thể xã hội hoá được (phạm vi xã hội hoá). - Luận án tiến sĩ luật học, “Pháp chế XHCN trong hoạt động THADS ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Quang Thái, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2008. Luận án làm sáng tỏ những vấn đề có tính lý luận về pháp chế XHCN trong hoạt động THADS. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp chế XHCN trong hoạt động THADS, xác định phương hướng, giải pháp bảo đảm PCXHCN trong hoạt động THADS ở Việt Nam. - Một số công trình trên nghiên cứu về chế định Thừa phát lại của Việt Nam (miền Nam trước năm 1975) và của một số nước trên thế giới, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, mô hình tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, đồng thời đã phân tích và đưa ra một số cơ sở chứng minh khả năng xã hội hóa hoạt động THADS ở Việt Nam, các công trình đó là: “Những cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định thừa phát lại” (Đề tài cấp Bộ 95-98-114/ĐT) do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện năm 1995; “Xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Chuyên đề Thông tin Khoa học pháp lý - tháng 5/2001, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp; “Xã hội hóa một số nội dung THADS” Lê Xuân Hồng, luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về pháp luật thi hành án - Sách, "Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn", Võ Khánh Vinh - Nguyễn Mạnh Kháng (chủ biên), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006. Công trình này nghiên cứu về pháp luật thi hành án hình sự ở Việt Nam. Đặc biệt cuốn sách này có những quan điểm, luận giải, đề xuất, kiến nghị về những vấn đề cơ bản trong thi hành án hình sự, hệ thống các cơ quan thi hành án hình sự, 9 mô hình thi hành án hình sự. Đây là những điểm mới về mặt lý luận cần được lưu ý trong việc tiếp tục nghiên cứu những giải pháp đổi mới công tác thi hành án hình sự ở nước ta trong điều kiện hiện nay. Lĩnh vực thi hành án dân sự cũng đã được phân tích trong phần thi hành các quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, bồi thường thiệt hại trong bản án hình sự. - Sách, “Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự ở Việt Nam”, Vũ Trọng Hách, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006. Công trình nghiên cứu và đưa ra những luận điểm khoa học về quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự nói riêng, tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển, những thành tựu, kết quả và cả những tồn tại, khiếm khuyết của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự ở nước ta trong gần 60 năm qua, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự trong thời gian tới có tham khảo kinh nghiệm một số nước trên thế giới về vấn đề này. Về thi hành án dân sự, công trình cũng chỉ đề cập sơ qua, chủ yếu là so sánh, đề cập tới việc quản lý nhà nước về thi hành án dân sự đã được pháp luật quy định tương đối đầy đủ, cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên thi hành án dân sự được quyền ra quyết định về thi hành án khi tổ chức thi hành án, còn thi hành án hình sự chưa được pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể về những vấn đề này. Tác giả cũng đề xuất xây dựng một Bộ luật Thi hành án thống nhất điều chỉnh chung tất cả các lĩnh vực thi hành án, bổ sung chức danh chấp hành viên thi hành án hình sự để theo dõi, tổ chức thi hành án hình sự. - Sách,“Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam”, Lê Thu Hà, Nxb Chính trị Quốc gia, 2011. Công trình nghiên cứu phân tích một số bất cập của thực trạng pháp luật thi hành án dân sự, qua đó đưa ra đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự. - Luận án tiến sĩ luật học, “Hoàn thiện pháp luật THADS ở Việt Nam hiện nay” Nguyễn Thanh Thủy, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007. Luận án làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận về THADS, pháp luật THADS. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật THADS trước năm 2007, xác định phương 10 hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật THADS ở Việt Nam trước khi Luật THADS năm 2008 ra đời. - Luận án tiến sĩ luật học, “Hiệu quả áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam”, Đặng Đình Quyền, Hà Nội, 2012, công trình này đã nghiên cứu việc áp dụng pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự cơ bản và chủ yếu do cơ quan thi hành án dân sự mà cụ thể là chấp hành viên thực hiện, đồng thời cũng chỉ ra những bất cập, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của việc áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự. - Luận văn Thạc sĩ luật học, “Thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” của tác giả Lại Anh Thắng Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2010), nghiên cứu chủ yếu về thực trạng thi hành pháp luật thi hành án, phân tích những hạn chế, bất cập và đưa ra giải pháp khắc phục. 1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam - Đề tài khoa học xã hội cấp nhà nước “Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của toà án trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân”, Uông Chu Lưu (chủ biên), Hà Nội, 2006. Công trình đã làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn của các cơ quan tư pháp và thủ tục tư pháp; quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Làm rõ những quan điểm về quyền tư pháp, tổ chức phân công lao động quyền lực nhà nước. Đề tài đã khái quát về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, thi hành án…) trước và sau Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986). Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động của các cơ quan tư pháp, đề tài cũng nghiên cứu về cơ quan thi hành án trong mối quan hệ với hệ thống tư pháp và việc thực hiện quyền tư pháp, trong đó xác định cơ quan thi hành án tuy không phải là cơ quan tố tụng “nhưng có thể coi là cơ quan thuộc hệ thống tư pháp”, đề xuất một số vấn đề cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án nói 11 chung, cơ quan thi hành án dân sự nói riêng như là một trong những nội dung của cải cách tư pháp. - Đề tài khoa học cấp bộ“Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án”, Cục Quản lý THADS - Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện năm 1996 - 1998. Đề tài bước đầu phân tích, đánh giá về cơ chế quản lý công tác THADS, mối liên hệ giữa quản lý THADS với các lĩnh vực THA khác, nêu ra một số kiến nghị về mô hình quản lý thống nhất công tác THA. - Đề tài khoa học cấp bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện các tiêu chuẩn chức danh tư pháp”(Bộ Tư pháp, 2005), Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ CHV, nghiên cứu chức danh CHV trong mối quan hệ với các chức danh tư pháp khác và kiến nghị giải pháp hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh này. - “Đề án kiện toàn mô hình tổ chức và đội ngũ cán bộ thi hành án để thực hiện có hiệu quả Luật Thi hành án dân sự năm 2008” của Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, năm 2009, công trình này đã đánh giá thực trạng về mô hình tổ chức cơ quan thi hành án dân sự và thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án dân sự, đề xuất một số giải pháp nhằm kiện toàn về tổ chức và cán bộ trong thi hành án dân sự. - Dự án điều tra cơ bản “Thực trạng tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hình sự” , Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý - Hà Nội, năm 2012. Công trình này đã đánh giá thực trạng về tổ chức thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và đưa ra một số giải pháp đổi mới về tổ chức và hoạt động của thi hành án hình sự và thi hành án dân sự. - Sách:“Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay”, Đào Trí Úc (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, công trình này nghiên cứu tổng thể hệ thống tư pháp của Việt Nam hiện nay đồng thời nghiên cứu sâu vấn đề cải cách tư pháp trong đó có vấn đề cải cách trong lĩnh vực thi hành án. - Sách:“Đổi mới tổ chức cơ quan thi hành án”, Hoàng Thọ Khiêm (chủ biên), Nxb Tư pháp, Hà Nôị, 2006. Xuất phát từ những hạn chế trong công tác thi hành án dân sự, và một số cơ quan nhà nước chưa xác định đúng vai trò của công 12 tác thi hành án nói chung nên có nơi, có lúc hoạt động thi hành án ít được quan tâm, chú trọng, các tác giả đã nghiên cứu, giới thiệu một số quan điểm về thi hành án dân sự như hoạt động thi hành án dân sự có tính độc lập tương đối; hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự phụ thuộc chủ yếu vào vai trò cá nhân chấp hành viên; hoạt động thi hành án dân sự đòi hỏi tính chính xác cao và không cho phép có sự sai sót; hoạt động thi hành án là hoạt động phức tạp đòi hỏi phải có một cơ chế giải quyết liên ngành ở trung ương; hoạt động thi hành án dân sự là lĩnh vực hoạt động đòi hỏi sự quản lý tập trung thống nhất công tác tổ chức và có nhiều nội dung không thể phân cấp; hoạt động thi hành án không có sự phân biệt đối xử; đảm bảo hiệu lực chung của bản án, quyết định của Toà án và các quyết định khác. Các tác giả cũng làm rõ vai trò của hoạt động thi hành án dân sự với các hoạt động tư pháp khác; với việc ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; đề cập đến công tác quản lý nhà nước về thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu cách hành chính, cải cách tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thi hành án dân sự ở Việt Nam. - Sách“Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Nguyễn Văn Yểu - Lê Hữu Nghĩa (đồng chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, công trình nghiên cứu lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trong đó đề cập đến việc hoàn thiện tổ chức cơ quan tư pháp. - Sách:“Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - lý luận và thực tiễn”, Nguyễn Văn Mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Tác giả khẳng định thi hành án là hoạt động hành chính - tư pháp, hướng đổi mới là phân định các loại thủ tục thi hành án hình sự, dân sự, hành chính và đặc điểm của từng loại thi hành án; xã hội hóa một số hoạt động thi hành án để giảm tải cho Nhà nước, nhất là thi hành án dân sự; chuyển công tác thi hành án cho Bộ Tư pháp quản lý, thành lập hệ thống cơ quan thi hành án, trong đó có Tổng cục Thi hành án trực thuộc Bộ Tư pháp. 13 - Sách “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ”, Đào Trí Úc (chủ biên), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007. Công trình nghiên cứu lý luận Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, qua đó thấy rằng nó được xuất hiện trong tư tưởng các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin và trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng vì nhiều lý do, tư tưởng này chưa được phát triển, do đó thực tế mới chỉ có sự hiện diện Nhà nước pháp quyền tư sản, còn Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì mới đang từng bước được định hình trong thực tế, công trình nghiên cứu mô hình lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phục vụ cho việc thực hiện cải cách về lập pháp, hành pháp, tư pháp đang được xúc tiến mạnh tại Việt Nam. Đối với các cơ quan tư pháp, công trình này đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan này; đưa ra các nguyên tắc thiết kế mô hình tổng thể tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đề xuất mô hình tổng thể tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Các tác giả cũng nhận định, thi hành án có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ hoạt động tư pháp và tác giả đã đưa ra 5 giải pháp để đổi mới toàn diện tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án và nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án. - Sách” “Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền”, Lê Cảm và Nguyễn Ngọc Chí (đồng chủ biên), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2004. Cuốn sách tổng hợp các bài viết của nhiều tác giả về những nội dung: (1) làm rõ những vấn đề chung về cải cách tư pháp ở Việt Nam, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống các cơ quan tư pháp, (2) các vấn đề cải cách tư pháp trong lĩnh vực tư pháp hình sự như tranh tụng, nguyên tắc suy đoán vô tội, thủ tục rút gọn, (3) những vấn đề về cải cách tư pháp trong lĩnh vực tư pháp dân sự. - Sách: “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, Lê Minh Thông, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011. Công trình đề cập đến những yêu cầu đổi mới bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quá trình đổi mới mô hình bộ máy nhà nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam, thực trạng mô hình bộ máy 14 nhà nước Cộng hoã xã hội chủ nghĩa Việt nam từ năm 1992 đến nay, phương hướng đổi mới mô hình tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Tác giả nhận định, hiện nay vẫn còn sự thiếu thống nhất trong lý luận về quyền tư pháp và các cơ quan tư pháp trong khoa học pháp lý nước ta nên khái niệm các cơ quan tư pháp có lúc được dùng để chỉ hệ thống toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, có lúc lại dùng để chỉ tất cả những cơ quan liên quan đến “bảo vệ pháp luật: từ toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra đến các cơ quan liên quan bổ trợ tư pháp như luật sư, công chứng, thi hành án... việc này đã tạo ra sự lẫn lộn trong hoạt động bảo vệ pháp luật và thực thi pháp luật giữa toà án, viện kiểm sát với các cơ quan khác vốn bản chất thuộc về hoạt động hành pháp. - Luận án tiến sĩ luật học: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam”, Trần Huy Liệu, Hà Nội, 2003. Công trình đã làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Nghiên cứu, phân tích vị trí, vai trò, đặc điểm của các cơ quan toà án, kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án… trong bộ máy nhà nước; quá trình hình thành và phát triển. Tác giả đã phân tích, đánh giá đầy đủ, toàn diện thực trạng tổ chức và hoạt động, những ưu điểm, tồn tại trong suốt hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành của hệ thống các cơ quan tư pháp. Trong đánh giá thực trạng hệ thống các cơ quan tư pháp như Toà án, Viện Kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án…, tác giả tập trung đánh giá thực trạng về tổ chức và thẩm quyền, về đội ngũ cán bộ, về chức năng nhiệm vụ và đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. - Luận văn Thạc sỹ luật học: Thi hành án dân sự Việt Nam: Thực trạng, vấn đề và những gợi ý hướng tới một hệ thống hoàn thiện (Civil Execution in Vietnam: Reality, Problems and Suggestions Towrds a WellFunctioning System), Lê Thị Kim Dung. Đề tài đánh giá thực trạng thi hành án dân sự Việt Nam những năm 2000, luận giải một số vấn đề lý luận và gợi mở về việc hoàn thiện hệ thống cơ quan thi hành án dân sự Việt Nam. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan