Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính c...

Tài liệu Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại đồng bằng sông cửu long

.PDF
231
91
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LÊ PHƯỚC HƯƠNG NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ NGÀNH: 62340102 Cần Thơ, 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LÊ PHƯỚC HƯƠNG MSHV: P1315002 NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LƯU TIẾN THUẬN TS. HUỲNH QUANG LINH Cần Thơ, 2020 ii LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian học tập nghiên cứu theo chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại trường, tôi đã nhận được nhiều sự hướng dẫn nhiệt tình, các góp ý đầy trách nhiệm, sự động viên rất lớn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế, Khoa Sau Đại học, Lãnh đạo bộ môn Quản trị kinh doanh, Lãnh đạo bộ môn Kế toán-Kiểm toán đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Luận án này là sản phẩm khoa học của quá trình học tập nghiên cứu thực tế. Ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự ủng hộ, đóng góp của quý Thầy/Cô, các chuyên gia đã nhiệt tình đóng góp, chia sẻ kiến thức khoa học cũng như kiến thức, kinh nghiệm thực tế để tôi có được những định hướng nghiên cứu tốt nhất. Tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Lưu Tiến Thuận và TS. Huỳnh Quang Linh – hai thầy hướng dẫn khoa học, đã giúp tôi về mặt nội dung, phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn Quý Thầy Cô đã giảng dạy, hướng dẫn, đóng góp ý kiến giúp tôi trang bị những kiến thức bổ ích để hoàn thành tốt chương trình tiến sĩ. Tôi xin cảm ơn quý đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã tận tình hỗ trợ tinh thần, chia sẻ khó khăn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Chân thành cảm ơn! Nghiên cứu sinh iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi, luận án được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng trong bất kỳ luận án cùng cấp nào khác. iv TÓM TẮT Luận án được thực hiện nhằm hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính. Đo lường các tác động của trách nhiệm xã hội và giá trị thương hiệu đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần dựa trên lý thuyết các bên liên quan. Thông qua phân tích và đánh giá nhận thức của khách hàng, nhân viên, luận án đề xuất một số hàm ý quản trị để giúp các nhà quản lý ngân hàng trong quá trình xây dựng và triển khai các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội nhằm tăng cường giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính. Số liệu thứ cấp của luận án được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên. Thêm vào đó, số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra trực tiếp bằng bảng câu hỏi, với 356 quan sát là khách hàng và 344 quan sát là nhân viên đang giao dịch và làm việc tại 29 ngân hàng thương mại cổ phần ở Đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu thu thập được đánh giá độ tin cậy theo hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích theo mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu của luận án thể hiện qua các chủ điểm chính như sau: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhóm khách hàng cho thấy khía cạnh cộng đồng và khía cạnh khách hàng tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính; còn lại khía cạnh nhân viên, cổ đông, đạo đức pháp lý phù hợp với lý thuyết đưa ra rằng nhận thức về trách nhiệm xã hội càng cao sẽ làm tăng giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính cho ngân hàng. Thêm vào đó, nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt về giới tính trong mối quan hệ giữa khía cạnh pháp lý đạo đức của trách nhiệm xã hội với giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính; mối quan hệ giữa khía cạnh khách hàng và giá trị thương hiệu; mối quan hệ giữa giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính. Ba khía cạnh của trách nhiệm xã hội tác động trực tiếp đến hiệu quả tài chính, nhưng với sự hỗ trợ của giá trị thương hiệu nên mức độ tác động mạnh hơn. Khía cạnh pháp lý đạo đức và khách hàng của trách nhiệm xã hội tác động tích cực vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến hiệu quả tài chính thông qua giá trị thương hiệu. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhóm nhân viên cho thấy khía cạnh cổ đông của trách nhiệm xã hội tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính; còn lại khía cạnh nhân viên và khía cạnh khách hàng đều thống nhất với lý thuyết đưa ra rằng nhận thức về trách nhiệm xã hội càng cao sẽ làm tăng giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính cho ngân hàng. Hơn nữa, nghiên cứu tìm thấy sự v khác biệt giữa nhân viên và quản lý. Khía cạnh nhân viên của trách nhiệm xã hội tác động tích cực vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến hiệu quả tài chính thông qua giá trị thương hiệu. Tác động tích cực của khía cạnh pháp lý đạo đức đối với hiệu quả tài chính là gián tiếp thông qua giá trị thương hiệu. Khía cạnh khách hàng, cổ đông của trách nhiệm xã hội đều tác động trực tiếp đến hiệu quả tài chính. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bảy hàm ý quản trị được đề xuất để giúp các nhà quản lý ngân hàng trong quá trình xây dựng và triển khai các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội bao gồm: xây dựng chiến lược trách nhiệm xã hội trong dài hạn, công đoàn tăng cường tổ chức các hoạt động trách nhiệm xã hội, tuân thủ các quy định, chuẩn mực đạo đức, tăng cường công bố thông tin liên quan đến trách nhiệm xã hội, thiết kế các hoạt động trách nhiệm xã hội hướng tới từng đối tượng khách hàng, tăng cường giá trị thương hiệu, và tập trung từng khía cạnh trách nhiệm xã hội nhằm tăng cường giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính. Luận án góp phần bổ sung tri thức khoa học chủ đề trách nhiệm xã hội, đưa ra sự hiểu biết rõ hơn về các khía cạnh của trách nhiệm xã hội, như một nguồn tham khảo trong lĩnh vực marketing và quản lý. Kế thừa cơ sở lý thuyết, luận án hoàn thiện bộ thang đo nhận thức trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực ngân hàng dựa vào khung lý thuyết các bên liên quan và kiểm định tác động của trách nhiệm xã hội và giá trị thương hiệu đến hiệu quả tài chính với bối cảnh ngành ngân hàng Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu và các hàm ý quản trị là nguồn tham khảo có ý nghĩa cho các ngân hàng thương mại và ngành ngân hàng vận dụng để tăng lợi thế cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển bền vững. vi ABSTRACT This thesis is carried out to review literatures of corporate social responsibility, brand equity, and financial performance. The impacts of corporate social responsibility (CSR) and brand equity on financial performance are investigated in the context of banking which based on stakeholder theory. Through analyzing and evaluating the perception of customers, employees and managers, the thesis propose some recommendations for managers to conduct effectively CSR practices for enhancing brand equity and financial performance. Secondary data of the thesis is collected from the financial statements, annual reports. In addition, interviews through structured questionnaires were conducted on 356 customers and 344 staffs of 29 jointed stock commercial banks in the Mekong delta. In this study, Cronbach’s Alpha, Exploratory Factor Analysis (EFA) and Confirmatory Factor Analysis (CFA) was performed to determine construct validity and reliability. The collected data were analysed using structural equation modelling (SEM). Empirical results presented several interesting findings as following: The empirical results of customers group show that customer and community dimensions have negative effects on financial performance; the employee dimension, shareholder dimension and legal and ethical requirement are consistent with the literature review that higher perception of CSR will increase brand equity and financial performance. In addition, the study found gender differences in the link between legal and ethical requirement dimension, brand equity and financial performance; between customer dimension and brand equity; between brand equity and financial performance. Three dimensions of corporate social responsibility directly impact on financial performance. However, the relationship is stronger with the support of brand equity. The legal and ethical requirement dimension and customer dimension impacts directly as well as indirectly on financial performance through brand equity. The empirical results of staff group showed that the employees' perception of shareholder dimension has negatively impact on financial performance; the employee dimension and customer dimension are consistent with the literature review that higher perception of CSR will increase brand equity and financial performance. Moreover, the study found the differences between employee and employer. Employee dimemsion of corporate social vii responsibility has positively impacts on financial performance directly as well as indirectly through brand equity. The positive impact of legal and ethical requirement on financial performance is indirectly through brand equity. The customer and shareholder dimensions of corporate social responsibility have direct impact on financial performance. Owing to the above results, seven managerial implications are proposed to support bank managers in the process of developing and implementing CSR practices, including: building a CSR’s strategies in the long term; organizating CSR’s practices from Labor Union Organizations; compliance regulations, ethical standards; disclosuring relevant CSR’s information; conducting CSR’s practices suitable for each customer’s group; strengthening brand equity, and focusing on each dismension in CSR’s programs to enhance brand equity and financial performance. This paper contributes to existing CSR literature by offering a deeper understanding into CSR dimensions as a reference for marketing and management field. Based on literature review, this study developed a new scale to measure perception of corporate social responsibility based on a stakeholder framework as well as demonstrate how CSR and branding equity influence on financial performance in context of Vietnamese banking industry. The research results and administrative implications are a meaningful reference for commercial banks and banking industry to enhance competitive advantage and sustainable development. viii MỤC LỤC TÓM TẮT ...................................................................................................... v DANH SÁCH BẢNG................................................................................. xiii DANH SÁCH HÌNH ................................................................................... xv CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................. 1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 4 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................4 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 4 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................... 5 1.4.1 Giới hạn về không gian nghiên cứu .................................................5 1.4.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu .........................................................5 1.4.3 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu và đối tượng phỏng vấn .............5 1.4.4 Giới hạn nội dung nghiên cứu .............................................................6 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 6 1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN ................. 8 1.6.1 Ý nghĩa khoa học của luận án..............................................................8 1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án ..............................................................9 1.7 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ..................................................................... 9 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........ 11 2.1 LÝ THUYẾT CÁC BÊN LIÊN QUAN ................................................ 11 2.2 ĐỊNH NGHĨA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP .. 14 2.3 ĐỊNH NGHĨA GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU .......................................... 17 2.3.1 Giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng ............................................ 17 2.3.2 Giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên............................................... 22 2.4 KHÁI QUÁT VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ......................................... 24 2.5 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ................................................................................................. 26 2.5.1 Tổng quan tài liệu liên quan trách nhiệm xã hội tại Việt Nam ........... 26 2.5.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính ở doanh nghiệp ................................................. 30 2.5.3 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính trong lĩnh vực ngân hàng ................................... 35 2.5.4 Tổng kết lược khảo tài liệu ................................................................ 39 2.6 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT ................................................................. 41 ix 2.6.1 Tác động của nhận thức trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng ............................................................................................ 41 2.6.2 Tác động của nhận thức trách nhiệm xã hội đến giá trị thương hiệu của ngân hàng .................................................................................................. 47 2.6.3 Tác động của giá trị thương hiệu đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng ..................................................................................................... 52 2.7 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................... 54 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................. 56 3.1 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ................................................................. 56 3.1.1 Mục tiêu của nghiên cứu định tính .................................................... 56 3.1.2 Thiết kế nghiên cứu định tính ............................................................ 56 3.1.3 Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................ 58 3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ............................................................ 61 3.2.1 Mục tiêu của nghiên cứu định lượng ................................................. 61 3.2.2 Xây dựng bộ biến đo lường các khái niệm ........................................ 61 3.2.3 Chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng ............................................... 71 3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu........................................................... 73 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 80 4.1 THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM.. 80 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Việt Nam ................. 80 4.1.2 Thực trạng trách nhiệm xã hội của các ngân hàng thương mại cổ phần ..................................................................................................... 81 4.1.3 Thực trạng giá trị thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần .... 90 4.1.4 Thực trạng hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ..... 91 4.2 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU ........................................................ 97 4.2.1 Về địa bàn khảo sát ........................................................................... 97 4.2.2 Về giới tính ....................................................................................... 98 4.2.3 Về độ tuổi ......................................................................................... 99 4.2.4 Về thu nhập....................................................................................... 99 4.2.5 Về trình độ học vấn ......................................................................... 100 4.2.6 Về nghề nghiệp ............................................................................... 100 4.2.7 Về số năm khách hàng giao dịch tại ngân hàng ............................... 101 4.2.8 Về số năm nhân viên làm việc tại ngân hàng ................................... 101 4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÓM KHÁCH HÀNG ........................ 102 4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của bộ thang đo nhóm khách hàng ................... 102 4.3.2 Đánh giá giá trị hội tụ và giá trị nội dung của bộ thang đo nhóm khách hàng ................................................................................................... 104 x 4.3.3 Kiểm định bộ thang đo nhóm khách hàng bằng phân tích nhân tố khẳng định ............................................................................................... 106 4.3.4 Kiểm định mô hình nhóm khách hàng ............................................. 109 4.3.5 Phân tích cấu trúc đa nhóm theo giới tính của khách hàng ............... 113 4.3.6 Phân tích tác động trực tiếp và gián tiếp nhóm khách hàng ............. 115 4.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÓM NHÂN VIÊN .............................. 118 4.4.1 Đánh giá độ tin cậy của bộ thang đo nhóm nhân viên ...................... 118 4.4.2 Đánh giá giá trị hội tụ và giá trị nội dung của bộ thang đo nhóm nhân viên ................................................................................................... 120 4.4.3 Kiểm định bộ thang đo nhóm nhân viên bằng phân tích nhân tố khẳng định ................................................................................................... 122 4.4.4 Kiểm định mô hình nhóm nhân viên ............................................... 125 4.4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp Bootstrap ......... 129 4.4.6. Phân tích cấu trúc đa nhóm theo vị trí làm việc .............................. 130 4.4.7 Phân tích tác động trực tiếp và gián tiếp .......................................... 133 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................ 136 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................. 136 5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ............................................................................. 139 5.2.1 Xây dựng chiến lược trách nhiệm xã hội trong dài hạn. ................... 139 5.2.2 Công đoàn tăng cường tổ chức các hoạt động trách nhiệm xã hội .... 140 5.2.3 Tuân thủ các quy định, chuẩn mực đạo đức ..................................... 141 5.2.4 Tăng cường công bố thông tin liên quan đến trách nhiệm xã hội ..... 142 5.2.5 Thiết kế các hoạt động trách nhiệm xã hội hướng tới từng đối tượng khách hàng............................................................................................... 143 5.2.6 Tập trung theo từng khía cạnh trách nhiệm xã hội ........................... 144 5.2.7 Tăng cường giá trị thương hiệu ....................................................... 145 5.3 KẾT LUẬN .......................................................................................... 147 5.4 KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 148 5.4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam ... 148 5.4.2 Ngân hàng nhà nước nên ban hành các chính sách khuyến khích thực hiện TNXH .............................................................................................. 149 5.5 HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG LAI .. 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................. 177 PHỤ LỤC 1................................................................................................ 178 PHỤ LỤC 2................................................................................................ 179 PHỤ LỤC 3................................................................................................ 180 PHỤ LỤC 4................................................................................................ 182 xi PHỤ LỤC 5................................................................................................ 189 PHỤ LỤC 6................................................................................................ 199 PHỤ LỤC 7................................................................................................ 210 PHỤ LỤC 8................................................................................................ 212 PHỤ LỤC 9................................................................................................ 213 xii DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Các định nghĩa về các bên liên quan ............................................... 13 Bảng 2.2 Tóm tắt theo thời gian của các định nghĩa về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .................................................................................................15 Bảng 2.3 Tổng hợp các nghiên cứu tiêu biểu về tác động của TNXH ............ 32 Bảng 2.4 Tổng hợp các nghiên cứu tiêu biểu về tác động của TNXH ngành ngân hàng ...................................................................................................... 37 Bảng 3.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ......................................................... 58 Bảng 3.2 Thành phần của thang đo trách nhiệm xã hội .................................. 62 Bảng 3.3 Thành phần của thang đo giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng .. 67 Bảng 3.4 Thành phần của thang đo giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên ..... 69 Bảng 3.5 Phân bổ mẫu theo ngân hàng .......................................................... 72 Bảng 4.1 Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991 – 2018 .................................... 81 Bảng 4.2 Số liệu tài trợ an sinh xã hội của BIDV giai đoạn 2011 – 2018 ....... 86 Bảng 4.3 Số liệu tài trợ an sinh xã hội của ACB giai đoạn 2011 – 2018 ........ 87 Bảng 4.4 Tóm tắt bảng xếp hạng 50 Thương hiệu Việt Nam 2015 -2018 ....... 90 Bảng 4.5 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của các NHTMCP giai đoạn 2011-2018 ..................................................................................................... 94 Bảng 4.6 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các NHTMCP giai đoạn 2011-2018 ..................................................................................................... 95 Bảng 4.7 Bảng thống kê mô tả về địa bàn khảo sát theo tỉnh. ........................ 97 Bảng 4.8 Bảng thống kê mô tả về địa bàn khảo sát theo ngân hàng. .............. 98 Bảng 4.9 Đặc điểm của đáp viên ................................................................... 99 Bảng 4.10 Cấu trúc mẫu khảo sát theo nghề nghiệp ..................................... 100 Bảng 4.11 Cấu trúc mẫu khảo sát theo số năm giao dịch của khách hàng .... 101 Bảng 4.12 Đặc điểm về số năm làm việc của đáp viên ................................. 101 Bảng 4.13 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của nhóm khách hàng........ 103 xiii Bảng 4.14 Kết quả phân tích nhân tố của nhóm khách hàng ........................ 105 Bảng 4.15 Kết quả các chỉ số kiểm định độ tin cậy nhóm khách hàng ......... 108 Bảng 4.16 Hệ số tương quan nhóm khách hàng ........................................... 109 Bảng 4.17 Bảng trọng số hồi quy của mô hình nhóm khách hàng ................ 110 Bảng 4.18 Phân tích cấu trúc đa nhóm theo giới tính ................................... 113 Bảng 4.19 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa giới tính nam và nữ............ 114 Bảng 4.20 Kết quả phân tích tác động trực tiếp gián tiếp của nhóm khách hàng .................................................................................................................... 115 Bảng 4.21 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhóm nhân viên ................ 119 Bảng 4.22 Kết quả phân tích nhân tố của nhóm nhân viên ........................... 120 Bảng 4.23 Kết quả các chỉ số kiểm định độ tin cậy nhóm nhân viên ............ 124 Bảng 4.24 Hệ số tương quan của mô hình nhóm nhân viên ......................... 125 Bảng 4.25 Bảng trọng số hồi quy của mô hình nhóm nhân viên ................... 126 Bảng 4.26 Kết quả ước lượng bằng Bootstrap của nhóm nhân viên ............. 130 Bảng 4.27 Phân tích cấu trúc đa nhóm theo vị trí làm việc........................... 131 Bảng 4.28 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa nhân viên và quản lý .......... 132 Bảng 4.29 Kết quả phân tích tác động trực tiếp gián tiếp của nhóm nhân viên .................................................................................................................... 133 Bảng 5.1 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu chủ yếu ....................................... 138 xiv DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1 Qui trình nghiên cứu .........................................................................7 Hình 2.1 Mối quan hệ giữa các thành phần của giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên. ...................................................................................................... 24 Hình 2.2 Tóm tắt các chủ đề nghiên cứu trách nhiệm xã hội tại Việt Nam ..... 29 Hình 2.3 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ............. 43 Hình 2.4 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và giá trị thương hiệu ............ 48 Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu dự kiến ........................................................... 55 Hình 4.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam ........................................................ 80 Hình 4.2 Các khía cạnh của Trách nhiệm xã hội ............................................ 82 Hình 4.3 Mô hình phân tích CFA nhóm khách hàng .................................... 107 Hình 4.4 Kết quả phân tích mô hình SEM nhóm khách hàng ....................... 110 Hình 4.5 Mô hình phân tích CFA nhóm nhân viên ...................................... 123 Hình 4.6 Kết quả phân tích mô hình SEM nhóm nhân viên ......................... 126 xv DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ AFTA Asean Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do Asean APEC Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á BCTN Báo cáo thường niên CBBE Customer Based Brand Equity - Giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng CFA Confirmatory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khẳng định CFI Comparative Fit Index - Chỉ số thích hợp so sánh CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CSR Corporate social responsibility - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long EBBE Employee Based Brand Equity - Giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá EPS Earning Per Share - Lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu HQTC Hiệu quả tài chính GRI Global Reporting Initiative GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội KMO Kaiser – Meyer - Olkin measure of sample adequacy KPI Key Performance Indicators - Hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NIM Net interest margin - Lãi ròng PAF Principle Axis Factoring PCA Principle Component Analysis PGD Phòng giao dịch xvi RMSEA Root Mean Square Error Approximation - Chỉ số sai số bình phương trung bình ROA Return on assets - Lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Return on equity - Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROS Return on sales - Lợi nhuận trên doanh thu RRTT Rủi ro thị trường SEM Structural equation modeling – Mô hình cấu trúc tuyến tính SRMR Standardized Root Mean Square Residual - Chỉ số sai số toàn phương trung bình chuẩn hóa TLI Tucker và Lewis Index TNXH Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp UNDP The United Nations Development Programme - Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc VAMC Vietnam Asset Management Company - Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới xvii CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đi kèm với các vấn đề môi trường và xã hội bức xúc. Vấn đề này đòi hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có ngành ngân hàng tham gia giải quyết. Ngành ngân hàng luôn được xem là một ngành quan trọng của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt. Các ngân hàng đóng vai trò kết nối các chủ thể của nền kinh tế và tiên phong trong thực thi các xu hướng toàn cầu như trách nhiệm xã hội (TNXH). Với bối cảnh Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, cụ thể như trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á (APEC), Khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA), gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã mở ra nhiều triển vọng mới kèm theo những thách thức không hề nhỏ cho hoạt động tài chính cũng như ngành ngân hàng. Ngành ngân hàng Việt Nam phát triển rất nhanh thời gian qua từ 09 ngân hàng quốc doanh năm 1991, đến năm 2018 đã có 94 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động. Do đó, việc cạnh tranh giữa các ngân hàng là tất yếu. Các hoạt động liên quan đến TNXH, giá trị thương hiệu của ngân hàng cũng diễn ra rất sôi nổi. Các NHTM đang cố gắng khai thác khía cạnh tích cực của các hoạt động TNXH để tối đa hóa lợi ích gắn liền với gia tăng giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính (Saeidi et al., 2015). Thực hiện TNXH liên quan đến những thành công của doanh nghiệp trong dài hạn (Châu Thị Lệ Duyên và Huỳnh Trường Thọ, 2015). Các NHTM thực hiện các chương trình TNXH hướng tới cộng đồng dân cư và tổ chức các hoạt động tài trợ tương thích với các mục tiêu và thách thức hiện tại, tạo năng lượng để sáng tạo, đo lường kết quả hoạt động và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Chính sách môi trường, xã hội của các ngân hàng đã được chú trọng hơn như Sacombank đã phát triển Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng, chương trình hướng tới cộng đồng (Chia sẻ từ trái tim, Ươm mầm cho những ước mơ, Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng), Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã xây dựng chương trình “Gắn xã hội trong kinh doanh”, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) được Tạp chí Asiamoney vinh danh là “Ngân hàng trách nhiệm xã hội tốt nhất Việt Nam” năm 2018, Vietcombank được trao giải thưởng “Ngân hàng vì cộng đồng” năm 2017 do Hiệp hội Ngân hàng 1 Việt Nam bình chọn. Tuy nhiên, chưa có ngân hàng nào tham gia vào các cam kết như Nguyên tắc Xích đạo, Hiệp ước Toàn cầu... Nguyên tắc Xích đạo là chuẩn mực môi trường – xã hội tự nguyện cho các nhà đầu tư tài chính, được các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank) xây dựng để đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường và xã hội bắt buộc áp dụng với các dự án mà họ đầu tư. Hiêp ước Toàn cầu hỗ trợ các nguyên tắc hoat động của Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc qua đó nhằm cải thiện các điều kiện xã hội và môi trường cho người lao động Việt Nam, cộng đồng và hoạt động của các công ty mà họ làm việc, được tài trợ bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP). Một số nhà quản lý cho rằng TNXH đơn thuần là làm từ thiện trong khi TNXH bao gồm cả các yếu tố bên trong tổ chức, một số nhà quản lý khác cho rằng cản trở việc thực hiện TNXH là do thiếu nhân lực, tài chính cũng như kỹ thuật thực hiện (Nguyễn Đình Tài, 2010). Theo Sprinkle và Maines (2010), bất kỳ tổ chức nào cũng phải quan tâm đến các tác động môi trường và an sinh xã hội. Nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư, tổ chức chính phủ và các bên liên quan khác đều có kỳ vọng rằng các tổ chức trong đó có doanh nghiệp, ngân hàng hoạt động một cách có trách nhiệm. Trong khi nhu cầu xã hội là vậy, các ngân hàng hay doanh nghiệp cũng khó có thể từ bỏ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình (Sprinkle & Maines, 2010). Vì thế việc hài hòa giữa các hoạt động TNXH và hiệu quả tài chính vừa tốt cho xã hội vừa có lợi cho các tổ chức là hoàn toàn chính đáng và cần thiết. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc miền nam Việt Nam, có dân số khoảng 17.669 ngàn người, chiếm 21% dân số toàn quốc trên diện tích 40.816 km2 (12% diện tích cả nước). Trung tâm của vùng là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh có hoạt động tài chính diễn ra sôi động. ĐBSCL hiện có đầy đủ 31 NHTMCP đang hoạt động với 773 địa điểm có giao dịch ngân hàng. Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng luôn đồng hành với các hoạt động từ thiện, chủ động tổ chức các hoạt động xã hội hướng tới cộng đồng, khách hàng, nhân viên... Năm 2018, Vietcombank đã đầu tư 69/170 tỷ đồng cho vùng Tây Nam Bộ nhằm phục vụ cho công tác an sinh xã hội. BIDV tổ chức đào tạo cán bộ nguồn cho khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các chiến lược kinh doanh để phát huy tối đa các lợi ích từ TNXH đang là vấn đề bức xức của các nhà quản lý (Nguyễn Đình Tài, 2010). Hoạt động của các NHTMCP vùng ĐBSCL cho thấy các nhà quản lý đã quan tâm đến TNXH, đồng thời chú trọng đến giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính. Vietinbank khẳng định trong Báo cáo thường niên (BCTN) năm 2018 sẽ tiếp tục thể hiện TNXH, góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu. Tuy nhiên, mối 2 liên hệ giữa chúng vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu nào đề cập đến. Theo Fatma et al. (2016a), mỗi ngành cần có một công cụ đo lường nhận thức của các bên liên quan của ngành đó. Thêm vào đó, rất ít bài nghiên cứu về TNXH trong bối cảnh Châu Á (Chapple & Moon, 2005; Fatma et al., 2014). So sánh với các ngành khác, ngành ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều từ thương hiệu, danh tiếng và các thông tin bất lợi về danh tiếng sẽ dẫn đến hành động tiêu cực của các bên liên quan (Thompson & Cowton, 2004). Các ngân hàng bán lẻ chi nhiều tiền cho các chương trình TNXH để tăng cường thương hiệu (McDonald & Rundle-Thiele, 2008). Tầm quan trọng của giá trị thương hiệu trong các ngành dịch vụ là trọng yếu do các sản phẩm dịch vụ mang tính chất vô hình nên cần tăng cường lòng tin của các bên liên quan (Pérez et al., 2013). Trong bối cảnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở Việt nam, để nâng cao giá trị thương hiệu, hiệu quả tài chính thông qua các chương trình TNXH của NHTMCP tại ĐBSCL, các vấn đề đặt ra để giải quyết là đo lường mức độ tác động giữa các chỉ tiêu dưới góc độ nhận thức của đối tượng bên ngoài (khách hàng) và đối tượng bên trong (nhân viên và quản lý). Các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào số liệu thứ cấp và nhận thức TNXH còn mơ hồ. Ngành ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ nền kinh tế nào (Beck et al., 1999) và tiên phong trong các hoạt động TNXH (Marin et al., 2009; Truscott et al., 2009), trong khi các ngành khác thì thực thi TNXH do áp lực từ các đối tượng hữu quan bên ngoài (Decker, 2004). Ngành ngân hàng ngày càng quan tâm đến TNXH, tuy nhiên, lại rất ít nghiên cứu nhằm đo lường nhiều khía cạnh phù hợp với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Theo kết quả tổng kết lý thuyết, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào về tác động của nhận thức TNXH ở năm khía cạnh khác nhau và giá trị thương hiệu ở hai góc độ: giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng và giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên đến hiệu quả tài chính ngành ngân hàng. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu “Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Đồng bằng sông Cửu Long” là một chủ đề mang tính cấp thiết cao. Luận án kỳ vọng đóng góp về mặt lý luận cũng như thực tiễn từ việc nghiên cứu TNXH của ngành ngân hàng. Về mặt lý luận, luận án tổng kết, hệ thống hóa các nội dung liên quan đến TNXH, tập trung vào lĩnh vực dịch vụ để hoàn thiện nội dung này. Thêm vào đó, luận án phát triển thang đo đo lường nhận thức TNXH ngành ngân hàng, giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng, giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên. Luận án trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước chủ đề TNXH. Từ đó 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan