Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Một số kiểu mở bài để có điểm...

Tài liệu Một số kiểu mở bài để có điểm

.PDF
19
1648
64

Mô tả:

Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia GỬI CÁC EM HỌC SINH GẦN XA Từ ngày 1.10.2016 trên trang thayhieu.net thầy bắt đầu dạy online cho kỳ thi Quốc Gia năm 2017. Dạy bằng video với 100 video cho 4 chuyên đề. Phần dạy online sẽ có các chuyên đề sau: Chuyên đề 1: Chuyên đề thơ 12 – những vấn đề cơ bản của tác phẩm và đề thi xác suất cao nhất với đề thi Quốc Gia. Chuyên đề 2: Văn xuôi – phân tích nhân vật, giá trị tác phẩm và các đề thi liên quan. Chuyên đề 3: Chuyên đề đọc hiểu bảo đảm 3/3 điểm. Gồm kiến thức và cách làm bài (Không giống tài liệu năm 2016 vừa qua nhé) Chuyên đề 4: Nghị luận xã hội – gồm hai phần lý thuyết và đoạn văn mẫu (cam kết đạt tối đa điểm) ---LIÊN TỤC CẬP NHẬT DẠNG ĐỀ MỚI NHẤT CỦA BỘ HỆ THỐNG BÀI GIẢNG BẰNG VIDEO TRỰC QUAN, SINH ĐỘNG, TÀI LIỆU KÈM THEO, HS CÓ THỂ TẢI VỀ VÀ HỌC TẬP CÙNG VI DEO BÀI GIẢNG · CAM KẾT NẾU BÁM SÁT KHOÁ HỌC 1. Học sinh yếu Văn có thể đạt 6 điểm 2. Trung bình có thể đạt 7 điểm 3. Khá có thể đạt từ 8 điểm trở lên 4. Giỏi đạt từ 8.5 đến trên 9 HỌC PHÍ  Mua toàn khoá: (4 chuyên đề) học phí 800.000 đồng (Sau tháng 10 – 11 là trên 1.500.000)  Có thể mua lẻ từng chuyên đề nhé! Nhưng giá cao.  CÁCH ĐÓNG HỌC PHÍ KHOÁ HỌC 1. Đăng ký học cả khóa: 800.000 đồng – Chỉ áp dụng cho thanh toán bằng chuyển khoản Quy trình đăng ký như sau:  Bước 1:Đăng ký tài khoản tại trang web ThayHieu.Net (Nếu đã có tài khoản rồi bỏ qua bước này)  Bước 2: Chuyển khoản theo thông tin tài khoản sau: Số Tài khoản: 050035691747 – Ngân hàng Sacombank, Phòng giao dịch thành phố Biên Hoà, Đồng Nai. Chủ tài khoản: Phan Danh Hiếu  1 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia Ghi rõ khi chuyển khoản: Email đăng ký thành viên thayhieu.net và họ tên của em. Ví dụ: [email protected] – em tên Phan Danh Hiếu. HOẶC CÁC EM MUA LẺ TỪNG CHUYÊN ĐỀ BẰNG CÁCH NẠP CARD ĐIỆN THOẠI. XEM THÊM TRÊN THAYHIEU.NET NHÉ! Theo dõi face cá nhân: facebook.com/play.ing.12 Fanpage lớn: facbook.com/nguvandh hoặc facbook.com/thayhieuvan Thầy Phan Danh Hiếu – Mobiphone: 0963.089.585 Chủ biên nhiều sách tham khảo. Tìm mua tại các hiệu sách nhé. 2 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia 3 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia 4 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia http://thayhieu.net TÀI LIỆU TẶNG HỌC SINH 99ER MỘT SỐ KIỂU MỞ BÀI TRONG TÁC PHẨM NGỮ VĂN 12 @ CHỌN CÁCH MỘT HOẶC CÁCH 2 NHÉ Dứt khoát phải có phần tác giả, tác phẩm. Nếu không sẽ mất 0.5 điểm. Và nhớ trước khi kết bài phải có phần nghệ thuật 5 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh) Mở bài Hồ Chí Minh không chỉ biết đến là một vị lãnh tụ tài ba, kiệt xuất của dân tộc Việt Nam mà còn được biết đến với tư cách là một nhà văn, nhà thơ lớn. Người để lại nhiều tác phẩm lớn ở nhiều thể loại truyện, ký, thơ ca, văn chính luận. Trong đó “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực, một nghệ thuật lập luận tài tình có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc. Dẫn đoạn sau vào thân bài Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền khắp cả nước về tay nhân dân. Ngày 2.9.1945, Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn này trước hàng vạn đồng bào thủ đô, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc – kỷ nguyên độc lập tự chủ. Tác phẩm là kết tinh của chủ nghĩa yêu nước của khát vọng tự do, hòa bình và tự chủ. Nghệ thuật: “Tuyên ngôn độc lập” có lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm. Giọng văn linh hoạt, đa giọng điệu khi mãnh liệt hùng hồn, khi trang nghiêm tha thiết. Tuyên ngôn Độc lập của Bác đã trở thành một áng văn chính luận mẫu mực nổi tiếng. Kết bài “Tuyên ngôn độc lập” xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực mang khát vọng độc lập lớn lao của nhân dân Việt Nam. "Tuyên ngôn Độc lập" xứng đáng là một áng "thiên cổ hùng văn". Nó đã kế tục truyền thống vinh quang của "Nam quốc sơn hà", của "Bình Ngô đại cáo". Nó là lời Non Nước cao cả và thiêng liêng, thể hiện sâu sắc tư tưởng vĩ đại: "Không có gì quý hơn độc lập tự do", biểu lộ ý chí và sức mạnh Việt Nam. TÂY TIẾN – Quang Dũng Mở bài 1 Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ lãng mạn, tài hoa. Là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ Quang Dũng giàu chất nhạc, chất họa. Ông rất thành công với những bài thơ viết về người lính, trong đó có bài “Tây Tiến”. 6 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia Mở bài 2 Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến được xem là bông hoa đầu mùa vừa đẹp lại vừa lạ. Bông hoa ấy được nở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Đó chính là người nghệ sĩ tài hoa – nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng” – Quang Dũng. Mở bài 3 Có những “bài ca không bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh không phai mờ trong ký ức. Cùng với khí thế sôi sục của những năm mưa bom bão đạn, văn học, với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách sống động tượng đài của những chiến sĩ anh hùng kiên trung. Để ngày hôm nay lòng ta không khỏi bùi ngùi xúc động khi đọc lên những câu thơ bất hủ trong áng thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. (Mở bài này thì dưới thân bài phải giới thiệu nhà thơ QD như ở mở bài 1 nhé. Mở bài 3 này thầy sưu tầm) Sau khi mở bài xong và dẫn dắt vào vấn đề theo yêu cầu của đề bài thì phần thân bài cần giới thiệu: Tây Tiến là một phân hiệu bộ đội được thành lập đầu năm 1947, thành phần chủ yếu là thanh niên trí thức Hà Nội. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới phía Tây. Năm 1948, Tây Tiến giải thể để thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị khác. Sau khi rời đơn vị cũ chưa được bao lâu Quang Dũng đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”. Kết bài Tóm lại, Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ là nỗi hoài niệm bâng khuâng về con đường hành quân giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, thơ mộng. Trên chặng đường quân hành đó, nổi bật lên là hình tượng người lính với tinh thần chiến đấu quả cảm và tâm hồn lãng mạn hào hoa dù phải sống giữa bao gian khổ và thiếu thốn. Xin được mượn mấy lời thơ của Giang Nam thay cho lời kết: “Tây Tiến biên cương mờ lửa khói Quân đi lớp lớp động cây rừng Và bài thơ ấy, con người ấy Vẫn sống muôn đời với núi sông” VIỆT BẮC – Tố Hữu Mở bài Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn của con người Cách mạng. Thơ 7 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia ông đậm đà tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện. Bài thơ “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ qua đối đáp của hai nhân vật Mình – Ta đã trở thành một bài ca không bao giờ quên về những năm tháng kháng Pháp gian khổ, hào hùng mà nghĩa tình son sắt. (Dẫn yêu cầu của đề bài) Sau mở bài dẫn đoạn sau vào - Việt Bắc là khu căn cứ địa kháng chiến được thành lập từ năm 1940, gồm sáu tỉnh viết tắt là “Cao – Bắc – Lạng – Thái – Tuyên – Hà”. Nơi đây, cán bộ chiến sĩ và nhân dân Việt Bắc đã có mười lăm năm gắn bó keo sơn, nghĩa tình (1940 – 1954). - Sau hiệp định Giơnevơ, tháng 10.1954, Trung ương Đảng và cán bộ rời Việt Bắc. Buổi chia tay lịch sử ấy đã trở thành niềm cảm hứng cho Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Trải dài khắp bài thơ là niềm thương nỗi nhớ về những kỷ niệm kháng chiến gian khổ nhưng nghĩa tình. Nghệ thuật: Thể thơ lục bát truyền thống ngọt ngào sâu lắng mà cũng biến hoá linh hoạt. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: … Hai đại từ nhân xưng Ta – Mình quấn quýt giao hoà; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói của nhân dân nghĩa tình… Kết bài Là người, ai mà chẳng có trong tim mình một miền đất để nhớ để thương. Bởi “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Có lẽ vì thế mà quê hương cách mạng Việt Bắc đã không ngần ngại chắp cánh cho hồn thơ Tố Hữu viết nên thi phẩm cùng tên mà ngày nay chúng ta vẫn nâng niu trên tay như một hòn ngọc quý. ĐẤT NƯỚC – Nguyễn Khoa Điềm Mở bài 1 Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ như Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh… Thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bạn đọc bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm trích từ chương V trường ca “Mặt đường khát vọng” là một trong những vần thơ hay nhất về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại. Mở bài 2 Đất Nước là một đề tài muôn thuở của thơ ca và nghệ thuật. Hình hài đất nước cũng được tạc thành nhiều vẻ đẹp khác nhau từ những góc nhìn khác nhau. Tố Hữu 8 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia thấy Đất Nước trong bóng dáng người anh hùng, người Mẹ. Chế Lan Viên “tìm hình của nước” trong vị cha già Hồ Chí Minh. Nguyễn Trãi tự hào về triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần… còn Nguyễn Khoa Điềm, một nhà thơ chống Mỹ lại tìm vẻ đẹp của Đất Nước trong chiều sâu văn hóa, phong tục mang đậm dấu ấn tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”. Chiều sâu tư tưởng ấy đã thể hiện sâu sắc qua đoạn thơ: Mở bài này xong thì phải vào phần đầu thân bài bằng mở bài 1 nhé. Như vậy mới có 0.5 điểm Mở bài 3 Hiếm có một giai đoạn văn học nào mà hình ảnh Tổ quốc – Dân tộc – Đất nước lại tập trung cao độ như giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tố Hữu với “Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời/ Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi!” (Vui thế hôm nay), Chế Lan Viên với “Sao chiến thắng”, Lê Anh Xuân từ hình tượng anh giải phóng quân đã tạo nên “Dáng đứng Việt Nam”. Và Nguyễn Khoa Điềm gắn liền với Tổ quốc qua “Đất Nước” – một chương thơ trong trường ca “Mặt đường khát vọng”. Chương thơ đã thể hiện một cách sâu sắc vẻ đẹp của Đất Nước và tư tưởng lớn của thời đại “Đất nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy được thể hiện đậm nét qua đoạn thơ sau: Mở bài này xong thì phải vào phần đầu thân bài bằng mở bài 1 nhé. Như vậy mới có 0.5 điểm Nghệ thuật Thể thơ tự do phóng khoáng; ngôn ngữ mộc mạc bình dị; sử dụng nhiều chất liệu văn học, văn hoá dân gian; giọng thơ trữ tình chính luận. Kết bài 1 Đất Nước là một đoạn trích hay nhất trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm. Thi phẩm ấy không chỉ khẳng định tài năng thơ phú của nhà thơ mà còn qua đó nói lên được tiếng nói của người công dân yêu nước với tình yêu sâu nặng, mãnh liệt “như máu xương của mình”. Cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ đã làm con người xích lại gần nhau, tất cả đều hướng đến nhiệm vụ chung cao cả để bảo vệ Tổ Quốc. Tình yêu và trách nhiệm cao cả ấy trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng chính là quyết tâm của cả một thời đại: “Thời đại của chúng tôi là thời đại của những thanh niên xuống đường chiếm lĩnh từng tầng cao của mái nhà, của ngọn đồi, của nhịp cầu để bắn toả lương tâm lên bầu trời đầy giặc giã” (Chu Lai) Kết bài 2 9 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia Pauxtôpxki từng nói “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường đến với cái đẹp”. Và phải chăng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã tìm thấy niềm vui cho mình khi mở đường đến với Đất Nước của nhân dân. SÓNG – XUÂN QUỲNH Mở bài 1 (st) Không biết từ bao giờ những con sóng ào ạt từ sông, từ biển đã tròn lăn chạm vào trái tim của người nghệ sĩ. Nếu Nguyễn Khuyến thổi vào gợn sóng biếc hơi thở của một mùa thu trong veo, Huy Cận vẽ sóng Tràng Giang bằng những dòng thơ hiu hắt của một kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc thì nữ sĩ Xuân Quỳnh đã khoác lên những con sóng bạc đầu tấm áo tình yêu nồng nàn, vĩnh cửu bằng một hồn thơ đắm say, cháy bỏng. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang nước sôi lửa bỏng, vẻ đẹp dịu dàng, chung thủy trong tình yêu của người con gái đc Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ “Sóng” ngời sáng như một hòn ngọc báu của văn chương. Mở bài theo dạng này thì đầu phần thân bài chép hết mở bài 2 vào nhé Mở bài 2 Là nhà thơ có cuộc đời nhiều sóng gió, Xuân Quỳnh luôn khao khát tình yêu, khao khát mái ấm gia đình và tình mẫu tử. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc bình dị đời thường; cũng là tiếng lòng của một người nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu. Xuân Quỳnh có rất nhiều bài thơ hay, tiêu biểu là bài thơ “Sóng”. (Nêu vấn đề theo đề bài). Dẫn đoạn sau vào đầu thân bài - Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác tại biển Diêm Điền năm 1967, sau được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ mang âm hưởng của những con sóng biển và những con sóng lòng đang khao khát tình yêu. Bài thơ có hai hình tượng cùng song hành và hòa điệu, đó là “Sóng” và “Em”. Hai hình tượng này đã tạo nên nét đáng yêu cho bài thơ. Nghệ thuật: Với thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, Xuân Quỳnh đã kể câu chuyện cổ tích tình yêu rất đặc sắc. Sử dụng linh hoạt các phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ, điệp từ điệp ngữ làm cho những con sóng biển trở nên gần gũi và thân quen. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị; giọng thơ tràn đầy nữ tính với những da diết chân thành trong tình cảm. Kết bài 10 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia Tóm lại, Sóng là câu chuyện tình yêu đẹp và nhân văn của một hồn thơ nữ tính luôn giàu những khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Sóng đã đi vào lòng người và mãi mãi khắc ghi một bài ca không quên về một câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn. Gấp trang sách lại rồi mà dường như trong ta vẫn còn ngân nga một giai điệu của sóng và của em: Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chẳng có Dẫu ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi ĐÀN GHITA CỦA LORCA – Thanh Thảo Tây Ban Nha - một đất nước luôn gợi cho người ta nhớ đến chàng hiệp sĩ lạ đời Đôn –ky-hô-tê, những chàng kiếm sĩ dũng cảm trong các cuộc đấu bò kịch tính, hay các vũ nữ xoay tròn trong điệu flamenco mê hoặc. Vùng đất xinh đẹp và tươi nguyên ấy cũng là nơi cây đàn thơ Lorca bắt đầu hành trình sáng tạo nghệ thuật kì bí nhưng vô cùng cao cả. Để rồi cái chết tức tưởi, thương tâm của ông dướ tay bọn Franco đã làm cho ngòi bút thơ Thanh Thảo bật lên tiếng khóc nức nở. Bài thơ Đàn ghita của lorca ra đời chính là sự cộng hưởng của những khát vọng sáng tạo, một khả năng nhập cảm sâu sắc vào thế giới nghệ thuật thơ Lorca, một suy nghiệm thâm trầm về nỗi đau và niềm hạnh phúc của những cuộc đời đã dâng hiến trọn vẹn cho cái đẹp. Sau đó dẫn đoạn sau vào đầu phần thân bài: Thanh Thảo là một gương mặt tiêu biểu của thơ chống Mĩ, cũng là cây bút luôn nỗ lực cách tân sau 1975, nổi bật là sự kiếm tìm những cách biểu đạt mới cho thơ. “Đàn ghi ta của Lor-ca” trích từ tập thơ “Khối vuông Rubich”. Viết về Lorca – một nhà thơ lớn Tây Ban Nha, đại biểu biểu ưu tú của trường phái thơ tượng trưng siêu thực cho nên bài thơ này ít nhiều cũng mang màu sắc tượng trưng siêu thực. NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – Nguyễn Tuân I. KIẾN THỨC CHUNG 1. Tác giả Nguyễn Tuân sinh ra trong một nhà Nho khi Hán học đã tàn. Ông là một nghệ sĩ tài ba, uyên bác, có cá tính độc đáo. Là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân sáng tác nhiều thể loại, song đặc biệt thành công ở thể tùy bút. Tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân về thể loại này là tùy bút “Người lái đò sông Đà”. (Nêu theo yêu cầu đề bài) 11 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia 2. Tác phẩm - “Người lái đò sông Đà” được Nguyễn Tuân sáng tác sau chuyến đi thực tế gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn. Bài tùy bút được in trong tập “Sông Đà” xuất bản năm 1960. AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG – Hoàng Phủ Ngọc Tường Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về bút ký, tản văn. Sáng tác của ông gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước, con người, đặc biệt là văn hóa Huế như : “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu”, “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”... Trong đó, tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” thực sự là một trong những trang viết hay nhất của nhà văn về một dòng sông mang bao huyền thoại đẹp – Sông Hương. (Nêu theo yêu cầu của đề bài) VỢ CHỒNG A PHỦ - Tô Hoài Mở bài Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc. Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Sau đó dẫn đoạn sau vào phần đầu thân bài: Truyện “Vợ chồng A Phủ” được in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Tác phẩm gồm hai phần: phần đầu kể về cuộc sống tủi nhục của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, là nô lệ nhà thống lí Pá Tra; phần sau kể về Mị và A Phủ ở Phiềng Sa, họ thành vợ chồng, được cán bộ A Châu giác ngộ cách mạng, A Phủ trở thành tiể u đội trưởng du kích cùng Mi ̣đánh Pháp bảo vệ dân làng. Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần thứ nhất của tác phẩm. Nghệ thuật: Thành công của Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ là việc sử dụng các yếu tố nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu khắc họa tâm tư,…) Trần thuật uyển chuyển, 12 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên đầy ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi. Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ,… Kết bài: Tô Hoài từng tâm sự rằng: “kỳ lạ thay dẫu trong mọi cùng cực đến thế, mọi thế lực của tộc ác cũng không ngăn được sức sống của con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, tiềm tàng mãnh liệt”. Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” ta đã thấy được rất rõ bài ca về sức sống diệu kỳ ấy và tài năng nghệ thuật bậc thầy của Tô Hoài về truyện ngắn. VỢ NHẶT – Kim Lân Mở bài Cái đói là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Có lẽ vì vậy mà các nhà văn thường viết về nó ở những khía cạnh tối tăm và bất lực. Nhưng với tác phẩm Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân đã thật sự tìm được một tiếng nói riêng khi ông đã mang đến cho những nạn nhân của năm đói một khát khao cháy bỏng về tương lai tươi sáng và nhất là làm nổi bật vẻ đẹp của truyền thống nhân văn: Lòng yêu thương và quý trọng hai chữ Con Người. Sau đó dẫn đoạn sau vào: Dựa vào cốt truyện cũ “Xóm ngụ cư” mà Kim Lân viết còn dang dở trước Cách mạng tháng Tám, nhà văn đã sáng tác thành truyện ngắn “Vợ nhặt”. Truyện được in trong tập “Con chó xấu xí”. Tràng, một thanh niên nghèo khổ làm nghề đẩy xe bò thuê. Giữa na ̣n đói đang diễn ra, Tràng dắ t mô ̣t người đàn bà về làm vơ ̣. Cả xóm ngu ̣ cư nga ̣c nhiên, bà cu ̣ Tứ (me ̣ Tràng) nga ̣c nhiên và ngay cả bản thân Tràng cũng không tin đó là sự thâ ̣t. Mở bài 2: Kim Lân là cây bút chuyên về đề tài nông thôn. Sáng tác của ông phản ánh một cách chân thực và xúc động cuộc sống của người dân quê mà ông am hiểu sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí của họ. Một trong những sáng tác xuất sắc của Kim Lân là truyện ngắn “Vợ nhặt”. Tác phẩ m vừa là bức tranh chân thực về na ̣n đói khủng khiế p vừa là bài ca ca ngơ ̣i về sức số ng và niề m tin của con người Việt Nam. Nghệ thuật: - Xây dựng được tình huống truyện độc đáo: Tràng nghèo, xấu, lại là dân cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. 13 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện. - Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc. - Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế. - Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi. Kết bài: Tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân là truyện ngắn giàu giá trị hiện thực và nhân đạo. Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm này là niềm tin sâu sắc của nhà văn vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của con người Việt Nam, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng luôn hướng về sự sống. RỪNG XÀ NU – Nguyễn Trung Thành Mở bài 1 “Một cây ngã cả rừng cây lại mọc Người tiếp người đã mấy vạn mùa xuân” Có những “bài ca không bao giờ quên” vì có những năm tháng chiến tranh không bao giờ phai mờ trong ký ức. Theo tiếng gọi của tự do, những người dân đất Việt từ Nam ra Bắc, từ miền xuôi lên miền ngược đã không ngần ngại dấn thân mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Và những con người của miền đất Tây Nguyên kiên trung cũng đã “rũ bùn đứng dậy” để rồi mãi “sáng lòa” trên những trang văn, trang sử thời đại . Tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành chính là minh chứng hùng hồn cho thứ ánh sáng bất diệt ấy. Sau đó dẫn vào đầu phần thân bài đoạn sau đây hoặc lấy phần sau đây làm mở bài: Nguyễn Trung Thành là nhà văn đã gắn bó máu thịt với chiến trường Tây Nguyên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Chính vùng đất và con người nơi đây đã để lại nhiều dấu ấn trong những trang viết của ông qua “Đất nước đứng lên” và “Rừng xà nu”. “Rừng xà nu” ra đời trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Tác phẩm được xem như một “bản hịch thời đánh Mỹ”. 14 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia “Rừng Xà Nu” ra đời vào thời điểm mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất. Nghệ thuật: - Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm lí và hành động của các nhân vật. - Xây dựng thành công các nhân vật vừa cá nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu (Cụ Mết, T nú, Dít,…) - Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu-một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc-tạo nên màu sắc sử thi và lãng mạng bay bổng cho thiên truyện. - Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm. NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH Nguyễn Thi I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Tác giả: Nguyễn Thi là nhà văn được mệnh danh là “Nhà văn của người nông dân Nam Bộ”. Tên tuổi của ông đã gắn liền với những tác phẩm như “Người mẹ cầm súng”, “Những đứa con trong gia đình”... Nhân vật của Nguyễn Thi là những con người yêu nước mãnh liệt, có lòng căm thù giặc sâu sắc, vô cùng gan góc và có tinh thần chiến đấu rất cao - con người dường như sinh ra để đánh giặc. 2. Tác phẩm Truyện “Những đứa con trong gia đình” được tác giả viết năm 1966 khi ông đang công tác tại tạp chí Văn Nghệ quân giải phóng. Truyện kể về nhân vật Việt, trong một trận chiến ác liệt tại một cánh rừng cao su. Việt bị thương nặng và lạc mất đồng đội. Giữa những lần ngất đi tỉnh lại , dòng hồi ức đã đưa Việt về với những kỷ niệm gia đình. Dựa trên tình huống truyện độc đáo ấy vẻ đẹp của từng nhân vật được hiện lên. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Nguyễn Minh Châu I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Tác giả: 15 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia Nguyễn Minh Châu là “vị khai quốc công thần của triều đại văn học mới” – “người mở đường tinh anh và tài năng”. Sáng tác của ông từ cảm hứng sử thi lãng mạn quen thuộc trước năm 1975 đã chuyển thành cảm hứng thế sự mang đậm chất triết lí nhân sinh trong giai đoạn văn học mới. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là sáng tác thuộc giai đoạn thứ hai của nhà văn. 2. Tác phẩm: Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập “Bến quê”, sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tập truyện ngắn (in năm 1987). Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Lưu Quang Vũ I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Tác giả Lưu Quang Vũ là một nhà thơ, nhà viết kịch tài năng. Thành công lớn nhất của ông là ở lĩnh vực sân khấu. Ông được xem là “ngòi bút vàng của sân khấu Việt Nam”. Sáng tác của ông là những vấn đề có tính thời sự cấp bách về con người – thời cuộc. Qua đó thể hiện những triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc về thời đại. Vở kịch “Hồn Trương ba, da hàng thịt” là một trong những sáng tác gây tiếng vang lớn của ông. 2. Tác phẩm: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một vở kịch gồm bảy hồi, được chuyển thể từ một câu chuyện dân gian. Trương Ba vốn là một người lương thiện, giỏi đánh cờ, có học thức … Ông được mọi người nể trọng, con cháu hết mực kính yêu. Nhưng rồi cái con người đáng kính ấy đã chết một cách vô lí. Cái chết của Trương Ba là do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào. Để sửa sai, họ đã cho hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết. Vô hình dung họ đã đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh trớ trêu. Thầy Phan Danh Hiếu – Mobiphone: 0963.089.585 Chủ biên nhiều sách tham khảo. 16 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia 17 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia 18 Ths. Phan Danh Hiếu – GV chuyên Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia http://thayhieu.net 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan