Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất và kho n...

Tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất và kho ngoại quan của công ty cổ phần cung ứng tàu biển quảng ninh

.DOC
111
288
84

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km chạy dọc từ bắc vào nam. Việt Nam giáp Trung Quốc phía bắc, phía tây bắc giáp Lào, phía tây nam giáp Campuchia, phía đông giáp biển Đông. Đường biên giới của Việt Nam với các nước này dài 3.730 km. Việt Nam nối liền với các nước trong khu vực và Châu Á bằng các tuyến hành lang đường bộ. Vị trí tự nhiên trên là điều kiện thuận lợi để nước ta xây dựng nhiều cảng biển nhằm vận chuyển hàng hoá trong nội địa và trung chuyển hàng hoá đi các tuyến hàng hải quốc tế, tới các nước trong khu vực, Châu Á và thế giới Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm của miền Duyên Hải và đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh Quảng Ninh có hệ thống giao thông đường thuỷ cùng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, và cảng biển, tạo cho Quảng Ninh trở thành cửa khẩu quan trọng nhất của Miền Bắc Việt Nam. Do đó, Quảng Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá trong và ngoài nước cũng như chuyển tải hàng hoá quá cảnh qua Quảng Ninh đi nước thứ ba. Phương thức kinh doanh TNTX - KNQ ở Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng từ khi ra đời đến nay, đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển. Góp phần thay đổi, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của đất nước và địa phương theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đóng góp thuế, các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà Nước và địa phương. Giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực cho địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển của các phương thức kinh doanh TNTX - KNQ ở Quảng Ninh còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết các lợi thế so sánh và khai thác hữu hiệu các tiểm năng của Quảng Ninh. Mặt khác, 1 chính sách của Nhà Nước và Quảng Ninh đối với phát triển phương thức kinh doanh TNTX - KNQ đã có những chuyển biến tích cực, nhưng chưa tác động mạnh mẽ đến phát triển phương thức này. Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Công Ty CPCUTB Quảng Ninh đứng trước nhiều thuận lợi nhưng gặp không ít những thách thức, sức ép cạnh tranh từ các DN kinh doanh theo phương thức TNTX - KNQ trong nước. Trong bối cảnh đó, làm thế nào để Công Ty CPCUTB Quảng Ninh bắt kịp sự hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục phát triển bền vững và cạnh tranh sòng phẳng với các DN. Những vấn đề trên có tính cấp thiết, là lý do để học viên lựa chọn đề tài “ một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất và kho ngoại quan của công ty cổ phần cung ứng tàu biển Quảng Ninh.” 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài trên để chỉ rõ những khó khăn, hạn chế còn tổn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó trong kinh doanh TNTX - KNQ. Từ mục tiêu và phương hướng của công ty, luận văn nghiên cứu một số biện pháp chủ yếu để khắc phục những hạn chế đó nhằm đưa phương thức kinh doanh TNTX - KNQ của Công Ty CPCUTB Quảng Ninh có hiệu quả hơn trong các năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hiệu quả kinh doanh theo phương thức TNTX – KNQ của Công Ty CPCUTB Quảng Ninh b. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu quá trình kinh doanh TNTX - KNQ của Công ty CPCUTB Quảng Ninh - Phạm vi thời gian: Thông tin số liệu liên quan đến phương thức kinh doanh hoạt động TNTX – KNQ của công ty CPCUTB Quảng Ninh 2 trong các năm 2010, 2011, 2012. 2013, 2014 4. Phương pháp nghiên cứu: Học viên sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp hệ thống hoá, phương pháp thống kê so sánh nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: a. Ý nghĩa khoa học: Luận văn nghiên cứu tính tất yếu khách của phương thức kinh doanh TNTX - KNQ. Hệ thống hoá và làm rõ các khái niệm, đặc điểm của phương thức kinh doanh TNTX - KNQ; Làm sáng tỏ lý luận cơ bản của phương thức kinh doanh TNTX - KNQ. Nêu tác dụng của TNTX - KNQ và phương thức kinh doanh TNTX - KNQ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và kinh tế đối ngoại của đất nước cũng như tại địa phương. b. Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương thức TNTX - KNQ. Lượng hoá các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty CPCUTB Quảng Ninh giai đoạn (năm 2010 - 2014). Nghiên cứu một số biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hơn trong công tác quản lý góp phần đưa công ty CPCUTB Quảng Ninh thành công hơn trong thời gian tới. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH PHƯƠNG THỨC KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT - KHO NGOẠI QUAN VÀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG THỨC KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT - KHO NGOẠI QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỂ SỰ HÌNH THÀNH PHƯƠNG THỨC KINH DOANH TNTX – KNQ CỦA VIỆT NAM: 1.1.1 Những tiền đề hình thành phương thức kinh doanh TNTX - KNQ của Việt Nam: * Điều kiện tự nhiên và kết cấu hạ tầng của Việt Nam: Việt Nam cổ điện tích tự nhiên là 329.241 km2, bờ biển dài 3.260 km chạy dọc từ bắc vào nam, đường biên giới với các nước dài 3.730 km. Bờ biển dài này là điều kiện thuận lợi để nước ta xây dựng nhiều cảng biển, phục vụ cho việc xếp đỡ, vận chuyển hàng hoá trong nội địa và trung chuyển hàng hoá đi các nước trên thế giới. - Đường biển: Với tổng chiều dài bờ biển 3.260 km, nằm ở vị trí chiến lược trên con đường hàng hải Đông-Tây, nhiều cảng nước sâu, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển. Vận tải biển là hình thức vận chuyển chiếm tới 80% tổng lưu lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Việt Nam hiện có trên 100 cảng biển lớn nhỏ với tổng chiều dài bến trên 30.000m. Hệ thống các cảng phía Bắc (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình) gồm 22 cảng, trong đó quan trọng nhất là cảng Cái Lân và cụm cảng Hải Phòng. Hệ thống các cảng miền Trung (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận) gồm 37 cảng với các cụm cảng quan trọng nhất là Đà Nẵng và Nghi Sơn, Dung Quất (chuyên dùng). Hệ thống các cảng miền nam (Từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Kiên Giang) gồm 45 cảng, hiện là khu vực có mật độ lưu thông hàng hoá lớn nhất trên cả nước, đặc biệt là khu vực cảng Sài Gòn - Thị Vải-Vũng Tàu. Các tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất đều xuất phát từ các trung tâm trung chuyển nêu trên. Các tuyến đường biển quốc tế quan trọng nhất xuất phát từ 4 Hải Phòng/TP Hồ Chí Minh đi khu vực Đông Á (Nga, Nhật, Hàn Quốc, Hong Kong…) - Đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ cả nước là 219.192 km. Trong đó đường Quốc lộ là: 15.524 km; Tỉnh lộ là 18.344 km; Huyện lộ là 37.974 km; Đường xã là 134.436 km; Đường đô thị là 5.919 km; Đường chuyên dùng là 6.968 km. Việt Nam nối liền với các nước trong Khu vực Đông Nam Á và Châu Á bằng các Hành lang đường bộ Đông - Tây, Hành lang Phương Nam và Hành lang Phương Bắc. - Đường sắt: Mạng đường sắt có 07 tuyến chính với tổng chiều dài là 3.142,9 km, trong đó có 2.632 km tuyến chính, gồm ba khổ đường: 1.000 mm, 1.435 mm và đường lổng. Việt Nam cùng với các nước Châu Á đang xây dựng tuyến đường sắt xuyên Á dài 81.000 km đi qua 28 nước. - Đường sông: Hệ thống đường thuỷ nội địa Việt Nam rất phong phú với hơn 2.360 sông kênh, có tổng chiều dài 42.000 km, trong đó khoảng 11.000km đường sông đang được khai thác, chủ yếu tập trung tại khu vực lưu vực sông Hồng (2.500 km) và lưu vực sông Cửu Long (4.500km). Đặc điểm đường thuỷ khu vực phía Bắc (chủ yếu gồm hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình) chịu ảnh hưởng lớn bới các yếu tố thuỷ văn, có chiều rộng tối thiểu 3060m, độ sâu tối thiểu 1,5-2m, chênh lệch độ sâu giữa hai mùa khô và mưa lớn (5-7m thậm chí 10m). - Đường hàng không: Với thuận lợi về vị trí địa lý của mình, Việt Nam có điều kiện để phát triển giao thông đường hàng không, trở thành trung tâm trung chuyển người và hàng hoá của khu vực. Việt Nam hiện có 22 sân bay lớn nhỏ trong đó miền Bắc có 5 sân bay (điểm trung chuyển chính là sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội), miền Trung có 10 sân bay (điểm đến quan trọng là sân bay quốc tế Đà Nẵng), miền Nam có 7 sân bay (điểm trung chuyển chính là sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh). Các sân bay Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có khả năng đón tiếp những máy bay chở khách lớn nhất thế giới như Airbus A380. 5  Điều kiện tự nhiên và kết cấu hạ tầng của Quảng Ninh Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam. Quảng Ninh là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới, tuy nhiên lại là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc, với đường biên giới trên bộ dài 118,825 km và đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên 191 km. Mặc khác, Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành có biển, với đường bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000 hecta eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước. Tỉnh có 2.077 hòn đảo, và diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên. Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ, Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Toạ độ địa lý khoảng 106 o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km[6]. Phía đông bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, đồng thời phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương. Đường biển: Phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các bến cảng và hệ thống luồng, lạch. Ở Quảng Ninh, trong 14 huyện, thị xã, thành phố chỉ duy nhất Bình Liêu là huyện không có vận tải thuỷ, 13 huyện, thị xã, thành phố còn lại đều có sông, suối hoặc ở ven biển nên thuận lợi trong vận tải thuỷ. Toàn tỉnh có 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng biển trong Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. + Cảng Cái Lân: đây là cảng nước sâu được đầu tư xây dựng thành cảng biển lớn, có thể cập tàu 3-4 vạn tấn, vừa bốc xếp hàng rời, vừa bốc xếp hàng container. 6 + Cảng Vạn Gia: là cảng cửa ngõ giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, là vùng neo đậu chuyển tài hàng hoá. Cảng có chiều dài luồng tự nhiên 7 hải lý, độ sâu –7,5 m, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT ra vào an toàn. + Cảng Cửa Ông: là cảng chuyên dùng xuất than ở khu vực Cẩm Phả. Cảng có chiều dài 300m, độ sâu –9,5m, tàu 50.000 DWT ra vào thuận tiện. + Cảng Hòn Nét: nằm trong vịnh Bái Tử Long, có độ sâu – 16 m và khu vực đậu tàu rộng lớn. + Cảng Mũi Chùa: có độ sâu – 3,3 m, có thể đón tàu 1.000 DWT áp bến - Đường bộ: Quốc lộ: có 5 tuyến với 381 km; trong đó chủ yếu đường đạt cấp IV, cấp III, còn lại 32 km đường Quốc lộ 279 (84%) đạt cấp V mặt đường đá dăm nhựa, đường tỉnh: có 12 tuyến với 301 km, trong đó đường đạt cấp IV, cấp III là 154 km, còn lại là cấp thấp, chủ yếu là mặt đường đá dăm nhựa. - Đường sắt: Toàn tỉnh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép- Hạ Long (hiện nay đang cải tạo tuyến Yên Viên – Cái Lân khổ đôi 1,0m và 1,435m). Ngoài ra còn có hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than. - Đường thủy nội địa: Bến: toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa; Luồng: đã đưa vào cấp quản lý 642 km đường thuỷ nội địa. - Đường hàng không: Trong thời kỳ chiến tranh, có một số sân bay trực thăng phục vụ quân sự; đến nay, chỉ còn sân bay trực thăng Bãi Cháy đang khai thác và sân bay trực thăng Tuần Châu phục vụ du lịch. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa đồng ý triển khai thực hiện Dự án xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh tại huyện Vân Đồn, với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng. Cảng hàng không này sẽ có sân bay quốc tế tiêu chuẩn 4E, công suất 5 triệu hành khách/năm. 7 Điều kiện về kinh tế - xã hội của Quảng Ninh: Hoạt động thương mại nội tỉnh cũng tiếp tục duy trì được nhịp độ phát triển khá cao. Hàng hóa, dịch vụ phong phú, đa dạng về chủng loại, nâng cao về chất lượng; cân đối cung - cầu hàng hóa được bảo đảm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng xã hội. Bảng1 Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 TđPT BQ A.GDP (giá Cđ) 1. Tổng GDP (tỷ đồng) 8347 9448 10721 11853 13314 14920 112,32 + Nông, lâm, thủy sản + Công nghiệp - XD + Dịch vụ 2. Cơ cấu GDP (%) 643 4359 3345 100 683 5035 3770 100 698 5716 4307 100 723 6350 4780 100 732 7115 5467 100 762 8032 6126 100 103,45 113,00 112,86 - + Nông, lâm, thủy sản + Công nghiệp - XD + Dịch vụ B. Tăng trưởng GDP (%) C. GDP BQ/người/năm 7,70 52,22 40,07 7,23 53,29 39,90 6,51 53,32 40,17 6,10 53,57 40,33 5,50 53,44 41,06 5,11 53,83 41,06 - 13,78 13,19 13,47 10,56 12,33 12,06 - - VND (triệu đồng) 14,30 16,88 20,32 24,45 35,72 47,56 127,18 - USD D. Tổng kim ngạch 887,10 XNK 1043,50 1134,90 1268,70 1841,40 2264,90 120,62 - Xuất khẩu (triệu USD) 2325 - Nhập khẩu (triệu USD) 2757 3136 3531 4570 7272 3152 5620 2923 3662 4120 6149 114,47 121,41 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2013) Biểu đi đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà. 8 Những năm qua, tỉnh đã triển khai xây dựng được nhiều cơ chế, chính sách, hình thức phù hợp để huy động các nguồn vốn trong dân, các tổ chức kinh tế cũng như của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Qua bảng 3.1, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2013, đạt14920 tỷ đồng. Trong 6 năm, tốc độ phát triển bình quân GDP đạt bình quân là 12,32%/năm; giá trị tăng thêm của khu vực nông thôn, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,45%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 13%; khu vực dịch vụ tăng 12,86%. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu của Quảng Ninh đã có bước chuyển biến rất cơ bản cả về chất và lượng, đạt tốc độ tăng trưởng khá. Quy mô xuất khẩu ngày càng lớn, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng; hệ thống doanh nghiệp và các đơn vị tham gia xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng. Năm 2008 giá trị xuất khẩu của tỉnh đạt 2325 triệu USD, năm * Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam: Bắc Mỹ, Mỹ, Châu Âu và các nước Châu Á. Đặc biệt với các nước Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á là những thị trường quan trọng của Việt Nam. Hàng hoá của Việt Nam xuất đi các nước này tăng theo thời gian về số lượng và chủng loại, chủ yếu là: Hàng thuỷ sản, hàng dệt may, dầu thô, gạo, cao su, cà phê, chè, lạc, hạt điều, hạt tiêu, giày dép, than đá, quặng sắt,...Nhập khẩu từ những nước này là: Máy móc các loại, hàng điện, điện tử, nguyên liệu, xăng dầu,... * Thị trường xuất nhập khẩu của Quảng Ninh: 9 Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Đài Loan, úc, Trung Quốc, Singapore, Thuỵ Sĩ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nga, Hồng Kông, Indonesia, Hungari, Thái Lan.... 1.1.2 Các văn bản Pháp luật điều chỉnh hình phương thức kinh doanh TNTX - KNQ ở Việt Nam: - Ngày 30/7/2014 Ban hành tại Quyết định 1842/QĐ-BTC thành lập KNQ Trình tự thực hiện: Bước 1: Doanh nghiệp có nhu cầu thành lập kho, bãi ngoại quan có văn bản đề nghị gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục Hảiquan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phố), trong đó xác định rõ những nội dung dựkiến gồm: địa điểm thành lập, diện tích, các điều kiện về cơ sở vật chất. Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ, căn cứ tình hình hoạt động của các KNQ đã thành lập trên địabàn, khu vực dự kiến thành lập KNQ để báo cáo, đề xuất tổng cục hải quan xét duyệt. Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngàynhận được báo cáo, đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và hồ sơ xin chủtrương thành lập KNQ, nếu phù hợp thì tổng cục hải quan có văn bảntrả lời và hướng dẫn rõ vấn đề cần thiết để doanh nghiệp thực hiện; nếu khôngphù hợp thì văn bản trả lời nêu rõ lý do để doanh nghiệp biết. Bước 4: Sau khi nhận được sự thống nhất chủ trươngcủa tổng cục hải quan, doanh nghiệp tiến hành đầu tư xây dựng kho, bãi đáp ứngđủ điều kiện và yêu cầu thành lập KNQ nêu trên thì lập hồ sơ gửi tổng cục hải quan (qua cục hải quan tỉnh, thành phố nơi thành lập KNQ). Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngàynhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, cục hải quan tỉnh, thành phố tiến hành: 10 - Kiểm tra hồ sơ; - Khảo sát thực tế kho, bãi; - Báo cáo kết quả và đề xuất gửi tổng cục hải quan. Bước 6: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, đề xuất của cục hải quan tỉnh, thành phố và hồ sơ xin thành lập KNQ, tổng cục trưởng tổng cục hải quan quyết định thành lập KNQ khi đủ điều kiện quy định. - Diện tích + KNQ phải có diệntích tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm nhà kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó khu vực kho chứa hàng phải có diện tích từ 1.000m2 trở lên. + Đối với kho chuyên dùng (như: kho lưu giữ vàng, bạc, đá quý; kho chuyên lưu giữ hàng hoá phải bảo quản theo chế độ đặc biệt) diện tích KNQ có thể nhỏ hơn 5.000 m2 và diện tích kho chứa hàng có thể dưới 1.000m2. + Đối với bãi ngoại quan chuyên dùng (như: bãi chứa gỗ nguyên liệu, sắt thép,...) phải đạt diện tích tối thiểu10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho. - Tường rào ngăn cách với khu vực xung quanh + Đối với KNQ nằmtrong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh và trong phạm vi địa bàn kiểm soát, kiểm tra, giám sát của cơ quanhải quan thì không yêu cầu phải có tường rào. + Đối với KNQ nằm ngoài khu vực trên thì bắt buộc phải có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh để đảm bảo yêu cầu kiểm soát, kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. - Phần mềm quản lý và camera giám sát: 11 + Chủ KNQ phải có hệ thống sổ sách kế toán và máy tính được cài đặt phần mềm theo dõi, quản lý hàng hoá nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho theo quy định của cơ quan hải quan và được nối mạng với hải quan quản lý KNQ. + KNQ phải được lắp đặt hệ thống camera giám sát hàng hoá ra, vào và hệ thống có khả năng lưu giữ hình ảnh camera giám sát trong thời hạn 06 tháng để đảm bảo yêu cầu theo dõi, giám sát và truy xuất dữ liệu khi cần thiết của cơ quan hải quan. 1.1.2 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật Hải quan số 29/2001/QH10 và Luật số 42/2005/QH 11sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan. - Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chínhphủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan. - Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Có rất nhiều các quy định trong công tác quản lý hoạt động TNTX. Trong đó chủ yếu tập trung vào 3 nhóm loại văn bản chính đó là: Văn bản hướng dẫn về hoạt động TNTX hàng hóa; văn bản hướng dẫn về tờ khai hải quan và văn bản hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính. Các văn bản đang áp dụng theo đúng quy định. - Về văn bản hướng dẫn hoạt động TNTX hàng hóa có hai văn bản gần đây đáng được chú ý nhất đó là Thông tư số 05/2013/TT-BCT ban hành ngày 18/2/2013 quy định về hoạt động TNTX một số loại hàng hóa và thông tư số 59/2013/TT-BTC ban hành ngày 08/05/2013 về hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số hàng hóa kinh doanh TNTX, chuyển khẩu và gửi kho quan ngoại. - Về văn bản hướng dẫn thủ tục hải quan, đáng chú ý là công văn số 3742/BTC-TCHQ ban hành ngày 27/03/2013 về hướng dẫn sử dụng 12 tờ khai theo thông tư số 15/2012/TT-BTC và thông tư 196/2012/TT-BTC. - Về văn bản xử lý vi phạm hành chính, đáng chú ý nhất là nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP. - Trong thu hút đầu tư, Quảng Ninh đã có nhiều bứt phá đi lên, là địa phương tiêu 13 Bảng 4.1 Văn bản hướng dẫn về hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa Tên Văn bản 59/2013/TT-BTC ban hành ngày 08/05/2013 Nội dung V/v Hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại 05/2013/TT-BCT ban hành ngày 18/02/2013 10199/BCT-XNK ban hành ngày 24/10/2012 V/v Quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất một số loại hàng hóa V/v Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh (Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh) 23/CT-TTg ban hành ngày 07/09/2012 V/v Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất , chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan. CV 6139/BCT-XNK ban hành ngày 07/07/2011 TT 21/2011/TT-BCT ban hành ngày 20/05/2011 CV 3889/BCT-XNK ban hành ngày 29/04/2011 CV 6951/TCHQ-TXNK ban hành ngày 19/11/2010 V/v Hướng dẫn thủ tục tạm xuất tái nhập V/v Quy định về quản lý kinh doanh hoạt động tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh V/v Tạm nhập tái xuất hàng hoá bảo hành, sửa chữa V/v Thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất V/v Quy định việc kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu phủ tạng gia TT 33/2010/TT-BCT ban hành ngày súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh 11/09/2010 CV 6147/BCT-XNK ban hành ngày V/v Hướng dẫn thủ tục tạm nhập tái xuất 23/06/2010 CV 2824/BTC-TCHQ ban hành ngày V/v Chứng từ trong hồ sơ 09/03/2010 14 CV 15183/BTC-TCHQ ban hành ngày 28/10/2009 CV 4359/TCHQ-KTTT ban hành ngày 22/07/2009 CV 10376/BTC-TCHQ ban hành ngày 21/07/2009 Cv 3452/TCHQ-KTTT ban hành ngày 15/06/2009 CV 1756/BCT-XNK ban hành ngày 03/03/2009 NĐ 154/2005/NĐ-CP ban hành ngày 15/12/2005 V/v Vướng mắc thủ tục xuất khẩu chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải tái xuất V/v Thời hạn nộp thuế đối với xăng dầu TN-TX không hết V/v Giao quyền gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất hàng hóa V/v Xác định trị giá tính thuế nhập khẩu và thuế GTGT đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất V/v Thủ tục khai báo khi tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hóa chất Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan TT 112/2005/TT-BTC ban hành ngày Hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan 15/12/2005 (Nguồn: Chi cục hải quan cửa khẩu Móng Cái) 15 Bảng 4.2 Văn bản hướng dẫn về tờ khai hải quan Tên văn bản Nội dung 3742/BTC-TCHQ ban hành ngày 27/03/2013 V/v Hướng dẫn sử dụng tờ khai theo Thông tư số 15/2012/TT-BTC và Thông tư 196/2012/TT-BTC 183/2012/TT-BTC ban hành ngày 25/10/2012 27/2012/TT-BCT ban hành ngày V/v Quy định mẫu tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan và việc sử dụng tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại V/v Quy định tạm ngừng áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng theo quy định tại Thông tư số 24/2010/TTBCTngày 28 tháng 5 năm 2010 V/v Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất , chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan. 26/09/2012 23/CT-TTg ban hành ngày 07/09/2012 531/GSQL-GQ1 ban hành ngày 13/08/2012 V/v Thủ tục chuyển khẩu hàng hóa 23/07/2012 22/2012/TT-BNNPTNT ban hành ngày 05/06/2012 V/v Sửa đổi Sơ đồ 3 ban hành kèm theo Quyết định số 1214/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan V/v Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/02/2012 của BNNPTNT ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam 38/2012/NĐ-CP ban hành ngày 25/04/2012 V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm 15/2012/TT-BTC ban hành ngày 08/02/2012 V/v Ban hành mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 170/TCHQ-GSQL ban hành ngày 12/01/2012 V/v Hướng dẫn trừ lùi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa 1638/QĐ-TCHQ ban hành ngày 16 158/TCHQ-GSQL ban hành ngày V/v Hướng dẫn thủ tục hải quan 11/01/2012 CV 2905/CT-TTHT ban hành ngày V/v Hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ 13/05/2011 Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm 154/2005/NĐ-CP ban hành ngày tra, giám sát hải quan 15/12/2005 Luật ban hành năm 2005 Luật ban hành năm 2001 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan Luật Hải quan (Nguồn: Chi cục hải quan cửa khẩu Móng Cái) 17 Bảng 4.3 Văn bản hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính Số Công văn Ngày 215/2012/TT-BTC Nội dung V/v Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, 10/12/2012 hành chính NĐ 112/2010/NĐ-CP V/v Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2010 16/1/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại NĐ72/2010/NĐ-CP 08/07/2010 V/v Quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường TT 93/2010/TT-BTC V/v Hướng dẫn việc xác định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh 28/06/2010 vực tài chính là hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả TT 12/2010/TT-BTC V/v Hướng dẫn việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật 20/01/2010 phẩm dễ bị hư hỏng và quản lý số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính NĐ 99/2009/NĐ-CP TT 68/2009/TT- BNNPTNT NĐ 90/2009/NĐ-CP 02/11/2009 V/v Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,bảo vệ rừng và quản lý lâm sản 23/10/2009 V/v Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24/4/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y 20/10/2009 V/v Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hoá chất 18 TT193/2009/TT-BTC TT 26/2009/TT-BCT V/v Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 01/10/2009 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP 26/08/2009 V/v Quy định quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường NĐ 18/2009/NĐ-CP V/v Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 18/02/2009 vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (Nguồn: Chi cục hải quan cửa khẩu Móng Cái) 19 Ngoài ra, còn có thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài Chính, Quyết định 209/QĐ-TCHQ ngày 29/01/2011, Quyết định 148/QĐ-TCHQ ngày 28/01/2011 của Tổng cục Hải quan, Quyết định số 18/QĐ-HQQN ngày 20/01/212 của Cục Hải quan Quảng Ninh. Nhìn chung, các văn bản quy định của cục hải quan Quảng Ninh ra đời khá kịp thời để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của hoạt động quản lý hàng hóa TNTX – KNQ. 1.1.3 Các khái niệm và đặc điểm của phương thức TNTX - KNQ: * Các khái niệm: - TNTX: Theo Quyết định 1311/1998/QĐ-BTM của bộ Thương mại ban hành ngày 31/10/1998, TNTX được quy định trong Quy chế này là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. TNTX được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng. Ngoài ra, theo Nghị định 12/2006/NĐ- CP, hàng TNTX phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào Việt Nam và chịu sự giám sát của hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Thông thường ở VN là TNTX, hàng hóa làm thủ tục theo loại hình tạm nhập cảnh tạm thời vào 1 nước (ví dụ hàng hóa từ Đài Loan nhập vào VN). Sau đó, doanh nghiệp đã làm thủ tục tạm nhập sẽ tiến hành làm thủ tục tái xuất tại hải quan cửa khẩu, để tái xuất hàng đi 1 nước thứ ba nào đó (ví dụ sau khi tạm nhập vào VN, thì rồi tái xuất hàng đi Trung Quốc chẳng hạn), trong suốt quá trình từ khi nhập vào đến khi tái xuất hết sang nước thứ 3 phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan.Tóm lại, hàng hóa nào thuộc diện làm thủ tục TNTX). sẽ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan